Dẫu Cha Mẹ Có Bỏ Con



Một trong những dấu ấn gây cho tôi rung cảm nhất, nhân chuyến về thăm lại giáo phận Kontum, là lần ghé thăm thứ hai nghĩa trang Thai Nhi tại thành phố Pleiku. Không chỉ số lượng phần mộ thai nhi bị tước mất quyền sống tăng hơn, mà còn có cả những tác động tâm linh sâu lắng khác được biểu lộ ra qua những người còn đang sống dưới nhiều hình thức khác nhau; như có thêm những nghĩa trang Thai Nhi khác mọc lên từ Nha Trang, Huế cho đến vài nơi khác tại miền Bắc; như có nhiều vần thơ, bài viết đồng cảm sâu sắc về số phận quá đắng cay xót xa; cũng như đã có nhiều tấm lòng đón nhận chăm sóc vài phần mộ và cầu nguyện cho các linh hồn của các thai nhi ấy; cũng còn có cả những biến đổi tích cực đến với nhiều người khi đang có ý định phá thai...

Khi cha Phêrô Nguyễn văn Đông, nguyên chánh xứ Đức An, giáo hạt Pleiku và là vị mục tử quan tâm thật sâu sát đến quyền được sống của các thai nhi, nằm điều trị bệnh tại Saigon, tôi đã được ngài cho hay rằng cháu Trung Thu của cha, dù đã chết tức tưởi ngay trong ngày trung thu năm 2004, nhưng khi cha đưa ngón tay chạm vào bàn tay của cháu, cha cảm thấy như có một lực siết ấn vào ngón tay đó tựa như thai nhi còn muốn níu kéo lấy sự sống từ trong sâu thẳm tâm hồn của cháu; đồng thời cháu như tỏ bày lòng biết ơn đến với người đã chăm lo cho linh hồn của cháu. Chính cái ấn tay kỳ diệu này mà sau đó cha phát hiện ra vết mụn trên ngón tay đã từ lâu không khỏi, giờ thì đã biến mất. Và trên giường bệnh, ngài vui vẻ hứa sẽ tặng cho tôi tấm hình kỳ lạ kia mà một người quen đã ghi lại được khỏang khắc bất chợt nhưng huyền diệu ấy.

Và rồi, vào trưa ngày 2/10/2008, khi ghé thăm cha Đông tại giáo xứ Thăng Thiên, nơi ngài hiện là chánh xứ kiêm hạt trưởng hạt Pleiku, giáo phận Kontum, ngài đã trao cho tôi tấm hình như ngài đã trao đổi, cùng những vần thơ sâu lắng mà một vài tác giả đã cảm xúc khi nhìn được nỗi đau vô tận của cháu Trung Thu.

Trên xe ra thăm phần đất chôn cất dành riêng cho thai nhi do cha Đông thành lập, anh chị em chúng tôi đã lắng nghe những tâm tình được thể hiện bằng những vần thơ nghẹn ngào mang tên “niềm đau của bé Trung Thu”, do tác giả An Trinh đã cảm tác khi nhìn thấy bé Trung Thu bị mất quyền được sống:

Trời ơi . . . Con!!! Khi mắt con chưa mở

Hài nhi còn đỏ hỏn Đã mãi nhắm lại rồi.

Tại sao nên nông nỗi Con bíu lấy tay ai

Bé bỏng trút tàn hơi Con muốn được làm lại

Mới sanh đã chết rồi! Bước đầu tiên con phải

Không một miếng chăn bông Vào đời trong sợ hãi?!

Chẳng một manh áo mỏng Hỡi con ơi.... tấm thân

Trần trụi con vào đời nằm cong queo lạc lõng

Chỉ khóc thôi chưa cười Đây – (tôi xấu hổ lắm)

Con chui ra từ đâu Vì chỉ có tấm lòng!!!

Mà lọt ngay hố sầu Xót xa trào lệ nóng

Phút giây nào trăng hoa Có ấm hồn con...

Để con bị sinh ra??? Một chút nào không?

Liệu con có kịp thở Xin chia sẻ niềm đau

Như giun dế vào đời khi nhìn hình ảnh của bé Trung Thu.

Và qua nỗi đau thương của bé Trung Thu, nhà thơ Ngọc Quang cũng cảm nhận được tiếng kêu nài, van xin của những người con có cùng một số phận như bé Trung Thu vậy.

Con không có lời ru đưa con vào cuộc đời

để con được làm người.

Con không còn tiếng khóc chào đời

và làm người như bao người.

Xin thắp lên cho con một ngọn nến,

một nén nhang

cho lòng con được ấm lên

trong lòng đất lạnh tình người.

Xin cắm cho con một cành hoa

và một lời ăn năn dù chỉ là muộn màng.

Con không được thấy

ánh trăng rằm đêm nay.

Con không được biết rong chơi

bên trống lân rằm.

Xin đến bên con luôn dù trời nắng,

dù gió mưa

cho lòng con được ủi an

nơi mộ vắng nghĩa địa buồn.

Xin hãy thương con, đừng bỏ con.

Con tội tình gì? Mẹ ơi! Cha ơi!

Khi đến nghĩa trang, những rung cảm trên vẫn còn vương vấn và khi lời đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là lời tha thiết “Chúng con tha thứ cho cha mẹ”, vài anh em đã lặng lẽ tỏa ra những phần mộ nhỏ gần tấm bia lớn với hàng chữ xót xa trên để cắm những nén nhang nghi ngút khói với một nỗi cảm thương sâu kín. Sau lời kinh quyện với khói hương trầm lắng, cùng tâm tình mà hai bạn Sỹ - Kim chia sẻ về những ơn lành thánh mà một người bạn mang bệnh gan của 2 người đã nhận được do 3 linh hồn thai nhi chuyển cầu, trong những lần trước anh chị tới đây và đã nhận chăm sóc cũng như cầu nguyện, một trong những bạn trong chúng tôi, có cả một thời gian dài sống buông thả, đã xin tình nguyện nhận xây 5 phần mộ của 5 thai nhi còn vô danh và, theo linh cảm của tôi, anh cũng đã phần nào giác ngộ về quãng đời một thời phóng đãng, như lời thơ “một lời ăn năn dù chỉ là muộn màng.”

Nghĩ đến đây, tôi liên tưởng đến giáo huấn của Giáo Hội được ghi trong Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo theo điều 2273 và 2274 như sau:

Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội. Đây là một yếu tố nền tảng của xã hội dân sự và pháp luật: “Những quyền bất khả nhượng của con người phải được xã hội dân sự và chính quyền nhìn nhận và tôn trọng. Những quyền này không tùy thuộc vào những cá nhân, không tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của Nhà Nước, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động Thiên Chúa sáng tạo nên con người. Trong những quyền căn bản ấy, phải kể đến quyền được sống và được toàn vẹn thân thể của mọi người từ lúc được thụ thai đến khi chết.” ....

Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị, nên phải hết sức bảo vệ tòan vẹn, chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác.”

Lời thơ của thi sĩ Xuân Vũ Trần Đình Ngọc thật thấm đậm tư tưởng trên, khi ông để lại tiếng kêu cứu của thai nhi với ước nguyện tha thiết và mong “được đối xử như một nhân vị” rằng:

Hãy sinh con ra! Nghe theo tiếng gọi

Của chính con – Của nhân loại lương tri

Cho con thành người – Con mong mỏi qua đi!

Nhẫn tâm giết – Tội sát nhân gớm ghiếc!

Con kết tinh của tình yêu tha thiết

Của mẹ cha – Của linh khí, anh hoa

Của yêu thương – Của tình ái chan hòa

Của son sắt – Của tơ duyên vĩnh cửu!


Ghi lại tại Saigon, 8/10/2008

Phêrô Vũ văn Quí CVK64

Email: peterquivu@gmail.com