Leonardo Da Vinci: Nhân Vật Thời Phục Hưng

Sinh năm 1452 và mất năm 1519, Leonardo da Vinci là con ngoài giá thú của Ngài Piero da Vinci, một cố vấn pháp luật, và một thôn nữ không tiếng tăm. Leonardo đã được sinh ra bên ngoài ngôi làng của Vinci, gần Florence thuộc trung tâm nước Ý. Người ta không biết nhiều về thời thơ ấu của ông, triết lý sống của ông hoạc lịch sử hôn nhân của ông.

Ở tuổi niên thiếu của mình, Leonardo đã được cha mẹ gửi đến Florence để bắt đầu học nghề hội họa. Dưới sự dạy dỗ của một họa sỹ và là một điêu khắc gia hàng đầu ở Florence, Andrea del Verrocchio, ông đã trở thành một trợ tá đắc lực hợp tác với thầy mình về tác phẩm kỷ niệm "Chúa Ki-tô chịu phép rửa" (The Baptism of Christ). Tuy nhiên, những màu sắc tao nhã và những lối đánh bóng phơn phớt mượt mà, những đặc trưng truyền thống của phong cách Phục Hưng sợ khởi của Verrocchio. Kỹ thuật tinh tế của người thanh niên này đã đánh dấu sự khởi đầu của giai đoan hưng thịnh thời Phục Hưng, thế nhưng những tác phẩm đặc biệt của ông 25 năm sau vẫn chưa được phổ biến.

Là một "người dự án" với đầu óc kinh doanh, đa tài, Leonardo có một khuynh hướng bắt đầu những công việc duy nhất để tìm "tính ham mê du lịch" và những tham vọng thuộc đỉnh cao trí tuệ của mình đưa ông đến một lĩnh vực nào khác. Thói quen này đã được biểu lộ rất sớm khi ông được giao nhiệm vụ để vẽ một bức phông nổi tiếng đặt sau bàn thờ của một giáo đường miêu tả ba nhà thông thái đến thờ lạy Chúa Hài đồng Giê-su. Nó được biết với cái tên "Adoration of the Three Kings," (Lòng Sùng Kính của Ba Vua) bức họa này thể hiện một cách trong sáng sự sinh động, nhất quán hơn hẳn của da Vincy mà ở đó các nhân vật được sắp xếp theo hình bán nguyệt xung quanh Thánh Gia trái ngược lại với những nét mặt nhìn nghiêng riêng rẽ của những bức chân dung vẽ theo lối cổ điển trước đó.

Leonardo có lẽ là bậc tài hoa nhất trên đời. Rất lâu sau khi ông mất, người ta mới công nhận thiên tài siêu phàm của ông trong các lãnh vực như thiết kế máy móc và nghiên cứu về cơ thể học. Tuy nhiên, nghệ thuật hội họa của da Vincy mới thật sự làm cho ông nổi tiếng trong suột cuộc đời ông, và cũng chính từ nghệ thuật hội họa này mà ngày nay nhiều người biết đến ông. Bức tường của phòng ăn trong tu viện Santa Maria Delle Grazie đã hình thành một khung cảnh phù hợp cho sự sáng tạo lẫy lừng nhất của ông, "The last Supper" (Bữa Ăn tối Cuối cùng/ Bữa Tiệc ly) được hoàn thành vào khoảng năm 1495.

Những biểu hiện truyền thống thời Phục Hưng của cảnh này đã mô tả mười ba nhân vật ngồi thành một hàng. Nhưng cách miêu tả của Leonardo cho thấy rằng Chúa Giê-su là nhân vật trung tâm được những nhóm nhỏ các tông đồ vây quanh, với phản ứng của mỗi cá nhân khi Chúa Giê-su công bố sắp có kẻ phản bội Người. Được thừa nhận là một tác phẩm vĩ đại vì nó đã lột tả những khuôn mặt trong sáng thể hiện nội tâm của các tông đồ và theo cách bố trí rất linh động, bức họa này đã chứng minh một triết lý hoàn toàn mới lạ của Leonardo; một thứ triết mà được thể hiện thậm chí trong cả cách pha trộn nước sơn để vẽ của ông. Leonardo muốn làm việc chậm chạp và cẩn thận để giảm bớt những bóng râm trên bức họa và để điều chỉnh lại những chi tiết cần sửa của ông.. Sơn nước dùng vào thời kỳ ấy khô nhanh, không cho phép tốc độ chậm hơn thế. Vì thế, da Vincy đã pha chế một loại sơn cho riêng mình sử dụng để sơn phủ lên tường của tu viện. (Những năm sau này, chất nhựa thông chất lượng kém của ông bắt đầu tróc ra. Việc phục hồi gần đây đã khám phá ra những vật, những màu sắc và những đường nét mà trước đó không thấy, công việc khôi phục này đã đưa kiệt tác này trở lại gần với nguyên trạng của nó.)

Ít lâu sau, khi da Vincy đã đổi hướng niềm đam mê của ông sang những lĩnh vực như cơ thể học, thiên văn học, thực vật học, địa chất học – những lĩnh vực này thường được xem như thuộc lĩnh vực khoa học – hiệu suất nghệ thuật của ông đã chậm lại. (thực ra, nó không bao giờ ngang tầm sáng tác sung mãn với các họa sỹ hàng đầu khác – Rembrandt, Rapheal, Van Gogh, Picasso và Michelangelo, chẳng hạn.)

Sau khi da Vincy ở Milan được 17 năm, Sforza, người đỡ đầu của ông bị người Pháp lật đổ, và Leonardo đã chạy trốn, thoạt đầu ông đến Matua và sau đó đến Venice trong một thời gian ngắn, trước khi trở về Florence. Ở đó ông được chào đón như một anh hùng. Ông nhận thấy rằng những bức họa trước đó của ông có một ảnh hưởng lớn đối với các họa sỹ trẻ hơn ở Florence (nhất là Botticelli và di Cosimo). Và rằng giờ đây bậc thầy hội họa của thời kỳ Phục hưng đã trở về quê nhà, ông đã bắt đầu truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp của các bậc thầy trong hội họa gồm có Michelangelo và Rapheal.

Một kiệt tác huyền thoại cuối cùng được hoàn thành vào thời kỳ này: bức chân dung Lisa del Giocondo vợ của một lái buôn địa phương. Nụ cười huyền bí của Mona Lisa nổi tiếng khắp Âu châu. Không giống những bức chân dung trước đó do các họa sỹ khác vẽ, họ đã cắt nhân vật mẫu ở tầm ngang ngực, tạo ra một dáng vẻ sáo mòn, chân dung "Mona Lisa"gồm cả đôi tay của người phụ nữ, được khoanh lại như để tạo thành một ấn tượng của một kim tự tháp toàn diện. Tác phẩm này đã đáp ứng để truyền cảm hứng cho những nghệ sỹ khác vẽ những đề tài của họ trong tư thế tự nhiên hơn.

Vào năm 1517, Leonardo định cư ở Pháp theo lời mời của vua Francis đệ nhất, ông là một trong số ít những nhân vật tiêu biểu tối cao của nền văn hóa Phục Hưng. Ông đã từ trần hai năm sau đó.

Mặc dù Leonard không đặc biệt quan tâm đến văn chương, lịch sử hoặc tôn giáo, nhưng việc quan tâm đến nhiều ngành kiến thức khác như thế, trong những thế kỷ qua, đã mang đến cho ông danh tiếng như mẫu mực của "Con người thời Phục Hưng," chân chính, một thiên tài thế giới chói lọi.

(Leonardo da Vinci: Renaissance Man)

Jos. Tú Nạc, NMS