Fribourg ngày 8 Tháng Giêng 2009
Thua anh em cựu SVCG (nói chung),
Vì có ý và có hứa góp ý với anh Phương, nên dù bịnh cả tháng nay, tôi vẫn cố viết (bằng màu xanh) một vài ý kiến hay nhận xét rất sơ sài của tôi. Mong anh em tạm coi đó là một đóng góp rất nhỏ và trễ tràng của tôi, so với công lớn của anh Phương. Rất cám ơn anh Phương, và anh em.
Trần Ngọc Báu.
********
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ TẬP THỂ SINH VIÊN CÔNG GIÁO SINH HOẠT TẠI TRUNG TÂM PHỤC SINH CỦA CÁC CHA DÒNG ĐA MINH CHI LYON , GIAI ĐOẠN 1954 - 1975.
____________________________________________________________________
Kính gửi ông ĐỖ HỮU NGHIÊM, nhà văn.
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Đing Đông Phương, cựu chủ tịch Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam ( J.U.C. V.N.) các niên khoá 1968-1969, 1969-1970, 1972-1973.Tôi đến sinh hoạt tại Trung Tâm Phục Sinh từ niên khoá 1967-1968 đến niên khoá 1972-1973. Như vậy tôi là đàn em của ông, nên xin phép cho tôi được dùng đại danh từ “anh” với ông cho bớt phần xa lạ.
Thưa anh.
Trước hết, phải thành thực mà nói rằng tôi rất cảm phục anh khi đã để tâm trí, thì giờ ghi lại một đề tài quan trọng, tế nhị, nhưng đã đi vào lịch sử.Nhưng đề tài này lại liên hệ đến một tập thể sinh viên Công Giáo, có thể nói đây là những thành phần ưu tú của Giáo Hội và xã hội Việt nam, trong một giai đoạn lịch sử đầy náo động, cam go, thử thách.Các cha dòng Đa Minh chi Lyon còn lại rất ít và Chi Dòng Đa Minh Lyon cũng không còn.
Nhưng tập thể sinh viên này khá đông đảo, thời gian hoạt động kéo dài trên hai thập kỷ, và đã để lại những bài học cho hậu thế, ít là trong giới sinh viên, và một phần nào giới Tuyên Úy sinh viên, tức các linh mục dòng, triều trong Giáo Hội Công Giáo.
Bởi vậy, để bài viết được đầy đủ hơn và có thêm một vài nhận định về một vài nhân vật, một vài bài học, tôi xin mạn phép được góp ý với anh về đề tài này. Nếu được xin anh vui lòng đọc và coi đây như là tiếng nói của Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam, một tập thể sinh viên Công giáo hoạt động song song với Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo tại Trung Tâm Phục Sinh trong cùng thời gian, nhưng trong bài viết của anh có nhiều điểm phản ánh chưa được đúng.
Tôi xin được đề cập đến mấy điểm sau đây :
I- Sự hình thành và hoạt động của Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam. (JUC VN)
II- Ảnh hưởng của chính trị vào sinh hoạt sinh viên, cách riêng trên sinh viên Công giáo. (Trường hợp SV. Nguyễn Văn Ngọc và SV. N.P.H..)
III- Thử nhận định sơ lược về các cha Tuyên Úy Sinh viên trong Chi Dòng Đa Minh Lyon.
IV- Thử rút ra một bài học về sinh hoạt Sinh Viên Công Giáo tại Trung Tâm Phục Sinh, giai đoạn 1954- 1975.
***
I.- SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO THANH NIÊN CÔNG GIÁO ĐẠI HỌC VIỆT NAM.( J.U.C. VN )
Sở dĩ phải đặt vấn đề này ra là vì tôi nhận thấy anh Đỗ Hữu Nghiêm cũng như các vị khác tuy sinh hoạt ở Trung Tâm Phục Sinh lâu năm nhưng chưa biết rõ về Phong Trào J.U.C. Bởi vậy xin được nêu lên mấy điểm về Phong Trào này.
Sự thành lập Phong Trào J.U.C. VN. (Theo tôi, không có vụ đi Thụy Sĩ này). Cả hai người đều không phải là Công giáo (anh Minh là người CG mà!), nhưng là các sinh viên xuất thân từ trường đạo Taberd. Tất nhiên những người tham gia sinh hoạt J.E.C.U. đầu tiên là bạn bè và đàn em của hai ông Nhuận, Minh, cũng xuất thân từ các trường đạo Taberd, Couvent des Oiseaux, Saint Paul, v.v. Họ đã mời cha Pineau Bình làm Tuyên Úy. Dư luận cho rắng cha Pineau Bình vì không nói được tiếng Việt nên tập họp các học sinh trường Tây lại để có chỗ hoạt động là không đúng. (Đây không phải là “dư luận”, mà là một “cách giải thích có cơ sở” tình trạng Cha Pigneau không nói được tiếng Pháp. Nhưng vấn đề vẫn là lúc bấy giờ mới có JEC, mà chưa có JUC (Jeunesse Universitaire Catholique). Hình như sau khi không còn sự có mặt của cha Pineau nữa -năm nào?- thì mới có tuyên úy JUC người Việt, và phong trào JUC nhờ đó mà mở rộng ra ngoài giới pháp-thoại ?) (Cẩm nang Đây Đại Học
(Tôi không biết hoặc không nhớ N.P.H. là ai cả.)
(Nghề của Dòng Đa Minh mà, không hẳn vì ở Hà Nội đâu!) Khi di chuyển vào Saigon, Chi Dòng Đa- Minh Lyon vẫn duy trì việc phụ trách tuyên úy cho giới sinh viên
Sau thế chiến II, mọi tầng lớp xã hội Âu châu đều bị xáo trộn, các luồng tư tưởng mới của triết học, chẳng hạn thuyết Hiện sinh, thuyết Duy vật, chủ nghĩa Cộng sản, len lỏi vào xã hội gây nên nhiều sự xung đột. Vì vậy đã xuất hiện một số các phong trào trong các sinh hoạt Công giáo, như Cursillo, Thanh Niên Lao Động Công Giáo ( J.O.C.- Thanh Lao Công ) Trong giới học đường cũng dần dần xuất hiện phong trào Thanh Niên Sinh Viên Công Giáo (J.E.C. Thanh Sinh Công ). Phong Trào Thanh Lao Công đã xuất hiện tại Hà Nội trước năm 1954, không rõ năm, và hoạt động mạnh. Sau hiệp địng Genève, nhóm Thanh Lao Công Hà Nội di cư vào Sài gòn và đã tạo ra khu định cư Phú Thọ mà ngày nay là Giáo xứ Thăng Long. Những nhân vật chủ chốt của Thanh Lao Công Hà nội còn lại là các ông Nguyễn Đình Đầu, Trần Hữu Quảng…Phong trào Thanh Sinh Công xuất hiện tại Việt Nam từ năm nào thì không rõ, nhưng sau khi các cha Đa Minh chi Lyon thành lập khu cư xá sinh viên Phục Hưng, nguyện đường Mai Khôi, thì các sinh viên Công Giáo đã tới sinh hoạt. Lúc đầu chưa có Thanh Sinh Công.
(Theo tôi (Báu), TSC đã có tại Trường Taberd Saigon từ khoảng 1950 (?). Một hai năm sau 1954, Cha Bộ (Phan Sinh) cũng thành lập và là TTÚy của PT TSC (SG và toàn quốc?). JUC của Cha Pigneau thành hình khoảng năm 1958 (?)
Số là các anh Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, Nguyễn Hữu An… khi còn là học sinh Taberd đã sinh hoạt TSC ở đó. Khi anh An (lưu trú sinh CLB-PH) và anh Minh vào đại học SG, (tức sau 1954), hai anh và anh Nhuận (không có học đại học) cũng như các bạn khác có mở một lớp dạy kèm “luyện thi” (?) gì đó ở gần CLB-PH. Nhóm này có liên lạc thường xuyên với Cha Pigneau (Đa Minh). Nhờ đó, Cha có sáng kiến qui tụ những sinh viên pháp-thoại đang ở CLB và các sinh viên khác gốc Taberd, Couvent des Oiseaux, St Paul, Marie Curie, v.v. đến sinh hoạt tại văn phòng của Cha ở CLB Phục Hưng. Theo tôi, JUC thật sự thành hình khoảng 1958-60, lúc tôi đã có mặt tại CLB PH và có tham gia lai rai sinh hoạt này từ 1960…trở đi. Tôi bận với các đoàn thể khác, nên không phải là “juciste” chính thức.
Đến năm 1964-65, các anh Nhuận, Minh, An… bận bàn và kéo nhau thành lập Chương Trình Phát Triển Quận 8 năm 1965-66, nên coi như không còn sinh hoạt với JUC nữa. Anh Đinh Hà đã là chủ tịch JUC từ 1962-63 rồi, nếu tôi không lầm???...)
Có lẽ khoảng từ 1955, 1956, các sinh viên lớp đầu khi đó là các ông Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, sau khi đi Thụy Sĩ về đã lấy tài liệu J.E.C.I. đem ra áp dụng tại Việt Nam và hình thành nhóm J.E.C.U. tức là Thanh Sinh Công Đại Học
có từ thời anh chủ tịch Đinh Hà trở đi…) Trong các niên khoá 1968-1969, 1969-1970, khi tôi làm chủ tịch JUC, chúng tôi có tổ chức các lớp luyện thi đại học cho các học sinh muốn thi vào các phân khoa có thi tuyển như Y, Nha, Dược, Nông Lâm Súc, Sư phạm, Kỹ thuật Phú Thọ, v.v, học phí hạ. Sau khoá học, có tổ chức một buổi thuyết trình giới thiệu các phân khoa đại học tại Sài Gòn về cách thi, chương trình học, những khó khăn và thuận lợi khi học các phân khoa này cho các học sinh mới đậu tú tài 2. Các thuyết trình viên là các sinh viên đã theo học tại các phân khoa này hiện đang hoạt động tại Phong trào JUC. Số học sinh tham dự khá đông, khoảng 300 học sinh. Tiền thu được tại lớp luyện thi được dành cho chi phí tổ chức trại hè. (Anh Hà làm chủ tịch JUC phải đến 2 khóa là ít: 1963-64 và 64-65). (Trần Thanh Quang (RIP 2007?) cũng là cựu học sinh Taberd. JUC là tên đã dùng thường từ thời Cha Pineau khởi đầu... Tôi không nhớ thời Quang làm chủ tịch JUC thì còn cha Pineau không!!! Nếu còn, thì công lớn của Quang là cố thử dần dà “việt nam hóa” JUC. Còn chuyện xin giấy phép sinh hoạt thì, theo tôi, đó là vì nhu cầu hoạt động đang lớn mạnh của JUC, chớ không vì chuyện xin trợ cấp chính phủ. Trên thực tế, chính phủ có trợ cấp gì cho các đoàn thể thanh niên đâu???!!! Tôi biết rõ, vì tôi là chủ tịch BCH Ủy Hội Thanh Niên Quốc Gia (Vietnam Youth Council, VYC) trong niên khóa độc nhất 1966-68, mà Quang là TTK. Khi bàn thành lập Ủy Hội Thanh Niên Quốc Gia (VYC), Quang là người tham gia bàn cãi rất tích cực. Sau đó, JUC trở thành một thành viên --trong khoảng 40 đoàn thể thanh niên có-giấy-phép làm thành viên -- của Ủy Hội này.) (Đúng, JUC là một phong trào CHUYÊN BIỆT trên thế giới và được gom trong cái gọi là Công Giáo Tiến Hành Toàn Quốc VN), gồm có các thành phần chọn lọc (elite). Bởi vì các đoàn viên JUC phải trải qua 3 giai đoạn thử thách : cảm tình viên; đoàn viên; chiến sĩ . Các thành phần chọn lọc này là để tung vào môi trường, tức các Phân khoa Đại Học. Chẳng hạn môi trường Luật Khoa có khoảng 10.000 s.v. ( thời gian trước 1975 ) Khoa Học có khoảng 8.000 s.v., Văn Khoa có khoảng 5.000 s.v. Môi trường của JUC không thể chỉ là Liên Đoàn SVCG có khoảng trên 100 s.v. Số đoàn viên của JUC cũng trên 100 s.v. Sau này JUC có chi nhánh hoạt động tại Viện Đại Học Đà Lạt, do Vũ Tiến Bộ làm chủ tịch. JECI là Văn Phòng Quốc Tế trung ương của JUC tại Paris đã có từ lâu, trước khi có MIEC cũa Liên Đoàn (MIEC là một tổ chức hoàn toàn khác. MIEC --Mouvement International des Etudiants Catholiques--, và MIIC –Mouvement Des Intellectuels Catholiques- , là MỘT tổ chức có trụ sở quốc tế ở Thụy Sĩ, hoạt động thiên về thuần lý hơn. Liên Đoàn CSVG là một tổ chức trực thuộc giáo quyền địa phận, lại xin gia nhập MIEC « cho vui » vào năm 1962-63 gì đó, chớ không có gì ghê gớm cả ! Còn tổ chức trí thức CG Pax Romana cũng đã là thành viên của MIIC từ năm đó ???). Trên thế giới nhiều nước có tổ chức JECU và JUC, không phải chỉ có JEC hoạt động ở Trung học .JECI thường xuyên liên lạc với JUC bằng thư từ và các tài liệu nghiên cứu lý thuyết. Năm 1970, một đại diện JECI vùng Đông Nam Á từ Singapore đã tới thăm JUC VN. Trong hai thập niên sinh hoạt tại trung tâm Phục Sinh, JUC luôn luôn có cha Tuyên Úy riêng. Sau cha Pineau Bình là cha Đỗ Xuân Quế, sau cha Quế là cha Thiện Cẩm, không bao giờ có chung một Tuyên Úy với Liên Đoàn SVCG. Điều đó chứng tỏ các cha Đa Minh Lyon không muốn sáp nhập JUC vào Liên Đoàn như có một số người cứ cho là như vậy. (Cộng Sản có lối móc nối của họ, dĩ nhiên là qua sinh hoạt của cán bộ nằm vùng của họ. Cán bộ gộc của họ không bao giờ ra mặt và bị nhận diện (bởi số đông). Trong số bị móc nối, có người thì được huân luyện để trở thành cán bộ trung kiên (như anh Nguyễn Văn Ngọc, còn gọi là Ngọc Méo), còn lại số đông là giàn ra thành một thứ “mặt trận” đánh lẻ vào quần chúng chọn lọc (theo từng giai cấp hay giới người). Các LM và các anh Đầu và Quảng mà anh ĐĐPhưong nói trên lúc bấy giờ không phải là “cán bộ” CS đâu; họ còn nằm ở vòng ngoài mà tôi gọi là “mặt trận”!!! Sau 1975, không phải tất cả những người này đều thành “cán bộ CS” hết đâu! Đừng có mơ!!!) (Quá đúng!). Khi tôi đến sinh hoạt tại Phong Trào JUC thì tôi đã học xong chương trình cử nhân giáo khoa Triết Tây và bắt đầu làm tiểu luận cao học, còn anh Ngọc học Khoa học nhưng học đến đâu thì tôi không biết, vì anh làm Tổng thơ ký bên Liên Đoàn. Năm 1968 tôi làm chủ tịch JUC thì Ngọc thường tiếp xúc với tôi, khi thì ở trụ sở JUC, khi thì ở trụ sở Liên Đoàn hoặc ở nhà nguyện Mai Khôi, sau các buổi lễ chiều thứ năm của JUC. Có lẽ (đúng, chớ không có lẽ gì hết) khi đó Ngọc chưa trực tiếp tham gia hoạt động Cộng sản. Những người ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tả phái của Ngọc là ông Nguyễn Đình Đầu và anh vợ hay anh rể của ông Đầu là ông Trần Hữu Quảng, giáo sư sử địa tại trường Trung học Tư Thục Nguyển Bá Tòng.
Ngoài các ông Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư, Hồ Văn Minh, bác sĩ, là các chủ tịch lúc ban đầu, kế tiếp là những ai thì tôi không được biết. Hình như anh Trần Ngọc Báu cũng đã sinh hoạt JECU lúc đầu, cùng với dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ, mà sau này các anh thành lập phong trào Du Ca những năm trước 1975. Các ông Nhuận và Minh sau khi ra trường đã hình thành tổ chức xây nhà cho dân nghèo ở quận 8, trở thành Dân Biểu thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.
Bác sĩ Đinh Hà có lẽ là chủ tịch JECU niên khoá 1964-1965, và anh đã đi dự Đại hội JECI ( Jeunesse Etudiants Catholique Internationale ) năm 1965.
Anh Trần Thanh Quang, Sư phạm, là chủ tịch JECU niên khoá 1965-1966, có đi dự Đai hội JECI năm 1968. Kể từ khi anh Trần Thanh Quang làm chủ tịch, JECU được đổi tên thành Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam ( Jeunesse Universitaire Catholique du Viet Nam – J.U.C. VN) nạp đơn xin giấy phép hoạt động tại Bộ Thanh Niên, hàng năm có làm dự án hoạt động nộp tại Tổng Nha Thanh Niên để xin trợ cấp. Có lẽ vì Phong Trào Thanh Sinh Công (Trung Học) do cha Bộ phụ trách cũng có tên trong danh sách hoạt động tại Tổng Nha Thanh Niên nên JECU đổi ra Thanh Niên Công Giáo Đại Học (J.U.C.) để khỏi bị trùng hợp. Chính anh Trần Thanh Quang là người có công hoàn chỉnh nội qui của JUC, đổi tên từ Equipe ra Phân Đoàn, đổi các tên gốc tiếng Pháp ra tiếng Việt.
Sau đây là danh sách các chủ tịch JUC từ 1966-67 đến 1974-75.
Nguyễn Văn Tới ( Khoa Học) 1966-1967
Nguyễn Thanh Liêm (Y khoa) 1967-1968
Tết Mậu Thân, anh Liêm bị tử nạn do rocket bắn trúng nhà anh khi không quân tấn công quân Việt Cộng lẫn trong nhà dân ở khu gần sân bay Tân sơn nhất.
Sau khi Nguyễn Thanh Liêm qua đời, đáng lẽ phải triệu tập phiên họp Cộng Đồng Chiến Hữu để bầu tân chủ tịch thì nhóm anh Thông, Phó Chủ Tịch Nội Vụ, thuộc Phân Đoàn Y Khoa cùng với Nguyễn Thanh Liêm, gốc là Equipe Terminale (Đệ Nhất) từ Taberd, đã âm thầm họp riêng, không thông báo cho các Phân đoàn khác biết. Khi đó, tôi, Đinh Đông Phương, cùng với một số anh em phân đoàn Dược như Nguyễn Văn Minh, Tạ Văn Bẩy (Cư xá Phục Hưng), Phạm Minh Tâm ( Văn Khoa ) đề nghi với Cha Tuyên Úy là cha Thiện Cẩm, mời Phân Đoàn Y khoa tới họp để giải quyết vấn đề. Trong phiên họp, nhóm của Thông không chấp nhận ý kiến cha Tuyên Úy và xin rút lui khỏi Phong Trào. Do đó, Cộng Đồng Chiến Hữu đã triệu tập phiên họp đặc biệt để bầu lại Ban Chấp Hành. Kết quả là tôi được anh em tín nhiệm bầu vào chức chủ tịch, có Phạm Văn Phúc ( cx Phục Hưng) làm Tổng Thư Ký.
Đinh Đông Phương ( Văn khoa) 1968-1969
Nt 1969-1970
Nguyễn Xuân Thế ( Nha khoa) 1970-1971
Nguyễn Đức Thẩm ( Dược khoa) 1971-1972
Lê Viết Toà ( Luật Khoa) 1972-.Lê Viết Toà bỏ không hoạt động ,sau khi đi dự Đại Hội JECI tại Singapore về.
Đinh Đông Phương (Văn khoa) 1972-1973
Ngưyễn Thanh Hùng ( Dược Khoa ) 1973-1974
Nguyễn Văn Hùng ( Sư phạm) 1974-1975
Sau này cha Đỗ Xuân Quế thường nói tôi là người Việt Nam hoá JUC, vì từ khi tôi làm chủ tịch thì không còn các sinh viên gốc trường Tây nữa. Thực ra thì vẫn còn nhưng ít hơn trước.
Theo nội qui của JUC, nhiệm kỳ của chủ tịch là một năm, được tái cử một lần mà thôi. Trường hợp tôi trở lại làm chủ tịch năm thứ ba là vì một nguyên do đặc biệt, khi có sự can thiệp của chính trị vào sinh hoạt sinh viên Công Giáo, và tôi xin trình bầy ở phần sau.
3/ Tương quan JUC và Liên Đoàn SVCG. Trung tâm Phục Sinh là một nửa của khu vực nhà dòng Đa Minh chi Lyon. Lối chính vào Trung Tâm là cổng 229 Hiền Vương. Qua cổng là đến khu biệt thự cổ có từ thời Pháp thuộc. Khu biệt thự có tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt có hai cửa ra vào, tức là chia làm hai căn riêng biệt. Cửa bên trái là lối vào khu sinh hoạt của Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo; cửa bên phải là lối vào khu sinh hoạt của Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học, JUC VN. Phía mặt sau của biệt thự cũng có cửa ra vào và một sân rộng nối liền với khu nhà Dòng. Trên lầu có bốn phòng là phòng làm việc của các cha Nguyễn Huy Lịch, Hoàng Quốc Trương, Huỳnh Đắc Ánh, Mai Văn Hùng. Bên phải của khu biệt thự là một căn nhà chạy dài cũng có một tầng trệt và một tầng lầu do cha Long Tiên xây sau năm 1970, tầng trệt có phòng họp lớn chạy dài gần hết căn nhà dành làm chỗ sinh hoạt cho Tổng Đoàn Hiệp Sinh (tức Hiệp Hội Thánh Mẫu Học Sinh- Sinh Viên do cha Long Tiên thành lập) Sát phòng họp này là một phòng dành cho cha Thiện Cẩm làm việc và nghỉ đêm tại đây. Trên lầu của khu nhà này có bốn phòng .Có lẽ là từ năm 1972 hay 1973, các căn phòng của tầng trệt ngôi biệt thự được lấy lại, các văn phòng làm việc của JUC và Liên Đoàn SVCG phải dọn lên các phòng nhỏ trên lầu của khu nhà mới, cùng với Văn phòng của Tổng Đoàn Hiệp Sinh. Tại căn phòng trụ sở cũ của JUC, năm 1968, Đức Khâm Sứ Toà Thánh Angelo Palmas đã đến thăm JUC, khi đó tôi đang làm chủ tịch, một cuộc đón tiếp long trọng đã diễn ra, có mặt các cha Thiện Cẩm, Tuyên úy JUC, và cha Long Tiên, Tuyên Úy Liên Đoàn SVCG và Hiệp Sinh. Sau đó Đức Khâm Sứ sang nhà nguyện Mai Khôi cử hành thánh lễ, trong buổi lễ Đức Khâm Sứ đã ngồi chủ toạ và chứng kiến nghi thức tuyên hứa của 12 sinh viên thuộc Phong Trào JUC. Trong buổi đón tiếp này, Phạm Minh Tâm đã dẫn một đội Hướng Đạo Sinh đến làm hàng rào danh dự. Cổng lớn vào Trung Tâm Phục Sinh chỉ mở vào các ngày chủ nhật hoặc các lễ đặc biệt, còn bình thường các anh em sinh viên đến sinh hoạt thường đi cổng 44 Tú Xương, hoặc sau này có cổng ở đường Nguyễn Thông.
Vì Liên Đoàn SVCG và Phong Trào JUC có trụ sở sinh hoạt riêng biệt như vậy nên từ 1965 trở về trước thì không rõ, còn từ 1966 về sau, khi tôi đến sinh hoạt ở Phong Trào JUC thì hai bên vẫn hoạt động riêng biệt, không có sự lệ thuộc nào cả. Trong nội quy của JUC cũng không nhắc gì đến liên lạc phụ thuộc nào giữa JUC và Liên Đoàn. Tuy nhiên anh em sinh viên thuộc hai đoàn thể vẫn qua lại thăm hỏi và có nhiều sinh hoạt chung với nhau. Chẳng hạn khi Liên Đoàn tổ chức trại hè thì có anh em bên JUC tham dự, và khi JUC tổ chức trại hè thì anh em bên Liên Đoàn cũng có người tham dự. Khi JUC tổ chức các buổi tiếp tân thì thường có mời đại diện của Liên Đoàn và ngược lại, thỉnh thoảng Liên Đoàn cũng mời JUC. Các chị Vũ Bạch Kim, Nguyễn Thị Minh Ngọc là người của Phân Đoàn Văn Khoa JUC sang hoạt động bên Liên Đoàn. Anh Trần Quang Hưng là người của Phân Đoàn Luật JUC sang hoạt động bên Liên Đoàn, v.v. Như vậy, anh Nguyễn Phi Hoàng nói là JUC lập các Phân Đoàn để cạnh tranh với Liên Đoàn là không đúng. Anh Hoàng cũng nói là JUC có nhiệm vụ cung cấp chiến sĩ cho các Đoàn của Liên Đoàn. Điều này hoàn toàn sai. Phong trào JUC làm Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt trong môi trường sinh viên
(Xin nói một lần cho rõ: Chuyên T.U. riêng rẻ là chuyện dĩ nhiên, vì hai tổ chức hoàn toàn khác nhau, chớ không phải vì muốn “đứng riêng” (độc lập). Chính tôi, trong niên khóa BCH 1963-64, đã tiếp tay bày ra chuyện “phối hợp” Đoàn SVCGĐHSG với JUC và CMU thành cái gọi là “Liên đoàn SVCG ĐH SG” – Xin nói nhỏ: trước sự “phối hợp chính thức” này, danh xưng “Liên Đoàn” đã có rồi, vì người mình sính những danh từ đao to búa lớn lắm!!! Cũng như sính “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, nên mới có chuyện liên kết càng to càng tốt… nói là để phối hợp công tác, tránh trùng hợp và tránh ganh đua với nhau… Nhưng trong năm tôi làm chủ tịch này, thực ra mọi công tác “phối hợp” đều chẳng có gì hơn những năm trước… Ngoài ra, CMU và JUC vẫn tiếp tục sinh hoạt theo đường lối riêng của họ, dĩ nhiên. Chuyện “Liên Đoàn này” có danh mà không có thực này là vì thế!!! Hình như theo anh em nói, sau niên khóa 63-64, chuyện “Liên Đoàn này” rơi vào quên lảng luôn. Điều này tôi không rõ! Rồi, cũng theo anh em, Liên Đoàn SVCGĐHSG đã trở thành “danh chính ngôn thuận” hơn với sự thành lập các Đoàn ở các Phân Khoa và liên kết tất cả lại thành Liên Đoàn. Còn Đoàn Hiệp Sinh (của Cha Long Tiên) nằm ở đâu trong hay ngoài Liên Đoàn này, tôi không rõ. Chắc nó phải được coi như một đoàn thể nằm ngoài Liên Đoàn, như CMU chẳng hạn!)
Những điều anh Phương giải thích ở trên là “lý thuyết” về tổ chức và phương pháp hoạt động của các Phong Trào TLC, TSC, v.v. trên thế giới, nói chung. Nên biết, trong GHCG, có hai tuyến hoạt động, một tuyến nằm trong hệ thống hành chánh thuộc thẩm quyền giáo hội địa phương (sous la juridiction épiscopale), và một tuyến trong hệ thống quốc tế trực thuộc Tòa Thánh Vatican (mặc dù vẫn chịu sự điều hành của Giám Mục, khi có liên hệ nào đó với giáo quyền địa phương). Ví dụ các linh mục triều (cũng như nữ tu Mến Thánh Giá) hoàn toàn trực thuộc giáo quyền địa phương. Còn các dòng tu như Đa Minh (OP, Ordre des Prêcheurs), Phan Sinh (OFM, Ordre des Frères Mineurs), Dòng Chúa Cứu Thế (CSsR, Congrégation du Très Saint Rédempteur, Dòng tên, (Société de Jésus) v.v, chỉ là chi nhánh của Nhà Dòng Mẹ được Toà Thánh nhìn nhận là “Congrégation” (société) hay “Ordre” và sinh hoạt theo tôn chỉ, mục đích, và hoạt động của Dòng Mẹ. Xin để ý, sau Vatican 2, có nhiều “dòng tu đời” ra đời, nghĩa là có lời khấn dòng hằng năm, nhưng không có luật lệ bó buộc như mặc áo dòng hay đọc kinh nhật tụng, mà ngược lại có những lối hoạt động xả hội – chính trị rất “dân thân” (engagé), ví dụ như các chị AFI (Association Féminine Internationale, sau này chia ra hai tổ chức riêng và có tên riêng), có Dòng Mẹ được Toà Thánh nhìn nhận là một “Association religieuse” .
Các tổ chức về công giáo tiến hành cũng vậy, nhiều vô số kể. Có hội đoàn chuyên việc “sùng đạo”, như Hội Phạt Ta... này nọ, trực thuộc giáo phận, v.v.. Có hội đoàn nửa “sùng đạo” nửa “hoạt động” như “Đạo Binh Đức Mẹ” hay “Cursillo” chẳng hạn, có Tổ chức Trung Ương được Toà Thánh nhìn nhận. Nói riêng về JUC cũng vậy: Đoàn SVCG --hay Liên Đoàn SVCG (gồm nhiều Đoàn ở Phân Khoa ĐH)—là một tổ chức công giáo tiến hành ngành “quần chúng” (bao đồng) thuộc thẩm quyền của GM địa phận, không có đoàn viên ( nghĩa là không lấy các sinh viên vào và làm thành đoàn viên của Đoàn), mà trên thực tế là thông qua một Ban Chấp Hành để nhằm vào một số hoạt động rất tổng quát CHO một số đông SV CG ĐH, -- thường được coi là cố gắng “làm cho sinh viên công giáo suy tư và sống đạo”. Còn JUC là một tổ chức công giáo tiến hành ngành “chuyên biệt” thuộc tổ chức học sinh sinh viên công giáo quốc tế, trực thuộc Tòa Thánh. Cách JUC tổ chức từng nhóm nhỏ, gồm các cán bộ (cadre) của môi trường, để thâm nhập sâu vào MÔI TRƯỜNG SỐNG của họ (tức là môi trường đại học) hầu XEM, XÉT, và LÀM, nhằm làm dậy lên môi trường như là men trong bột (chớ không ngoài môi trường). Chủ trương hành động của họ là “action sur le milieu par le milieu” (dùng môi trường hoạt động trong và cho môi trường). Ở VN ta, chủ trương này được thực thi nhiều hay ít là tùy theo sự hướng dẫn của Tuyên Úy thấu đáo nhiều hay ít cách hoạt động gọi là chuyên biệt này. Vì là cách “đấu tranh” dấn thân theo từng chiến dịch có kế hoạch hẳn hoi, nên JUC trên nguyên tắc phải có mặt nơi nào có sinh viên, kể cả Đoàn Sinh Viên CG ĐH SG, để nhắm xem phải đánh mặt nào và huấn luyện cán bộ ra sao cho các chiến dịch hay chương trình này nọ của JUC….
II.- ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH TRỊ VÀO SINH HOẠT SINH VIÊN, CÁCH RIÊNG TRÊN SINH VIÊN CÔNG GIÁO.
Giới trẻ đại học là đối tượng mà các thế lực chính trị luôn chú tâm và muốn nắm lấy để chi phối các hoạt động của giới này.Giới sinh viên công giáo cũng là một phần của tập thể sinh viên. Nên tất nhiên cũng được cả hai phía Quốc gia và Cộng sản chú ý tới. Bên Quốc gia thì có Tổng Nha Thanh Niên theo rõi và giúp đỡ về tài chánh cho các đoàn thể được phép hoạt động. Phía Cộng sản cũng có nhiều tay chân hoạt động trong giới học sinh trung học và sinh viên đại học. Khoảng từ 1966 trở đi, Cộng sản có chiến dịch gọi là “Bắt trẻ đồng xanh” để lôi cuốn các học sinh, sinh viên, các trường trung học, đại học, ở Saigon và các tỉnh đi vào mật khu để được huấn luyện nhồi sọ và tổ chức rồi quay về hoạt động tại các trường học cũ. Các trường trung học tư thục như Nguyễn Bá Tòng và Kiến Thiết ở trung tâm Saigon có nhiều học sinh đi vào bưng nhiều nhất. Trong giới học sinh sinh viên Công giáo thì Cộng sản có các nhân vật đã được móc nối trước như các Linh Mục Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ … các nhà hoạt động Công giáo lâu đời như các ông Nguyễn Đình Đầu, Trần Hữu Quảng… Xin kể ra đây hai trường hợp điển hình, tiêu biểu cho giới sinh viên Công Giáo đi theo chính trị.
1/ Trường hợp Sinh viên Nguyễn Văn Ngọc. Anh có biệt danh là Ngọc Méo vì có tật nơi miệng, khi nói thì môi quặt sang một bên khiến đôi lúc anh phải cầm tay kéo lại. Tôi thấy hình như anh quan tâm đến sinh hoạt sinh viên hơn là lo học
(do GM Nguyễn Văn Bình giao phó hẳn hoi). Không phải các cha trong Tu Viện Mai Khôi trước năm 1975 đều là tuyên úy cho các đoàn thể sinh viên Công Giáo, mà chỉ có một số các cha. Đó là các cha Nguyễn Huy Lịch, Phạm Long Tiên, làm Tuyên Úy cho Liên Đoàn, các cha Pineau Bình, Đỗ Xuân Quế, Trần Minh Cẩm tức Thiện Cẩm, làm Tuyên Úy cho Phong Trào JECU, JUC. Xin mạn phép đưa ra một vài nhận xét về hoạt động của các cha với tính cách là Tuyên Úy sinh viên. (và giáo dục Dòng Đa Minh ở Pháp, cũng như do ảnh hưởng của Cha Cras khi đó là Bề Trên Đa Minh _ Mai Khôi) nên cha có lối cư xử rất nhã nhặn, lịch thiệp, hiểu tâm lý sinh viên nên rất được các sinh viên kính nể. Cha có lối nói, cách giảng rất dí dỏm, khiến những chỉ trích phê bình của cha cũng trở nên nhẹ nhàng và đôi lúc khiến sinh viên bật cười. Tuy nhiên đối với các sinh viên cả nam lẫn nữ cha luôn giữ một khoảng cách, không bao giờ thân mật hay suồng sã quá trớn. Sau năm 1975, do ảnh hưởng của ông Nguyễn Đình Đầu và Nguyễn Văn Ngọc, cha có vẻ ngả sang phía chính quyền Công sản. Có lẽ cũng do ảnh hưởng từ cha Lịch và ông Đầu mà Đức cha Bình có thái độ mềm dẻo với Nhà Nước Cộng Sản khiến Tổng Giáo Phận và Giáo Tỉnh Saigòn có nhiều linh mục có chân trong Ủy Ban Đoàn Kết nhất trong nước, trong khi các Giáo Tỉnh khác không có. Thực ra cha Nguyễn Huy Lịch không tin theo Công sản như một số cha khác, thái độ thân thiện với Cộng sản chỉ là một cách thế đối xử của một con người thức thời, biết rằng mình không thể làm khác đi được trong hoàn cảnh chung của xã hội. Gặp thời thế thế thời phải thế! Tuy nhiên, thái độ của cha như vậy khiến cho nhiều người không tiếp xúc với cha nữa, và điều này làm cho cha buồn lòng không ít. Về cuối đời, do bệnh tiểu đường nặng khiến cha bị hoại tử và phải cắt bỏ một chân. Cha chỉ còn ngồi một chỗ trong cảnh cô đơn và lặng lẽ suy niệm về cuộc đời. (Từ sau 30-04-75, Cha Lịch sinh hoạt với nhóm “Canh Tân và Hoà Giải” do Cha lập ra từ đó. Nhóm nhằm “suy tư” trên hiện tình Đất Nước và GH, và tìm phương đối phó, v.v. Sinh hoạt thực ra chỉ có những phiên họp hằng tuần tại phòng họp bên dưới phòng ngủ của Cha. Số người đến dự thường bao thành một vòng ghế, (khoảng 10 người), gồm những bạn bè đã từng quen biết và hoạt động ít nhiều với nhau, như Nguyễn Đình Đầu, Trần Hữu Quảng, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Ngọc Báu, v.v. , kể cả LM Khai (gốc Bùi Chu – Phát Diệm), Cha Hậu, cha Luân OFM…. Nếu đếm những người đã có mặt một vài lần trong các phiên họp thì con số có thể lên đến 20-25 người). Từ 1983, tức từ khi Cha Lịch và anh Đầu manh nha thành lập nhóm “CG yêu nước”, ngược với ý của Lan, tôi và ai nữa (?) thì tôi không đến tham dự nữa và chắc nhóm này cũng tan rả từ đó chăng???) (Theo tôi, Cha Long Tiên đã thành lập và làm T.U. của Tổng Đoàn Hiệp Sinh từ năm 1965 gì đó, đang khi làm GĐ CLB PH. Chi sau này, từ 1970 (?), Cha mới thay thế Cha Lịch trong chức vụ T.U. Liên Đoàn SVCGSG.) Bởi vậy ngoài những lúc bận đi đâu xa, còn thì thường xuyên ở văn phòng làm việc của cha luôn có các sinh viên nam, nữ đến tiếp xúc . Cha Long Tiên thuộc loại linh mục “chịu chơi”, nghĩa là ngài sẵn sàng đi với sinh viên nào mời ngài đi đến các địa điểm trình diễn ca nhạc, phim ảnh, kịch nghệ, v.v. Nghe nói khi ở Pháp, cha Tiên còn thỉnh thoảng đi dự các buổi khiêu vũ với các bà đầm Pháp, và còn chê các cha Việt Nam khác không biết nhẩy đầm. Ngoài việc làm Tuyên Úy, cha Long Tiên còn có công xây dựng khu nhà bên đường Hiền Vương ( Võ Thị Sáu sau 1975 ), xây khu cư xá Phục Hưng mới ở mặt đường Nguyễn Thông. Tiếc rằng khu cư xá mới chưa kịp xử dụng thì Cộng sản đã chiếm mất Về cuối đời, cha Long Tiên đã về ở nhà Mẹ tỉnh dòng Đa Minh bên Lyon (Pháp) và qua đời tại đó (năm 1992 ???). (Cha Pineau có một câu nói bất hủ đối với tôi, đó là “hãy giúp họ cùng nhau làm một cái gì chung, dù là thù họ sẽ thành bạn với nhau” (Câu tiếng Pháp gần như là: Faîtes-les travailler ensemble, ennnemis ils vont devenir amis.) (năm 1977). (Chính LM DCCT Nguyễn Ngọc Lan đã làm mục vụ tuyên úy không-chính-thức cho nhóm nữ sinh Gia Long này, trong đó có Thanh Vân, một vài năm trước rồi sau đó họ mới nhờ đến Cha Thiện Cẩm chăng. Vì có vụ hoạt động này mà Chị Thanh Vân gần gũi và “mê” Cha Lan từ trước 1975). Cha Cẩm xuất thân từ dòng Đồng Công, sau đổi sang dòng Đa Minh Lyon, được cử đi du học tại Pháp và tốt nghiệp tiến sĩ Triết học Ấn Độ. Khi làm Tuyên Úy JUC, cha Cẩm đồng thời dậy tại Đại học Đà Lạt, có sáng tác nhạc đạo dùng trong nhà thờ. Ngoài ra còn có cha Hòang Đắc Ánh, em Đức cha Huỳnh Đông Các, Giám Mục Giáo Phận Quy Nhơn, làm Giám Đốc Cư Xá sinh viên tại Cần thơ, đồng thời là Tuyên Úy Sinh Viên Công Giáo Đại Học Cần Thơ. Nhưng vì ít tiếp xúc nên tôi cũng không biết nhiều về cha Ánh.
1/ Cha Nguyễn Huy Lịch. Cha Lịch là người gốc Hà Nội, du học tại Pháp, là em của Giáo sư Nguyễn Huy Bảo dậy Đại Học Văn Khoa Saigon. Do từ gốc gác gia đình
2/ Cha Phạm Long Tiên. Nếu cha Nguyễn Huy Lịch là “bon papa” về tinh thần thì cha Phạm Long Tiên là “bon papa” về vật chất đối với sinh viên. Cha Phạm Long Tiên khi thay cha Lịch làm Tuyên Úy cho Liên Đoàn SVCG thì cha cũng đang là giám đốc câu lạc bộ Phục Hưng. Về sau cha còn sáng lập và đồng thời làm Tuyên Úy cho Tổng Đoàn Hiệp Sinh.
3/ Cha Pineau Bình. Khi tôi đến sinh hoạt tại Trung tâm Phục Sinh thì cha Pineau đã nghỉ làm Tuyên Úy cho JECU để cha Đỗ Xuân Quế thay thế. Vì vậy tôi chưa có dịp tiếp xúc với ngài. Nghe nói là cha Pineau rất được các sinh viên trong Phong trào JECU ngưỡng mộ.
4/ Cha Đỗ Xuân Quế. Tôi gặp cha Quế lần đầu tiên trong trại Hè của JUC năm 1966 tại Đà Lạt, khi tôi phụ trách thuyết trình một đề tài về môi trường Đại học Văn khoa Saigon. Nhưng hết năm 1967 thì cha Quế nghỉ làm Tuyên Úy JUC để nhường cho cha Thiện Cẩm thay thế. Theo tôi thấy thì cha Đỗ Xuân Quế ít hiểu tâm lý sinh viên, cha hơi quá chú trọng nguyên tắc (reglo) nên đôi khi không được lòng sinh viên, những người trẻ tuổi thường cho rằng người khác phải tôn trọng ý kiến của mình, dù là cha Tuyên Úy, và đôi khi những ý kiến ấy chưa đúng với đường hướng Phúc Âm.Vì vậy cha không làm Tuyên Úy để đi sang lãnh vực báo chí, phụ trách nguyệt san Nhà Chúa trong nhiều năm. Sau 1975, cha phụ trách giáo xứ Vườn Chuối, nguyên là một họ nhỏ của giáo xứ Huyện Sĩ, rồi làm bề trên nhà dòng Đa Minh chi Lyon, trước khi nhập vào tỉnh dòng Việt Nam. Có thể nói cha Quế là con người cứng rắn, giữ vững lập trường, không chao đảo, nghiêng ngả như các cha Lịch hay Thiện Cẩm. Nói rằng cha Quế phải chịu sự che chở của cái dù Thiện Cẩm là không đúng. Nếu quả thực có cái dù thì đó là cả trường phái tả khuynh, từ Đức cha Bình đến cha Lịch, ông Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Ngọc, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh v.v…
5/ Cha Thiện Cẩm. Cha làm Tuyên Úy cho Phong trào JUC từ năm 1968 đến 1975. Ngoài ra cha Cẩm còn làm Tuyên Úy cho Đoàn Nữ Sinh Công Giáo Gia Long, bao gồm các học sinh năm cuối (đệ Nhất) của Trường Nữ Trung Học Gia Long. Các nữ học sinh tự động họp thành đoàn rồi xin cha Cẩm làm Tuyên Úy. Các em học sinh này khi hết trung học thì có một số gia nhập JUC. Trong số này có Thanh Vân sau làm bà xã của cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan
Tóm lại, Dòng Đa Minh chi Lyon có chủ trương giúp đỡ giới sinh viên, đặc biệt là sinh viên Công Giáo nhiều nhất. Ngoài Câu lạc bộ Phục Hưng và Trung Tâm Phục Sinh của Dòng Đa Minh chi Lyon thì còn có các dòng khác quy tụ sinh viên Công Giáo như Dòng Lasan ( Taberd), Dòng Tên, đường Yên Đổ, nhưng Trung Tâm Phục Sinh có lẽ là lớn nhất. Các cha Đa Minh để tâm hướng dẫn hoạt động đoàn thể của sinh viên Công Giáo, dành khu biệt thự tốt nhất cho sinh viên làm chỗ hoạt động, thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với sinh viên về đường hướng hoạt động. Các cha đều là những người đồng hành với sinh viên trên chặng đường đại học, hướng dẫn họ đi đúng đường hướng Phúc Âm, chuẩn bị vào đời cho những con người sẽ có trọng trách trong xã hội sau này. Quả thực là chi dòng Đa Minh Lyon đã sống ơn gọi hướng dẫn giới trẻ Công giáo trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của lịch sử Việt Nam Cộng Hoà.
IV.-THỬ RÚT RA MỘT BÀI HỌC VỀ SINH HOẠT SINH VIÊN CÔNG GIÁO TẠI TRUNG TÂM PHỤC SINH, GIAI ĐOẠN 1954-1975.
Lịch sử là sự tái diễn không ngừng của hoạt động xã hội con người. Từ những hoạt động thành công hay thất bại của người đi trước sẽ để lại những bài học cho các thế hệ kế tiếp. Trong phạm vi của giới sinh viên Công Giáo, giới hạn trong Trung Tâm Phục Sinh của Chi Dòng Đa Minh Lyon, thời gian hai thập niên hậu bán thế kỷ 20, tuy là rất nhỏ bé nhưng cũng có thể rút ra một bài học nào đó cho các thế hệ sinh viên Công Giáo sau này.
Tất nhiên là mỗi người đều có những nhận định, đánh giá hoàn cảnh, tùy theo cảm nghiệm của mình trước mỗi hoàn cảnh cuộc đời. Do đó những nhận định của tôi cũng chỉ có một giới hạn, một giá trị mang tính cách cá nhân mà thôi.
Tôi xin tạm đưa ra hai ý kiến về sinh hoạt đoàn thể sinh viên Công Giáo nên có như sau:
1/ Đã là sinh hoạt sinh viên Công Giáo thì chỉ nên giữ tính cách thuần túy tôn giáo. Đời sinh viên chỉ là một phần của cuộc đời mỗi con người. Quãng đời đó mang nhiều dấu vết và kỷ niệm cho mỗi người khi đi vào sinh hoạt xã hội sau này. Đời sinh viên là quãng đời còn đầy ắp nét sinh động, lý tưởng, sự phong phú của cá nhân khi chưa bị những ô trọc của thế tục lôi cuốn. Do đó, đời sinh viên nên chỉ là một quãng đời cần được rèn luyện, được thử thách, chưa phải là lúc thực hiện những tham vọng của đời người. Theo kinh nghiệm của tôi, khi sinh hoạt tại Trung Tâm Phục Sinh, Phong Trào JUC mang nhiều nét lý tưởng Kitô hoá môi trường. Riêng cá nhân tôi, tuy làm chủ tịch nhiều năm nhất, nhưng so với các sinh viên khác thì tôi hầu như thất bại. Các sinh viên khi giữ chức chủ tịch JUC thì thường đạt được những ước vọng thường tình: được xuất ngoại đi họp sinh viên quốc tế; lấy được vợ trong cùng đoàn thể. Tôi không đạt được những điểm này. Nhưng điều đó không làm tôi thất vọng hay buồn chán. Bởi vì tôi đã đạt được một điều mà không ai khác đạt được. Đó là trong 3 năm tôi làm chủ tịch JUC, đã có 3 sinh viên không Công Giáo tự nguyện tòng giáo không phải vì lý do hôn nhân. Đó là các anh Lê Văn Tới, sinh viên Y khoa; Nguyễn Quốc Thái, sinh viên Nông Lâm Súc; chị Lê Thị Huề, sinh viên Sư Phạm. Tuy tôi chỉ là người gặt hái kết quả do các Sư huynh và các Sơ đã vun trồng từ trước khi các anh chị này theo học tại Taberd hay Saint Paul, tuy nhiên, đây cũng là những kết quả truyền giáo của JUC nói chung.
2/ Không nên đem chính trị vào môi trường sinh viên Công Giáo. Tất nhiên mỗi người sinh viên đều chịu ảnh hưởng tác động của xã hội dưới hình thức chính trị. Nhưng khi hoạt động trong đoàn thể mang danh Công Giáo, người sinh viên không nên đem những ảnh hưởng đó ra để tác động lên bạn bè như một cách thế lôi cuốn đồng minh, đồng chí ( camarades) của phe phái mình, hay là thử nghiệm những thủ đoạn chính trị của mình. Trong khi tôn giáo mang tính chất nhân từ, yêu thương, tha thứ, hướng thượng thì chính trị mang tính chất ác độc, hận thù, cố chấp, thủ đoạn, lừa dối… Do đó, người thanh niên trong trắng không nên vướng vào những hành động chính trị khi chưa rời ghế nhà trường.
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về tập thể sinh viên Công Giáo sinh hoạt tại Trung Tâm Phục Sinh của các Cha dòng Đa Minh chi Lyon từ 1954 đến 1975. Có thể là rất hời hợt, nông cạn, nhưng tôi cũng mong sẽ đóng góp được một cái gì đó cho các thề hệ đàn em mai sau.
(Tôi có thể đồng ý một phần với anh ĐĐPhưong. Phần khác là vấn đề mà chính anh Phương đã gặp và từng suy nghĩ trong sinh hoạt sinh viên: đó là, với tư cách sinh viên, làm sao tranh đấu theo đường lối “xã hội công giáo” nhất là tại các nước nghèo và còn vướng chiến tranh Quốc-Cộng hoặc gọi là chiến tranh giải phóng, như VN, mà không bị vướng vào vòng lưới xa gần của cộng sản??? Không thể nói lý thuyết suông được, để sân khấu xã hội cho CS tung hoành! Nhưng “dấn thân” như thế nào đây??? Anh Nguyễn Văn Ngọc và các anh em theo CS khác, sở dĩ họ nhắm mắt theo CS, là vì họ không thấy có ánh sáng nào ở cuối đường hầm bên phía CG. Tôi có biết ý anh Ngọc muốn phản kháng GHCG về v/đ này. Sau này, có thể anh Ngọc Méo có hối hận chăng??? Không thấy anh xuất hiện ở đâu nữa hết!!! Báu.)
Seattle, April 22, 2006.
Đinh Đông Phương