Muốn Xây Dựng Hòa Bình, Hãy Bảo Vệ Tạo Vật



Do sáng kiến của Đức Thánh Cha Phaolô VI từ năm 1968, Giáo hội Công giáo cử hành Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày Tết Dương lịch hàng năm và, nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng gởi đến những người thiện chí toàn thế giới một Sứ điệp Hoà bình Thế giới. Tiếp nối truyền thống đó, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chọn chủ đề ‘Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo vệ sự sáng tạo’ (Si tu veux construire la paix, protège la création) cho Sứ điệp Hoà Bình Thế Giới ngày 01.01.2010.

I. - LỜI ĐỨC THÁNH CHA.

1. Trách nhiệm đạo đức của mọi người.

Sau khi gửi đến mọi người lời cầu chúc Hòa Bình nhân dịp đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xác định việc tôn trọng các tạo vật có một tầm quan trọng lớn vì «tạo vật là khởi đâu và là nền tảng của mọi công trình của Thiên Chúa» và, ngày nay, việc bảo vệ nó trở nên thiết yếu cho sự chung sống hòa bình của nhân loại. Do sự tàn bạo của con người với nhau nên có nhiều mối đe dọa nguy hiểm cho hòa bình và sự phát triển toàn diện thật sự của con người. Với các cuộc chiến tranh, các hành vi khủng bố và vi phạm nhân quyền, người ta còn tàn phá trái đất và thiên nhiên, là những tặng phẩm của Thiên Chúa, nên gây những đe dọa và lo lắng cho Hòa bình thế giới. Bởi thế, nhân loại cần phải canh tân và củng cố «giao ước giữa con người và môi trường, để là tấm gương phản chiếu tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn và cùng đích của chúng ta».

Việc tìm kiếm hòa bình của tất cả mọi người thiện chí không có nghi ngờ sẽ tạo điều kiện bằng việc công nhận chung của mối quan hệ không thể tách rời giữa Thiên Chúa, con người và tạo ra tất cả.

2. Giáo huấn về môi trường của các Đức Giáo Hoàng.

Trong Thông điệp ‘Bác Ái trong Sự Thật’, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng sự phát triển con người toàn diện được liên kết chặt chẽ với những nghĩa vụ phát xuất từ mối tương quan của con người với môi trường thiên nhiên, được xem như là một ân huệ của Thiên Chúa cho hết mọi người, mà việc khai thác nó bao gồm một trách nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với những người nghèo và các thế hệ tương lai. Nếu con người chỉ xem thiên nhiên như là hoa trái của sự ngẫu nhiên hay của thuyết tất định của sự tiến hóa, thì ý thức về trách nhiệm này có nguy cơ bị giảm bớt ý thức trách nhiệm. Trái lại, xem công trình tạo dựng như là một ân huệ của Thiên Chúa cho nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu ơn gọi và giá trị của con người đúng như : «Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?» (Tv 8, 4-5).

Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình năm 1990 với đề tài ‘Hòa bình với Đấng Tạo Hóa, Hòa bình với toàn thể công trình tạo dựng’, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã lưu ý chúng ta đến ‘khủng hoảng sinh thái’ «Ngày nay, người ta ý thức rằng hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa vì sự thiếu tôn trọng thiên nhiên». Người nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này có một đặc điểm chủ yếu luân lý của một sự liên đới mới trong tương quan giữa Đấng Tạo Hóa, con người và công trình tạo dựng. Người khuyên không được bóp nghẹt ‘lương tâm môi sinh’, nhưng cần tạo điều kiện để nó phát triển.

Trước đó, năm 1971, để kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Lêô XIII, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh : «Việc khai thác thiên nhiên bừa bãi có nguy cơ hủy hoại nó và, sau đó, con người trở thành nạn nhân của sự hủy hoại này». Và Người thêm rằng như thế «không chỉ môi trường vật chất trở nên một đe dọa thường xuyên, nhưng chính khung cảnh của con người mà con người không còn làm chủ được cũng bị thương tổn và tạo cho tương lai một môi trường không thể chấp nhận được: vấn đề xã hội trên diện lớn liên quan đến gia đình nhân loại toàn thể».

Tất cả những gì hiện hữu đều thuộc về Thiên Chúa, Ngài ủy thác chúng cho con người, nhưng không phải để con người sử dụng chúng một cách độc đoán. Nên khi con người, thay vì chu toàn vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, lại thay thế Thiên Chúa, thì rốt cục con người sẽ tạo nên sự nổi loạn của thiên nhiên. Vì vậy, con người có nghĩa vụ cai quản thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, bảo tồn và vun trồng nó. Hơn nữa, gia sản thiên nhiên thuộc về toàn thể nhân loại. Nhưng nhịp độ khai thác hiện nay đang làm một số nguồn tài nguyên bị lâm nguy không những cho thế hệ hiện tại, nhưng nhất là cho các thế hệ tương lai.

3. Sự tự tin và can đảm.

Đức Thánh Cha chẩn đoán cuộc ‘khủng hoảng văn hóa và luân lý’ của con người có những triệu chứng hiển nhiên và những cuộc khủng hoảng này và sự tàn phá môi trường liên quan đến nhau buộc phải suy nghĩ lại con đường của con người, bằng việc áp dụng một cách sống dựa trên sự điều tiết và liên đới. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cả hai đức tính ‘tin cậy’ và ‘can đảm’ để tiếp thu những kinh nghiệm tích cực đã được thực hiện, sẽ cho nhân loại một cơ hội để phân định và tái lập kế hoạch.

Các suy thoái môi trường thường là kết quả của sự thiếu các dự án chính trị dài hạn hoặc theo đuổi các lợi ích kinh tế mù quáng, khiến không may trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng những sự sáng tạo.

Đức Thánh Cha cho thấy cách để khắc phục sự cân bằng: «Để che chở môi trường, bảo vệ tài nguyên và khí hậu, cần phải, một mặt, hành động theo tiêu chuẩn quy định chính xác, cũng một góc độ pháp lý và kinh tế, và, mặt kia, phải lưu tâm đến sự liên đới với những người sống trong các khu vực nghèo hơn trên trái đất và các thế hệ tương lai».

Ngườiù kêu gọi một sự ‘liên đới liên thế hệ đoàn kết trung thực’ giữa họ một cách cấp bách, mà còn phải có sự ‘liên đới các thế hệ’ phải đổi mới ‘giữa các quốc gia đang phát triển và các nước công nghiệp hóa cao’: tóm lại, đó là một sự liên đới mở ra trong không gian và thời gian.

4. Phổ biến các chiến lược.

Đối với nguồn năng lượng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tìm kiếm những chiến lược phổ biến và bền vững để đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ này và các thế hệ tương lai.

Trước tiên là các quốc gia công nghệ tiên tiến cần tiếp tục có những hành vi tiết độ, giảm nhu cầu năng lượng của mình và cải thiện các điều kiện sử dụng nó và kế đến, các nước đó phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng với các tác động môi trường thấp và tái phân phối các nguồn năng lượng toàn cầu ... để các quốc gia chưa có có thể truy cập. Đức Thánh Cha khuyến khích công cuộc nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Bước theo đường đi của Đức Gioan-Phalô II, Ngườụi mong muốn thấy một hệ thống quản lý tài nguyên đất đai phối hợp tốt hơn ở cấp độ quốc tế, đặc biệt là trong lúc, một cách hiển nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa tranh đấu chống môi trường xuống cấp và xúc tiến phát triển con người toàn vẹn.

Sau cùng, Đức Thánh Cha mời chúng ta rời bỏ lý luận của chủ nghĩa tiêu thụ cho rằng chỉ có tiêu xài mới thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mọi người.

5. Hình thành của lương tâm.

Trong vấn đề giáo dục, Đức Thánh Cha hoan nghênh sự nhận thức và hình thành từ các xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ cùng lòng quyết tâm và sự hào phóng của họ.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hội thánh đối với các tạo vật: «Giáo hội nghĩ rằng mình phải thực thi trách vụ trong lãnh vực công cộng để bảo vệ đất, nước và không khí, là những quà tặng của Thiên Chúa Tạo hóa cho mọi người, và nhất là để bảo vệ con người chống lại nguy cơ hủy diệt của chính mình. Cuối cùng, những nghĩa vụ đối với môi sinh xuất phát từ những nghĩa vụ đối với con người xét nơi chính bản thân và trong quan hệ với tha nhân».

Để có một hệ sinh thái đích thực của con người, Đức Giáo Hoàng khẳng định tính bất khả xâm phạm của đời sống con người qua mọi giai đoạn và trong bất kỳ điều kiện nào, nhân phẩm và sứ mệnh không thể thay thế của gia đình, nơi đó con người được giáo dục tình yêu đồng loại và tôn trọng thiên nhiên.

Giáo hội không hỗ trợ bất kỳ sinh thái học nào, nhưng tỏ ra dè dặt đối với một quan niệm về môi sinh theo xu hướng coi môi sinh và sinh vật là trọng tâm, là vì quan niệm ấy loại bỏ sự khác biệt về thực thể và cứu cánh giữa con người và các sinh vật khác. Người ta loại bỏ căn tính và ơn gọi trỗi vượt của con người, và cổ võ một cái nhìn bình đẳng chủ nghĩa (vision égalitariste) về ‘phẩm giá’của mọi sinh vật. Như thế, người ta mở đường cho một thuyết phiếm thần mới với những sắc thái tân ngoại giáo, coi ơn cứu độ con người phát xuất chỉ từ thiên nhiên, thứ thiên nhiên được hiểu theo nghĩa hoàn toàn duy tự nhiên. Trái lại, Giáo Hội mời gọi đặt vấn đề một cách quân bình, trong niềm tôn trọng qui luật mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc nơi công trình của ngài, khi ủy thác cho con người vai trò gìn giữ và quản trị thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, vai trò mà con người không được lạm dụng, và cũng không thể từ khước. Thực vậy, cả lập trường chống lại sự tuyệt đối hóa kỹ thuật và quyền năng của con người, cũng có thể trở thành là một sự xâm phạm không những chống lại thiên nhiên, nhưng còn làm thương tổn chính phẩm giá con người.

Cần bảo tồn gia sản nhân sự của xã hội. Gia sản các giá trị này có nguồn gốc và được ghi trong luật luân lý tự nhiên, vốn là nền tảng sự tôn trọng con người và thiên nhiên.

II. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH VỚI VIỆT NAM

Hướng về Quê Hương, người Việt không khỏi đau lòng khi so sánh những đề nghị ghi trong Sứ điệp với những thực tế đang diễn ra tại đây.

1. Sự đối xử giữa Con người với nhau.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề xướng : «Nếu muốn xây dựng Hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật.». Nhưng, thế nào là tạo vật ?

Đọc Cựu ước, chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã dựng nên vũ trụ và con người. Con người, tột đỉnh của công trình sáng tạo, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, để ‘cai quản vũ trụ’ như ‘người quản lý’ của chính Thiên Chúa (xem Sáng thế 1,28).

Là tạo vật cao quý của Đấng Tạo Hóa, ‘con người đối xử tàn ác với con người, gây nhiều đe dọa đang đè nặng lên hòa bình và sự phát triển nhân bản toàn diện chân thực như chiến tranh, những vụ khủng bố và vi phạm các quyền con người.’ (xem số 1 Sứ điệp).

Để Việt-Nam được nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảng Cộng sản đã hứa với chánh phủ các quốc gia thành viên là sẽ cải cách kinh tế đồng thời với chánh trị và nhân quyền, dành những quyền căn bản cho công dân. Ngày 11.01.2007, Việt-Nam chính thức gia nhập Tổ chức này, nhưng những thảm cảnh không ngừng xảy ra cho các người dân anh hào đất Việt.

a. Các tù nhân lương tâm [như Luật sư Lê thị Công Nhân nói : «Sống thế nào thì sống vẫn phải giữ lòng tự trọng và lương tâm của mình. Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.»] bị gắn cho cái tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam’ qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự :

- Linh mục Nguyễn văn Lý (bị bắt giam tại giáo xứ Bến Củi ngày 24.02.2007, bị bịt miệng cấm nói tại phiên tòa ngày 30.03.2007 khi không được phép có luật sư biện hộ. Cha đã bị chứng tai biến mạch máu não vào ngày 14.11.2009.

- Luật sư Lê thị Công Nhân (tên ghép hai chử ‘công bằng’ và ‘nhân ái’), bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11.05.2007. Thủ tướng Việt-Nam đã xin chánh phủ Ba lan và Hoa kỳ tiếp nhận cô, nhưng cô chọn sống trên Quê hương, dù trong phải ở tù.

- Luật sư Nguyễn văn Đài (bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế ngày 11.05.2007),

- Luật sư Lê Quốc Quân (bị công an bắt giữ không lý do, ngày 08.03.2007, ngay khi vừa từ Washington trở về sau khóa tu nghiệp do học bổng của quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ NED và chỉ được thả trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường sang Hoa Kỳ ngày 16.06.2007.

- Luật sư Lê công Định (năm 2002, đại diện White & Cases để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt-Nam trong vụ kiện bán phá giá cá tra, basa trước tòa án Hoa kỳ và bị bắt ngày 13.06.2009).

- Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại trường INSA, ngày 05.08.2007 trở về Việt-Nam và nhận lệnh nhập quân đội ngày 05.03.2008 vì văn bằng Pháp không được kể. Ngày 06.07.2009, bị loại ngũ và bị bắt ngày 07.07.2009.)

Danh sách những người tù này còn dài, nhưng các nhân vật này có chung điểm tuy được trau dồi cộng sản chủ nghĩa mà đã đáp tiếng gọi của lương tâm để bênh vực đồng bào.

b. Các nạn nhân của bạo quyền.

Ngày 20.07.2009, máu giáo dân vô tội đã tuôn xuống trên mảnh đất cũ nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình, Giáo phận Vinh) do bị đánh đập dã man bởi lực lượng công an Đồng hới và du côn đánh thuê. Họ bắt giam 19 người, gồm cả những người bị thương nặng nhẹ vì muốn dựng ngôi lán tạm và một cây Thánh Giá để làm bàn thờ dâng Thánh Lễ.

Ngày 27.07.2009, công an và du côn dùng gậy bằng gỗ đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú (Quản Xứ Dũ Lộc) khi cùng các Cha khác và giáo dân cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình trên nền cũ nhà thờ Tam Tòa. Nghe tin Cha Phú bị thương, Cha Phêrô Ngô Thế Bính (Quản xứ Hà Lời) tới thăm và cũng bị đánh.

Ngày 27.09.2009, 400 tăng sĩ và tu sinh Tu viện Bát Nhã bị chửi bới, đánh đập, xé áo, lùa ra ngoài trời mưa và lạnh buộc phải trở về nguyên quán bởi Phật tử, đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi, côn đồ và rất đông công an.

Khoảng 3 giờ ngày 06.01.2010, đông đảo công an với nhiều dụng cụ bình hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống … lên Núi Thờ (Núi Chẽ) để đập phá tan tành cây Thánh Giá. Nhưng Thánh Giá biểu tượng thánh thiêng nhất đức tin của Kitô hữu vì Đức Kitô đã chết trên Thánh Giá và Sống Lại để cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, Thánh Giá này đã được xây dựng Thánh Giá bằng gỗ đã có từ cả trăm năm trên đất của giáo xứ Đồng Chiêm làm nơi an nghỉ cho những người qua đời. Do đó, các giáo dân Đồng Chiêm đã ngăn cản hành động phạm thượng này và hai bà Đinh thị Song và Bạch thị Phòng bị công an đánh có thương tích. Ngày 11.01.2010, anh G.B Nguyễn Hữu Vinh bị đánh và cướp máy ảnh tại Đồng Chiêm, trước mắt các công an, sỹ quan quân đội… nhưng không có bất cứ một hành động nào can thiệp.

2. Con người làm ô nhiễm môi trường.

Trong cuộc Hội thảo ‘Bảo vệ sự sống các dòng sông’ tổ chức ngày 31.10.2009 tại Đồng nai, các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo về tình hình những dòng sông tại Việt-Nam đang chết dần mòn do tình hình khai thác bừa bãi và gây tình trạng ô nhiễm các dòng sông và đưa ra các giải pháp khác như: tăng cường các hành vi bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng đến các dòng sông, quyết liệt ngăn chặn tình trạng phá rừng. Vấn đề ‘các dòng sông bị ô nhiễm’ mọi người đều biết, nhưng khi nói đến việc ‘cải thiện và bảo vệ môi trường’ thì giới hữu trách luôn cho là ‘không có vốn, đất nước nghèo chưa đủ tiềm năng’ trong khi các doanh nghiệp, nhất là khi có vốn ngoại quốc, vẫn chạy theo lợi nhuận cứ sử dụng những công nghệ chưa đủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp Vedan là một thí dụ điển hình.

a. Vedan và giải thưởng ‘an toàn vì sức khỏe cộng đồng’.

Công ty Vedan (Đài loan) khánh thành nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam Sài gòn. Xí nghiệp sản xuất xút - clo, bột ngọt và tinh bột. Từ năm 1994, Vedan đã lắp đặt một ‘hệ thống xử lý’ không đúng qui định nhằm dẫn nước thải trực chỉ ra sông Thị Vải, vào đêm khuya.

Dù được người dân thông báo và Vedan đã có tiền án, nhưng Cảnh sát môi trường cùng đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phải mật phục ròng rã 3 tháng trời, mới bắt được quả tang hành vi hủy hoại thiên nhiên này của Vedan, đã làm bàng hoàng dư luận.

Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ môi trường cho biết nước sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới cây. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Sài gòn cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài gòn (thuộc lưu vực Đồng nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.

Ô nhiễm nhất trong lưu vực là một đoạn sông Thị Vải dài trên 10 km được gọi là ‘dòng sông chết’. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống.

Nhân dịp tôn vinh ‘Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc’ ngày 27.10.2009, ba sản phẩm của Vedan: Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi được trao tặng danh hiệu ‘Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009", khiến dư luận ngỡ ngàng, bức xúc.

b. Khai thác Bauxite.

Sau cuộc nội chiến kéo dài, việc khai thác và xuất cảng nguyên liệu thô thu ngoại tệ làm vốn để xây dựng đất nước và làm đà cho công cuộc phát triển một nền kinh tế Việt-Nam kiệt quệ là điều cần thiết. Nhưng gần 35 năm đã trôi qua, sự phát triển kinh tế được cho là theo hướng bền vững thì việc khai thác khoáng sản bauxite và chế biến alumin là điều cần phải xét lại.

- Thế hệ người Việt hiện tại không được phép tiếp tục đào nguyên liệu thô trong lòng đất đem bán để ăn vì đó là tài nguyên mà Đấng Tạo hóa ban cho cả các thế hệ con cháu chúng ta.

- Công nghệ khai thác khoáng sản bauxite lạc hậu sẽ đưa đến hiệu quả kinh tế rất thấp và phải sử dụng tài nguyên không cao. Do đó, nguy cơ lỗ về tài chính rất quan trọng sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia về sau này, gây nợ nần cho các thế hệ sau.

- Dự án không tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn : nguồn nước, xói mòn và suy thoái đất hậu khai khoáng và ô nhiễm không khí trong quá trình khai thác khoáng sản. Nhất là sự kiện thiếu nước có thể gây thiệt hại rất lớn cho khu vực mang lại thu nhập lớn nhất cho quốc gia là các khu công nghiệp Sài gòn, Đồng nai và các tỉnh lân cận.

- Trung quốc đang vào Tây Nguyên tạo điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt-Nam, Lào và Cam bốt.

HÀ MINH THẢO