Các Bức Thư Của Cha Vénard (Ven)



Thư thứ 1: Gửi Gia Đình.

Từ nhà tù Kẻ Chợ, cựu Kinh đô xứ Bắc ngày 02 tháng 01 năm 1861.

Kính thưa Cha, Mẹ, thăm em, thăm chị quý mến.

Con viết thư cho Cha mẹ vào đầu năm nay, hẳn là năm cuối cùng của đời hành hương của con trên cõi trần. Con đã gửi một lá thư nhỏ để báo tin cho cha mẹ biết con đã bị bắt ngày 30 tháng 11, ngày lễ thánh Anrê trong một làng có đạo. Thiên Chúa đã để cho con bị bắt vì một người xấu mới theo đạo, nhưng con không thù hận nó. Từ làng đó con được đưa về phủ và con đã ghi mấy dòng chữ từ biệt, lúc người ta lấy gông cùm kẻ sát nhân đặt vào cổ con, cẳng chân con. Con đã hôn cái xiềng xích xinh đẹp đó, là xiềng xích đích thực của con, làm cho con thành nô lễ Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria. Con sẽ không hề đổi để lấy vàng lấy bạc đâu. Viên quan đã có nhã ý thưởng riêng cho con một xích nhẹ hơn và trong 3 ngày họ cầm giữ con, vì chờ một toan tính từ phủ tới điệu con đi, ông đã đối xử với con rất nhã nhặn. Ông chú của ông ít ra đã mười lần bảo con đạp ảnh Thánh giá, vì thương con, thấy con đi đến cái chết lúc còn xuân xanh.

"Khi ra khỏi phủ thì rất đồng người chờ đón con đi qua; một Kitô hữu trẻ tuổi tù tội vì Phúc âm, đã không sợ đến quì trước cũi con và trước mặt các viên quan, vì rất đông người, nhận con là xứ giả của Thượng đế".

"Sau 2 ngày, con tới Kẻ Chợ, Kinh đô của xứ bắc. Cha mẹ con điềm đạm ngồi trong cũi gỗ, có 8 lính khiêng giữa đám dân rất đông, họ đổ nhau ra xem không?. Con nghe họ xì xào với nhau rằng: "Người Tây Dương xinh quá hừ! xem ra ông không sợ hãi! ông này có tội tình gì đâu! ông tới nước Annam để làm sự lành, sự phải, thế mà người ta đem sử tử ông!...v.v".

"Bọn con vào thành qua cửa đông và người ta dẫn con tới toà hình sự. Thày giảng của con tên là Khang, Cũng bị bắt cùng với con, Thày đi theo sau cũi con, cổ đeo gông, con cầu xin Chúa Thánh Thần cho Thày và con được vững niềm tin và nói qua miệng cho chúng con theo như Chúa Cứu Thế đã hứa. Con khẩn cầu Nữ Vương và các Thánh Tử đạo và khẩn này người giúp đỡ tối tớ hèn mọn của Người".

"Trước hết quan toà thưởng cho con một chén chè tầu, con uống ngon lành trong cũi. Rồi ông bắt đầu tra hỏi theo tục lệ. Ông hỏi con ở đâu và con thưa con ở nước Đại Tây Dương tên là Pháp – Anh tới nước Annam làm gì?- Tôi chỉ đến giảng đạo thật cho những người chưa biết mà thôi- Anh mấy tuổi? – 31 tuổi- quan toà có vẻ thương hại: "Chà còn trẻ quá à!" Rồi ông hỏi: "Ai sai Anh tới đây?"- Con đáp: "không phải vua, cũng không phải quan nước Pháp sai tôi. Tự ý tôi, tôi tự nguyện đi giảng cho lương dân; và các đấng bề trên trong đạo tôi chỉ cho tôi nước Annam là nơi tôi đến giảng- Anh có biết giám mục Liêu không? (đó là tên Việt của Đức Cha Retord) – Có.- tại sao giám mục Liêu đã biên thư cho tướng phản động để mộ người có đạo? – Tôi giám xin quan, quan căn cứ vào đâu mà có tin đó?- Tỉnh trưởng Nam Định đã biên thư cho chúng ta- vậy thì tôi làm chứng, đó là không đúng sự thật. Đức Giám mục Liêu là người rất khôn ngoan không thể làm điều dại dột như thế; nếu bắt được giấy tờ thư từ thì là giấy giả mạo. Tôi biết có một thư chung của giám mục Liêu Viết cho các Linh mục, ngài cấm không được theo các tướng phản động và Ngài tuyên bố nghìn lần thà chịu chứ không hề nhúng gậy giám mục vào vũng máu.- Nhưng còn giặc Tây dương đã chiếm đà nẵng và Đồng Nai thì ai sai chúng?- Thưa quan tôi nghe nói chung quanh tôi là có giặc giã chiến tranh, nhưng vì không liên lạc với những giặc Tây dương đó nên tôi không thể trả lời câu hỏi của quan được.

"Thế rồi ông tỉnh trưởng tới. Vừa ngồi ông liền quát lên một tiếng rùng rợn: "à! Anh có bộ mặt đàng hoàng, Anh biết rằng luật Annam cấm không cho người Tây dương vào xứ này, anh tới đây tìm cái chết để làm gì? chính anh đã xúi tàu tây tuyên chiến với chúng ta phải không?, anh phải nói thật, nếu không anh sẽ bị tra tấn.- Thưa quan lớn, quan hỏi tôi 2 điều: Về điều thứ nhất, tôi xin trả lời: là sai viên của vua trời đất, tôi đến giảng đạo thật cho người chưa biết, bất cứ ở đâu, bất cứ ở nước nào. Chúng tôi rất tôn trọng quyền các vua dưới đất này, nhưng chúng tôi còn tôn trọng quyền vua trời hơn nữa. Về điều thứ 2 tôi đáp là không bao giờ xúi dục người Tây dưong tuyên chiến với nước Annam.- Vậy thì anh có muốn đến bảo chúng rút quân đi và ta sẽ tha cho anh?- Thưa quan lớn, tôi không có quyền chức gì để dàn xếp việc như thế; nhưng nếu nhà vua trao cho tôi xứ mệnh đó, thì tôi giám chắc là sẽ thất bại trước va không trì hoãn tôi sẽ trở lại nhận cái chết- Anh không sợ chết ư?- Thưa quan lớn, tôi không sợ chết. Tôi đến đây giảng đạo thật, tôi không phạm tội trọng nào đáng chết; nhưng nếu nước Annam giết tôi, thì tôi sẽ vui mừng đổ máu vì nước Annam. – Anh có hận thù người đã bắt anh không?- không hề, đạo Kitô dạy phải yêu những kẻ ghen ghét mình.- là Đạo Trưởng, Anh phải kê khai các nơi đã chứa chấp anh cho tới ngày hôm nay.- Thưa quan lớn, người ta thường gọi quan lớn là phụ mẫu dân: nếu tôi kê khai, thì tôi sẽ làm khổ cho dân rất nhiều. Quan lớn hãy nghĩ mà xem, việc đó có nên hay không? –hãy đạp Thập Giá đi thì Anh sẽ được thoát chết. – Sao! Tôi giảng đạo Thánh Giá cho tới ngày hôm nay mà quan lớn lại muốn tôi chối bỏ ư? Tôi không quá thiết sự sống đời này để có thể đổi lấy bằng một sự chối đạo. – Nếu anh quí chuộng cái chết, thì sao anh lại đi chốn ẩn để khỏi bị bắt? – Thưa quan lớn, đạo dạy không được quá tự kiêu ttự đại để ra nộp mình. nhưng trời cho phép tôi bị bắt, tôi xin Người sẽ cho tôi ơn để tôi chịu tất cả các cực hình và trung kiên cho tới chết.

" Tóm lại đó là các câu chất vấn quan trọng hơn cả người ta đem ra hỏi con và bắt con đối đáp. Các quan cũng tra hỏi thày giảng của con và đánh đập thày mười trượng. Chúa đã cho Thày sức chịu đựng và tuyên xưng đức tin".

" Từ ngày con ở trong cũi đặt ở nhà quan tỉnh trưởng, dưới mắt một đội lính vệ Đàng Trong, có nhiều người thuộc nhiều cấp bậc trong xã hội tới thăm con và nói chuyện với con. Người ta cứ nhất định cho con là một lương y mát tay, một nhà thiên văn lỗi lạc, một thày bói, một tiên tri biết trước hết mọi sự. Vì thế, có khá nhiều người nghiêm chỉnh xin con đoán số cho họ. Có người hỏi con về tình hình âu châu, về nước Pháp hay tóm lại, về thế giới. Thế là con có dịp soi sáng cho họ về nhiều điều lắm, những điều mà họ có những suy nghĩ rất kì khôi. Con cố gắng cho họ biết về sự rỗi linh hồn; những người Annam có tính nhẹ dạ hời hợt,- không thích nghe những điều nghiêm chỉnh. Trái lại họ có lòng rất tốt, họ để ý tới con và thương con. lính canh gác con cũng tỏ ra mến con và mặc dầu 2 lần họ bị quan trên quở, vì để cho con ra khỏi cũi để đi bách bộ thở không khí tốt, họ vẫn thỉnh thoảng mở cũi cho phép con đi dạo 10 phút.

"Nhưng con phải nói là tất cả không phải tàon hoa hồng và hương thơm đâu. Nếu rất nhiều người có thiện cảm với con, thì cũng có người chửi bới con, chế nhạo con, nói xấc xược với con. Xin Chúa tha thứ cho họ".

"Bây giờ con bình tĩnh chờ ngày Thiên Chúa cho phép con dâng máu con lên Ngài. Con không tiếc đời sống trần gian này; Lòng con khát nước hằng sống. cuộc lưu đầy sắp chấp dứt; con đặt chân lên đất quê thật: Đất lui đi và trời mở ra. Vĩnh biệt Cha, vĩnh biệt chị, em! Đừng khóc con nhé. hãy sống bình an trong cuộc đời ngắn ngủi này. hãy giữ đạo. đừng để mình lỗi phạm. một ngày kia, chúng ta sẽ gặp nhau trên thiên quốc và sẽ hưởng hạnh phúc thật cùng với Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội, các thiên thần và các thánh. Vĩnh biệt! Con muốn viết cho từng người một, nhưng không thể làm được, Cha có thể đoán được cõi lòng con, thưa cha yêu quí, cha già yêu quí, chị Mélanie người thân yêu, Henri quí mến, Eusèbe thân thương. Vĩnh biệt tất cả những người đã yêu thương con, nhất là linh mục Pariot thân thương! từ 3 năm nay con không nhận được tin tức từ Pháp. Con không biết ai còn, ai mất. Vĩnh biệt !

"Tù nhân của Chúa Giêsu Kitô gửi tới tất cả lời chào vĩnh biệt. Trng ít ngày nữa, chắc là của lễ sẽ hoàn tất.

J. Th. Vénard kí

Thư thứ 2: Thư Gửi Cha.

Đông Kinh đàng ngoài ngày 20 tháng 01 năm 1861.

"Thưa Cha rất yêu quí, rất đáng kính, rất thân thương, vì con phải chờ án xử, nên con muốn gửi tới cha lời vĩnh biệt mới nữa, hẳn là lời cuối cùng. Nững ngày tù tội của con cứ trôi đi bình thản; hết những người chung quanh con đều quí con, có một số lớn rất mến con. Từ viên quan lớn cho tới tênlính cuối cùng, tất cả đều phàn nàn về luật nước lên án xử tử con. Con không bị tra tấn rùng rợn như số đông các bạn con. một nhất kiếm sẽ cắt đầu con, như bông hoa xuân bác làm vườn hái để hưởng. Tất cả chúng ta đều là những bông hoa trồng trên cõi đất và Thiên Chúa đến thời sẽ hái, sớm hơn một chút, muộn hơn một chút thôi. Có hoa hồng đỏ thắm, có hoa huệ tinh khiết, có hoa tím khiêm nhừơng. Tất cả hãy cố gắng theo hương thơm hay sắc đẹp Thiên Chúa ban cho để làm đẹp lòng Chúa toàn năng và làm chủ. Con xin chúc cha, thưa cha quí mến, một tuổi già trường tho, thanh thản và đức hạnh. Hãy dịu dàng vác cây giá trần thế này theo chân Chúa Giêsu cho tới núi sọ chịu chết thanh thản. Cha con ta sẽ gặp nhau trên thiên đàng. Còn con là hoa phù dung, con ra đi trước mọi người. Vĩnh biệt."

"Đứa con rất có hiếu và rất quí mến cha.

J. Théophane Vénerd, thừa sai tông toà, kí"

Thư viết cho cụ thân sinh, nhưng thực ra cụ đã mất được 18 tháng rồi, Cha Vénerd đâu có biết. Cụ thân sinh làm thư kí toà án ở Saint Loup sur Thouet.

Thư thứ 3: Thư Gửi Chị

Trong cũi Đông Kinh Đàng Ngoài ngày 20 tháng 01 năm 1861.

"Chị thân yêu, mấy ngày trước đây em đã gửi một thư chung cho tất cả gia đình, trong đó em cho biết những chi tiết về viẹc em bị bắt và bị tra hỏi; thư đó đã được chuyển đi và hy vọng chị đã nhận được. Bây giờ ngày cuối cùng đời em sắp tới, em muốn gửi riêng cho chị, chị quí mến và bạn thân của em ơi, mấy dòng chữ vĩnh biệt rieng biệt; vì chị biết đó, hai tâm hồn chị em ta đã hiểu nhau và mến nhau từ thuở nhỏ. Chị không có gì dấu diếm em Théophane Vénerd của chị, và em cũng thế, em không giữ gì riêng mà không cho Ménalie của em biết. Khi còn là học trò lớp tiểu học, mỗi năm em rời bỏ nhà để đi trường học, thì chị đã sủa soạn khăn gói cho em, về sau này, đã chia sẻ những niềm vui ngọt ngào của chủng sinh; chính chị đã dâng lời cầu nguyện sốt sáng để củng cố ơn kêu gọi thừa sai đi truyền giáo cảu em. Chính chị, chị Ménalie thân thương ơi, với chị, trong đêm 26 tháng 2 năm 1851 là đêm cuối cùng, hai chúng ta đã đàm đạo với nhau rất thân mật, rất dịu dàng, rất thánh thiện, như buổi đàm đạo giữa Thánh Biển Đức và chị Thánh Ngài. Và khi em đã vượt trung dương để tới tưới mồ hôi và máu em trên mảnh đất Annam này, thì các thư chị viết cho em, những cánh nhạn thân thương, đã đều đều theo em để an ủi em, khích lệ em, cho em có sức mạnh. cho nên rất nên, rất phải, theo lẽ công bằng vào giây phút cuối cùng trước buổi tế lễ hy sinh này, em nhớ đến chị, chị quí mến ơi, và gửi tới chị một kỉ niệm tối hậu.

"Gần nửa đêm rồi, chung quanh cũi gỗ của em là đao, là kiếm; trong một góc phòng bọn lính đánh bài, bọn khác đánh cờ. Thỉnh thoảng bọn lính đánh trống cầm canh. Cách em 2 thước, ngọn đèn chập chờn chiếu trên trang giấy bản cho phép em vạch những dòng chữ này. Ngày lại ngày, em chờ bản án. Có lẽ ngày mai em sẽ bị ddieeuj tới chỗ chết. Cái chết hạnh phúc phải không Chị? Cái chết mong muốn dẫn tới sự sống!... Theo phỏng đoán xác thực thì em sẽ bị chém đầu; xỉ nhục vinh quang trả bằng giá Thiên Đàng! Được tin này, chị thân yêuơi, chị sẽ khóc, nhưng khóc vì hạnh phúc. Chị hãy thấy em chị, có hào quang tử đạo trên đầu, cành lá toàn thắng chiễm chệ trên tay. Chỉ còn ít nữa thôi và hồn em sẽ từ giã cõi đất này, sẽ hết tù đày, hết chiến đấu. Em lên trời, em đặt chân lên quê hương, em chiếm giải thắng trận. Em sẽ gia nhập cõi những người được chọn: nhìn thấy những vẻ đẹp mà mắt con người chưa bao giờ thấy, nghe những điều du dương mà tai chưa bao giờ nghe, hưởng vui sướng mà lòng chưa bao giờ được nếm. nhưng trước đó thì hạt lúa phải được xay cho nát, trái nho phải được nghiền cho tan. Em sẽ là tấm bánh, là ly rượu theo sở thích của gia trưởng ? Em tin thế nhờ ơn Chúa cứu Thế. Sự bảo trợcủa Mẹ vô nhiễm; cho nên, vẫn còn ở đấu trường, em giám cất giọng hát bài ca toàn thắng, như thể em đã được giả toàn thắng.

"Còn Chị, chị thân mến ơi, em để chị ở lại trong ruộng vườn các nhân đức và các việc lành phúc đức, chị hãy hái nhiều công phúc dành cho sự sống đời đời đang chờ đón hai chúng ta; hãy gặt hái đức tin, đức cậy, đức mến, đức kiên trì, đức hiền từ, đức can tràng, một cái chết lành thánh "!...

"Vĩnh biệt, chị Mélanie ơi! Vĩnh biệt, chị yêu thương, vĩnh biệt!

Em chị

J. Th. Vénard
Thừa sai tông toà kí

Thư thứ 3: Thư em trai

Ngày 20 tháng 01 năm 1861

"Em yêu quý",

Nếu anh không viết riêng cho em mấy chữ thì em lại ghen và ghen có lý. Em xứng đáng vì em đã viết cho anh khá nhiều thư rất hay, rất thân thương lại khá dài nữa. Đã lâu anh không nhận được tin em; bây giờ em đã là linh mục và biết đâu? có lẽ là thừa sai cũng nên. Dẫu sao, khi được lá thư nhỏ này, thì anh của em không còn ở dưới thế xấu xa này nữa: totus in maligno positus, tất cả chìm đắm trong bể tội ác. Anh sẽ từ giã cõi đời này về tới một cỗi đời khác tốt hơn, nơi em sẽ cố gắng tới gặp lại anh một ngày kia. Anh của em sẽ bị chặt đầu; Anh của em sẽ đổ máu ra vì mục tiêu rất cao cả, vì Thiên Chúa. Sẽ chết vì đạo !...Đó là cái mộng từ thuở bé. Khi còn là đứa trẻ 9 tuổi, anh chăn dê trên đồi Bel Air, Anh say sưa đọc cuốn sách nói về đời sống và cái chết của chân phúc Charles Cornay (cha Tân tử đạo ở Tây Sơn năm 1837) và anh tự nhủ: "Còn tôi, tôi cũng muốn đến Đàng Ngoài và tôi cũng muốn chết vì đạo". Cái sợi dây Quan Phòng sao mà đáng quí thế ! nó đã đưa anh qua hang hầm cuộc sống cho tới Đàng Ngoài, cho tới tuẫn giáo ! Hãy chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa với anh, em Eusèbe ơi, Thên Chúa nhân từ và thương xót đã săn sóc con người yếu đuối này. Attraxit me miserans met "Người đã thu hút tôi, thương xót tôi".

"Em Eusèbe quí mến ơi, anh đã yêu và còn yêu dân Annam bằng một tình yêu nồng nàn. Nếu Thiên Chúa đã cho anh sống lâu năm, thì thiết tưởng anh sẽ tận hiến trót cả đời anh, xác và hồn, để xây dựng giáo hội Đàng Ngoài. Nếu hư sức khoẻ của anh yếu như cây sậy, không cho phép anh làm những việc lớn, thì ít ra anh để hết tấm lòng vào công việc. Cứ nói: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, sống chết tại Trời. Đối với chúng ta, nếu Người cho ta sống, thì hãy sống vì Người; nếu Người đòi ta chết thì hãy chết vì Người.

"Còn em, em yêu quí ơi, em còn trẻ tuổi, em còn sống sau anh trên cõi đời này, chèo chống giữa cồn đá. Hãy điều khiển con thuyền cho khéo. Hãy lấy khôn ngoan làm tay lái, khiêm tốn làm khối nặng, Thiên Chúa làm kim chỉ nam, Maria vỗ nhiễm làm neo trông cậy. Và bất chấp mọi nản lòg thối chí, bất chấp mọi đắng cay, chúng như biển động, tràn ngập tâm hồn em, em chớ để chúng làm đắm chìm đức can trường của em; nhưng như tàu Noe, em hãy luôn luôn bơi trên trùng dương biển cả... Đèn của anh hết dầu, không chiếu sáng được nữa.

"Em của anh ơi, Eusèbe của anh ơi, vĩnh biệt em cho tới ngày em lên gặp anh trên trời!

"Người anh rất thân thương của em,

J. Th. Vénard
Thừa sai tông toà kí

Trước những lá thư viết trong ngục rất xúc động, rrất nhân loại và cũng rất linh thiêngnày, chúng tôi không dám lên tiếng nói gì vì sợ chạm vào cái dây cảm xúc và bật ra tiếng khóc. Vẫn biết viết là để giải toả tâm can, để cho vợi nỗi sầu đè nặng bên lòng, nhưng trước cái chết sẽ thê thảm, sẽ đẫm máu mà còn bình tĩnh, không sợ, không tủi, không hờn thì phải có tâm trạng một Đấng Thánh.

Là nhà tu hành, nhưng vẫn còn là người, rất người, cho nên dẫu sao vẫn nhớ đề người thân yêu mà là những người thân yêu nhất trên đời, một người Cha, một người Mẹ, một người Chị, một người Em. Giấy thiêng liêng huyết nhục còn buộc người với trần gian, nhưng thực ra người không còn thuộc về trần gian nữa, tất cả hướng về trời rồi và chỉ còn mười hai ngày nữa thôi. Viết hôm 20 tháng riêng thì mồng 2 tháng 2 ngoài ra đi dưới mũi gươm ác nghiện. Pháp trường đã thấm máu đào tử đạo Vénerd. Một người vô tội đãchết vì quý mến mảnh đất này, quê hương này, tổ quốc này, Đàng Ngoài thân thương, địa phận, giáo phận, giáo đoàn quý mến. "Em Eusèbe quý mên ơi! anh đã yêu mà còn yêu dân Anman bằng một tình yêu nòng nàn... " và v.v.v. .. Thật là tột bực, xin Người bảo vệ địa phận, phù trì giáo hội Việt Nam. kẻ viết bài này, mỗi lần đọc thư viết trong ngục là một lần rớm lệ.

Thư Đức Cha Theurel

Đức Cha Theurel là người bạn rất thân của Thánh Vénerd, nói làThánh nhưng lúc đó chưa là Thánh và Đức Cha cũng chưa là Đức Cha. Cả hai là thừa sai đi truyền giáo. Năm 1855 khi Vénerd tới Kẻ Vĩnh thì đã có Theurel ở đó rồi. Trong khi Vénerd họ tiếng Việt thì Theurel chỉ huy nhà in và lo in sách vở. Những năm phải chốn trên rừng thêng nước độc, chiu hầm nằm hố, thì cả ba đều cùng đi với nhau, Đức Cha Liêu, Vénerd và Theurel. Hết ở hầm hố thì lại chui và thuyền, rất cơ cực. Việc Cha Vénerd bị bắt rồi bị sử tử là cho người bạn thân rất sầu khổ. Từ trong ngục, Vénerd gửi thư cho Theurel lúc này vẫn là giám mục phó, gửi thư cha Đức Cha Jeantet, cho các bạn đồng sự.

Sau khi Cha Thánh mất thì Đức Cha Theurel viết thư báo cáo cho gia đình lúc này còn người em trai, phó nhà thờ chính toà Poitiers. Chúng tôi phỏng dịch 2 thư, một rất ngắn, một khá dài để hiểu thêm về hai người bạn cố tri.

Thư 1-7-1861

"Bạn thân mến,

Quí huynh của bạn đã chết vì đạo ngày 2 tháng 2 năm 1861; ngày 24 cùng tháng tự tay tôi, tôi đã chôn cất thủ cấp thân thương và những ngày này tôi hi vọng ghép phần thân thể vào thủ cấp.

"Không ngờ có dịp may, tôi vội vàng viết và gửi mấy chữ. Trong mấy ngày nữa tôi sẽ gửi cho bạn bản tường trình đầy đủ chi tiết hơn về cái chết của Théophane quí mến của chúng ta. Ngày 15 tháng giêng, Vénerd đã được chịu đủ các phép giải tội và phép Thánh Thể ngay trong cũi.

"Tất cả chúng tôi thông cảm với bạn trong Chúa chúng ta.

Joseph Theurel,
Giám mục Acanthe kí.

Thư 8-7-1861

Tây Đàng Ngoài 8 tháng 7 năm 1861.

"Bạn thân mến,

"...Tôi không nói tới những điều chính quí huynh của bạn đã viết về sự bị bắt, vì hành trình tới Kẻ Chợ và cuộc tra hỏi trước mặt 4 viên quan toà. Vì tôi là một trong những bạn đồng sự ở gần nhà tù hơn cả, dĩ nhiên tôi nhận việc thư từ với Vénerd và săn sóc Vénerd, tôi biên thư cho ông tất cả là 4 lần khi ông ngồi tù. Đức Cha Jeantetvà ông Saiget cũng biên thư và tù nhân của chúng ta cũng rất chu đáo trả lời. Chúng tôi có một Kitô hữu làm chung gian, lòng rất can trường, gọi là hương mới, nhà của ông đã làm nơi cho tôi trú ẩn trong hai tháng, ông ta đã lăn lộn tận tâm tận lực giao thiệp với bọn mõ toà và kẻ phục dịch trong toà. Trong một thư thứ nhất, để ngày 28 tháng chạp 1860, Vénerd viết: "Tâm hồn tôi lặng lẽ như hồ yên tĩnh hay trời trong xanh; Tôi không sợ. Lính Đàng Trong canh giữ tôi đều là những người can tràng. Tôi được quí mến và trọng kính. Viên quan đã chúc mừng tôi 2 lần..."

"Ngày 3 tháng giêng sau đó, tù nhân của Đức Giêsu Kitô lại còn viết cho tôi: "Tôi đã nhận được thư thân thương của bạn! Cám ơn! Tôi lợi dụng sự vắng mặt của viên quan lớn để viết thoả thuê hơn. Viên công chức này phải trả 6 xu để nuôi tôi, nhưng ông không xuất tiền ra nữa, vì thế hôm nay tôi đã đi ngủ mà không được ăn uống gì, nếu ông chánh tổng tên là Mai cũng bị tù như tôi không sẻ cho tôi một lưng cơm. Hôm qua, viên quan toà mới, đã đến thăm tôi và tra hỏi tôi lấy lệ. Vì ông nói với tôi rằng hạnh phúc đời sau thì chưa chắc có, còn hạnh phúc đời này thì nắm chắc, cho nên tôi đã trả lời ông rằng: "Đối với tôi, tôi không tìm được gì ở cõi đời này làm cho tôi được hạnh phúc. Tâm hồn tôi quá bao la rộng lớn, cho nên của phù dung đời này không sao làm cho thoả mãn được". Ông tỏ ra khá đủ lịch sự. Vì ông bảo người ta phải đối sử tệ với tôi, nên tôi cho ông biết rằng tôi chẳng được ăn uống gì, nhưng ông giả vờ làm thinh. Vừa ra vẻ săn sóc và đối sử tệ với tôi, ông vừa ra lệnh canh gác cẩn thận chung quanh tôi và về chiều ông sai người coi xem cũi tôi có đóng cửa kĩ càng không...Nhưng thư tôi dài dong quá rồi mà tôi chưa thổ lộ hết tâm tình. A thưa Đức Cha, này tôi đang sống vào giờ phút mỗi người chúng ta đều ao ước từ lâu. Không phải có lẽ một ngày kia... ( như trong bài ca lên đường của các Thừa Sai ), nhưng là:

" Sắp rồi, sắp rồi, tất cả máu trong huyết mạch
" Sẽ được đổ ra, chân ta, chân này xinh xắn thế
" Ôi hạnh phúc quá! đôi chân mang xiềng nặng trĩu
" Gần tôi, tôi thấy lí hình!"

" Trong những giờ dài đằng đẵng trong cũi, trí óc tôi bay về cõi vĩnh cửu. Thời gian sắp hết, phải vĩnh biệt nhau. Các bạn, các bạn sẽ lặp lại lời Thánh Martin: Domine, si adhuc populo sum necessarrius, non recuso laborem (Lạy Chúa, nếu ccon còn hữu dụng cho dân Chúa, thì con không chối công việc). Phần tôi, tôi sẽ nói với Thánh Phaolô: "Jam delibor, et tempur resolutionis meae instat: (tibi) vivere Christus est, mihi mori lucrum (Tôi sắp tàn và thời tan rã đã tới, với bạn, sống là sống Đức Giêsu Kitô, còn tôi, chết là lời lãi). Tôi khôg biết tôi sẽ còn có thể viết được nữa: Vĩnh biệt! tôi đã được sung sướng làm việc với các bạn: tôi đã quá yêu cái khu truyền giáo Đàng Ngoài này! Tôi đã đổ mồ hôi, tôi sẽ còn đổ máu tôi ra nữa. Tôi thấy có lưỡi gươm treo trên đầu và tôi không run sợ. Chúa nhân lành nâng niu sự hèn yếu của tôi: tôi vui mừng. thỉnh thoảng tôi hát lên cho đền quan lớn được sang trọng:

"Lạy Mẹ mến yêu
"Xin đặt con
"Sắp rồi trong quê thật
"Gần Mẹ.
"Đông Kinh Đàng Ngoài cao sang, đất Chúa chúc phúc!
"Ta đến để phụng sự ngươi,
"Hạnh phúc được sống và chết vì ngươi!"

"Đồng sự của chúng ta còn tiếp: "khi đầu tôi sẽ rơi dưới lưỡi gươm lý hình, Lạy Mẹ Vô Nhiễm, xin đón nhận bầy tôi nhỏ bé của Mẹ, như chùm nho chín rơi dưới lưỡi dao sắc, như bông hồng mới nở được hái dâng Mẹ. Ave, Maria! Tôi cũng sẽ đọc thay các bạn: Ave Maria! (Tôi đã khẩn nài Vénard chúc mừng Đức Maria thay tôi khi lên tới cõi Thiên đàng).

"Sau cùng Vénard viết thêm: "Tôi được vui lòng nếu bạn gửi một vài kỉ niệm cho gia đình tôi, tuỳ theo ý bạn lựa chọn. Chén lễ của tôi là một kỉ niệm của Gia đình: Nếu Eusèbe em tôi nhận được thì nó sung sướng lắm đấy."

"Xem lới tôi trích trên đây, bạn đã thấy đó, viên quan chánh xứ không còn nuôi vị thừa sai tù tội nữa. Đó là điều làm cho tôi rất nóng lòng sốt ruột. Chúng tôi đã tìm được một bà quả phụ có đạo tên là Nghiên, em gái của một người làm bếp cho một trong những viên quan lớn, bà nhận lo mọi sự cần dùng cho Vénard và qua bà chúng tôi có thể thông tin liên lạc dễ dàng hơn.

"Trong ngục Kẻ Chợ lúc đó cũng có một linh mục Việt Nam tên là Khoan. Ban đầu tôi mong rằng hai tù nhân có thể gặp nhau được; nhưng không thể được, vì thế tôi đã phái Cha Thinh, phó xứ Kẻ Chợ tới gặp. Toán trưởng tên là Hương Mới mà tôi đã nói đó, ông nhận đưa Cha đó tới gần cũi của Vénard. Buổi gặp gỡ được diễn ra ngày 15 tháng giêng, trước mặt lính gác và một lũ đông kẻ hầu người hạ lúc nhúc trong gian phòng. Quý huynh của bạn giả vờ không nhận ra Cha Thinh, liền hỏi toán trưởng lính gác Huơng Mới rằng: "người nào cùng vào với ông đó? -Đó là Thày Cả, theo nghĩa của Kitô giáo là linh mục, nhưng trong tiếng nói của người ngoài đạo thì cũng có nghĩa là người anh trưởng, anh cả. nghe lời đó, Cha Thinh thấy bừng bừng máu chảy xuống chân; nhưng toán trưởng linh gác rờn đùa với nguy hiểm, nói bâng quơ để che đậy bộ mặt tái nhợt của Cha và nói lảng qua chuyện khác để đánh lạc hướng những người dự.

Vénard được ra khỏi cũi để đi dạo trong vườn, xét mình sửa soạn xưng tội; không có lính gác nào theo dõi. lúc trở về và khi đã chui vào cái nhà bé nhỏ thì toán trưởng lại cố gắng làm trò mua vui cho tất cả đám đông; và Cha Việt Nam đó, giả vờ cúi sát cũi, để trao đổi thầm thì mấy lời với tù nhân của Đức Kitô, rồi yên lặng ra đi. Quý huynh của bạn đã nhận được phép tha tội, thưởng tất cả tập đoàn mấy chén trà tầu, thế rồi Cha Thinh từ biệt và ra về. Cha này đã đem Mình Thánh Chúa tới kinh thành, trao cho bà quả phụ Nghiên như tôi vừa nói; về chiều tối, bà trao cho Vénard, thế là Vénard được hưởng sự hiện diện của Chúa cho tới nửa đêm, sau đó mới rước lễ.

"Trong thư đề ngày 20 thnág giêng gửi Đức Cha Jeantet và tất cả các bạn đồng sự khu truyền giáo, quý huynh của bạn đã cảm động viết: " Cha Thinh sẽ noi cho các bạn biết là tôi đã được thưởng thức một chen trà tàu trước mặt tất cả đám đông. Trai lại Chua đã đem cho tôi bánh lên đường mi Jesu! Deus meus! trong cũi sắt! ( Lạy Chúa Giêsu, Thiên Chúa của con)

" Vénard còn thêm: Tôi chưa nhận được một roi vọt nào cả. Tôi ít gặp sự khinh bỉ, nhưng nhiều thiện cảm: không ai ở đây mong tôichết. Các người nhà của viên quan lớn, họ rất dễ thương. Tôi không đau đớn gì so với các đòng sự của tôi. Tôi sẽ chỉ nghiêng đầu một cách khiêm tốn dưới lưỡi kiếm của lí hìnhthôi, và tức thì tôi sẽ thấy mình đứng trước Thiên nhan Chúa Giêsu và thưa: lạy Chúa, này con đây, tử đạo của Chúa! Tôi sẽ trình cành là thắng trận cho Đức Mẹ và tôi sẽ thưa: Lạy Mẹ Maria! Ôi lạy Mẹ! Mẹ thân thương! Ôi! Nữ Vương! Kính lạy Mẹ! Vàtôi sẽ đứng xếp hàng dưới lá cờ những kẻ bị giết vì danh Chúa Giêsu, và tôi sẽ xướng hát bài ca Hosanna ( Vạn tuế ) vĩnh cửu. Amen!

Thật là:

Vĩnh biệt ban cõi đất
Đã muộn xin chia tay
. .........................
Cõi đời con không thiết
Tù đày nơi tối tăm
Ta sẽ gặp nhau trên Thiên Quốc
Vĩnh biệt! vĩnh biệt! và vĩnh biệt!"

" Sau cùng, ngày mồng 3 tháng 2, Vénard còn viết cho tôi một lá thư nhắn, thư này đã tới tay tôi sau khi đã tử đạo, với những lời này: " Lạy Chúa quý mến, ngày hành hương của con cứ kéo dài mãi. Viên quan thủ trưởng bỡ ngỡ vì án chưa tới. Tất cả các giấy tờ đều không có tên tôi. Mỗi lần tôi tự hỏi xem đã có án cho tôi chưa, mỗi lần chánh cửa nhỏ lại cho tôibiết là chưa đến lượt. Tôi chào những buổi bình minh chiếu sáng chân trời, như thể bình minh cõi vĩnh cửu; nhưng cõi vĩnh cửu chua hé mở... Vĩnh biệt, Đức Cha Acanthe, phải chăng đây là vĩnh biệt sau chót? xin vâng theo Thánh ý Cha, chứ không ý con!"

Đôi nét về Đức Cha Theurel ( Chiêu)

Đức Cha Jeantet (Đức Cha Khiêm). Sinh năm 1792 ở St Claude (Jura, Pháp), thụ phong linh mục năm 1818 và năm 1819 tới đàng ngoài, nhưng lúc đầu còn ở đàng trong, năm 1829 mới ra đàng ngoài, cũng như các giáo sĩ khác, ông phải lẩn tránh và mấy lần bị bắt. Thường hoạt động ở Kẻ Non, Bút Sơn, năm 1840 làm giám đốc chủng viện Kẻ Non. Năm 1847 được bổ nhiệm giám mục phó Đức Cha Retord, được tấn phong trọng thể ở Kẻ Non. Khi Đức Cha Retord cho thành lập viện hàn lâm thì Ngài làm chánh chủ khảo.

Năm 1856 bắt đầu có bắt đạo khe khắt hơn. Năm 1858 Kẻ Vĩnh bị phá gần như bình địa, bị cướp hết, Giám mục phỉa chốn xuống hầm và suýt bị chết ngạt. khi Đức Cha Retord qua đời năm 1858 thì Ngài làm đại diện tông toà và tức khắc Ngài chọn Cha Theurel (Chiêu) làm giám mục phó ngay, và năm 1859 Ngài làm lễ tân phong tại Kẻ Trừ. Cũng năm đó Ngài thỉnh cầu Toà Thánh cho chia địa phận làm ba, nhưng chưa được chấ nhận.

Với hoà ước giữa Việt Nam và Pháp, năm 1862, và cuối đời Ngài, có chút không khí tự do hơn, nhưng vẫn chưa hết khó khăn. Ngài mất tại Hoàng Nguyên ngày 24 tháng 07 năm 1866, khi Ngài thấy mình đau yếu tàn tật và muốn về Rôma đệ đơn từ chức. Thì Ngài được đưa về táng ở Kẻ non. Ngài là con người điềm đạm, tình tình điều hoà và chín chắn.

Theo một bức thư Đức Cha Khiêm gửi về Lyon và Pari năm 1860, thì người ta được biết, từ năm 1858 cho tới nay có 19 linh mục Việt nam bị bắt, trong số đó có 12 bị trảm quyết, còn 7 thì đang chờ án, có năm giáo dân bị thắt cổ chết, 4 người trog số đó quê ở Kẻ Vĩnh; có 58 người bị đi tù đầy, 35 đang chờ án phát vãng; 50 Thày giảng hay người giúp việc cũng một số phận, 40 người khác đang ngồi tù chờ phát vãng.

Có 3 nữ tu dòng Mến Thánh Giá bị bắt khoá quá, nhưng cả 3 lăn xổ và ôm cây Thập giá và hôn chân Chúa một cách tha thiết, làm cho quan toà phải thốt ra lời: "Làm gì được họ, những phụ nữ bất khuất!" rải rắc đó đây vẫn còn có người bị bắt bớ tù đầy.

Nhà trường, nhà thờ bị phá bình địa, nhà ở của các Linh mục cũng thế, gần 100 cơ sở giáo xứ bị tàn phá, các linh mục không còn rươụ lễ để dâng Thánh lễ, các đồ thờ, áo lễ bị đốt cháy.

Sau vụ can thiệp của người Pháp, đã xẩy ra vụ bắt bớ của trùm trưởng họ đạo gần 1000. Người bất khuất thì bị tù đầy, Người yếu đuối chối đạo thì bị tạm giam làm con tin. Một số rất đông giáo dân bị đem phân sáp, nghĩa là bị phân tán và sáp nhập vào các làng đi lương. may mà có nhiều làng vì nhân đạo họ che chở và chứa chấp. Người theo đạo bị bắt lập đền chùa và theo đạo cổ truyền. Riêng ở Bút Đông tất cả đều bất khăng không chịu chối đạo. Đó là tình trạng vào năm 1860. Năm 1862 nhờ có hoà ước mà tạm bình an như đã nói ở trên. Đức Cha Khiêm kết thúc bức thư xin mọi người câù nguyện cho địa phận bị bach hại.

Đức Cha Theurel ( Chiêu): Sinh năm 1829, làm linh mục năm 1852, trước khi tự nguyện đi truyền giáo đã hăng say học nghề in, trong ba tháng đã tìm hiểu cách pha mực, cách in ở châu âu thế nào. Cho dầu lúc đó ở âu châu ngành in cũng chưa tiến truyển như bây giờ, nhưng cách đúc chứ rời và sếp, cũng như dùng mực, đối với chúng ta thời đó đã là khá lắm rồi. sách vở của họ kể từ thời lập nganh in với Guntenberg ( 1440 ) đã làm cho việc in ấn và phát hành sách, nhất là sách Kinh thánh rất khả quan.

Năm 1852 Theurel lấy tầu đi Singapo, lúc này ở đây, đã có chủng sinh người Việt và ông đã bắt đầu học tiếng Việt. Sau đó lấy tầu Anh đi Hồng Kông. Từ Hồng Kông thuê thuyền buồm, ra tới đàng ngoài là 16 ngày. Tới bờ biển thuộc đại phận đông, rồi phải 12 ngày nữa mới tới Kẻ Vĩnh. Đó là năm 1853.

Ở Kẻ Vĩnh Ông lại tiếp tục học tiếng Việt và ông nói: "Thứ tiếng này khó như thể do quỷ đặt ra để làm nản lòng các người ngoại quốc, nhất là các thừa sai". Thế nhưng Ông đã thành công sau ba tháng rưỡi để có thể giải tội được.

Lúc này trong toàn địa phận có chừng 39 giáo xứ, 140.000 giáo dân, như thế trung bình mỗi xứ có chừng 3.500 giáo dân.

Cũng như Retord đã nhận xét thì Theurel cũng thấy các nhà thờ ở đây không như ở âu châu làm bằng đá tảng kiên cố đồ sộ, mà làm bằng gỗ ván, lợp tranh, không chuông, chỉ có trống và mõ. Toà giải tội là một tấm phên nứa. Theurel có người đồng hành và đồng sự rất thân là Vénerd, Sau này được phúc tử đạo gọi là Cha Thánh Ven.

Một người có trí học hỏi, có tài quan sát, có tâm hồn hoạt động truyền giáo, Theurel đã ghi lại những thành quả tốt đẹp trong tổ chức giáo đoàn địa phận, đó là tổ chức nhà Đức Chúa Trời, tổ chức thi kinh bổn hàng năm. Việc làm đâu tiên là tổ chức lại nhà in đã có từ thời Đức Cha Liêu và lên trên nữa. như cha cải tân và đem kĩ thuật mới áp dụng vào đây. ở Kẻ Nhàu (Tân Độ) Thành lập nhà in chữ nôm, ở Kẻ vinh thành lập nhà in chữ Latinh để có thể vừa in sách Latinh nhất là in chữ quốc ngữ. Cha đã cho đúc 40.000 chữ rời để xếp in như ở âu châu.

Năm 1856, Cha được bổ nhiệm làm giám đốc chủng viện Hoàng Nguyên lúc này có 2 thừa sai, 3 Linh mục Việt, 12 thày giảng và hơn 100 chủng sinh. nhà thờ chỉ là nhà tranh, sách vở thì rất thiếu, không có tự vị để học tiếng latinh, phải chép tay và cậy vào trí nhớ. thế nhưng học trog viết tiếng latinh rất giỏi, không có tiếng latinh bồi bếp như ở âu châu.

Chủng viện khi mới thành lập thì chủ đích là học tiếng latinh, cho nên vẫn thường gọi là trường Latinh. Nhưng cha đã bắt đầu cho dậy một ít về thiên văn địa lý, toán học và khoa học thường thức, một điều khá mới đối với thời đó. Cha Neron còn dịch các sách toán, sách đại số học, hình học.

Công việc đang tiến hành thì năm 1857, Kẻ Vĩnh Bị bao vây, Cha Lê Bảo Tịnh bị bắt va bị xử tử ngày 06 tháng 04 năm 1857. Tới 1858 thì nhà trường Kẻ Vĩnh và Chủng Viện Hoàng Nguyên bị phá bình địa. Đức Cha Liêu và Cha Ven chốn lên rừng rú rất khổ sở.

Năm 1859 Đức Cha Jeantet đã bổ nhiệm Cha Theurel làm giám mục phó. Lễ tấn phong được cử hành ở Kẻ Trừ. chủ phong là Đức Cha, phụ phong là linh mục việt nam, không có gậy vàng, gậy bạc thì gậy tre bọc giấy bạc, cũng có móc uấn cong như gậy giám mục thực thụ; không có bít tất, không có găng tay. Thánh giá ngực và nhẫn thì của Đức Cha Liêu. Nghi lễ được cử hành xong vào trước 2h sáng. Đức Cha lấy khẩu hiệu như khầu hiệu Đức Cha Liêu: "Xin cho con say sưa Thánh giá." nếu chúng ta thấy đời sống Đức Cha Liêu đau khổ cay cực thế nào, chết trẻ trên rừng thiêng nước độc thế nào sau một đời ẩn trốn hang hầm, thì sẽ rung động đau xót biết bao khi thấy khẩu hiệu này hiện ra với Đức Cha Chiêu. Đời Ngài tiếp tục hang hầm rừng rú như đời Đức cha Liêu.

Cha Ven đã tả Hầm trú ẩn như sau: "3 thừa sai, trong đó có một giám mục, nămd sát bên nhau, ngày và đêm, trong một không gian một thước vuông năm mươi, thấy trời âm u qua ba lỗ thông hơi lớn bằng ngón tay, đục trong vách đất, thế mà bà già chủ nhà lại còn cẩn thận lấy bó dạ lấp ngoài. dưới chân chúng tôi còn một hầm khác được xây kiên cố hơn, có nến đốt sáng trong hai hay ba đêm, đây là một hầm của một thày giảng; hầm thứ ba có 3 ống tre khéo léo lấy khi trời thông qua bờ ao nhà hàng xóm. Thày giảng này còn "Xây" hai hầm khác trong làng này, có vách ngăn thành 4 hay 5 phòng....Khi 3 lỗ không còn cho ánh sáng thì chúng tôi khéo léo dùng một chiếc đèn chỉ cho chiếu sáng đủ một nửa trang giấy khổ 12 và dĩ nhiên phải có chao đèn để cho ánh sáng không đi theo lỗ thủng mà lọt ra ngoài...".

Đức Cha Theurel đã sống lâu năm như thế để một phần lớn soạn cuốn Tự Vị AnNam-Latinh nổi tiếng. và trong cảnh nằm hầm nằm hố ấy được tin các linh mục bị bắt, bị chém đầu, giáo dân bị phân sáp (phân tán đi các nơi và sáp nhập vào đó), nhiều người bấp khả không khoá quá (khoá là vượt quá, khoá quá là vượt quá đi, có ý nghĩa bước qua ảnh thánh giá, đạp ảnh thánh giá, chúng ta thường thấy viết "Quá Khoá"). Nhưng cũng có số ít yếu đuối chối đạo. khá nhiều người bị đầy ải lên chốn rừng thiêng nước độc và chết....thế rồi với tình trạng này không thấy hết đường hầm, không thấy có giải pháp, không biết bao giờ hết, không tiên đoán được sự việc sẽ còn đi tới đâu. Và kết luận: "nếu không có ơn riêng thì chỉ tuyệt vọng sầu não." Ba năm như thế sống đời sống con chuột chũi, đời sống hang hầm toại đạo thời đế quốc Rôma...

Từ tháng 09 năm 1858 tới tháng 06 năm 1859, có 13 người chết vì đạo, trong đó có các Linh mục Qui, Cầm, Lưu, Qui, Chi, Ngôn. Rồi thừa sai Neron bị bắt, bị đóng cũi, chết chém ngày 03 tháng 12 năm 1860, đến lượt Linh mục Vénard tử đạo năm 1861.

Năm 1861 này lại còn là năm đói kém, cũng vì giặc giã nổi lên, con cháu dòng họ Lê khởi quân ở nhiều miền trong nước. Đức Cha cho thu góp chén bạc đúc thành nén đem bán để cứu nhân độ thế. bên trong, nhà nước phải đương đầu với quân nhà Lê hay mượn danh nghĩa nhà Lê, bên ngoài có áp lực của người Pháp. Vua Tự Đức tìm được người đổ lỗi là giáo dân. sắc lệnh năm 1861 này rất tai hại. có ngày xử tới 600 người, có lần đem đốt sống, có miền bị thiệt hại nặng nề hơn địa phận Tây, như miền trung có tới 16.000 người chết vì đạo. trong số mười thừa sai, nay chỉ còn Đức Cha Chính, Đức Cha Phó và Cha Saiget, 7 ông đã chết tử đạo hoặc nằm trong ngục chờ ngày xử.

Ngày 14 tháng 09 năm 1861, được tin cấp báo, hai Đức Cha và Cha Saiget vội chui xuống hầm mới làm mà chưa có ống thông hơi. Khi hết nguy cấp chui ra thì cả 3 gần chết, gàn nghẹn thở. Người ta vội làm ống thông hơi để các ngài lại chui vào đó sống thêm 17 ngày nữa. Đã có lần Ngài sui nghĩ: Tủi nhục sống đời hang hầm, thà đi chịu chết lấy vinh quang tử đạo, thế nhưng không thể làm khác được, bổn phận của Ngài là sống để điều khiển giáo đoàn và Ngài không được phép liều mình tự tin tự đại lăn mình vào chỗ chết. Hãy chôn tránh khi người ta lùng bắt. Trong hầm hố, trong nhà giáo dân, Nơi hẻo lánh, Đức Cha vẫn làm việc như thể để cho qua cơn nguy nan hiểm nghèo, như thể để cho vững tinh thần, và thực ra để làm việc hữu ích cho tương lai Đức Cha và viết lại bộ tự vị AnNam- Latinh, các quan viên đã để cháy mất một phần, lại còn dịch xong cuốn vũ trụ học của Desdouits, Bộ phụng vụ thực hành của Falise.

Năm 1862 tình hình địa phận được ghi lại như sau: Có hai giám mục, hai thừa sai chết bệnh, Cha Neron và Vénerd bị xử chảm, 2 đang bị đong cũi, 30 linh mục Việt bị tử đạo, 11 chết bệnh, 4 tù trung thân, từ 250 đến 500 thày giảng bị bắt, bị phát vãng, 7 hay 8 chị em dòng mến Thánh Giá chết vì đạo, hơn 1600 giáo dân bị chém, bị thắt cổ, bị thiêu hay bị lăng trì vì đức tin, không kể hơn 1000 chết đói, chết rét, chết vì bị tra tấn, 5 chủng viện 300 nhà thờ hay nhà nguyện bị phá, bị cướp, bị đốt bình địa.

Cũng năm 1862 này đã có hoà ước giữa Việt Nam chiều đình Huế và Pháp nên có không khí tự do hơn. Đức Cha jeantet bắt Đức Cha về Pháp dưỡng bệnh. Ngài vâng lời đi âu châu, tới Rôma, qua Pháp dự lễ dỗ Vénerd tử đạo. Ngài đã từ giã quê hương lên đường trở lại đại phận vào tháng 5 năm 1866. "Tôi là thừa sai, tôi sẽ sống và chết là thừa sai.xứ đàng ngoài muôn năm." Tới Hồng Kông thì được tin Đức Cha Jeantet mất ngày 24 tháng 07 năm 1866.

Được tạm bình yên và tự do, Đức Cha đi kinh lý hết các tỉnh, các xứ trong địa phận, lại còn tham quan hang Từ Thức ở Thanh Hoá, viếng thăm thành nhà Hồ.

Trong dự tính chia địa phận lần thứ 3, Đức cha cho thành lập chủng viện Phúc nhạc ban đầu chỉ có 3 lớp với 60 học trò cho 2 tỉnh thôi, đặt Cha Phước làm giám đốc. Lúc này Phước nhạc có chừng 1300 đến 1400 giáo dân.

Năm 1868 Ngài bổ nhiệm Đức Cha Phước làm giám mục phó. Lễ tấn phong này, Ngài muốn tổ chức rất long trọng để bù vào phần thiệt thòi ngài đã chịu khi được tấn phong chui ở Kẻ Trừ năm 1859. Tất cả có 21 giáo sĩ ngoại quốc kể cả giám mục thừa sai, 28 linh mục Việt nam, 500 thày giảng. Ngài mới được 2 giám mục dòng ở địa phận đông đàng ngoài. Đức Cha Alcazar và Riano. Ngài định nhường quyền chủ phong cho niên trưởng Alcazar nhưng vị này từ chối, thành thử chính Ngài chủ phong và 2 giám mục Tây Ban Nha làm phụ phong. Có đàn hát trọng thể do các thừa sai đảm nhận và vì là dịp tết nguyên đán cho nên có yến tiệc và pháo bông. ngày 02 tháng 02 Đức Cha Phước làm lễ Giám mục đầu tiên. Chủng Viện Hoàng Nguyên được hân hạnh làm địa điểm cho những buổi lễ long trọng này.

Đức Cha tiếp tục xây cất lại trên hoang tàn đổ nát, nhất là Vĩnh Trị, không quên Phúc Nhạc đã có 100 học trò và còn có thể lên tới 250.

Thế nhưng không nên quên phong trào Văn Thân nổi lên khắp các nơi, đặc biệt ở tỉnh Nam Định. Có đốt phá, cướp của, có nơi số giáo dân bị thiệt hại lên tới 500: nhà cửa của họ bị đốt phá bình địa, họ chỉ còn việc đi ăn xin ăn mày. Ngoài tỉnh Nam Định còn nhiều nơi khác, thí dụ có nơi gần 1300 người sống trong sợ hãi, một sớm một chiều bị bao vây, bị tàn phá. Lệnh Bình Tây Sát Tả đã được tung ra. Có những đụng độ đẫm máu, phe kia đổ lỗi cho phe này, tựu chung phần giáo dân vẫn chưa được chính quyền che chở theo pháp lí.

Có hai yên ủi vào cuối đời Đức Cha, một là ý trí kiên trì và bất khuất của các giáo đoàn Vĩnh Trị trên đổ nát hoang tàn, trong mất mát tinh thần và vật chất, họ vẫn dữ vững niềm tin và theo đạo, bất chấp các khó khăn.

Nhưng cuộc đời Thánh Giá của Ngài, bệnh tận vẫn chưa tha, tát cả làm cho Ngài đuối sức rất sớm. Ngày 03 tháng 11 năm 1868, ngài tắt thở tại Kẻ Sở, lúc này là thủ phu của địa phận. Trong đám tang có 7 thừa sai, 14 linh mục Việt Nam và mấy nghìn giáo dân khác thường người Cha chung đã về cõi trời. Theo lệ đã song trong địa phận, hơn 1.400 người nhà Đức Chúa Trời đã lần hạt ba chuỗi và rước lễ ba lần cầu nguyện cho Ngài. Xin cho con say sưa Thánh Giá đã hết Ngài đã về nơi yên nghỉ trên Nước Chúa.

Giuse Trần Văn Bắc