Cứ mỗi chu kỳ bầu cử tổng thống, hai đảng chính trị Hoa Kỳ tổ chức Hội Nghị Toàn Quốc. Đầu tuần ngày 03/09/2012 vừa qua, Đảng Dân Chủ (DC) tổ chức Hội Nghị Toàn Quốc Dân Chủ 2012 (Democratic National Convention) với mục đích “định hướng”và “đề cử” ông Barack H. Obama làm Ứng Viên TT cho cuộc bầu cử tháng 11 năm 2012. Để định một hướng đi tương lai – chiếu theo: nhu cầu, giá trị và tiêu chuẩn luân lý, truyền thống & tầm nhìn – các đại biểu cần biểu quyết một cương lĩnh chính trị (party platform) cho đảng mình.
Một sự kiện đáng chú ý xảy ra trong ngày thứ nhất của đại hội: Số là từ vựng “Thiên Chúa” và “thủ đô Jerusalem của Do Thái” đã bị rút khỏi bản cương lĩnh sau khi ủy ban soạn thảo chấp thuận đưa ra để lấy biểu quyết. Khi các đại biểu duyệt thảo kỹ càng, ông Thống Đống Ted Strickland của bang Ohio (một cựu mục sư Tinh Lành) khám phá thiếu xót này. Ông đề nghị bổ sung bản thảo và thêm từ này vào, hầu thống nhất với những chu kỳ trước và tránh dư luận. Thế nhưng lúc chủ tịch đại hội yêu cầu biểu quyết tại sàn họp thì có sự mâu thuẫn khó hiểu: hơn phân nửa các đại biểu đồng ý chấp thuận bổ sung, còn lại gần phân nửa đã chống đối sự bổ sung này. Lãnh đạo hội nghị nghe theo phe “chống”, và không bổ sung bản cương lĩnh -- làm cho phe kia bất mãn. Đây là lần đâu tiên trong lịch sử đảng DC mà không có sự đề cập tới “Thiên Chúa”. Phải chăng đảng chính trị Dân Chủ của Hoa Kỳ đang dần dần biến thành một đảng vô thần – chuẩn bị cho một xã hội chủ nghĩa cộng hoà? Để trả lời câu hỏi này, thiết nghĩ cần phải nhìn sâu vào các khía cạnh khác nhau.
Bản Cương Lĩnh Chính Trị 2012
Cơn bão I-sa-ác đã không quật ngã được hội nghị Cộng Hòa tại Tampa như ý một vài người, nhưng ngược lại sau ngày thứ nhất hội nghị đảng DC, thì cơn giông “báo chí” đã tàn phá đi phần nào của hội nghị qua sự phanh phui vụ biểu quyết nói trên. TT Obama vội vàng chỉ thị ban lãnh đạo hội nghị cho biểu quyết lại cái câu nhức nhối: “we need a government that stands up for the hopes, values and interests of working people and gives everyone willing to work hard the chance to make the most of their God-given potential.” [Chúng ta cần một chính quyền giám vươn lên để đại diện cho niềm hy vọng, giá trị, và những nhu cầu cho các công nhân, và cho cơ hội tới những ai cần cù trong công việc để họ tận dụng các khả năng do Thiên Chúa phú bẩm.] Cuối cùng thì họ đã lưõng lự bỏ lại từ “Thiên Chúa” và “Jerusalem thủ đô Do Thái” vào bản cương lĩnh. Lưỡng lự bởi vì trong sàn họp, gần nửa các đại biểu đã la ó phản đối. Một sự kiện khả quan mà các báo chí nói là “Thiên Chúa bị đuổi”.
Một trong những cách mổ xẻ văn tự là tìm và đếm các danh từ trong bài văn. Những từ nào được nhắc đến nhiều lần trong một bài văn thì có thể kết thành những đám “mây ngữ” (word cloud). Những mây ngữ làm nổi bật nét đặc sắc bài văn tự.
Nếu so sánh với bản cương lĩnh Đảng Cộng Hòa (CH), thì quả thật là đáng nghi. Chữ “God” (Thiên Chúa) được đề cập một (1) lần so với 9 lần trong bản CH. Chữ “faith” (đức tin) được nhắc đến 10 lần so với 15. Phe DC đề cập đến “religion” hay “religious” (tôn giáo) 2 lần, so với 40 lần trong bản CH. Thế vào chỗ trống này, người ta nhận ra những cụm mây ngữ bao gồm các từ vựng như: “abortion(s)” (phá thai) 4 lần, “contraception” (ngừa thai) 3 lần, và chữ “homosexual, gay rights, same-sex” (quyền đồng tính luyến ái) 8 lần! Có thể kết luận rằng cụm mây ngữ nhắc đến Thiên Chúa trong bản cương lĩnh DC quá hiếm hoi.
Phải chăng vì muốn gia tăng bản lãnh chính trị, đảng Dân Chủ chịu chấp nhận bỏ những truyền thống Kitô giáo để hãnh diện mặc áo “đa dạng” và gián tiếp che đậy một lý tưởng khác? Cố TT Ronald Reagan, vị lãnh đạo cứng rắn và người đã từng sánh vai với Chân Phước Gioan Phaolô II chống chế độ cộng sản Liên-xô, có lần nói một câu bất hủ: “Nếu khi quên rằng chúng ta là ‘Một Quốc Gia Dưới [Quyền] Thiên Chúa’, thì lúc đó quốc gia chúng ta sẽ không còn nữa.” (If we ever forget that we are One Nation Under God, then we will be a nation gone under.) Đoạn ‘Một Quốc Gia Dưới Quyền Thiên Chúa’ được Cố TT Eisenhower khuyến khích Quốc Hội sửa lại Bản Nguyện Trung Thành (The Pledge of Allegiance) vào năm 1954, khi đế quốc Mỹ phải đương đầu với một chế độ cộng sản đang bành trướng sau Đệ I & II Thế Chiến.
Chủ Đề Các Bài Thuyết Trình
Báo điện LifeSiteNews.com nói: “Đối diện với nạn thất nghiệp không thể tin được, và 16 tỷ đô-la thiếu hụt,. .. đảng Dân Chủ điểm son ngày khai mạc với những chủ đề liên quan tới quyền lợi phá thai và hôn nhân đồng tính.” Tờ báo New York Times, gọi ngày đầu của Hội Nghị là ngày “abortion-palooza”, diễn tả ngày này như một bữa pạc-ty sôi nổi, rầm rồ, đầy say mê và cuồng dại, như đại hội nhạc trẻ thập niên ’70 ở Woodstock, NY.
Nhìn vào danh sách các thuyết trình viên, người ta nhận ra những tên tuổi nặc danh trong “làng phá thai” hoặc phong trào đòi bình quyền phụ nữ như:
• Chủ Tịch Nancy Keenan, hội NARAL Pro-Choice America, nói: “Phụ nữ có quyền quyền chọn phá thai với nhân phẩm một cách an toàn và hợp pháp”
• Thống Đốc Massachusettes, ông Deval Patrick nhấn mạnh quyền tự do phải bao gồm quyền mà người nữ có thể chọn để kết liễu “cái thai họ không muốn”, và người dân trong nước phải có sự tự do để “cưới bất cứ người nào tùy theo ý muốn” (hôn nhân đồng tính).
• Phu Nhân TT Michelle Obama cam kết với mọi người rằng chồng của bà đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ quyền chọn lựa cá nhân của phụ nữ về thể xác họ. Có nghĩa là ông ta đã và sẽ khuyến khích, cung cấp các tiện nghi cho phụ nữ phá thai, dùng thuốc ngừa thai trước và sau khi giao hợp.
• Bà Chủ Tịch Cecile Richards của Planned Parenthood, tuyên bố: “Trong năm 2012, tại sao chúng ta phải tranh đấu với các nhà chính trị mà muốn bỏ các phương tiện ngừa thai?. .. Bởi vì ông Mitt Romney muốn dẹp bỏ Planned Parenthood,. .. và lật ngược lại kết cục của vụ Roe v. Wade”.
Một vài nghiên cứu viên chính trị cũng nhận xét rằng đảng Dân Chủ đi hơi quá mức, khi họ chọn các đề tài nóng bỏng về quyền phá thai và đồng tính luyến ái trong những ngày đầu của hội nghị. Nếu quả là vậy, thì có lẽ không lấy gì là ngạc nhiên khi “Thiên Chúa” không còn chỗ đứng trong lý tưởng của phe Dân Chủ, vì những điều này đối nghịch với những gì thuộc về Thiên Chúa giáo.
Các Đại Biểu
Khi các đại biểu từ khắp nơi kéo về Charlotte, NC, để tham dự cưộc hội nghị, trang DemConvention.com khoe họ có các buổi hội thảo dành cho hơn 500 đại biểu, đại diện nhóm LGBT (đồng tính luyến ái, lưỡng tính, biến phái) trong tổng số 5552 các đại biểu. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy có các cuộc hội thảo khác biệt dành cho nhóm Hồi Giáo, nhóm Da Đen (Black Caucus), nhóm Mỹ Gốc Tây Ban Nha, nhóm “Á Châu và các Đảo Thái Bình Dương”, Phụ Nữ, Niên Lão, và v.v... So với Hội Nghị Toàn Quốc CH, thì những buổi hội thảo đa dạng này nhiều hơn. Mặc dù DC cũng có hội thảo về tín ngưỡng, nhưng chỉ là họp theo thói quen và chỉ một lần so với các cuộc họp như của LGBT.
Thống kê của Gallup 23/05/2012 cho thấy con số Bảo Vệ Sự Sống (pro-life) trong toàn quốc đã tăng lên đến 50% khi so với tỷ lệ 41% của phe “pro-choice” (chọn ngừa thai/phá thai). Trong phe này, họ còn tìm ra được khoảng 58% những người trong Đảng Dân Chủ ủng hộ phá thai. Một con số đáng mừng là chỉ có 38% nói chung -- coi việc phá thai là một hành dộng có thể chấp nhận được, trong khi đó thì 51% đã công nhận phá thai là việc trái luân lý. Như vậy, số đông dân chúng nước Hoa Kỳ chống đối tệ đoan phá thai vì đó là việc bất luân. Nhưng Đảng Dân Chủ lại nghĩ khác và họ nhiệt liệt ủng hộ sự trái luân lý này.
Một điều đáng chú ý khác, là buổi tối thứ Năm 06/09/12, khi ĐHY Dolan (TGM New York) đọc lời nguyện chúc lành và kết thúc đại hội, thì các đài truyền thông TV (ngòai Fox News) đã cắt đứt phần này và không phát sóng. Nếu vào Twitter.com, người ta sẽ thấy bộ mặt thật của phe cực đoan Dân Chủ qua những lời thóa mạ, phỉ báng ĐHY Dolan, để chống đối sự hiện diện của một vị chủ chăn Kitô Giáo. Tại sao họ cực lực chống đối ngài? Bởi vì trong lời nguyện chúc lành của ngài, ĐHY đã mạnh dạn công bố: “chúng con xin cảm tạ Chúa về món quà sự sống. Xin ban cho chúng con lòng can đảm để bảo vệ nó, (vì ) không có sự sống thì không có quyền nào khác được an toàn. Chúng con xin Chuá chúc lành trên những người chờ đợi để được sinh ra, và cho họ có thể được chào đón và được bảo vệ.” Ngay cả những người đại diện Đức Kitô còn không được đón nhận cách cởi mở, hướng chi là Thiên Chúa.
Phải chăng lý do “đa dạng” (diversity) đã làm cho “Thiên Chúa” không còn chỗ trong bản cương lĩnh? Nên nhớ lại rằng ngày thứ ba của hội nghị khi ban lãnh đạo muốn tu sửa lại bản thảo, phe phản kháng đã “chối Thầy ba lần” (Mt 26:34).
Triết Lý Của Obama
TT Obama thực ra không muốn đưa tôn giáo hoặc các tư tưởng phe Vòng Đai Thánh Kinh (Bible Belt) vào chánh trị từ khi lên nhậm chức -- nhất là những gì liên quan đến Kitô Giáo. Triết lý và thái độ của ông hơi nghiêng về Hồi Giáo hoặc một lý tưởng nào đó. Trong nhiệm kỳ gần 4-năm của Obama, người ta thấy ông có vẻ không thân với Kitô Giáo qua vài thí dụ sau đây:
• Năm đầu của ông, khi diễn thuyết tại trường ĐHCG Georgetown, Obama chỉ thị cho ban tổ chức phải che bảng hiệu với chữ tắt IHS trong hội trường. Chữ tắt HIS này là biểu tượng cho danh cực thánh Chúa Giêsu mà đấng sáng lập Dòng Tên, thánh I-nhã đã chọn để làm mật hàm. Điều đáng tiếc là Georgetown quay đầu làm ngơ để ban điều hành Obama tung hòanh.
• Với thái độ bất kính, ông cố tình nộp tên ba ứng viên mà ông biết chắc là thuộc phe ủng hộ phá thai, khi đề cử họ vào vai trò Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican.
• Năm 2010 tại Jarkata, Indonesia, Obama cố tình dùng câu “E pluribus unum” (từ nhiều người kết nên một) để thay thế khẩu hiệu quốc gia chuẩn: “In God we trust” trong bài diễn văn trước Hồi Giáo. Điều này khiến Quốc Hội ra nghị quyết xác nhận lại khẩu hiểu chuẩn của Mỹ quốc là “Trong Chúa, chúng ta tin cậy” (in God we trust) trong năm 2011.
• Đầu năm 2011, ban điều hành của Obama đã từ chối không chấp nhận mảnh đất tại sa mạc Mojave (Cali) là đất tư nhân, vì không muốn cho dựng cây Thánh Giá khổng lồ [đài tưởng niệm các Chiến Sĩ Đệ II Thế Chiến] – mặc dù toà Tối Cao Pháp Viện đã xử quyết là được phép dựng đài.
• Ông còn phá lệ khi không đề cập tới tín ngưỡng trong bài diễn văn dịp lễ Tạ Ơn 2011.
• Tháng Giêng năm 2012, ban điều hành Obama lý luận với tòa án là First Admendment (khoản bổ sung thứ nhất của hiến pháp HK) không bảo đảm quyền mà các nhà thờ và đền thờ có được khi họ bổ nhiệm các mục sư/linh mục và giáo sĩ Do Thái. Khoản bổ sung thứ nhất này thực ra là một giới hạn mà chính quyền không thể lấn áp hoặc cản trở các sinh hoạt tôn giáo.
• Qua bốn kỷ niên, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ Quốc mà một TT đã dồn một tôn giáo như GH Công Giáo vào chỗ phải phản ứng bằng cách thưa kiện. Chính sách Obamacare buộc mọi cơ sở (kể cả các tôn giáo) phải có phần ngừa thai trong bảo hiểm sức khỏe – trái ngược với quyền tự do cá nhân và vi phạm luật bảo vệ tự do tín ngưỡng.
Ở trên chỉ là vài thí dụ mà thôi. Không ít thì nhiều, người dân nước Mỹ đã thắc mắc nhều về động cơ nào thúc đẩy ông làm những việc trên. Phải chăng là một lãnh đạo ảnh hưởng nhất trong Đảng Dân Chủ, ông phải làm gương để phản ảnh chiều hướng vô thần của đảng mình?
Đức TGM Charles Chaput (TGP Philadelphia), người đã từng ủng hộ và làm việc thiện nguyện cho cuộc bầu cử TT Jimmy Carter khi còn là một LM trẻ, tỏ bày sự bất mãn của ngài đối với phe Dân Chủ như sau: “tình trạng ham chiến, tính không trung thực và sự bất di dịch của phe ủng hộ quyền chọn lựa [pro-choice] đã làm cản trở mọi nỗ lực để bảo vệ sự sống thai nhi”. Nhìn vào đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ, chúng ta không còn nhận ra đó là một đảng mà TT Kennedy đã từng hãnh diện về sự đóng góp của họ cho cường quốc Mỹ. Đảng này đã chọn Chúa nào cho hướng đi của họ? Phải chăng họ chọn một “Đức Chúa của A-bra-ham, I-sasac và Gia-cóp”, hay “thần” của “văn hóa sự chết”, của đam mê xác thịt, của cái “tôi” và của xã hội chủ nghĩa nơi “vô thần” ngự trị?
TT Ronald Reagan có lần nói: “Tự do chỉ được phồn vinh khi tôn giáo tỏa ánh hào quang và các quy tắc pháp luật được công nhận dưới quyền Thiên Chúa.” Kitô giáo tại Hoa Kỳ sẽ không được sáng lạng, và “cường quốc Hoa Kỳ” sẽ không còn nữa, nếu phe Dân Chủ được dịp thể hiện những hướng đi trong bản cương lĩnh Dân Chủ 2012.
Dominic Thiện