Sự Cảm Thông Giữa Con Người Và Tuyệt Đối

Con người sống không phải chỉ có những vấn đề thuộc " hạ tầng cơ sở " cần phải giải quyết, nhưng còn bao gồm cả những gì là tinh thần, là siêu nhiên, và những thứ này cũng cần thiết như vật dụng của đời sống vậy. Someset Maugham trong cuốn " The Rasor’s Edge " ( Lưỡi Dao Cạo ) viết : " Con người không phải là chính bản thân họ, họ còn là nơi họ sinh trưởng, là căn nhà trong thành phố hay nơi thôn trại họ chập chững tập đi, là những trò chơi đùa hồi còn thơ ấu, là những truyện thần tiên do những bà lão thụật lại, là thức ăn mà họ nuốt qua miệng, là những trường học mà họ mài đũng quần, những môn thể thao mà họ chơi, những thi sĩ mà họ đọc, Đấng Chí Tôn mà họ sùng bái " (1 )

"Đấng Chí Tôn mà họ sùng bái” cũng là một vấn đề của đời sống. Vấn đề đó con người không thể bỏ qua được , mà nó luôn thôi thúc con người lưu tâm đến nó, suy tư trên nó”

Thượng Đế được đặt thành câu hỏi , đã trở nên một vấn đề, vấn đề lớn của nhân lọai kể từ Nietzche mà phúc âm tiêu cực của ông đã nói : Thượng Đế chết rồi . Thượng Đế trở nên một vấn đề. Nhưng cả con người, vì chính con ngưới biết Thượng Đế. Con người bảo vệ hay chống lại Thượng Đế. Vấn đề con người được liên kết chặt chẽ với vấn đề Thượng Đế, và vấn đề Thượng Đế tự đặt ra đầu tiên cũng như vấn đề con người .” (2) "

Nhưng một vấn nạn được đặt ra : Con người là vật chất, là thể xác , Thượng Đế là linh thiêng, là thần thánh, làm sao con người biết được Thượng Đế ?

Hubert Hohl trả lời : Nội dung ý thức nhân lọai vế Thượng Đế được cấu tạo bởi những yếu tố duy lý và phi lý. Nó không phải là điều gì mới mẻ trong siêu hình học và không bổ ích cho chúng ta. Nguồn gốc ý thức nhân lọai về Thượng Đế, sự linh thiêng, sự thánh thiện đồng nhất với Thượng Đế. ( Thuộc tính căn bản của một hữu thể linh thiêng ( être divin ) và của Thượng Đế trong mọi tôn giáo là sự thánh thiện, đó là đề tài của cuốn " Le sacré " của Rudolf Otto, xuất bản năm 1917 ) . Con người có kinh nghiệm về linh thiêng chỉ vì linh thiêng đồng thời là một phạm trù tiên thiên thuần túy theo khuynh hướng Néo-kantianisme, phạm trù về linh thiêng là một phạm trù tôn giáo đặc biệt, nếu không, một ý thức đơn giản và cả một trí thức siêu linh về Thượng Đế là không thể được. Nhưng những tri thức tiên thiên là những tri thức mà mỗi người có thể có chứ không phải tri thức mà mỗi người đều có. Có nghĩa là tri thức tiên thiên đó , ý thức nhân lọai về Thượng Đế không phải là bẩm sinh. Phạm trù linh thiêng được ban cho trước như một tiềm thế ( potentialité ) thiết yếu thuộc về con người, và tiềm thế này chứa đựng nền tảng ý tưởng phi giải thích ( non expliquées ) .

Theo R. Otto, không có tôn giáo của lý trí thuần túy, không có tôn giáo bẩm sinh, chỉ có tôn giáo được mạc khải , do một nhà sáng lập ( fondateur) thuộc bình diện thiêng liêng.

Tại sao vấn đề Thượng Đế hay chính Thượng Đế lại thuợc về hiện hữu con người ? Là vì vấn đề Thượng Đế thiết yếu thuộc về hiện hữu nhân lọai, vì con người có tiềm thế ý thức về Thượng Đế. Theo ý tưởng của R.Otto con người có tiềm thế về kinh nghiệm Thượng Đế . Theo Max Scheller, con người cấu tạo một cách thiết yếu tác động kinh nghiệm Thượng Đế. Điểm chung giữa R.Otto và M.Scheller là Thượng Đế thuộc về hiện hữu nhân lọai, nhưng có sự khác biệt là theo M.Scheller, con người tạo nên tác động kinh nghiệm Thượng Đế, trong khi theo R.Otto, con người chỉ có tiềm thế về kinh nghiệm đó. Hậu quả là R.Otto nhượng bộ sự có thể có vô thần mà M.Scheller từ chối vô thần.

Đó là nét đặc trưng và thiết yếu của con người. Con người được xếp đặt để hướng về một tuyệt đối, về một giá trị tối thượng. Theo M. Scheller, chính sự huyền bí sâu xa của hữu thể tối cao được tạo nên cho hiện hữu nhân lọai. Có một ý thức về hữu thể nhân lọai mà từ chối ý tưởng về Thượng Đế là chống lại tự nhiên, là một mâu thuẫn. Có thể là con người lầm lẫn và lấy một giá trị thời gian thay cho tuyệt đối, nhưng con người không có thể lầm khi đã có ý tưởng về tuyệt đối và về Thượng Đế .

Làm sao kinh nghiệm Thượng Đế thuộc về hiện hữu nhân lọai ? R.Otto trả lời : Kinh nghiệm Thượng Đế thuộc về hiện hữu nhân lọai như một phạm trù tiềm thế ( potentialité catégoriale ), cần phải có một khích động ( excitation ). M.Scheller trả lời : Kinh nghiệm Thượng Đế thuộc về hiện hữu nhân lọai như một tác động được thực hiện một cách thiết yếu . (3)

Chúng tôi xin mượn câu chuyện mà Somerset Maughem đã kể trong cuốn Lưỡi Dao Cạo ( The Rasor’s Edge ) của ông để trình bầy vấn đề trên :

Larry, một chàng phi công trẻ tuổi mồ côi sớm được một ông bác sĩ bạn của thân phụ chàng nuôi cho ănhọc. Chàng phi công đó đã tham dự trận thế chiến thứ hai. Chàng là người khỏe mạnh, yêu đời, nhưng một lần chứng kiến cái chết phi lý và tàn nhẫn của một người bạn đã cứu chàng thóat chết, chàng đã thay đổi cả tính tình, vẻ yêu đời vô tư của tuổi xuân đã biến mất, nhường chỗ cho nỗi ưu tư, băn khoăn về cuộc đời. Đến nỗi chàng hờ hững cả với Isabel, một cô gái trẻ đẹp và yêu chàng tha thiết . Chàng tâm sự với người yêu :

Anh tin là chẳng bao giờ được an nhàn nếu anh chưa tìm nổi ý nghĩa của cuộc sống. Thật khó diễn tả bằng lời nói. Mỗi lần thử cắt nghĩa lại thấy lúng túng. Rồi mình tự nhủ : mình là cái quái gì mà cứ phải nát óc về chuyện này, chuyện nọ ? Có lẽ chỉ vì mình là một tên khoe khoang hợm hĩnh . Tại sao không chịu lo việc mình để mặc mọi chuyện muốn ra sao thì ra. Có phải hơn không ? Rồi mình chợt nghĩ tới một kẻ trước đó mới có một tiếng đồng hồ còn vui vẻ tràn ngập nhựa sồng , giờ đây nằm chết queo. Thật là tàn nhẫn và khó hiểu hết sức ! Mình không thể không tự hỏi thế nào là cuộc sống, phải chăng mọi sự việc ở đời đều có một ý nghĩa, hay tất cả chỉ là sự lầm lẫn của một định mệnh mù quáng ? ( LDC . trang 58 )

Chính nỗi thắc mắc đó đã khiến Larry băn khoăn tra hỏi về cuộc đời, ý nghĩa cuộc đời. Đó chính là lúc ý thức tôn giáo trỗi dậy trong tâm hồn chàng trai đó.

Đến nỗi Isabel cũng phải lấy làm lạ về thái độ của Larry. Và chính tác giả trong câu truyện đã xen vào và trả lời cho Isabel :

Có lẽ cô hiểu anh ấy với trái tim cô hơn là với lý trí ( LDC trang 60 ).

Nhưng tôi suy luận và tôi có linh cảm là trong tâm hồn chàng trai đó đang quay cuồng những tư tưởng mơ hồ hoặc những cảm xúc không rõ rệt, khiến anh bị rầy vò bởi một niềm lo lắng , thúc đẩy anh tiến tới một cái gì mà chính anh cũng không rõ ( LDC tr 40 )

Tác giả hỏi tiếp :

Cô có tin là Larry đang đi tìm một lý tưởng ẩn náu trong màn tối của hư vô ?

Cháu có cảm tưởng bị anh ấy rày vò bởi một cái gì !

Bởi linh hồn anh ấy chăng ? Có lẽ anh ấy lo sợ chính mình. Có lẽ anh ấy ngờ vực cái ảo ảnh mà tâm linh anh thóang thấy ( LDC tr 61 )

Nhưng đó chưa phải là nỗi thắc mắc chính. Đây mới là câu trả lời của chính Larry :

- Anh muốn được biết chắc là có Thượng Đế hay không ? Anh muốn khám phá tại sao tội lỗi vẫn có. Anh muốn biết linh hồn anh phải chăng là bất diệt, hay khi anh chết tức là hết .

Isabel khẽ thở dài. Nàng khổ tâm nghe Larry nói đến những vấn đề ấy và nàng thầm cám ơn anh đã nói một cách thật giản dị như người ta nói chuyện thường, khiến nàng có thể chế ngự được sự lúng túng

Nàng mỉm cười nói :

-" Nhưng Larry ạ. Người ta đặt câu hỏi ấy từ hàng thế kỷ nay. Nếu có thể giải đáp được thì chắc chắn là lúc này người ta đã giải đáp được rồi "

Larry cười nhẹ nhàng

Nàng phản ứng một cách khô khan :

– Đừng cười như ám chỉ những điều em vừa nói là ngu ngốc

– Trái lại anh thấy sự nhận xét của em rất hợp lý. Nhưng một mặt khác, nếu con người tự đặt ra những câu hỏi ấy từ hàng ngàn năm nay, đó là một bằng chứng rằng con người không thể không quan tâm đến chúng và sẽ còn đặt vấn đề ấy mãi mãi. Hơn nữa , nói rằng không ai tìm được câu giải đáp là không đúng. Những lời giải đáp nhiều hơn những câu hỏi và biết bao người đã tìm được những giải đáp mà họ lấy làm thỏa mãn hòan tòan. Chẳng hạn như ông Ruysbrook . ( LDC tr 82 )

Larry say mê cuộc sống tinh thần, ví nó cho chàng nguồn hạnh phúc thanh cao mà cuộc sống vật chất không thể có. Larry nói với Isabel :

" – Anh muốn làm cho em hiểu sự sung túc trong cuộc sống mà anh muốn dâng em , một sự sung túc mà em không ý thức được. Anh muốn chứng tỏ cho em thấy cuộc sống tinh thần quyến rũ như thế nào và tất cả những kho tàng kinh nghiệm mà nó sẽ dâng hiến chúng ta. Một kho tàng vô giá. Và phải nói đó là một cuộc sống hạnh phúc. Chỉ có một cảm giác duy nhất có thể sánh với nó, đó là cái cảm giác khi chúng ta ngồi một mình trong chiếc phi cơ bay cao, bay thật cao giữa trời bao la, và quanh ta chỉ là không gian vô tận… Người ta sẽ say sưa trước vũ trụ vô bờ bến, và ta cảm thấy một khóai lạc mà ta không thèm đổi lấy một quyền lực hay một vinh quang nào ở dưới trần thế.” (LDC tr88) Chính vì cái hạng phúc đó mà Larry từ chối tất cả, từ chối một cuộc sống tầm thường để đi lang bang, đi tìm cái mà chàng muốn tìm . Somerset Maugham nói với Isabel như sau : – Có thể anh ấy không sa đọa, anh đi vào một con đường dài và khó khgăn, nhưng có thể là anh ấy sẽ tìm thấy cái mà anh đang muốn tìm, ở cuối đường. """

– Nghĩa là sao ?

– Cô không hiểu à ? Điều mà anh ấy nói với cô khá rõ ràng. Thượng Đế .

"- Tiếng kêu của nàng biểu lộ một sự ngạc nhiên như không tin tưởng. Chúng tôi ( tác giả và Isabel ) cùng dùng một danh từ, nhưng với hai ý nghĩa hòan tòan khác nhau làm cho câu nói thành hài hước, khiến cả hai cùng cười” ( LDC tr 108 ) Tác giả nói tiế"

Isabel thì nghĩ khác :

– Anh ấy là con người duy tâm, anh ấy là người mơ đến những chuyện hão huyền cao đẹp và cho dù những mộng của anh ấy không thực hiện được chăng nữa , nhưng mơ tưởng tới những điều ấy cũng đáng say mê rồi. ( LDC tr 109 )

Điều đó quả thực đúng .

Thế rồi Larry ra đi phiêu bạt , bỏ quê hương Hoa kỳ và vượt đại dương qua sống ở Paris, kinh đô của văn hóa của tinh thần, để hết ngày giờ đọc sách nghiên cứu. Sau đó chàng lại ra đi lang thang phiêu bạt , làm nghề phu mỏ than ở một vùng biên giới xa xăm.

Tại đây chàng gặp một người bạn kỳ lạ , đủ mọi tật xấu, say sưa, cờ bạc bịp, thân hình to lớn, nhưng lại có những phút sống gần huyền bí. Larry kể cho tác giả nghe về Kosti, tên người đó :

- Tôi ngĩ rằng ông căm thù cái thân hình đồ sộ thô lỗ của mình, nên ông muốn hành hạ nó , và những hành động bịp bạc, luận điệu chua chát và thái độ hung bạo của ông là phản ảnh của một cuộc tranh đấu giữa nghị lực của ông chống - tôi thật không biết ph

Nhưng : " Hỡi gã tình nhân kiêu hãnh , không bao giờ và không bao giờ nhà ngươi có thể gặt hái được chiếc hôn tình mặc dầu là nhà ngươi đã gần tới đích .” ( thơ của Keata )

Chính vì thế mà con người đâm ra sợ hãi . Larry nói :

" – Thật kỳ lạ là có rất nhiều người đã mắc phải chứng này . Tôi muốn nói không những tới sự sợ hãi các không gian đóng kín và sự sợ hãi các thượng tầng, mà cả tới sự sợ hãi tử thần và tai hại hơn nữa, sợ hãi cuộc sống. Nhiều khi, có những người trông có vẻ khỏe mạnh, giầu có , vô lo, thế mà họ vẫn bị sự sợ hãi hành hạ. Đôi khi tôi có ý nghĩ đó chính là một trạng thái thông thường của con người , và có một lúc tôi đã tự hỏi phải chăng đó là một thú tính sâu xa nào đó đã được truyền lại cho con người ngay từ thuở mới tạo thiên lập địa .” ( LDC tr 327 ) Nhưng mặt khác con người cũng lại còn cảm thấy : – Trong khi bay bổng trên không trung, tôi có cảm giác tôi là một bộ phận của một thứ gì đó vô cùng lớn lao và vô cùng đẹp đẽ. Tôi không biết tại sao lại thế, nhưng tôi chỉ biết rằng khi lên tới khỏang 800 thước trên không trung, là tôi không thấy cô độc như con người thường của tôi nữa, mà trái lại, tôi thấy có ràng buộc . Tôi không thể không nói điều này ra, dù cho nó có vẻ chướng tai, khi tôi bay trên các đám mây, trông giống như một đàn cừu vĩ đại ở phía dưới tôi, thì tôi cảm thấy là , với cõi vô tận, tôi đã tìm thấy quê hương của tôi. "" ( LDC tr 334 )"

Nhưng cũng chính vì thế mà Larry lại thêm băn khoăn về ý nghĩa cuộc đời. Larry nói :

" – Tôi cảm thấy sợ hãi cho chính thân phận tôi… Tôi vẫn băn khoăn tự hỏi mục đích của cuộc đởi là gì… tôi muốn hiến cuộc đời tôi cho mục đích nào đó, nhưng tôi không biết rõ là mục đích gì. Tôi đã không hề nghĩ nhiều về Thương Đế - giờ đây tôi đã bắt đầu nghĩ về Người .” ( LDC tr 3 35 ) Sauk hi đọc rất nhiều sách, suy nghĩ nhiều ngày mà không tìm ra giải đáp, chàng đã đáp tầu sang Ấn Độ, quê hương của huyền bí. Tại đây chàng đã học được nhiều điều bổ ích cho đời sống tinh thần của chàng . Nhưng Larry vẫn chưa thỏa mãn. Cuối cùng, chính nhờ một dịp may, chàng đã khám phá điều mà chàng muốn tìm : niềm cảm thông vô biên , hạnh phúc sâu xa vô tận, sự ngây ngất của con người khi chạm đến thực tại tuyệt đối , khi kết hiệp với hữu thể linh thiêng huyền bí . Larry kể cho tác giả nghe về những ngày sống ở Ấn Độ, chàng đến thụ giáo ở một nhà tu hành địa phương. Tại đây chàng được chỉ dậy cách thiền định. Sau đó , chàng thường lần lên núi cao, sống một mình mấy ngày liền trên căn nhà ở đỉnh núi mà người bạn làm thủy lâm cho ở tạm. Thường chiều chiều, Larry ra ngồi ở một bờ sườn núi, một nơi quang đãng có thể quan sát cảnh bao la hùng vĩ của núi rừng xung quanh. Thế rồi một lần, như có sức gì thôi thúc, chàng dậy sớm, lần trong sương đêm, tới chỗ vẫn quen ngồi mọi ngày, chờ đợi bình minh. Chính lúc thần thái dương ló dạng là lúc chàng cảm thấy say mê ngây ngất. Larry kể : – Tôi ngồi đợi bên một gốc cây. Trời còn tối nhưng các vì sao đã nhạt dần trên vòm trời, và thái dương đang sửa sọan ló dạng. Tôi thấy hồi hộp kỳ lạ, thế rồi ánh sáng lần lần chọc thủng màn đêm , chậm chạp như một hình bóng len lỏi qua các lùm cây. Tôi cảm thấy tim tôi đập mạnh như là sắp phải đương đầu với hiểm nguy. Rồi mặt trời xuất hiện. """

" Tôi rất tiếc không có tài tả cảnh , tôi không biết các danh từ để mô tả một bức tranh, tôi không sao trình bầy để có thể giúp ông nhận thức được tất cả vẻ hùng vĩ của quang cảnh trước mặt tôi, khi mà mặt trời hiện ra với tất cả vẻ rực rỡ của nó. Những dẫy núi trùng điệp của những khu rừng âm u , sương đêm còn đọng trên ngọn cây , và xa xa , ở phía dưới tôi , cái hồ sâu thẳm . Mặt trời từ cao chiếu xuống mặt hồ , khiến mặt nuớc long lánh như thép nung đỏ . Tôi đã bị chóang váng trước vẻ đẹp của vạn vật , chưa bao giờ tôi lại đã cảm thấy một niềm phấn khởi và một nguồn vui cao cả như vậy. Tôi đã có một cảm giác kỳ lạ , một sự rung động chạy từ chân lên tới đầu , và tôi cảm thấy như tôi bỗng được giải thóat khỏi thể xác của tôi, và như một linh hồn thanh khiết đang chia sẻ một vẻ đẹp mà tôi đã không bao giờ tưởng tượng nổi. Tôi nhận thức được rõ rệt là đầu óc tôi bỗng trở nên sáng suốt một cách lạ thường khiến cho mọi việc trước kia mơ hồ nay thành ra sáng tỏ , và mọi sự việc trước kia làm tôi thắc mắc nay đã được giải thích. Tôi sung sướng tới mức cuồng nhiệt , và tôi phải cố để tự thóat ra khỏi trạng thái đó , bởi vì tôi cảm thấy là nếu kéo dài thêm một lát nữa thì tôi có thể chết được . Tuy thế mà nỗi sung sướng cũng đã làm tôi có thể sẵn sàng chết ngay lúc đó còn hơn là phải rứt bỏ nó . Làm thế nào mà tôi có thể giải thích được để ông có thể hiểu cặn kẽ cảm giác của tôi lúc bấy giờ ? Không có những chữ nào lại có thể nói lên được đầy đủ niềm hạnh phúc ngây ngất của tôi , khi tôi tỉnh lại , tôi thấy mệt lả và người run lên bần bật. Tôi ngủ thiếp đi. (LDC tr 371 ) Larry nói thêm : – Chỉ vì tôi đã ý thức rõ rệt một cách kinh khủng thực tại của nó. Nói cho cùng thì đó chẳng qua chỉ là một kinh nghiệm mà mọi thuật sĩ trên tòan cõi thế giới và thuộc bất cứ thời đại nào , cũng đều trải qua. Giáo sĩ Bà La Môn ở Ấn độ , các "" Sufis "" ở Ba tư , tín đồ Thiên Chúa giáo ở Tây Ban Nha, tín dồ Tin lành ở Tân Anh cát lợi, và dù cho họ có thể tả được những điều xét ra thật bất khả mô tả , thì họ cũng đến nói đại khái như vậy thôi, người ta không thể phủ nhận sự việc đã xẩy ra , điều khó là giải thích nó . Phải chăng tôi đã hiệp nhất được với Tuyệt Đối trong giây lát , hoặc giả đó là một biểu thị , phát xụất từ tiềm thức , của sự tương quan với tinh thần vũ trụ luôn ẩn tàng trong mọi người chúng ta , điều đó thì tôi không biết được . "" ( LDC tr 372 )"

Kinh nghiệm của Larry có thể mang tính chất phiếm thần. Nhưng nó chứng tỏ con người có thể cảm thông được với huyền bí, với linh thiêng hay với Thượng Đế .

Nhưng điều đó có ích lợi gì cho con người ?

Larry trả lời , sau khi tỏ cho tác giả biết là ngón tay cái có thể chạm đến tất cả các ngón khác trong bàn tay :

- Chính là do chỗ ngón tay cái đối chiếu với mọi ngón khác đó , mà bàn tay thành ra một phương tiện tuyệt diệu như vậy. Có thể là ngón tay cái đối chiếu , chắc chắn là dưới một hình thức thô sơ , đã được phát triển trong một số trường hợp của tổ tiên xa xưa của lòai người và lòai đười ươi , và là một đặc tính mà trải qua bao nhiêu thế hệ mới trở nên chung cho mọi người ? Vậy thì ít nhất cũng có thể là các hiện tượng hợp nhất với thực tại mà rất nhiều lọai người đã từng trải , là dấu hiệu báo trước một sự phát triển , trong ý thức con người , của một giác quan thứ sáu , giác quan này trong một tương lai còn rất xa xôi , sẽ thành ra chung cho mọi người , khiến cho họ có thể trực tiếp nhận thức được Tuyệt Đối cũng như bây giờ chúng ta đang nhận thức được những sự vật cụ thể ?

– Vậy anh hy vọng là điều đó sẽ có ảnh hưởng gì đối với con người ? Tác giả hỏi .

– Thật ra thì tôi không thể nói nhiều với ông được , chẳng khác nào như trước kia , sinh vật đầu tiên khám phá ra là mình có thể lấy ngón tay út sờ vào ngón tay cái, cũng không sao tiên đóan nổi những ảnh hưởng vô biên của cái hành động vô nghĩa đó, Riêng phần tôi , tôi chỉ có thể nói với ông rằng cái cảm giác thái bình, hoan lạc và bảo đảm từng xâm chiếm mạnh mẽ tâm hồn tôi trong thời khắc đắm đuối đó , hiện vẫn còn tồn tại nơi tôi, và cái hình ảnh về vẻ đẹp của vũ trụ vẫn tươi sáng trong trí óc tôi , không kém gì giờ phút đầu tiên, khi mắt tôi vừa bị chóang lộn lên vì cái vẻ đẹp đó. ( LDC tr 323 )

Larry nói tiếp :

– Ý thức về cuộc sống rất mạnh mẽ trong con người chúng ta. Lúc bấy giờ ngồi trong căn nhà gỗ hút tẩu thuốc , tôi đã cảm thấy mình sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy trong người có một sức sống đang đòi hỏi mình phải phát huy ra . Tôi không có quyền rời bỏ thế gian và yêu mến các sự vật thế gian , không phải vì chính các sự vật đó , mà vì cái vô biên tiềm tàng ở bên trong các sự vật đó. Nếu trong những giờ phút đắm đuối đó ,tôi đã thực sự hợp nhất với Tuyệt Đối và nếu nhửng điều họ nói là đúng – thì không còn có gì có thể kích thích được tôi nữa , và khi mà tôi đã trả xong cái nợ”nhân quả” của cuộc sống hiện tại của tôi, tôi sẽ không phải trở lại cuộc thế nữa. Ý nghĩ này đã làm tôi vô cùng kinh hòang. Tôi còn muốn sống nhiều nữa . Tôi sẵn sàng nhận bất cứ cuộc sống nào , bất chấp mọi khổ não và đau buồn của nó, tôi cảm thấy là chỉ có cuộc sống này tới cuộc sống khác , và nhiều cuộc sống liên tiếp khác nữa , mới có thể thỏa mãn được nhiệt tâm , nghị lực và lòng ham muốn học hỏi của tôi. ( LDC tr 376 )

Đó chính là kết quả của sự cảm thông giữa con người và Tuyệt Đối . Nếu con ngườpi chán chường cuộc sống chính là vì con người chưa tìm ra lẽ sống.

Saigon , 1969

Đinh Đồng Phương

(1) Lưỡi Dao Cạo. Nguyễn Ngọc Phi dịch. BQGGD xuất bản . 1963. tr 7

(Ý tác giả Someset Maugham muốn nói Tư tưởng sắc bén như lưỡi dao cạo )

(2) Le probleme de l’expérience de Dieu dans la philosophie allemande contemporaine . Hubert Hohl. Tạp chí Văn Học số 72. 3/67. tr 43

(3) H. Hohl. Sd tr 45-46