Chính Trị & Đức Tin

Phỏng dịch theo bài “ Politics and faith: Being catholic in the public square “ của Cha  Richard Benson, trưởng khoa và giáo su  thần học  ở đại chủng viện ST John, Camarillo.  Bài này đươc đăng trong Tiding của Giáo phận Los Angeles ngày 13 tháng 10 năm 2006 .
 Việt Nhân.
Đăng lại từ Sứ mệnh 33
 
I .- Vào đề
Chính trị và đức tin  : Các chính trị gia công giáo trong xã hội .
Mỗi khi có cuộc bầu cử  lại một lần gây ra  và dấy lên sự đối thoại giữa hàng Giáo phẩm và các nhà hoạt động chính trị .
Những ứng cử viên công giáo nhiều khi gặp khó khăn giữa lập trường chính trị của mình và những giáo huấn của Giào hội . Những vấn đề chính trị và đức tin  đôi khi đưa tới sự chia rẽ trong giáo hội .
Khi ra tranh cử các ứng cử viên công giáo phải nói rõ lập trường chính trị về các vần đề xã hội cho cử tri rõ . Nếu gặp các cử tri đa số thuộc thành phần tự do phong túng ( liberal ) mà khuynh hướng của họ có khi rất nghịch với lập trường của giáo hội , thì các ứng cử viên sẽ gặp nhiều khó khăn .
Nếu cứ theo đúng giáo huấn của giáo hội thì chắc chắn sẽ không được bầu , do đó không thể thực hiện được vai trò trần thế của mình,  mà nương theo chiều tâm lý quần chúng ngược lại với tinh thấn của giáo hội thì trái với lương tâm và đôi khi lại bị kết án lạc đạo.
 Vì thế các ứng cử viên phải nắm vững lập trường  của giáo hội mới mong đối ứng được với trường hợp khó khăn trên.
Những chỉ dẫn dưới đây không những đề cập tới những  người công giáo hoạt động chính trị chuyên nghiệp  và cũng soi tỏ cho mọi người công giáo làm chính trị công dân.
Trước hết ta sẻ gặp loại thắc mắc rằng : Giáo hội có quyền hay phận sự tham gia vào cuộc tranh luận như thế khống ?
 
II.- Những lời giáo huấn của Giáo hội . 
Năm 1891 đức Giáo hoàng Leo XIII đã ban hành Tông Thư : Rerum Novarum, trong đó Ngài tuyên bố rằng:   Giáo hội có nhiệm vụ phải rao truyền tiếng nói luân lý  vào trong xã hội ( public square )  hay trần thế . Ngài bảo vệ cho những ai là nạn nhân của cuộc cách mạng kỹ nghệ và quyết không để cho giai cấp tư bản tự do đối xử vói con người như những đồ vật và sẽ ném họ ra ngay một bên khi  không còn cần thiết .
Giáo Hoàng Leo đã bắt đầu một truyền thống trong hơn 100 năm,  lời giáo huấn và 12 tài liệu về quyền lợi và bổn phận  của Giáo hội là tiếng nói quyền lực của Giáo hội và viễn kiến công giáo vào chính trị,  để đòi hỏi công lý cho tất cả mọi người , nhất là những người nghèo và những người cùng khốn trong  xã hội .
Trong thư mục vụ năm 1987 về : “Công bằng  kinh tế cho tất cả  mọi  người   “ ( Economic justice for All ) , Giáo hội Hoa kỳ đã thách đố  cộng đồng công giáo làm sáng tỏ đức tin của mình trong xã hội : “Đức tin của chúng ta không chỉ là một bó buộc cuối tuần, một bí tích được cử hành quanh bàn thờ ngày chuá nhật, mà là một thực tại phong phú cần được thực hành hàng ngày nơì gia đình, công sở, hãng xưởng, trường học và nơi thương mại khắp nước cuả chúng ta . Chúng ta không thể phân chia điều chúng ta tin với cách hành động thế nào trong môi trường  của cộng đồng lớn rộng hơn . tr.. 25 “
 
Trong cùng một thư mục vụ , các Giám mục đã đặt nặng  sự bó buộc phải khuyến khích tất cả người công giáo tham gia vào đấu trường ( arena )  chính trị : “ Thư này là một sự mời gọi cá nhân cho những người công giáo dùng sáng kiến đức tin của chúng ta, sức mạnh của nền kinh tế của chúng ta, và những cơ hội của nền dân chủ chúng ta để hình thành một xã hội hầu bảo vệ tốt hơn phẩm giá và những quyền căn bản của anh chị em chúng ta trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới . tr. 1  “
Giáo huấn công giáo cống hiến cho chúng ta những nhắc nhở về sự quan trọng  của chính trị  và những ràng buộc về luân lý để tham gia vào công cuộc xây dựng một xã hội công bằng.  Giáo huấn công giáo về công bằng xã hội nhắc nhở chúng ta rằng những  lựa chọn về xã hội và chính trị không phải  là cho “ một mình Tôi “ mà cho “ tất cả Chúng ta “
Không có sự phân biệt nào giữa sự ràng buộc làm một công dân tốt và  khát vọng trở nên một người công giáo tốt .
Tất cà người công giáo là công dân của đất  nước này nên tham gia vào tiến trình chính trị đến mức độ có thể vươn tới được .
Nếu họ không dự phần vào tiến trình trên, tất họ đương nhiên có góp phần vào vấn đề trong xã hội .
Không có một sự bào chữa nào về sự từ bỏ cơ hội để bầu phiếu trong các cuộc tuyển cử trên mọi cấp bậc.
 
III .- Gương Chúa Giê su
Trong Phúc âm thánh Luca, chính chúa Giê su đã rao giảng sứ mạng của Chúa  là “ Mang Tin Mừng cho người nghèo khổ “ . Ngài minh xác rằng “ Tin mừng “ không chỉ giới hạn vào sứ mạng ngôn sứ mà thôi .
Ẩn dụ về người Samaritain tốt nói với chúng ta rằng, chúng ta là “ Lân nhân “ cho hết cà anh chị em chúng ta .
Ẩn dụ về phán xét cuối cùng nhắc nhở chúng ta về sự thật rằng “ Chúa hiện diện khắp nơi “ và rằng : “ khi nào con chểnh mảng bỏ quên  người khốn cùng của Anh chị em của Con, tức là con đã bỏ quên Ta “
Lời phán của Chúa : “ Trả lại cho Cesar những gì thuộc vể Cesar , và cho Chúa những gì thuộc về Chúa “ sẽ được diễn giải sai , nếu những người công giáo chỉ quan tâm hoạt động của mình trong lãnh vực tôn giáo , mà đứng ngoài lãnh vực chính trị .
 
IV .- Mục tiêu của chính trị và đời sống luân lý .
Mục tiêu của đời sống chính trị và luân lý là đồng thời và chống chéo lên nhau ( overlap ) :
 Những chính trị gia trở nên thiện hảo nhất là lúc họ  dồn hết sức lục vào  vào hai điều sau : luật pháp hoá  “ công lý bình đẳng cho mọi người “ ( equal justice under the law for every one ) và bảo đảm phúc lợi chung cho toàn dân.
Nền luân lý công giáo có hai nền tảng chính :  một là sự hiểu biết thấu đáo về  “ mỗi người được dựng nên theo hình ảnh của Chúa “ và  hai là  “ sự dấn thân tận tuỵ cho phúc lợi chung.” 
Thánh Thomas Aquinas dạy rằng : “  Sự công bình  là trung tâm của nhân đức luân lý.  Ngài lưu tâm chúng ta rằng “ sự công chính là điều chính yếu đầu tiên về mối tương liên giữa những người công dân “  .
Vì vậy cho nên, nếu luật pháp cung ứng biện pháp khách quan cho một xã hội thực sự công bằng , khi đó người công giáo không thể không tham gia tích cực vào đời sống chính trị trong xã hội .
Một lần nữa , các Giám mục Hoa kỳ đã móc nối sáu nguyên tắc luân lý  giứp những nhà chính trị phán đoán  về những quyết định chính trị của mình :
1 .- Mỗi một quyết định phải được soi xét dưới ánh sáng “ hoặc là thăng tiến  hay làm giáng cấp phẫm cách của con người. “
2 .- Nhân phẩm chỉ có thể thực hiện và bảo vệ trong cộng đồng mà thôi .
3 .-Tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống trong xã hội .
4 .- Mỗi phần tử của xã hội đều có bổn phận đặc biệt với người nghèo khó và những người cùng khốn .
5 .- Nhân quyền  là điều kiện tối thiểu cho đời sống trong xã hội.
6 .- Xã hội xét như là toàn thể phải hoạt động qua cơ quan công hay tư, có trách nhiệm luân lý làm tăng giá trị nhân phẩm và bảo vệ nhân quyền .
 
VI .- Những chỉ dẫn khác
Trong tài liệu “ Công lý trong thế giới (Justice in the world ), Giáo hoàng Paul VI phát biểu : “ Hoạt động cho Công lý và sự dự phần vào công cuộc  biến cải thế giới  đối với chúng ta  là kích thước nền tảng  của sự rao giảng Tin Mừng, hay nói cách khác là sự cứu rỗi  và sự giải phóng của nhân loại ra khỏi mọi tình trạng áp bức là sứ mạng  của Giáo hội “. 
Thật là tuyệt diệu cho viễn kiến công giáo rằng chính trị và đức tin không phải là chuyện ngẫu nhiên, lúc có lúc không, mà phải đồng hành với nhau, để kiến tạo một xã hội thực sự công bằng .
Cuối cùng , một người công giáo không là  một thành phần của tiến trình chính trị, thì họ sẽ thât bại trong việc làm  những gì  có thể bảo đảm cho công lý và phúc lợi chung .
 
Người công giáo được mời gọi mang đức tin vào chính trị, chứ không đem chính trị vào đức tin .
Tại sao chúng ta lại có hai tay và hai mắt ?  Để mỗi buổi sáng chúng ta có thể  cầm nhật báo hàng ngày ở tay này và Thánh Kinh ở tay kia và chúng ta có thể dùng lăng kính của đức tin để đọc tin mà đáp ứng với Thời triệu .
Người công giáo không thể giam hãm đời sống đức tin trong nhà thờ và không chỉ hạn chế trong những vấn đề đang bàn cãi từ những thế kỷ đã qua .
Vấn đề của chúng ta là đức tin sống động và chúng ta được mời gọi để mang  môt đức tin sinh động  vào xã hội và chiếu giải sự thật của đức tin vào những vấn nạn của xã hội đương thời .
Nhưng khốn thay dường như có một số người , họ nhìn vào giáo hội và những lới giáo huấn của giáo hội qua lăng kính “ quan điểm chính trị của họ “ hơn là đường lối khác. Những người công giáo được gọi là công giáo phòng trà  ( cafeteria-catholics ) có thể tìm thấy lập trường của mình ở cả hai phía “ chính trị tả và hữu khuynh”,  và dùng cùng một phương pháp : “ Nếu những giáo huấn của giáo hội không phù hợp với với những luận điểm chính trị của họ, thi họ nghĩ là giáo hội cần phải đổi thay “ . Chính vì điểm này  mà chúng ta nghe được những lời gào thét – đem giáo hội ra khỏi phòng ngủ của tôi, và tại sao các Giám mục lại không ngừng nói về về chuyện tử hình và di dân?
Cuối cùng , Giáo hội không còn là Giáo hội, trừ phi Giáo hội mang được tiếng nói  vào xã hội thay cho mỗi con dân của Chúa và tìm cách bảo vệ tất cả dân Chúa từ khi dựng thai đến khi  được chết cách tự nhiên.
 
Người công giáo phải tuân theo lương tâm của mình trong những lựa chọn chính trị .
Giáo hội không ngừng làm sáng tỏ những điều lương tâm cần phải tuân theo. Như thế người công giáo phải  lợi dụng mọi cơ hội để học lấy  tất cả những gì có thể được về vấn đề chính trị và  giáo huấn của Giáo hội, để trở thành  một công dân và người công giáo được thông tin đầy đủ  (Well-informed)
Là người công giáo, chúng ta mang sự dấn thân tuyệt đối của chúng ta cho nền luân lý không thay đổi của cuộc đời,  sự bảo vệ và thăng tiến hôn nhân , và sự dân thân bảo vệ  cho nhân quyền  như là những nền tảng  cho sự lựa chọn có lương tâm .
Mỗi người công giáo cần phải đắn đo lá phiếu của mình trái với sự dấn thân cho đời, công lý và công ích.