Mực đom đóm là một loài mực ống tự phát sáng theo cơ chế sinh học với chiều dài lúc đã trưởng thành chỉ có khoảng 7 – 8 cm. Nó được trang bị một cơ quan sản sinh ra phốt-pho, qua đó nó có thể tự phát ra một thứ ánh sáng có màu xanh colban. Phần lớn phốt-pho được thấy nằm ở đầu các xúc tu và các vùng xung quanh mắt. Hàng ngàn điểm photophores nhỏ lấm tấm trên khắp cơ thể của mực, vì vậy hình dáng của chúng có thể được định dạng vào ban đêm. Tại vịnh Toyama, vùng biển Nhật Bản, là nơi loài mực này được tìm thấy khá phong phú. Môi trường sinh sống của chúng thông thường khoảng 350 mét dưới đại dương, tuy nhiên những cơn sóng lớn ở vịnh Toyama đã đẩy chúng lên mặt biển và dạt vào bờ với khối lượng dày đặc. Tại đây, mỗi năm vào khoảng tháng Ba đến tháng Sáu là đến mùa đánh bắt mực ống đom đóm với khối lượng lên đến hàng tấn.
Vào khoảng thời gian trên, cũng là mùa sinh sản của những con mực đom đóm. Hàng triệu con mực tìm đến với nhau để thụ tinh và đẻ trứng ở vịnh Toyama. Số lượng mực dày đặc trong vùng vịnh tạo ra những dãy sáng xanh lấp lánh kéo dài khắp bờ biển gây thích thú cho hàng ngàn khách du lịch đến chiêm ngưỡng sự kiện độc đáo này. Không chỉ có du khách, đây cũng là khoảng thời gian thu hút đông đảo các loại chim biển đến dự buổi đại tiệc xác mực chết. Mực đóm đóm cũng là một món ăn được yêu thích ở Nhật Bản.
Vào các buổi sáng sớm, bắt đầu từ 3 giờ, những chiếc thuyền tham quan khởi hành từ cảng cá Namerikawa (nơi đây cũng là nơi duy nhất có Bảo tàng sinh vật biển dành riêng cho mực đom đóm) thuộc tỉnh Toyama, làm một cuộc hành trình ngắn đến dàn lưới được neo cố định cách bờ chỉ khoảng 1 đến 2 km . Khi các ngư dân bắt đầu kéo lưới, cả mặt biển lấp lánh ánh xanh coban rực rỡ, làm cho du khách không khỏi trầm trồ thích thú.
Hàng năm, cứ đến mùa sinh sản của loài mực đom đóm, cả Vịnh Toyama của Nhật Bản lại tỏa sáng lung linh kỳ ảo.
Hàng triệu con mực tìm đến với nhau để thụ tinh và đẻ trứng tạo nên cuộc “trình diễn ánh sáng” vô cùng đẹp mắt về đêm, thu hút hàng ngàn khách du lịch. Không chỉ thu hút khách du lịch, mùa sinh sản này còn là sự kiện vô cùng quan trọng đối với những sinh vật biển khác, những loài săn mực đom đóm làm thức ăn.
Mực đom đóm là một loài mực phát quang sinh học có chiều dài chỉ khoảng 3 inches. Bên trong cơ thể loài mực này có các cơ quan sản xuất ánh sáng gọi là photophore làm cho loài mực này phát ra ánh sáng màu xanh về đêm. Loài mực này còn là một đặc sản của Nhật Bản.
Loài mực này có khả năng phát sáng luân phiên một bộ phận hoặc toàn cơ thể. Ánh sáng này có nhiều tác dụng đối với loài mực bao gồm việc giao tiếp với bạn tình hoặc đối thủ, làm rối mắt kẻ săn mồi để dễ bề thoát thân. Một công dụng nữa là bằng cách nhấp nháy ánh sáng, chúng có thể thu hút các con mồi lại gần rồi chộp lấy chúng bằng các xúc tu.
Ánh sáng từ hàng ngàn con mực đom đóm nhấp nháy đồng bộ hoặc chớp tắt dệt lên một bức thảm kỳ diệu. Đối với mực đom đóm, khi kiếm ăn, ánh sáng này dùng để thu hút con mồi, ánh sáng lấp lánh trên các xúc tu của nó thu hút các loài cá nhỏ giúp nó dể dàng quấn lấy con mồi. Vào mùa sinh sản, ánh sáng nhấp nháy có chức năng thu hút bạn tình cũng như thách thức đối thủ của nó. Khi gặp nguy hiểm, ánh sáng xanh có thể giúp nó định dạng khác nhau để ngụy trang và trốn thoát những kẻ săn mồi hung dữ.
Firefly Squids in Toyama Bay, Japan