Bài 1: Julian Huxley Giới Thiệu "Hiện Tượng Con Người" Của Teilhard de Chardin
Chú thích :
1). Tài liệu bản văn điện tử này được biên soạn cho Bộ các Tiểu Thuyết Cổ Điển của Arthur. Bản văn điện tử được nhóm chí nguyện XHTML thực hiện, có Arthur Wendover hiêu chính thêm ngày 10/11/2004. (Xin xem thêm chi tiết bản văn gốc). Đây là bản dịch bản văn điện tử cuốn « Hiện Tượng Con Người » do cha Pierre Teilhard de Chardin viết, được chuyển ngữ theo bản văn điện tử nguyên thủy phenom10.txt Bộ Tiếu Thuyết Cổ Điển (Classic Novels) của Arthur.
Trong học giới, Teilhard trở thành một tên tuổi mang nhiều niềm hãnh diện cho những ai từng nghe đọc, hiểu biết và yêu mến Cha. Nhiều nhà xuất bản hầu như cạnh tranh nhau xuất bản những tác phẩm của cha về khoa khảo cổ, và cổ sinh vật học cũng như triết học thần học vả tu đức, như muốn dành phần là người thân tín bên cạnh Cha.
Nhưng tôi chú ý nhất đến học giả người Pháp Lucien[1], người đã viết nhiều bải trong bộ Annales của Dòng Tên Pháp từ 1929 đến nay.
Tôi chọn bản dịch tiếng Anh của Bernard Wall, được Julian Huxley giới thiệu vì có lẽ không có sẵn cuốn sách nào mà tôi có thể tìm thấy dễ dàng tên internet. Vả lại cuốn sách được chính một nhà sinh học bạn của Linh mục Pierre Teilhard giới thiệu
Lần Lượt ngoài phần giới thiệu của Sir Julian Huxley, tôi sẽ cố dịch thuật và công bố toàn bộ tác phẩm này gồm bốn quyển, có xen kẽ một hệ luận (I, II, Hệ Luận, III, IV) như sơ đồ nội dung cho thấy.
2). Người biên dịch bản tiếng Việt thấy mình có thể còn chưa đủ sắc bén tinh tế để có thể lãnh hội đầy đủ những cảm nhận của Cha Teilhard de Chardin, một nhà bác học cổ sinh triết thần học lỗi lạc. Say mê với công trình khoa học cổ sinh vật học trong viễn tượng quá trình tiến hóa tự nhiên kết hợp với tri thức triết thần học Công giáo, Cha Teilhard đã hết sức sống niềm tin Công giáo qua Dòng Tên soi rọi vào trực giác triết thần khoa học của cha. Cha đã có cái nhìn tiên tri về hướng đi của vũ trụ và nhất là con người biến hỏa từ Alpha đến Omega trong viễn tượng cánh chung viên mãn của nhân loại trong vũ trụ được Thiên Chúa Sáng tạo
3). Sir Julian Sorell Huxley FRS (The Fellowship and Foreign Membership of the Royal Society) (22/6/1887–14/2/1975) là một nhà sinh học biến hóa Anh, một nhà nhân bản hoc, một nhà hoạt động quốc tế. Ông chủ trương thuyết đào thải tự nhiên, và ông là một khuôn mặt hàng đầu ở giữa thế kỷ 20 tổng hợp biến hóa ông là thư ký của Hội Sở Thú Luân Đôn (1935-1942) Giám Đốc đầu tiên UNESCO và nhân viên sáng lập Quỹ Đời Sống Hoang Dã Thế Giới.
Huxley được nhiều người biết vì những bài trình bày khoa học của ông trong các sách báo, trên Phát Thanh và truyền hình. Ông được Giải Kalinga của UNESCO, vì đại chúng hóa khoa học năm 1953, Huân Chương Darwin của Hội Hoàng Gia năm 1956, và Huân Chương Darwin-Wallace của Hội Linnean năm 1958. Ông đượng tôn phong làm hiệp sĩ cùng năm 1958đó, một trăm năm sau Charles Darwin và Alfred Russel Wallace công bố lý thuyết tiến hóa nhờ đào thải tự nhiên. Năm 1959 ông tiếp nhận Phần Thưởng Đặc Biệt của Quỹ Lasker trong chủ trương làm cha mẹ có kế hoạch – Dân số thế giới. Huxley là một thành viên kiệt xuất của Hội Eugenics Anh và chủ tịch Hội này từ 1959 đến 1962.
Trong suốt mười năm trời, nhờ cơ hội được gặp mặt học giả lần đấu tại Paris, ông về sau trở thành người ban thâm giao trao đổi nhiều tư duy và thư tín với Linh mục Pierre Teilhard de Chardin, nhất là giai đoạn linh mục sống tại Hoa Kỳ
Hiện Tượng Con Người
Tác giả: Cha Pierre Teilhard de Chardin
Giới thiệu: Sir Julian Huxley
Bản tiếng Việt : Đỗ Hữu Nghiêm
Nội Dung Sơ Lược
Dẫn Nhập của Sir Julian Huxley
Lời Tựa Preface
Lời Nói Đầu: Xem thấy Foreword : Seeing
Quyển Một: Trước Khi Sự Sống Đến – Before Life came
Chương 1 : Chất thô của Vũ Trụ The Stuff of the Universe
I. Chất Nguyên Yếu Elemental Matter
A. Đa Phức The Plurality
B. Thống Nhất Unity
C. Năng Lượng Energy
2. Chất Toàn Bộ Total Matter
A. Hệ Thống The System
B. Tổng Thể The Totum
C. Lượng Thể The Quantum
3. Biến Hóa Của Chất The Evolution Of Matter
A. Xuất Hiện The Appearance
B. Luật Số Lương The Numerical Laws
Chương II. Thể Nội Tại của Vạn Vật The Within of Things
I. Hiện Hữu Existence
2. Luật Phẩm Lượng Tăng Trưởng The Qualitative Laws Of Growth
A. Quan Sát Đầu Tiên First Observation
B. Quan Sát Thứ Hai Second Observation
C. Quan Sát Thứ Ba Third Observation
3. Năng Lượng Linh Thần Spiritual Energy
A Vấn Đề Hai Năng Lượng The problem of the Two Energies
B. Một Đường Hướng Giải Quyết A Line of Solution
Chương III. Trái Đất trong các Giai Đoạn Sớm The Earth in its Early Stages
I. Thể Ngoại Tại The Without
A. Thế Giới Tinh Thể Hóa The Crystallising World
B. Thế Giới Polime hóa The Polymerising World
2. Thể Nội Tại The Within
Quyển Hai: Sự Sống Book II: The Life
Chương I Sư Sống Hiện Đến The Advent of Llfe
I. Chuyển Hóa sang Sự Sống The Transit To Life
A. Các Vi thể và các Đại Phân Tử Micro-organisms and Mega-molecules
B. Nguyên Đại Bị Bỏ Quên Forgotten Era
C. Cuộc Cách Mạng của Tế Bào The Cellular Revolution
2. Các Biểu Hiện Khởi Đầu của Sự Sống The Initial Manifestations Of Life
A. Cảnh Vực The Milieu
B. Tiểu Vi và Số Lượng Smallness and Number
C. Nguyên Ủy của Số Lượng The Origin of Number
D. Mối Tương Liên và Hình thái Inter-relationship and Shape
3. Mùa Sự Sống The Season of Life
Chương II. Phát triển của Sự Sống The Expansion of Life
1. Các Vận Chuyển Nguyên yếu của Sự Sống The Elemental Movements Of Life
A. Tái Sản Xuất Reproduction
B. Đa Phúc Hóa Multiplication
C. Đổi Mới Renovation
D. Tiếp Hợp Conjugation
E. Liên Hợp Association
F. Hoạt Động Có Kiểm Soát Controlled Additivity
A. Hệ Luận: Các Đường Hướng Của Sự Sống Corollary: The Ways Of Life
2. Các Phân Nhánh của Khối Sống Động The Ramifications Of The Living Mass
A. Các Tập Thế Tăng Trưởng Aggregates of Growth
B. Trưởng Thành Thịnh Hành The Flourishing of Maturity
C. Các Tác Dụng của Khoảng Cách Effects of Distance
3. Các Cây Sự Sống The Tree Of Life
A. Các Đường Chính The Main Lines
B. Các Kích Thước The Dimensions
C. Bằng Chứng Hiển Nhiên The Evidence
Chương III Demeter (Nữ Thần Tăng Trưởng) Chapter III. Demeter
1. Sợi Chỉ Nữ Thần Arìadne Ariadne's Thread
2. Nhận Thức Vươn Lên The Rise Of Consciousness
3.Tiếp Cận Thời Gian The Approach Of Time
Quyển Ba: Tư Tưởng Book Three: Thought
Chương I. Tư Tưởng Phát Sinh Chapter I. The Birth of Thought
1. Ngưỡng Tư Duy The Threshold Of Reflection
A. Ngưỡng Nguyên Tố: Nhân Hóa Cá Thể The Threshold of the Element: the Hominisation of the Individual
B. Ngưỡng Thể: Nhân Hóa Chủng Thể The Threshold of the Phylmn: the Hominisation of the Species
C. Ngưỡng Hành Tinh Trái Đất: Tinh quyển The Threshold of the Terrestrial Planet: The Noosphere
2. Các Hình Thức Nguyên Thủy The Original Forms
Chương II. Tinh quyển Triển Khai Chapter II. The Deployment of the Noosphere
1. Giai Đoạn Phân Nhánh Của Chủng Tiền Nhân The Ramifying Phase Of The Prehominids
2. Nhóm Nhân Chủng Néanderthal The Group Of The Neanderthaloids
3. Phưc Nhóm Homa Sapiens The Homo Sapiens Complex
4. Biến Tướng Tân Thạch The Neolithic Metamorphosis
5. Kéo Dài Thời Tân Thạch Và Tây Phương Vươn Lên The Prolongations Of The Neolithic Age And The Rise Of The West
Chương III. Trái Đất Hiện Đại Chapter III. The Modern Earth
1. Phát Hiện Biến Hóa The Discovery Of Evolution
A. Tri giác Không-Thời Gian The Perception of Space-time
B. Màng Bao Trong Khoảng Thời Gian The Envelopment in Duration
C. Chiếu Sáng The Illumination
2. Vấn Đề Hành Động The Problem Of Action
A. Băn Khoăn Hiện Đại Modern Disquiet
B. Yêu Cầu về Tương Lai The Requirements of the Future
C. Lưỡng Đề và Chọn lựa The Dilemma and the Choice
Quyển Bốn: Sống Còn Book Four: Survival
Chương I: Sinh đề Cộng Thể Chapter I. The Collective Issue
1. Đồng giao Tư Tưởng The Confluence Of Thought
A. Liên Hợp Cưỡng Bách Forced Coalescence
B. Đại Tổng Hợp Mega-Synthesis
2. Thần Của Trái Đất The Spirit Of The Earth
A. Nhân Loại Mankind
B. Khoa Học Science
C. Đồng Tâm Unanimity
Chương II: Ngoài Xa Cộng Thề: Siêu Bản Vị Chapter II. Beyond the Collective: the Hyper-Personal
1. Đồng Qui Bản Vị Và Điểm Omega The Convergence Of The Person And The Omega Point
A. Vũ Trụ Bản Vị The Personal Universe
B. Các Bản Vị Lising Vũ Trụ The Persona lising Universe
2. Tình Yêu Làm Năng Lượng Love As Energy
3. Các Thuộc tính Của Điểm Omega The Attributes Of The Omega Point
Chương III: Trái Đất Tột Cùng Chapter III. The Ultimate Earth
1. Tiên Báo Đặt ra Ngoài Prognostics To Be Set Aside
2. Các Tiếp Cận The Approaches
A. Tổ Chức Truy Cứu The Organisation of Research
B. Phát Hiện Đối Nhân The Discovery of the Human Object
C. Liên Hợp Khoa Học Và Tôn Giáo The Conjunction of Science and Religion
3. Thể Tột Cùng The Ultimate
Lời Kết: Hiện Tượng Kitô Epilogue: The Christian Phenomenon
1. Các Trục Của Niềm Tin Axes Of Belief
2. Hiện Hữu – Giá Trị Existence-Value
3. Quyền Lực Tăng Trưởng Power Of Growth
Tái Bút: Yếu Tính của Hiện Tượng Con Người Postscript: The Essence Of The Phenomenon Of Man
1. Một Thế giới Trong Đối Hợp A World In Involution
2. Con Người Xuất Hiện Đầu Tiên The First Appearance Of Man
3. Hiện Tượng Xã Hội The Social Phenomenon
Phụ Lục Appendix
Một Vái Lưu Ý Về Địa Vị và Phần của Sự Ác trong một thế giới trong Biến Hóa Some remarks on the Place and Part of Evil in a World in Evolution
Bảng Liệt Kê Index
Pierre Teilhard de Chardin sinh tại Auvergne, Pháp năm 1881 và chết năm 1955. Ông thuộc loại những gia đình khác thưòng, vì ông có lúc vừa là một nhà sinh học vừa là nhà cổ sinh vật học nổi danh thế giới, và còn là một tu sĩ Dòng Tên. Lâu trước khi công trình của ông được công bố, thì người ta thường dùng tên ông trong các câu lạc bộ khoa học tại Pháp cũng như tại nhiều nơi khác. Chính ông đã sống phần lớn đời ông bên ngoài quê hương bản quán của ông. Tại Trung Hoa (nơi ông có một vị trí quan trọng phát hiện ra Người Bắc Kinh (Homo Pekinensis) năm 1929) và cuối cùng sống tại Hoa Kỳ.
Vì Teilhard de Chardin là một nhà tư tưởng thiên tài lạ kỳ, nên nếu chỉ toát lược vắn tắt, ta có thể thấy vẻ bao la và ý nghĩa tư tưởng của ông. Nhưng có thề nói ông đã dùng cả đời ông, trí tuệ khủng khiếp của ông và niềm tin thiêng liêng lớn lao của ông vào một khái niệm đầy hoài vọng. Ông muốn xây dựng một nền triết học có khả năng hoà giải thần học Kitô giáo với lý thuyết biến hóa khoa học. Nền triết học đó có thể liên kết các sự kiện kinh nghiệm tôn giáo với sự kiện kinh nghiệm khoa học tự nhiên. Hiện Tượng Con Người là cuốn sách quan trọng nhất của Cha Teilhard de Chardin, bao gồm tư tưởng tinh túy của cha. Có thể mô tả đề tài cuốn sách là cuộc tiến hóa của thế giới vẫn đang diễn ra từ thô liệu đầu tiên của vũ trụ, qua cuộc sống, tiến đến nhận thức và con người.
Không thể nói Hiện Tượng Con Người là một tác phẩm dễ dàng, nhưng đó là một cuốn sách chìa khóa mở vào thời đại chúng ta. Một khi độc giả đã cố đi sâu vào bên trong nó, họ có thể cảm thức được cái nhìn thị kiến của Cha Teilhard về vũ trụ như một áng thơ đầy chất lãnh mạng. Vì nhà khoa học và học giả đáng chú ý này cũng là một người có niềm tin thị kiến, cố tìm tới quá trình phát triển xa hơn của con người. Sir Julian Huxley kết thúc phần giới thiệu của ông, đã nói: Chúng ta, loài người, chứa đựng các khả năng của trái đất, tương lai bao la, và có thể thể hiện ngày càng nhiều các khả năng đó, với điều kiện chúng ta có thêm tri thức của ta và tình yêu của ta. Dường như đối với tôi, đó là quá trình tinh lọc « Hiện Tượng Con Người »
The Phenomenon Of Man Pierre Teilhard de Chardin Collins Fontana Books First published he Editions du Seuil under the title 'Le Phenomene Humain', 1955 First published in the English language by William Collins Sons & Co. Ltd., London, and Harper & Brothers, New York, 1959 First issued in Fontana Religions Books, 1965 1955 by Editions du Seuil in the English translation Wm. Collins Soar & Co. Ltd., London, and Harper & Brothers, New rork, 1959 Printed in Great Britain Collins Clear-Type Press London and Glalgow
Cùng một tác giả : The Divine Milieu - Cảnh Vực Thần Linh
Chú Thích Của Bernard Wall, Người Chuyển Dịch Bản Pháp Văn
Có lẽ xin phép cho tôi nói một lời về một vài vấn đề nhỏ bé hơn liên quan đến việc dịch cuốn sách này. Văn thể của tác giả là hoàn toàn của riêng ông. Thỉnh thoảng ông khuôn đúc ra từ ngữ để diễn tả tư tưởng của ông- "chẳng hạn ‘hominisation’[nhân hóa] hay ‘noosphere’ [tinh quyển] –hay có chỗ ông thích ứng các từ ngữ theo các mục đích của ông, như khi ông nói về cái ‘bên trong’[within] và cái ‘bên ngoài’ [without] của sự vật. Tuy nhiên, ý ông hiểu có thể trở nên rõ ràng như tư tưởng của ông cho thấy, và tôi đã phải túng túng bỏ qua khi định nghĩa các thuật ngữ của ông
Chừng nào có thể, tôi đã bỏ qua các chữ viết nghiêng cho các từ mới – chúng được lặp lại quá thường để được in theo chữ nghiêng trong một công trình đã có rải rắc các chữ viết nghiêng dầy đặc để nhấn mạnh, tôi cũng đã theo các qui ước của kỹ thuật in bên Anh, loại trừ các chữ viết hoa đầu đối với những danh từ trừu tượng như ‘khoa học’, ‘đời sống’, ‘tư tưởng’, cũng đối với cá c từ ‘thế giới’, ‘vũ trụ’, ‘con người’, và nhiều từ khóa khác trong tác phẩm của ông. Có những bất tiện trong quyết định này, nhưng ít ra trang giấy in ra có vẻ bình thường hơn đối với độc giả Anh.
Một số người dã đóng góp vào bản dịch, có một vài người có công trình tham luận thực sự, những người khác có những lời khuyến cáo; và kết quả bản dịch này có ý nghĩa một nỗ lực liên kết. Trong số những người tham dự, có một số người xuất sắc lnhư Ông Geoffrey Sainsbury, Tiên sĩ. A. Tindell Hopwood, Giáo sư D. M. MacKinnon và ông Noel Lindsay. Đôi khi các bản dịch hay những gợi ý đã đối kháng nhau, và tôi đã phải dựa vào đó để chính tôi lấy quyết định biên tập, Chú thích của người dịch xuất hiện trong các ngoại kép vuông. Tôi muốn cám ơn vợ tôi. Nếu không có bà thì có thể không thể có bản dịch này. Cuối cùng, tôi phải nhân nơi tôi trách nhiệm vẫn còn những điều bất xứng. Bernard Wall
Lời Giới Thiệu Của Sir Julian Huxley
Hiện tượng con người là một công trình rất đáng chú ý do một con người rất đáng chú ý. Cha Teilhard de Chardin là một tu sĩ Dòng Tên đồng thời là một nhà cổ sinh vật học lỗi lạc. Trong Hiện Tượng Con Người ông đã phân tích ba tầng thế giới vật chất và thể lý với thế giới trí tuệ và tinh thần; quá khứ và tương lai; tính đa tạp và thống nhất, cái nhiều với cái một. Ông dùng phương pháp khảo sát từng sự kiện và từng đề tài ông tìm hiểu theo kiểu tiến hó riêng ‘sub specie evolutionis’, liên quan đến quá trình nó phát triển trong thời gian và trong vị trí nó tiến hóa. Ngược lại, ông có thể quan niệm toàn thể một thực tại có thể biết được không như một cơ chế tĩnh tại nhưng như một quá trình. Quả thế, ông có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa nhân bản trong tương quan với các di sản của quá trình kéo dài bao quát ấy; cái tầm vóc thế đứng của ông là ông đã đạt tới thành tựu quá lớn lao trong cuộc tìm kiếm. Tôi ước ao giới thiệu The Phenomenon of Man cho các độc giả tiếng Anh bằng cách thử tóm tắt luận đề tổng quát của tác phẩm, và những cái dường như là kết luận quan trọng hơn của nó.
Tôi không thanh minh cho nỗ lực cá nhân này. Vì tôi phát hiện khi lần đầu tôi gặp cha Pierre Teilhard de Chardin tại Paris năm 1946, cha và tôi cùng đi tìm kiếm, và đã đang theo đuổi những con đường song hành từ khi chúng tôi là những thanh niên ở tuổi hai mươi. Vì thế, nhắc lại một ít điểm mốc mà chúng tôi tìm thấy độc lập theo con đường của tôi, đã từ năm 1913. Tôi đã quan niệm tiến hóa con người và tiến hóa sinh vật học như hai chặng của một tiến trình đơn nhất, nhưng tách biệt nhau ở một điểm quyết liệt, theo đó, các đặc điểm của vật chất tiến hóa trải qua một thay đổi triệt để. Luận đề này tôi đã phát triển nhiều năm, về sau trong nét Độc Đáo Của Con Người, và nói thêm rằng cuộc biến hóa của con người là độc đáo khi cho thấy tính đồng qui thống quát trên tính dị biệt: trong cùng cuốn I tôi công bố một luận đề về Chủ Nghĩa Nhân Bản Khoa Học (một ý tưởng xấp xỉ gần gũi với Chủ Nghĩa Tân Nhân Bản của Cha Teilhard). Trong chủ nghĩa đó, tôi độc lập đề xuất trước nhan đề cuốn sách lớn lao của cha Teilhard bằng cách mô tả nhân loại như một hiện tượng, phải được nghiên cứu và phân tích nhờ các phương pháp khoa học. Chẳng bao lâu sau Thế Chiến I, trong các Luận Đề của một nhà Sinh Vật Học, lần đầu tôi đã cố gắng định nghĩa và đánh giá diễn tiến biến hóa.
Trong Bài Diễn Giảng Romanes về Đại Lý Biến Hóa, tôi đã cố gắng (mà nay tôi biết là không thích hợp, nhưng ít nhất là một bước đi theo chiều hướng đúng) liên hệ việc phát triển các bộ luật đạo lý và tôn giáo với các xu hướng biến hóa tổng quát; năm 1942, trong cuốn Biến Hóa, Một Tổng Hợp Hiện Đại của tôi, tôi có đặt thành luận đề phân tích đầu tiên tổng hợp thời sau Mendel về biến hóa sinh vật học như một tiến trình: và ngày trước khi gặp Cha Teilhard, tôi đã viết một tập sách nhỏ dưới danh nghĩa Unesco: Mục Đích và Triết Lý của Nó. Ở đó, tôi nhấn mạnh rằng một triết lý như thế phải là một chủ nghĩa nhân bản toàn cầu, khoa học và biến hóa. Trong chủ nghĩa này, tôi tìm cách thiết lập một nền tảng ý thức hệ cho cuộc biến hóa xa hơn nữa của con người, và tôi định nghĩa vị trí của nhân cách cá thể trong tiến trình đó - một cuộc tìm kiếm mà sau này tôi được những biên khảo của cha Teilhard cũng như những đối thoại và thư tín trao đổi của chúng tôi trợ giúp nhiều.
Hiện Tượng Con Người chắc chắn là tác phẩm quan trọng nhất trong các tác phẩm đã xuất bàn của cha Teilhard. Một vài cuốn trong các tác phẩm khác gồm có các luận đề trong ‘La Vision du Passé – Cái Nhìn về Quá Khứ’ cho thấy những phát triển ban đầu hay những gia công tư tưởng tổng quát của cha về sau. Trong khi nhiều cuốn khác như L’Apparition de l’Homme chỉ có tính kỹ thuật nhiều hơn.
Cha Teilhard bắt đầu từ lập trường cho rằng nhân loại trong toàn thể của nó là một hiện tượng cần được mô tả và phân tích giống như bất kỳ hiện tượng nào khác: nhân loại và tất cả những biểu hiện của nó , gồm có lịch sử nhân loại và các giá trị của nhân loại, đều là những đối tượng thích hợp để nghiên cứu khoa học.
Điềm thứ hai và có lẽ là nền tảng cần thiết nhất của cha là tuyệt đối chấp nhận quan điểm biến hóa. Cho dù, vì một số mục đích hạn chế nhất định, điều có thể hữu ích là nghĩ về các hiện tượng như bị cô lập về mặt thống kê trong thời gian, thực sự chúng không bao giờ tĩnh tại: chúng luôn luôn tiến tới và là những chi tiết tiến tới. Các ngành khoa học khác nhau cùng phối hợp chứng minh rằng vũ trụ trong toàn thể của nó phải được xem là một tiến trình khổng lồ, một tiến trình trở thành, đạt tới những nấc hiện hữu và tổ chức mới. Ta có thể gọi nó một cách thích hợp là một quá trình sáng thế hay một cuộc biến hóa. Vì lý do này, ông dùng các thuật ngữ như noogenesis - sáng tạo tinh quyển có ý nói quá trình biến hóa dần dần của các đặc tính tinh thần hay trí tuệ và nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta không nên nói về vũ trụ học nhưng về vũ trụ sáng tạo. Tương tự như thế, cha thích dùng từ hoài thai giống như homonisation - nhân hóa để chỉ rõ tiến trình mà loài tiến nhân nguyên thủy đã trở nên (và đang trở nên) ngày càng trở thành nhân bản hơn. Nhơ tiến trình đó, con người tiềm năng ngày càng thể hiện các khả thể của mình. Quả thực, cha mở rộng các thuật ngữ biến hóa bằng cách dùng các thuật ngữ như ultra-hominisation - thậm –nhân hóa đề chỉ rõ giai đoạn tương lai có thể diễn dịch quá trình giúp con người sẽ ngày càng siêu thăng chính mình như thể đòi một tên gọi mới nào đó.
Với ý đồ này, ông nghiêm chỉnh và chắc chắn có xu hướng kết luận rằng, vì cảc hiện tượng biến hóa (dĩ nhiên gồm có hiện tượng được biết của con người) là những tiến hóa, chúng không thể được đánh giá hay thậm chí được mô tả một cách thích đáng chỉ hay chính yếu theo các nguồn gốc: chúng phải được định nghĩa theo chiều hướng của chúng , theo các khả năng liên hệ của chúng, (dĩ nhiên kể cả các giới hạn của chúng) và các xu hướng tương lai có thể diễn dịch chúng. Ông trích dẫn và chấp nhận quan điểm của Nietzche cho rằng con người không được hoàn tất và phải được vượt quá hay hoàn thành; và các tiến trình diễn dịch các bước cần thiết cho việc hoàn thành con người
Cha Teilhard nhận thức sắc sảo về tầm quan trọng của thuật ngữ sinh động và giam hãm. Như thế năm 1925, ông chế tạo ra thuật ngữ noosphere-tinh quyển để chỉ định lãnh quyển tinh thần, như đối lập với, hay đúng hơn ở trên biosphere – tức là sinh quyển, và các tác dụng như một tác tố biến đổi cổ động quá trình nhân hóa hominisation (hay như tôi có thể nói, một cuộc biến đổi tâm lý xã hội tiệm tiến). Ông có lẽ bị chỉ trích vì không định nghĩa thuật ngữ rõ rệt hơn. Phải chăng ông chỉ chủ ý hiểu từ noosphere –tinh quyển chỉ là toàn bộ khuôn mẫu của các cơ phận có tư duy (nghĩa là nhân thể) và hoạt động của chúng, kể cả các khuôn mẫu các tương quan hỗ tương của chúng: hay phải chăng ông chủ ý hiều đó là môi trường con người đặc biệt, các hệ thống tư tưởng có tổ chức và sản phẩm của nó trong môi trường con người di chuyển và hiện hữu của của mình, như loài cá bơi lặn và sinh sàn dưới sông và trong biển cả?1 [1. Trong Hiện Tượng Con Người, ông nhắc đến noosphere – sinh quyển là một tầng mới hay lớp mới trên mặt trái đất, một tầng tư duy đặt trên tầng sống của sinh quyển và tầng vật liệu vô cơ vô sinh, tầng thạch quyển (lithosphere). Nhưng theo kiểu nói đầu tiên năm 1925, trong La Vision du Passé –Cái Nhìn Về Quá Khứ (tr. 92), ông gọi đó là một tư duy quyển, sáng tạo có nhận thức kết hợp với cảm thức của các tâm hồn’]
Cỏ lẽ tốt hơn là nên hạn chế noosphere – tinh quyển vào ý nghĩa ban đầu được đặt, và dùng một cái nào đó như noosystem -hệ tinh quyển cho nghĩa thứ hai. Nhưng chắc chắn noosphere – tinh quyển là một thuật ngữ có giá trị và cổ vũ tư duy.
Ông thường dùng thuật ngữ đồng qui (convergence) để chỉ ‘xu hướng của nhân loại, trong quá trình biến hóa của nó, là chồng chéo xu thế hướng tâm lên xu thế ly tâm, như thể ngăn ngừa phân hóa ly tâm khỏi dẫn đến tan rã thành từng mảnh, và cuối cùng hội nhập các kết quả phân hóa vào một khuôn mẫu có tổ chức và thống nhất. Đồng qui nhân bản được biểu thị trên cấp độ di truyền và sinh học: sau khi Homo Sapiens bắt đầu phân hóa thành các chủng tộc riêng biệt (hay các tiểu loại, trong thuật ngữ có tính khoa học hơn) việc di dân và hỗn chủng ngăn ngừa những người tiền phong khỏi đi xa hơn, và dẫn đến ngày càng nuôi dưỡng nhau giữa tất cả các loại người khác nhau. Kết quả, con người là loại thành công độc nhất còn là một nhóm hay species - chủng tương dưỡng duy nhất, và đã không đi xa ra ngoài thành một số các tập hợp tách biệt về mặt sinh học (giống như loài chim,với khoảng 8.500 spesies, hay các con trùng với hơn một nửa triệu).
Phân hóa văn hóa được đặt vào về sau, tạo ra một số những đơn vị tâm lý xã hội có những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, ‘các nhóm liên tư duy’ này , như một nhà văn đã gọi chúng, thì không bao giờ bị tách biệt một cách quá sắc bén như các loài sinh vật học. Với thời gian, theo các nhà nhân chủng hiểu biết, quá trình phân tán văn hóa trở nên dễ dàng nhờ trào di dân và cải tiến việc giao thông. Nó dẫn đến một phản tiến trình đồng qui văn hóa, và như thế hướng đến thống nhất toàn thể nhân loại thành một nhóm liên tư duy đơn nhất đặt cơ sở trên một khuôn khổ tư duy tự phát triển đơn nhất (tức là noosystem = linh hệ).
Trong ngoặc đơn, Cha Teilhard tỏ ra chú ý đến khuynh hướng này có nguy cơ phát huy những kết quả dị biệt văn hóa có giá trị, và dẫn đến đồng dạng buồn tẻ, thay vì mẫu đồng-qui-nhi-thù-đồ phong phú và có nhiều khả năng. Tuy nhiên, có lẽ cha thực sự quá quan tâm sâu sa đền việc hình thành một đòi hỏi tiên quyết cần thiết cho bất kỳ tiến bộ nào cùq nhân loại là thể thống nhất toàn cầu nhân thức của con người. Có lẽ cũng vì bản tính cha có hướng chú ý đến tư tưởng lý trí và khoa học hơn là vào nghệ thuật, cha đã không bàn đến giá trị biến hóa của tính dị biệt văn hóa trong bất kỳ chi tiết nào, nhưng chỉ muốn chủ trương rằng Đông và Tây đều bổ túc cho nhau về văn hóa, và cả hai đều cần thiết cho một tồng hợp và thống nhất hóa tư tưởng thế giới.
Trước khi sang những tính cách hoàn toàn đa phức của đồng qui nhân bản, tôi phải nói đến khái niệm đa phức hóa giá trị nhưng khá khó khăn của cha Teilhard. Khái niệm này bao gồm , như tôi hiểu được, tổ chức sinh thành ngày càng tỉ mỉ trong quá trình sáng tạo vũ trụ, như đã bộc lộ trong các đơn vị tiền nguyên tử chuyển sang nguyên tử, từ nguyên tử đến vô cơ, và về sau đến mô hữu cơ, rồi từ đó đến các đơn vị sống tiền tế bào đấu tiên hay những tập hợp mô tư nhân hóa, và rồi tới các tế bào, tới các cá thề đa bào, đến các di thể có đầu óc, đến con người nguyên sơ, và bây giờ đến các xã hội văn mình
Nhưng về tính đa phức hóa, cha nói, nó còn có cái gì hơn, như mọt xu hướng xuyên suốt tất cả, bao gồm vũ trụ trong tất cả các thành phần của nó cuộn dây hữu cơ cuốn trên chính mình, hay theo cách nói ẩn dụ thay thế, như cuộn lại trên chính mình. Như thế cha coi chất liệu thế giới như được cuộn lên hay bị gấp lại trên chính mình, cả theo địa phương lẫn trong toàn thề và thêm rằng quá trình căng thẳng thêm do có năng lực kèm theo trong các tổ chức. Kết quả là chất liệu đó có hình thân thể, hay cấu trúc cá thề đó đa phức về tồ chức gia tăng.
Vì thiếu một câu tiếng Anh tốt hơn, tôi sẽ dùng từ toàn nhập đồng qui để xác định hoạt động của tiến trình tự đa phức hóa này. Cha Teilhard còn cho rằng đa phức hóa bằng toàn nhập đồng qui đưa đến hoạt động gia tăng chủ quan của tinh thần – nói cách khác đến trí tuệ tiến hóa có nhận thức ngày càng cao hơn. Như thế cha nói rõ rằng ý thức toàn mãn (như thấy nơi con người) phải được định nghĩa là "nỗ lực đặc biệt đa phức hóa có tổ chức". Nhưng cha nói tiếp, nghiên cứu đối chiếu cho thấy rõ rằng các động vật cao hơn có trí tuệ thuộc loại và thực kiện biến hóa và trí tuệ đòi hỏi luận lý có thể đã biến hóa dần dần, cũng như các bộ phận. Và vì thế các đặc tính giống trí tuệ (hay "thuộc dạng tinh thần," khi dùng một từ man muội, mà tôi có xu hướng dập khuôn, vì nó hữu ích) phải có trong khắp vũ trụ.Như thế ở bất cứ trường hợp nào, ta phải đưa tiềm năng trí tuệ hiện diện trong tất cà các hệ thống vật chất, nhờ cách ngoại suy trở lại từ giai đoạn con người tiêế hóa đến sinh học và từ sinh học đến vô cơ. Và theo Cha Teihard, ta phải hình dung có trí tuệ gia tăng, tiềm năng tinh thần mới chỗi dậy, như hậu quả đa phức hóa thiết yếu, một hoạt động toàn nhập đồng qui của các đơn vị tổ chức ngày càng đa phức.
Đà tư duy của cha còn đi xa hơn. Cha tìm cách nối kết trí tuệ tiến hỏa với khái niệm năng lượng. Nếu tôi hiểu cha đúng, thì cha hình dung hai hình thức năng lượng, hay có lẽ hai kiểu năng lượng biểu hiện theo cảm thức của nhà vật lý, có thể đo lường và tính toán nhờ các phương pháp vật lý, và "năng lượng tâm lý" tăng thêm với các đơn vị có tố chức đa phức 2 [2. Xin xem, chẳng hạn C. Cuénot, Pierre Teihard de Chardin, Paris, 1958, trang 430. Chúng ta chắc chắn thiếu một số thuật ngữ mới trong lãnh vực này: có lẽ neurergy va psychergy có thể có ích.]
Phải thừa nhận quan điểm này gồm có suy lý về trí thức rất can đảm, nhưng ta phải ngoại hoá suy nghĩ từ một loạt đông đảo thực kiện sắp đặt theo một bô môm luận lý. Điều đó có tính tưởng tượng hão huyền: nhưng đó là sản phẩm của một cái nhìn tổng hợp có mạch lạc.
Đáng lẽ ta đã phải nói rằng tính đa phức của một loại là một đòi hỏi tiên quyết cần thiết cho tinh thần biến hóa hơn là nguyên nhân của nó. Quả thế một số các nhà sinh học có thể đã cho rằng trí tuệ chỉ phát sinh do tính đa phức hóa của một số kiểu tổ chức, cụ thể là bộ óc. Tuy nhiên đối với tôi, lý luận như thế có vẻ hạn hẹp. Một mình bộ óc thì không có trách nhiệm đối với tinh thần, mặc dù đó là một cơ quan cần thiết cho nó biểu thị. Quả thực một bộ óc tách riêng ra là một đơn vị sinh học vô nghĩa, cũng vô nghĩa như một cá nhân tách biệt. Tôi có thế ưa nói rằng trí tuệ phát sinh do hay trong các tổ chức chất liệu sống đa phức có khả năng tiếp nhận thông tin về các phẩm tính hay thể tính của các hiện tượng vừa ở thế giới bên ngoài vừa trong chính nó, hay tổng hợp hóa và chuyển thông tin đó thành nhiều hình thức có tổ chức khác nhau, và xử dụng nó vào hành động hiện tại hay tương lai trực tiếp – nói cách khác, do những động vật cao cấp hơn có các giác quan, thần kinh, bộ óc và bắp thịt. Quả thế, có lẽ, các tổ chức đa phức như thế chỉ có thể chỗi dậy trong biến hóa, khi cấu trúc của chúng có khả năng khiến chúng toàn nhập hay nội tâm hóa tin tức bên ngoài khác nhau: chắc chắn không tổ chức vô sinh nào, không cảm thức nào đã đạt tới một điều gì như mức độ tinh vi này.
Trong biến hóa nhân bản hay tâm xã hội, đồng qui chắc chắn dẫn đến gia tăng tính đa phức. Trong cái nhìn của Cha Teilhard, gia tăng số người phối hợp cải tiến các giao thương nhân bản, hợt nhất các thành phần của tinh quyển với nhau, gia tăng căng thẳng bên trong nó, và khiến nó trở nên "cuộn với chính nó, và vì thế có tổ chức cao cấp hơn. Trong quá trình đồng qui và liên hợp, cái ta có thể mô tả theo ẩn dụ như nhiệt độ tâm xã hội nẩy sinh. Vì thế Nhân loại như một toàn thể sẽ thể hiện hoạt động tinh thần manh mẽ hôn, đa phức hơn, và toàn nhập hơn. Hoạt động đó có thể hướng dẫn loài người ngược lên dường tiến bộ đến các mức độ nhân hóa cao hơn.
Cha Teilhard là một người giàu tưởng ưượng manh mẽ. Cha thấy bằng con mắt trí tuệ của cha rằng thực kiện tầm thường về trái đất tròn, phạm vi môi trường của con người - phải khiến gia tăng hoạt động tâm xã hội. Trong một môi trường vô giới hạn, tư tưởng của con người và kết quả là hoạt động tâm xã hội có thể chỉ phát tán hướng ngoại. Tư tưởng đó có thể mở ra một diên tích lớn hơn, nhưng vẫn lan tỏa mỏng manh. Nhưng khi nó chỉ lan tỏa ra ngoài trên bề măt của cầu quyển, tư tưởng sẽ gặp tư tưởng, và kết quả sẽ là một mạng lưới tư tưởng có tố chức, một hệ thống lý trí hoạt động rất căng thẳng, một đơn vị máy móc biến hóa, có khả năng phát sinh năng lượng tâm xã hội cao. Khi tôi đọc ông bàn luận chủ đề này, tôi tưởng tượng mạng tư tưởng sinh động chọn lựa này như cấu trúc con người phải biến hóa, đánh dấu con người trên phần vũ trụ còn lại, và tuy nhiên, làm cho nó trao đổi được dễ dàng hơn: và đang đóng cùng loại vai trò xác định đơn vị biến hóa nhân bản và tuy đang cổ vũ nội dung của nó đa phức hóa, như màng tế bào đối với tế bào động vật
Nhiều năm sau, khi tại Viện đại học California năm 1952, cùng trí tư tưởng sống động đó đã khiến cha Teihard vẽ ra một đường song song giữa bộ gia tốc xoay tròn phát sinh các cường đô bao la của năng lượng vũ trụ trong các quĩ đạo xoắn ốc tăng tốc hướng nội phạm vị sức mạnh của nó, và toàn thể tinh quyển, với lãnh vực tư tưởng uốn cong trên chính chúng, phát sinh những mức độ "năng lượng tâm lý" mới 3 [3. Khi nhìn một bộ gia tốc tròn trong Recherches et debats, Paris, April 1953, p. 123]. Làm sao trì tưởng tượng của cha có thể đã khơi lên khi cha trông thấy cái hình xuyến vòng tròn Zeta, bên trong những đường vòng phải theo của nó đã phát sinh các năng lượng vật lý cao nhất mà con người tạo ra!
Cha Teilhard ngoại suy từ quá khứ vào tương lai, thấy tiến trình đống qui nhân bản có xu hướng tiến tới một tình trạng cuối cùng 4 [4. Có lẽ, trong việc chỉ định tính trạng này là Omega, cha tin rằng đó là một tình trạng thực sự cuối cùng. Tốt hơn đã phải nghĩ về nó chỉ như một tình trạng mới hay thể tổ chức, bên ngoài tổ chức đó, trí tưởng tượng của con người hiện không thể sắc sảo, mặc dù có lẽ các thực kiện kỳ lạ của tri giác ngoài cảm giác không tiếp đất do khoa học sơ đẳng về khoa cận tâm lý học có thể cho ta một dầu mối về tình trạng cuối cùng có thể có.], mà cha gọi là « điểm Omega », như đối lập với điểm Alpha của các phân tử vật chất cơ bản và các năng lượng của chúng.Nếu tôi hiểu cha đúng, cha coi hai nhân tố đang hợp tác vận động tinh quyển đa phức hóa hơn nữa. Một điểm gia tăng hiểu biết về vũ trụ khoáng đại, từ các thiên hà và các tinh tú trong các xã hội và cá nhân con người, còn điểm kia gia tăng áp lực tâm xã hội lên bề mặt hành tinh chúng ta. Kết quả của một điểm là tinh quyển hội nhập nhiều thực kiện của vũ trụ, gồm các thực kiện hướng đi tổng quát của nó và các chiều hướng của nó trong thời gian, ngõ hầu trở nên một tiểu vũ trụ đích thực hơn. Tiểu vũ trụ này (giống như tất cả tri thức hội nhập) vừa là một cái gương soi vừa là một cơ quan điều hành Kết quả của điểm kia là gia tăng tính thống nhất hóa và gia tăng cường độ hệ thống tư duy của con người. Kết quả phối hợp kia, theo cha Teilhard, sẽ đạt tới điểm Omega. Ở chỗ đó, tinh quyển sẽ được thống nhất hóa mạnh hơn và trở thành một tổ chức « siêu cá nhân ».
Ở đây tôi không hoàn toàn rõ tư tưởng của cha. Có khi cha có vẻ đánh đồng tổ chức tâm xã siêu cá nhân tương lai này với một Thiên tính phát sinh. Ở một chỗ khác, chẳng hạn, cha nói về chiều hướng quá trình phát sinh Kitô; và ở chổ nào đó cha cho thấy cha không đủ cảnh giác, chống lại các nguy cơ cá nhân hóa các yếu tố không cá nhân của thực tại. Có khi cha còn có vẻ đáng ước mong các cá nhân con người khác nhau nổi lên trong tính thống nhất mới này. Mặc dù nhiều nhà khoa học có thể, như tôi đã làm, thấy là không thể theo cha mọi cách, khi cha cố toan tính dung hòa các yếu tố siêu nhiên trong Kitô giáo với các thực kiện và các hệ quả tỉ mỉ của biến hóa. Điều này không hề làm cha đi lạc xa khỏi giá trị tích cực nói chung là cha muốn tiếp cận với tự nhiên thuyết. Trong bất cứ trường hợp nào, khái niệm về một dạng thức tổ chức siêu cá nhân cũng nẩy ra từ thâm tín của cha Teihard về tầm quan trọng tối thượng của cá tính. Một nhân thể phát triển, đúng như cha hiểu, không phải chỉ là một cá nhân được cá nhân hóa cao hơn. Cha đã vượt qua ngưỡng tự nhận thức đến một dạng thức tư tưởng mới, và kết quả là cha đã có một mức độ toàn nhập nhận thức – toàn nhập bản ngã với thế giới bên ngoài của các con người và tự nhiên, toàn nhập các yếu tố tách biệt của bản ngã với nhau. Cha là một bản vị, một bộ phận siêu thăng tính cá nhân trong bản vị tính.Việc đạt tới của bản vị tính là yếu tố co bản khi thành công biến hóa quá khứ và tương lai của con người: vì thế thành tựu toàn mãn hơn của nó phải là mục tiêu chính yếu đối với tương lai tiến hóa của cha.
Niềm tin vào tầm quan trọng siêu việt của bản vị tính trong lược đồ vạn vật đối với cha là vấn đề niềm tin, nhưng đó là đức tin được nỗ lực truy tầm của lý trí và kiến thức khoa học nâng đỡ. Nó ngăn cản cha khỏi làm phai mờ khái niệm về nguyên ủy thần linh vốn có trong thực tại, trong học thuyết phiếm thần mơ hồ vô nghĩa, đúng như cha hiểu biết về toàn thể tiền trình của thực tại là một hệ thống các liên quan hỗ tương, và của loài người tham dự chủ động vào tiến trình này, và giúp cha khỏi lạc đường trong các hoang mạc chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa hiện sinh.
Cha nghĩa rằng bản vị tính con người xuất hiện là đỉnh cao của hai chiều hướng biến hóa chính - chiều hướng tiến tới chủ nghĩa cá nhân cực đoan hơn, và chiều hướng tiến tới mối tương quan và hợp tác khoàng đạt hơn: bản vị là những cá nhân siêu thăng cá tính thuần túy hữu cơ khi tham dự có nhận thức
Cha hiểu biết về phương pháp trước hết từng làm cho các cơ quan trở nên cá nhân hóa và rồi bàn vị hóa, khiến cha có nhiều cái nhìn sâu xa có giá trị. Về cơ bản, tiến trình đó tùy thuộc vào quá trình đầu não hóa (cephalisation) - một đầu não phân hóa như một vùng thống quát huớng dẫn thân thể, được điều hướng tiến tới, và chứa đựng các giác quan chính cung cấp thông tin về thế giới bên ngoài và cũng là cơ quan phối trí chính, tức là bộ óc.
Nhờ có thiên tài loại suy có kết quả, cha vho thấy tiến trình biến hóa trên chính trái đất là bây giờ nó đang ở trong tiến trình trờ nên được đầu não hóa. Trước khi con người xuất hiện, sự sống là một hàng ngũ rộng lớn các chi nhánh biệt lập, chỉ được liên kết nhờ một mẫu tương tác môi sinh vô tổ chức. Nhân loại bắt đầu phát triển thành một đơn vị tâm xã hội độc nhất, với một hệ thống tinh quyển hay một bể chứa tư duy chung đang cung cấp một tiến trình biến hóa với các chất thơ sơ của đầu não. Hậu duệ của chúng ta chỉ còn phải tổ chức hệ tinh quyển toàn cầu này một cách thích hợp hơn, ngõ hầu giúp loài người có thể hiểu được tiến trình biến hóa trên trái đất đầy đủ hơn và điều hướng nó thích hợp hơn.
Tôi đã độc lập biểu lộ một thứ gì cùng loại, và nói rằng trong con người khoa học hiện đại, biến hóa cuối cùng trở nên ý thức về chính mình - một câu mà tôi thấy Cha Teilhard thích thú. Tuy nhiên cách cha nóí sâu xa và sung mãn hơn; nó có ý nói rằng chúng ta nên hiểu rõ nhân tính tư duy tuơng tác như một kiểu cơ năng mới. Cơ năng đó có định mệnh thể hiện các khả năng mới khiến sự sống biến hóa trên hành tinh này. Vì thế , ta nên cố gẳng trang bị cho nó các cơ chế cần thiết làm nhiệm vụ thể hiện đầy đủ hơn – các đồng đẳng của các giác quan, các cơ quan điều hành và một hệ thống thần kinh trung ương phối trí nhờ bộ óc chỉ huy; và mục đích của chúng ta phải là bản vị hóa dần dần đơn vị con người biến hóa – nó chuyển hóa, trên một cấp độ tư duy tương tác có hợp tác thành một đồng đẳng của một bản vị.
Một khi cha đã lãnh hội và đối diện với thực kiện con người như một hiện tượng biến hóa, con được được mở ra hướng về một hệ thống tư duy tổng hợp mới. Còn phải rút ra những kết luận đầy đủ nhất từ khái niệm trung tâm về con người như mũi nhọn tiến hóa trên trái đất và cuối cùng toan tính này sinh ra những hệ lụy trong nhiều lãnh vực nhất có thể. Nhà sinh học có lẽ có thể cho rằng trong Hiện Tượng Con Người, cha chưa đủ chú ý đến khoa di truyên học và các khả năng cùng giới hạn của đào thải tự nhiên 5 [5. Mặc dù trong Viện Nghiên Cứu Con Người, cha trông coi một tiết Eugenics] ; nhà thần học có lẽ cho rằng luận văn của cha bàn về các vấn đề tội lỗi và đau khổ là không thích hợp hay ít nhất không chính thống; nhà khoa học xã hội cho rằng cha không đếm xỉa đủ đến các thực kiện của lịch sử chính trị xã hội. Nhưng cha thấy rằng cái cần thiết lúc này là một tầm rộng lớn và một cách xử lý tổng hợp. Điều này là cái mà cha bàn luận trong Hiện Tượng Con Người. Trong quan điểm của cha, cha thể hiện thành tựu đáng chú ý, và mở ra các lãnh vực tư tưởng rộng lớn, thúc đấy việc thám quát và lập bản đồ chi tiết
Các thực kiện cuộc đời của Cha Teilhard giúp làm sáng tỏ cách phát triển tư tưởng của cha. Thân phụ cha là một tiểu địa chủ vùng Auvergne, một chủ nông trại quí tộc cũng là một chuyên viên lưu trữ văn kiện, có sở thích về lịch sử tự nhiên. Pierre sinh năm 1881, con thứ bốn trong gia đình gồm 11 người. Lúc lên 10 tuổi, cậu là lưu trú sinh tại một trường Dòng Tên. Ở đó, ngoài việc học tốt trong các môn học chỉ định, cậu trở nên tha thiết với lãnh vực địa chất và khoáng vật học. Khi được 17 tuổi, cậu quyết định trở thành một tu sĩ Dòng Tên, và gia nhập Dòng này. Được 24 tuổi, sau một giai đoạn ở Jersey, chủ yếu học triết học, thầy được phái đi dậy vật lý học và hóa học tại học viện Dòng Tên tại Cairo. Trong quá trình ba năm tại Ai cập và bốn năm học thần học thêm tại Sussex, thầy đạt được khả năng thực thụ về địa chất và cổ sinh vật học, và trước khi được truyền chức linh mục năm 1912, khi đọc cuốn « Évolution Créatrice - Biến Hóa Sáng Tạo » của Henri Bergson, cha có hứng dấn thân sâu vào các hoạt động thực hiện theo lý thuyết biến hóa tổng quát.
Trở lại Paris cha miệt mài nghiên cứu khoa học và bắt đầu làm việc dưới quyền Marcellin Boule, nhà tiền sử học và khảo cổ học của Pháp, trong Học Viện Công Sinh Nhân Học tại Viện Bão Tàng Lịch Sử Tự Nhiên. Chính tại đây cha gặp được người bạn suốt đời và đồng nghiệp nghiên cứu Tiền Sử Abbé Breuil và cha quan tâm trước hết đến chủ đề mà cha tập trung nghiên cứu suốt đời, tiến hóa của con người. Năm 1913, cha đến thăm di chỉ tàng trữ sọ Piltdown nổi tiếng (và bây giờ ai cũng biết) được đào từ dưới đất lên, cùng với toán đào bới Dr Dawson và nhà cổ sinh vật học hàng đấu người Anh, Sir Arthur Smith Woodward. Đây là cuộc dẫn nhập vào các cuộc phát quật cổ học phấn chấn và gây tranh cãi về khoa học.
Trong Thế Chiến I cha phục vụ với tính cách lính khiêng cáng, tiếp nhận Huân Chương Quân Đội và Đoàn Quân Danh Dự, và học hỏi nhiều điều về các bạn đồng ngũ và về thiên nhiên của riêng cha. Chiến tranh kéo dài những cảm thức về ơn kêu gọi tu hành của cha, và năm 1918, cha chấp nhận tuân theo ba lời khấn nghèo khó, trinh khiết và vâng lời.
Khoảng năm 1919 các mục tiêu quan trọng của cuộc đời cha đã chỉ rõ. Về nghề nghiệp, cha đã quyến định bước theo chuyên ngành khảo cổ, có nhấn mạnh đến cổ sinh vật học. Với tính cách một nhà tư tưởng, cha đã đạt tới đích điểm tho thấy toàn thể hiện tượng vũ trụ, kể cả con người, trải qua một tiến trính biến hóa. Và cha thấy như chính mình được thôi thúc phải xây dựng một một lý thuyết hay triết học tổng quát hóa về tiến trình biến hóa. Tiến trình ấy quán xuyến toàn lịch sử con người và bản vị con người cũng như sinh học. Từ đó người ta có thể rút ra kết luận và tiến đến tương lai của con người trên trái đất. Và như một linh mục Kitô tận hiến, cha cảm thấy như có mệnh lệnh phải cố hòa giải thần học Kitô với triết học biến hóa, nối kết các thực kiện kinh nghiệm tôn giáo với các thực kiện khoa học tự nhiên.
Trở về Viện Đại Học Sorbonne, cha lấy bằng Tiến sĩ năm 1922. Cha đã trở thành Giáo Sư Địa Chất Học tại Học Viện Công Giáo Paris. Ở nơi đó, các bài giảng thuyết của cha đã khiến nhiều sinh viên chú ý (ba người trong họ bây giờ giảng dậy tại Viện Đại Học Paris). Tuy nhiên năm 1923, cha đi Trung Hoa trong một năm qiúp Bảo Tàng Viện, theo một sứ vụ cổ sinh học do một tu sĩ dòng Tên khác điều khiển, Cha Licent. Các Lettres de voyage của cha cho thấy chuyến du hành qua vùng chí tuyến, và các kinh nghiệm nghiên cứu địa chất đầu tiên trong vùng sa mạc xa xôi ở Mông Cổ, và miền Tây Bắc Trung Hoa đã gây nhiều ấn tượng nơi cha. Chuyến viễn du này giúp cha có hứng viết cuốn «La Messe sur le Monde », một luận văn thi vị đáng chú ý và chân thành. Cuốn đó có lúc và vào cùng thời gian đó mang tính cách huyền nhiệm, duy thực, tôn giáo và triết học.
Một nỗi choáng ngợp chờ đợi cha khi cha về lại Pháp. Một số tư tưởng cha trình bày trong các bài cha giảng thuyết về nguyên tội và liên quan của nguyên tội với tiến hóa, bị các Bề trên dòng tu của cha coi là không chính thống và cha bị cấm, không được tiếp tục dậy học. Năm 1926 cha trở lại làm việc với cha Licent tại Trung Hoa. Cha định ở lại đó, có mấy lần về Pháp ngắn hạn và đi chơi sang Hoa Kỳ, Abyssinia, Ấn Độ, Miến Điện và Java, trong hai mươi năm. Ở đây, với tính cách làm nhà cố vấn khoa học cho chương trính Điều Tra Địa Chất Trung Hoa , đặt trụ sở trước tại Thiên Tân và sau đó tại Bắc Kinh, cha gặp gỡ và làm việc với các nhà cô sinh học xuất sắc của nhiều quốc gia, và góp phần vào nhiều cuộc viễn thám, kể cả chuyến Tuần Tra Vàng (Hoàng Hải ?) Citroen (The Citroen Croisiere Jaune) dưới quyền của Haardt và Davidson, chuyến viễn thám của Black đào bới sọ người Bắc Kinh.
Năm 1938 cha được bổ nhiệm Giám Đốc Phòng Thí Nghiệm Thâm Cứu Về Địa Chất và Cổ Sinh Vật học tại Paris, nhưng thế chiến I bùng nổ đã ngăn cản cha trở lại Pháp. Cha bó buộc phải sống cô lập tại Trung Hoa trong sáu năm chiến tranh, dầu thường có lúc phải chịu đựng và suy thoái. Thời gian đó giúp cha phát triển đời sống thiêng liêng nội tâm hơn (như tù tội cô lập giúp làm cho tư tưởng và tính tình của Nehru và nhiều người Ấn Độ trở nên chín muồi). Nó cổ vũ cha mở rộng và suy tư nhiều hơn, và kích thích tư tưởng của cha già dặn tinh tế hơn.
Chính các bề trên của cha Teilhard lại hành động một cách châm biếm duyên dáng ngăn ngừa cha không dậy học ở Pháp vì những tư tưởng biền hóa của con người của cha đã dẫn cha về lại Trung Hoa và dưa cha kết hợp thân mật với một trong những cuộc phát hiện quan trọng nhất trong lãnh vực đó, và thôi chúc cha mở rộng và củng cố các tư tưởng đầy mao hiểm của cha.
Trong toàn thể giai đoạn này cha biên soạn các luận đề và các cuốn sách về nhiều khía cạnh khác nhau và những hệ lụy của tư tưởng biến hóa. Và cha tiến tới đỉnh điểm vào năm 1938 khi viết thủ bản Le Phénomène Humain. Nhưng cha không hề được phép xuất bản bất cứ tác phẩm có nhiều tranh cãi hay quan trọng nào. Điều này khiến cha chịu nhiều khốn khó, vì cha ý thức về một sứ mệnh có tính tiên tri; nhưng cha trung thành tuân giữ lời khấn vâng phục. Về nghề nghiệp, cha cũng cực kỳ tích cực trong suốt giai đoạn này. Cha góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu biết về các nền văn hóa cổ thạch tại Trung Hoa và các khu vực lân cận, và hiểu biết tổng quát về địa chất học miền Viễn Đông. Cha chăm chú đến địa chất khiến cha thích thú chú ý đến cuộc phát triển địa chất các đại lục trên thế giới: cha nhận định mỗi đại lục đã có đóng góp đặc biệt riêng của mình vào cuộc biến hóa sinh học. Cha còn thực hiện công trình cổ sinh học quan trọng về quá trình biến hóa của các nhóm hữu nhũ khác nhau.
Tầm nhìn rộng của cha khiến cha nóng nẩy với tính chuyên biệt hóa thái quá, và tính nhút nhát không chịu đi qua từ nghiên cứu chi tiết sang tổng hợp rộng rãi. Cha quan niệm loài người một sản phẩm có quá khứ biến hóa chưa hoàn thành và đồng thời như một cơ quan biến hóa đặc biệt sẽ tới. Cha đặc biệt nóng nẩy với cái cha cảm nhận là các nhà nhân chủng học chỉ giới hạn nghiên cứu cấu trúc vật lý và các chi tiết của đời sống xã hội nguyên sơ. Cha muốn bàn đến toàn thể hiện tượng con người như một cách biến hóa sinh học siêu thăng sang biến hóa tâm xã hội. Và cha đã thành công lớn lao, khi điều hướng lại các cơ chế mà cha có liên hệ theo những đường hướng này
Trở lại Pháp năm 1946, cha Teilhard hăm hở ngụp lặn vào đời sống trí thức Âu châu, nhưng năm 1947 cha bị nhồi máu cơ tim nặng, và buộc phải trải qua nhiều tháng dưỡng bệnh hồi sức trong nước. Khi trở lại Paris, cha gặp lại các bề trên và được lệnh không được viết gì thêm về các đề tài triết học; và năm 1948, cha bị cấm không được tiến hành ứng cử vào chức giáo sư tại Collège de France kế vị Abbé Breuil, dù người ta biết rằng chức vụ này, một địa vị học vấn cao nhất mà cha có thể trông chờ, được mở ra cho cha. Như có lẽ cú đánh nặng nề nhất chờ cha năm 1950, khi cha nộp đơn xin phép xuất bản Le Groupe Zoologique Humain (một bản cao đúc lại cuốn Hiện Tượng Con Người) bị từ chối tại Roma. Bù lại cha được ân thưởng huy hiệu danh dự à được tuyển làm Thành Viên của Học Viện, cũng như trước đây đã trở nên một thành viên trao dổi thư tín của Hàn Lâm Viện Khoa Học, một sĩ quan của Đoàn quân Danh Dự, và một giám đốc nghiên cứu của Trung Tâm Quốc Gia Nghiên cứu khoa Học
Năm 1948, cha được mời thăm Hoa Kỳ, Ở đó, cha đã tiếp xúc đầu tiên với Cơ quan Wenner-Gren (hay Cơ quan Viking như tên gọi lúc đó). Cha đã cư ngụ bốn năm cuối cùng trong đời ngài trong nơi tạm trú hữu nghị của cơ quan này. Cơ quan Wenner-Gren cũng bảo lãnh cha đi thăm Nam Phi hai lần. Ở đó cha có thể nghiên cứu tận tay những phát quật của Brocus và Dart liên quan đến người Vượn Phía Nam (Australopithecus), giống tổ tiên gẩn của con người, và đưa ra một kế hoạch phối trí công trình cổ sinh học và khảo cỏ trong khu vực này, quan trọng như một trung tâm của biến hóa nhân hình.
Địa vị của cha tại Pháp ngày càng khó khăn, và năm 1951, cha di chuyển đến trụ sở của cha tại New York. Ở đây, tại Cơ quan Wenner-Gren, cha có một vai trò quan trọng khi lên khung chính sách nhân chủng học, và có nhiều đóng góp giá trị vào những buổi tổng hợp quốc tế mà cơ quan ấy tổ chức. Và ở đây, năm 1954, tôi được đặc ân làm việc với cha tại một trong các nhóm thảo luận đáng chú ý của cha được sắp đặt như thành phần chính thức cử hành lễ nghi mừng Columbia hai năm một lần. Ngay trước đó, tôi đã trở lại Pháp trong một tháng thảo luận vắn tắt nhưng đầy khích lệ.
Suồt giai đoạn này, cha đã tích cực khai triển các tư tưởng của cha và đã biên soạn tiêu sử tự thuật thiêng liêng của cha, Le Cœur de La Matière, cuốn Le Groupe Zoologique Humain, có tính bán kỹ thuật, và sau này nhiều bài báo kỹ thuật và tổng quát khác nhau, bao gồm trong sưu tập có nhan đề là La Vision du Passé và L’Apparition de l’Homme.
Người ta thuyết phục Cha đưa lại các thù bản của cha cho một người bạn. Vì thế những cuốn đó có thể xuất bản sau khi cha chết, vì công trình xuất bản chỉ đòi giấy phép đối với người viết còn sống. Hy vọng xuất bản cuối cùng phải là một ăn ủi lớn cho cha, bởi vì chắc chắn cha coi những bài biết tổng quát và triết học của cha là viên đá tảng của công trình cuộc đời cha, và cảm thấy nghịa vụ tối thượng của cha là công bố thành quả những lao nhọc của cha.
Tôi có đặc ân làm bạn và người trao đổi thư tín của cha Teilhard trong gần mười năm, và bây giờ tôi được đặc ân giới thiệu cuốn này, công trình đang chú ý nhất, cho các độc giả nói tiếng Anh
Ảnh hưởng của cha trên tư duy của thế giới chắc phải quan trọng. Cha phối hợp kiến thức khoa học uyên bác với cảm thức tôn giáo thâm sâu và cảm giác các giá trị nghiêm túc. Qua đó, cha buộc các nhà thần học phải xem các tư tưởng của họ trong viễn tượng biến hóa mới, và các nhà khoa học phải xem các hệ lụy trí thức của họ. Cha vừa soi sáng vừa thống nhất hóa cách nhìn thực tại của chúng ta, đưới ánh sáng tri thức mời kia, không thể mãi chủ trương rằng khoa học và tôn giáo phải hoạt động trong những ngăn chật ních tư tưởng, hay quan tâm đến những khu vực sống riêng biệt; chúng đều liên quan đến toàn thể đời sống con người. Những người có tinh thần tôn giáo không thể quay lưng họ trên thế giới tự nhiên, hay là tìm cách thoát khỏi những bất toàn trong thế giới siêu nhiên, và những người có tinh thần duy vật không thể từ chối tầm quan trọng với kinh nghiệm thiêng liêng và cảm thức tôn giáo. Giống như cha, ta phải đối mặt với các hiện tượng. Nếu chúng ta đối diện quyết liệt với chúng, và lợi dụng công việc tri thức và thiêng liêng mà cha cung cấp giúp đỡ, thì ta sẽ tìm thấy một nền tảng bảo đảm hơn cho tư tưởng của ta, và một chiều hướng chắc chắn hơn cho tiến trình biến hóa lên phía trước của ta. Giống như cha, chúng ta không được tìm chỗ trú ẩn trong việc trừu tượng các điều tồng quát. Cha luôn luôn đếm xỉa tới các thực tại trong hoàn cảnh hiện tại của con người, cho dù được đặt trái lại các thực tại tổng quát hơn của cuộc tiến hóa dài hạn; và cha luôn cố suy nghĩ một cách cụ thể, theo điều kiện các khuôn mẫu tổ chức, cach phát triển của chúng, thể thức thao tác của chúng và tác dụng của chúng. Kết quả là cha đã giúp chúng ta xác định thích hợp hơn cà bản tính riêng của ta, tiến trình biến hóa tổng quát địa vị và cả vai trò của ta trong đó. Được làm sáng tỏ như vậy, biến hóa của đời sống trở nên một hiện tượng có thể lãnh hội được. Đó là một tiến trình phản nhiệt động học, chạy ngược với định luật thứ hai của khoa nhiệt động học, vớí năng lực giàm sút và xu hướng tiến tới đồng bộ. Nhờ năng lượng mặt trời, biến hóa sinh học đi lên trên, và sản tạo ngày càng khác biệt và cấp độ tổ chức cao hơn.
Nó còn tạo ra hoạt động tinh thần hay nhận thức khác nhau hơn, mạnh mẽ hơn, có tổ chức cao hơn. Trong khi biến hóa, nhân thức (hay nếu bạn thích hơn, các đặc tính tinh thần của chất liệu sống), trở nên ngày càng quan trọng đối với các cơ phận, cho đến khi nơi loài người, nó trở nên đặc điểm quan trọng nhất của đời sống, và cho loài người có vị trí thống quát.
Sau khi điểm quyết liệt này qua đi, biến hóa mặc một sắc thái mới: thoạt đầu nó trở nên một tiến trình tâm xã hội, dựa trên việc chuyển giao kinh nghiệm tích lũy và kết quả của nó, và hoạt động thông qua một hệ thống nhận thức có tổ chức, một thao tác tri thức, cảm nhận và ý chí có phối hợp. Nơi con người, ít nhất trong các giai đoạn lịch sử và sơ sử, biến hóa có đặc điểm thay đổi văn hóa hơn là thay đổi di truyền hay sinh học.
Trên cấp độ tâm lý học mới, tiến trình biến hóa đưa đến một điển loại mới và những cấp độ tổ chức cao hơn. Một mặt, có những khuôn mẫu hợp tác giữa các cá nhân - hợp tác để kiểm soát thực tế, để hưởng thụ, để giáo dục, và nhất là trong mấy thế kỷ cuối cùng, để có được kiến thức mới; và các mặt khác. Có những khuôn mẫu tư tưởng mới, các tổ chức nhận thức mới và các sản phẩm của nó.
Kết quả là những khả năng thường hoàn toàn bất ngờ và mới mẻ đã được thực hiện, tính khác biệt và cấp độ con người hoàn thành đã được gia tăng. Về lâu dài Cha Teilhard khiến chúng ta có thể trông thấy các khả năng nào là đáng mong ước. Điều tốt hơn là cha đã giúp định nghĩa các điều kiện tiến tới, các điều kiện cho phép một quá trình gia tăng viên mãn và ngăn ngừa tính gia tăng tước đoạt. Các điều kiện tiến tới là những thứ này: tính thống nhất toàn cầu của tổ chức lý trí con người hay hệ thống nhận thức, nhưng một cấp độ khác biệt bên trong tính thống nhất kia; tình yêu, với thiện chí và hợp tác đầy đủ; toàn nhập cá nhân và hòa hợp nội tại; và hiểu biết gia tăng.
Tri thức là cơ bản. Đó là thứ tri thức giúp ta có khả năng hiểu được thế giới và chính chúng ta, và thực thi việc kiểm soát và hướng dẫn nào đó. Nó đăt chúng ta trong mối quan hệ có kết quà và có ý nghĩa với những tiến trình kéo dài của vũ trụ. Và, bằng cách tõ ra các khả năng hoàn thành vẫn còn bỏ ngỏ, nó đưa ra một kích thích lấn lướt
Chúng ta, nhân loại, hàm chứa nhiều khả năng tương lai bao la của trái đất, và có thể thực hiện ngày càng nhiều khả năng, với điều kiện chúng ta gia tăng hiều biết và tình yêu của chúng ta. Điều đó, có vẻ đối với tôi, là một quá trình thăng hoa tinh lọc của Hiện Tượng Con Người.
London, Tháng Mười Hai, 1958
Oakland, CA Sun Oct 25, 2009 ĐHN
Tham Khảo Thêm
http://arthursclassicnovels.com/arthurs/science/phenom10.html
http://arthursclassicnovels.com/arthurs/religion-all.html
http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/ahess_0395-2649_1956_num_11_2_2535
http://royalsociety.org/page.asp?id=2210
http://en.wikipedia.org/wiki/Julian_Huxley
Oakland, CA Mon 2, 2009 ĐHN
[1] Lucien Febvre: "Pierre Teilhard de Chardin: Images et impressions". Annales. Économies, Sociétés, Civilisations, Year 1956, Volume 11, Issue 2, pp.194-196: