Ý kiến người giớì thiệu Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng dành cho Linh Mục tương lai

G. Trần Đức Anh OP

(Đài Vatican - 16/02/2012)

Thứ bảy, 18.02. 2012

I. Ý kiến:

Sau khi đọc kỹ bài dưới đây, cảm thấy phấn khởi vô cùng, tôi cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria và Giáo Hội, rồi cất tiếng hát: ''Allez vers Le Seigneur parmi des sons d'allégresse. Oui, Le Seigneur est bon. Oui, éternel est Son Amour. Oui, Sa Fidélidé demeure d'âge en âge.'' (Hãy đi về Thiên Chúa giữa những âm thanh hoan hỷ. Vâng, Chúa tốt lành. Vâng, Tình Ngài vĩnh hằng. Vâng, Lòng Trung Tín của Ngài tồn tại từ thế hệ này, sang thế hệ khác.)

Và tôi liền nghĩ đến giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm là giám đốc Đại Chủng Viện Saigòn và đến bài giảng ''Cánh Chung Luận'' tự ngài bịa ra để lấy lòng đảng cộng sản Việt Nam. Tôi thấy thương Đại Chủng Sinh nơi này bởi vì các thầy ấy thế nào cũng đã ''bị thụ giáo'' bằng những quan niệm sai lầm của gm Khảm bấy lâu nay, nhất là bằng lối ngụy biện thêm để chạy tội ngài đã tôn vinh triết lý của Mác.

Tôi tô đậm những từ quan trọng trong Tông Huấn của Đức Thánh Cha và xin giải thích ý nghĩa của các từ ấy có liên quan đến gm Khảm như sau:

1. Thế gian ở trong quyền lực của sự ác

Đó cũng là bức tranh toàn cảnh của đồng bào Việt Nam dưới chế độ phi nhân, vô luân, phản dân, hại Nước và coi Tôn Giáo là thuốc phiện theo lời dạy của Mác. Gm Khảm đang sống trong chế độ ấy. Nhưng, với tư cách là giám mục, trong lúc giảng, ngài không bám sát Tin Mừng về Ngày Cánh Chung, còn được gọi là ''Cánh Chung Học'', chứ chẳng có ''LUẬN'' gì trong đó cả. (Ở bài khác, tôi sẽ viết về chữ HỌC và chữ LUẬN.)

2. Quyền lực của các phương tiện truyền thông

Do độc đảng toàn trị, Việt Nam có trên bảy trăm tờ báo phải chịu sự lãnh đạo của đảng này. Tờ ''Công Giáo và Dân Tộc'' và những Tờ Báo ''Tôn Giáo quốc doanh'' khác cũng là công cụ của đảng. Những trang Web của tất cả các Giáo Phận đều không dám lên án chế độ tàn ác của cộng sản VN. Ngoại trừ Trang của Giáo Phận Kontum có đăng những bài liên quan đến ''Trung'' Quốc....

Gm Khảm cũng lợi dụng ''quyền lực'' của ngài để phổ biến lời ngài đả kích, mạ lỵ người muốn xây dựng cho HĐGMVN, hay nói cách khác là cho Giáo Hội. Cánh Chung Luận và lời chạy tội về bài ấy vẫn còn ''ung dung, tự tại'' trên Trang Web bằng quyền lực của ngài trong chế độ. Cho nên, ngài vẫn coi ý kiến bất bình của giáo dân, thậm chí của Cha Già đáng kính Đỗ Xuân Quế chẳng ra gì !!!

3. Sự thật mang lại cho chúng ta tự do đích thực

Trong khi ca ngợi chủ nghĩa Mác và gọi ''thành quả'' của chủ nghĩa ấy là hấp dẫn (thu hút) ''có thực, chứ không phải không đâu'' (hiện thực), gm Khảm không cần uốn lưỡi, dù chỉ một lần, chứ không phải bảy, để nói láo như đảng cs VN !!! Vậy, căn cứ vào Lời Chúa mà Đức Thánh Cha lặp lại trong Tông Huấn cho LM tương lai, gm Khảm là người mất tự do đích thực !!!

4. Nói theo tập thể

Gm Khảm không làm theo Tập Thể là Giáo Hội Tông Truyền Hoàn Vũ, Dân Chúa Việt Nam và Dân Tộc Việt Nam, mà lại ''nói theo tập thể'' là đảng cs VN tôn thờ chủ nghĩa vô thần !!!

5. Chính thái độ không về hùa như thế theo tinh thần Kitô, giải thoát chúng ta và trả lại cho chúng ta sự thật !

G mục Khảm đã mất Chân Lý là Tin Mừng về Ngày Phán Xét Cuối Cùng bởi vì ngài không VỀ với Lời Chúa, mà ''VỀ HÙA'' với Mác !!!

6. Suy nghĩ về thần học đến cùng

Trong bài giảng về ''Cánh Chung Luận'' tự bịa, gm Khảm có ''suy nghĩ về Thần Học'', tức là nhớ đến Chúa, nhưng mà nhớ lộn, bèn phát biểu phản Thần Học, tức ngài gm cho rằng Chúa không xét xử theo Lẽ Công Bằng trong ngày ấy, mà chỉ dựa vào Đức Bác Ái mà thôi !!! (Xin xem bài của tác giả: ''Lẽ Công Bằng có được Chúa nêu lên trong Ngày Phán Xét không?'' và bài của Nhà Văn Giáo Sư Trần Phong Vũ: ''Suy Tư Về Bài Giảng Của ĐGM Nguyễn Văn Khảm''. )

7. Với sự lắng nghe chính Chúa nói

Trong bài ''Cánh Chung Luận'', gm Khảm không nghe tiếng Chúa nói được ghi lại trong Kinh Thánh, cũng chẳng nghe Tiếng Dân Kêu vì ngài đã quên câu Latinh ''Vox populi: Vox Dei: Tiếng Dân là Tiếng Chúa.'', mà chỉ nghe theo tiếng của Mác, của đảng,thành ra ngài hướng dẫn Linh Mục tương lai đi lạc đường là điều chắc chắn.

Lời kết:

Tôi tin rằng bao nhiêu ý kiến của Mục Tử và của giáo dân (trong và ngoài Nước) yêu mến Chúa và Giáo Hội do Ngài lập nên đã đến tai và mắt của Đức Thánh Cha, nhất là những lời van nài Chúa, Mẹ, các Thánh Tử Đạo VN, Đức Tổng Điền, Đức Cha Trọng và Đức Hồng Y Thuận đã được các Ngài dâng lên Chúa và Thánh Mẫu. Cho nên, Tông Huấn của Cha Chung phán với Linh Mục tương lai là Ơn Chúa cho các Vị Giám Đốc Đại Chủng Viện, nhất là cho gm Khảm ở Tổng Giáo Phận mất tên !!!

Cúi xin Chúa Thánh Linh và Thánh Mẫu giúp gm Khảm trở về ''Chánh Lộ cho rập ràng một dạ kính tin'' như trong lời nguyện mà ngài chưa quên đâu !!!

Đaminh Phan văn Phước

II. TÔNG HUẤN:

Nói với các linh mục tương lai, ĐỨC THÁNH CHA kêu gọi đừng chiều theo quyền lực thế gian

ROMA. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi các chủng sinh và các tín hữu thực hành lời dạy của Thánh Phaolô: đừng chiều theo quyền lực thế giới, và đổi mới đường lối suy nghĩ.

Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài suy gẫm về đoạn 12, câu 1 và 2 trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Roma, khi đến thăm Đại chủng viện Roma chiều ngày 15-2 vừa qua, nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Tín Thác, Bổn mạng của chủng viện này vào thứ bẩy ngày 18-2-2012.

Đến nơi vào lúc 06 giờ 15, Đức Thánh Cha đã được ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, cũng với các Giám Mục Phụ Tá và Ban Giám Đốc Đại Chủng Viện, Tiểu Chủng Viện Roma và ba Đại Chủng Viện khác tại Giáo Đô, đón tiếp.

Tiếp đến, tại nhà nguyện Đại Chủng Viện, Đức Thánh Cha đã cùng với các vị giám đốc, giáo sư, và 190 đại chủng sinh nghe đọc thư thánh Phaolô gửi tín hữu Thành Roma. Qua đó, thánh Tông Đồ nhắn nhủ các tín hữu hãy dâng hiến thân thể mình như lễ vật sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là việc phụng tự tinh thần của anh em. Đừng chiều theo thế gian này, nhưng hãy để cho mình được biến đổi bằng cách canh tân lối tư tưởng để có thể phân định Thánh Ý Thiên Chúa, điều gì là tốt, điều gì là hoàn hảo và làm đẹp lòng Chúa.

Đức Thánh Cha đã diễn giảng cho mọi người đoạn thư trên đây như một bài lectio divina, nguyện gẫm Lời Chúa. Ngài giải thích từng câu và nhiều khi từng chữ trong đoạn thư và ngài nhấn mạnh rằng:

”Thế gian” ở đây được hiểu là thế giới ở trong quyền lực của sự ác. Ngày nay, có hai quyền lực lớn của sự ác, đó là quyền lực của tài chánh và quyền lực của các phương tiện truyền thông. Hai thứ này tự chúng là tốt và cần thiết, nhưng chúng trở nên xấu khi bị lạm dụng.”Chúng ta thấy thế giới tài chánh có thể thống trị trên con người: sự ham hố của cải và danh vọng thống trị thế giới và biến nó thành nô lệ. Thế giới tài chánh không còn là một dụng cụ để mưu an sinh, thăng tiến sự sống con người, nhưng trở thành một quyền lực áp bức con người, một quyền lực mà người ta phải tôn thờ như thần tài, nó thực là thần minh giả dối thống trị thế giới. Chúng ta không thể chiều theo và tùng phục thứ quyền lực như thế!”

Đức Thánh Cha cũng phê bình thứ quyền lực thứ hai, là quyền lực của dư luận quần chúng. Nó có vẻ là thực tại, nhưng thực tế, nó làm cho con người không còn theo đuổi sự thật nữa. Chúng ta cần chống lại thứ quyền lực này: chúng ta không muốn chiều theo nó, không muốn được ca tụng, không muốn cái vẻ bề ngoài, nhưng muốn sự thật; sự thật mang lại cho chúng ta tự do đích thực, được giải thoát khỏi nhu cầu khoái lạc, khỏi thái độ chỉ biết nói theo tập thể... Chính thái độ không về hùa như thế theo tinh thần Kitô, giải thoát chúng ta và trả lại cho chúng ta sự thật.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh mỗi ngày canh tân cách thức suy nghĩ và nói:

”Đây là một nghĩa vụ hằng ngày trên hành trình học thần học để chuẩn bị cho chức linh mục. Học thần học kỹ lưỡng, trong tinh thần, suy nghĩ về thần học đến cùng, suy niệm Kinh Thánh mỗi ngày, cách học thần học như thế, với sự lắng nghe chính Chúa nói, là con đường canh tân lề lối tư duy, biến đổi chính con người chúng ta và thế giới”.

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha kết thúc với kinh nguyện và phép lành Tòa Thánh. Ngài cũng ở lại dùng bữa tối với ban giám đốc và các chủng sinh.

Hàng năm, Đức Thánh Cha vẫn đến thăm và ban huấn dụ tại Đại Chủng Viện để chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt đối với các linh mục tương lai của giáo phận.

(SD 16-2-2012)

G. Trần Đức Anh OP

(Đài Vatican - 16/02/2012)