Chương 10
Phần 2
Viễn cảnh tươi mát
Mới đây, có người nhận ra được thần học Đế Quốc nên đã bảo: tác giả Horsley, Crossan và Reed cùng với Wright và một số tác giả khác đã cho thấy rằng ta có thể lấy lớp thịt da đang có đem ra mà bao bọc khúc xương trồi sụt, vừa đề cập.
Cung cách tìm hiểu giòng tư tưởng của các tác giả theo hướng chính trị như thế, nếu dùng ngôn từ của tác giả Wright, ta có thể gọi đó là “Viễn Cảnh Rất Mới về thánh Phaolô” như thần học mới, rất khác biệt. Đây cũng là ý tưởng chính mà tôi sẽ nói nhiều, ở bài này.
Tác giả Crossan xem ra những muốn đặt thánh Phaolô ở vào tư thế kình chống với Xê-da, ngay từ đầu. Crossan lại cứ nghĩ: thánh Phaolô những muốn phá đổ đường lối sống khá ư là bết bát của Đế quốc La Mã cũng như đế quốc nào khác giống như thế.
--------------------------
Viễn cảnh tươi mát của nền chính trị hiện tại
Thánh Phaolô và thế giới của ta, hôm nay
Hôm nay, tôi chỉ muốn nhắc các bạn thêm một điều nữa, là: ta nên làm việc gì đó ngõ hầu tư tưởng chủ lực của thánh Phaolô khả dĩ đến được với mọi người. Nếu đồng ý, thì việc này sẽ đưa ta về với các vấn đề chính như sau:
1. Chính trị hiện thời;
2. Giáo-hội-học buổi hiện tại;
3. Chính trị Hoa kỳ hôm nay;
4. Chính trị Châu Âu thời buổi này.
1. Chính trị hiện thời
Hầu hết các khuynh hướng chính trị thời buổi này, vẫn phải đối đầu với một thứ như sợi giây căng thẳng giữa thái độ thuận theo bá-quyền và thái-độ kình chống bá-quyền. Bá-quyền, là ngôn từ thuộc địa hạt pháp-lý. Và, kình-chống bá-quyền là ngôn ngữ đề cập đến động thái chống đối nghịch ngạo, đòi tự do. Đã là giây căng thẳng rồi, thì cũng chẳng làm sao giải quyết được chỉ một lần là xong. Bởi lẽ chính trị, trên nguyên tắc, là những gì chưa được hoặc không được giải quyết một lần là xong ngay.
Có nằm mơ hoặc có lập ra nhiều lý-thuyết mới lạ đến thế nào đi nữa, ta cũng không thể nào hoàn thành được những việc đại loại như thế. Nói cách khác, các công việc khả dĩ giúp ta giải quyết được căng thẳng, phải là thứ gì đó tựa hồ sự việc có thực, tức sự kiện tuy đã xảy ra nhưng lại không là kết cuộc của học thuyết nào đó, đã đưa ra. Đó là sự việc rất thực, nếu ta được phép gọi đó là như thế, tức: những khoảnh khắc từng xảy đến với lịch sử. Kể từ đó, giải pháp đặt ra cho các “căng thẳng” cứ thế tăng dần đến độ nó hiện đến như sự kiện có thực. Và sự kiện ấy, có mang tính tách bạch khỏi sự kiện ấy hay không, vẫn là câu hỏi tồn đọng cứ lôi cuốn con người vào tình huống muốn giải quyết một lần rồi thôi, những bức bách xuất hiện trong người mình. Đó là lý thuyết được nhiều người viện dẫn, vẫn đưa ra, ở lúc này. Và có thể, ta cũng như những người can dự vào sự việc, vẫn cứ gọi đó là sự kiện Chúa trỗi dậy. Thánh Phaolô, là nhà khoa-học chính-trị hàng đầu đã nhận ra được điều ấy. Và, thánh-nhân cho thấy đó chính là chìa khoá khả dĩ giúp ta giải quyết được mọi sự. Đồng thời, thánh-nhân lại muốn bảo: niềm tin ta có nơi Đức Giêsu và tính trung kiên với niềm tin ta có, mới là điều cần thiết, vẫn rất thực. Giả như ta xác tín và sống đích thực điều mình tin tưởng, bằng kinh nghiệm từng trải, thì quyền năng hoặc quà tặng thiêng liêng của Chúa lại sẽ tuôn đổ trên ta, để rồi ngang qua ta, quà tặng Chúa ban tặng lại sẽ đến với người khác.
Chính vì lý do đó, nhiều người trong ta thường dễ bị lôi cuốn vào giòng đời lịch sử của Đạo Chúa để rồi họ sẽ nhận ra được là đã có và đã qua giao-thời chuyển-tiếp mình từng trải, và có thể, lại sẽ phải trải qua một giao-thời, rồi sẽ đến.
Có thứ giao-thời chuyển-tiếp mà nhiều người nhận ra như thời-gian giao-chuyển có từ giai đoạn mọi người nhấn mạnh vào giá trị cuộc sống của nam nhân đến độ nhiều năm sau đó, mới nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới. Cũng có thể, theo cách nào đó, sự việc nói ở đây lại là giao-thời chuyển-tiếp có từ khía cạnh luật-lệ Do thái chuyển về khía cạnh cởi mở của thánh Phaolô mà ta thường thấy nơi cộng đoàn tình thương do thánh-nhân thiết lập.
Giao-thời chuyển-tiếp đến về sau, là thứ giao-thời chuyển từ quan điểm của thánh Phaolô vốn nhấn mạnh lên giá trị cuộc sống của nữ giới, hơn là chỉ tập trung vào giá trị sự sống của nam nhân như giao-thời chuyển vào Đạo Chúa có từ thời Côngstăngtin và giáo hội theo ông chủ trương. Đây là chuyển-tiếp-kép theo cách này, hay cách khác.
Con người ngày nay vẫn thường hỏi: không biết mình có nằm ở bờ rìa của giai-đoạn chuyển-tiếp thứ ba khá độc đáo, không? Nhiều người lại cũng thắc mắc: không biết Hội thánh của ta có bao giờ chán ngấy kiểu tập-trung đặt nặng vai trò của nam giới như thời Côngstăngtin nữa không? Ta có khám phá ra giá trị, mà theo tôi, nó mang nhiều nữ-tính hơn ý nghĩa gốc nguồn của nó, và nó có mang nhiều tính chất rất Phaolô hay không? Vấn đề là, lớp vải bọc bên ngoài thể-chế giáo-hội mà ta thừa hưởng, có thực sự mang tính nhận thức như ta khám phá ra không? Hoặc, làm thế khác nào như thể ta đang đổ rượu mới vào bình cũ không? Và điều đó, có là đường hướng giúp ta đọc ra toàn bộ lịch-sử Đạo Chúa, đồng thời định-vị được đặc-trưng của Giáo hội qua việc, một lần nữa, duyệt xét lại tư tưởng của thánh Phaolô, trong lịch sử, hiểu theo tính chính trị không?
Một số các nhà tư-tưởng chính trị theo nghĩa triết học lại đã rơi vào khuynh hướng này. Tác giả Terry Eagleton chẳng hạn, ông đã khám phá ra rằng: ở nơi đó, có giá trị toàn-cầu dựa vào sự hỗ trợ rút từ tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, thời buổi trước. Nhiều vị lại đã khám phá ra điểm nhấn cao vời xuất hiện đằng sau lối sống thực tiễn, có hậu thuẫn rút từ tư tưởng của thánh Âu Tinh, thấy rất nhiều. Một số các vị thức giả người Do thái lại sử dụng tư tưởng của thánh Phaolô vào cuộc diện này, như: tác giả Alain Badiou và Daniel Boyarin. Badiou sử dụng thành ngữ “ân huệ dân dã” hiểu theo quan-niệm mà ông vẫn có, tức: thứ ân-huệ không chỉ hiện-hữu nơi giáo-đường hoặc nguyện đường Do thái, tức không-gian hạn hẹp của cung thánh. Trái lại, ân-huệ vẫn bao quát, lớn rộng như vũ trụ gian trần, rất xưa cũ.
Thông thường, ta vẫn bảo: ân-huệ Chúa ban phải bao gồm, theo cách nào đó, tính dân-dã dành để cho mọi người. Thánh Phaolô khi xưa vẫn dùng ý niệm dân-dã mỗi khi nói về ân-huệ rộng lớn, rất bao quát vẫn mang tính dân-gian toàn-cầu như vũ trụ hạ giới. Nhiều người lại cứ trông vào sự thể xưa nay bảo rằng: việc gì cũng phải được Giáo hội chuẩn chi trước đã, mới được phép nhận lãnh ân huệ Chúa ban, đơn giản chỉ như thế. Dù sao, thì: quan niệm này, ngày nay, đã vượt quá khuôn khổ của sự việc mà lâu nay ta thường suy tưởng. Ngày nay, ta không cần đến thứ khoá-ổ điện-tử để bóp nghẹt ân-huệ để thu về một mối ngõ hầu giúp nó độc quyền chiếm ngự chốn không-gian lành thánh, là vũ trụ. Bởi, có làm thế lại sẽ khiến cho môi trường tin yêu/lành thánh càng trở nên trầm kha hơn cả việc bó buộc người ngoại giáo muốn hồi hướng về với Đạo, phải qua thủ tục cắt-bì, ngõ hầu tất cả mọi người đều đi vào chính lộ để đến với Giao ước. Ngày nay, người người đều thấy rõ: đã có đổi thay toàn-bộ ý-niệm về nơi chốn Chúa ngự trị, cũng như loại-hình diễn-tả sự-kiện Chúa thể hiện tình thương ở trong ta, và giữa ta. Thật ra, thì: quan niệm dân-dã cũng như tầm kích “dân con” đi Đạo đều mang nặng tính thực-tiễn hơn nhà Đạo ta vẫn tưởng. Nhiều tác giả, và các vị này có lúc đã thực sự trở về nguồn, lại khám phá ra rằng: ân huệ có mặt cả trong mọi cơ-cấu người phàm tục nữa. Riêng tôi, tôi chưa từng nghe nói đến việc phàm-tục-hoá ân-huệ. Và tôi nghĩ: đó cũng chỉ là bước đầu giúp ta tư-duy, thôi. Và theo ý tôi, tôi cho rằng: việc đó thật hữu ích. Có lẽ, ta nên gọi sự việc như thế, bằng cụm từ sự “thánh-hoá-không-độc-quyền” về ân huệ, cũng được. Có lẽ điều tốt nhất ta nên nói, là như thế. Nhưng, “ân huệ dân dã” là thành ngữ rất đẹp để nói lên sự việc này.
Lại có tư-duy hiểu ngấm ngầm, khiến nhiều người trong chúng ta thấy không tiện nói ra: nhưng tất cả như để bảo: nếu ta chuyển về địa hạt dân-dã hay giáo-dân hơi nhiều, tức là ta đang làm điều gì đó không được tốt cho lắm. Và làm thế, tức là: ta để mất đi chính ân-huệ mình từng được nhận lãnh. Nói thế, tôi không có ý bảo rằng: ta phải chuyển dịch vào địa hạt dân-dã (hay đơn giản là giáo dân, thôi) mới có thể khám phá ra được ân-huệ Chúa tặng ban. Nhưng theo tôi, ta cũng nên làm thế. Bởi, đó là ân-huệ theo thể-loại tư riêng, đích thực. Đó còn là ân-huệ cũng rất thực như bất cứ ân-huệ theo thể-dạng nào khác. Bản thân tôi, tôi vẫn có khuynh hướng quay về với từ-vựng của riêng mình, để rồi trong tương lai mai ngày, ta sẽ không còn sử-dụng cụm-từ “ân-huệ” bao giờ nữa. Tôi muốn nói nhiều về “động-lực Chúa ban” tức sự việc mang ý nghĩa giống hệt như thế.
2. Giáo-hội-học hoặc ta có nên dùng từ nào khác để thay thế?
Điều mà thánh Phaolô từng khám phá ra trên đường trực chỉ Đamát, mà ta có thể gọi, đó là: “Tiến trình Vượt qua”. Bởi, sự việc này gồm cả việc bao gộp thập-giá vào với Đức Chúa đã Phục sinh/trỗi dậy và vào sự việc nào tựa hồ như thế. Tiến trình Vượt qua rồi ra cũng hoàn tất sự việc như ngôn từ tự nó diễn tả. Thánh Phaolô lại khám phá ra điều này nơi Đức Chúa đã trỗi dậy từ cõi chết.
Nhiều lúc, tôi vẫn thường tự hỏi chính mình xem hôm nay có khám phá ra được tiến-trình Vượt-qua giống như thế, nơi người bình thường mình gặp ở phố chợ hay không? Có khi, tôi lại nghĩ: tiến trình đó có thực sự là một, giống hệt như đúc không? Hỏi và nghĩ thế rồi, tôi chợt thấy: thực sự thì đó không là tiến-trình “trỗi dậy” bình thường ngày ba bữa, nhưng theo tôi hiểu, thì: một trong các khổ đau mà người thường cam chịu, là vẫn bị luột ra ngoài mối bận tâm chăm nom săn sóc mọi người khác; tức: những người đến với ta theo cung cách “vượt qua” rất tích cực mà ít có người nhận ra được từ dạo trước. Và mọi người rồi cũng sẽ trải nghiệm sự việc để luột mất cơ hội rất “vuợt qua” như thế. Và rồi ra, họ cũng sẽ hiểu được rằng: sự việc “vượt qua” trong đời thường là có thật, không vì mình hiểu là nó có thật, nhưng do bạn bè/người thân mình cho biết là có thật, như thế.
Vì thế nên, tôi thường tự bảo với lòng mình rằng: với những ai từng khám phá ra rằng người nào cũng đều mang tính cách nhân vị; và rất nhiều người từng khám phá ra rằng: họ cũng có thứ gì đó đang hoạt động giống như Đức Chúa Phục sinh đã làm cho thánh Phaolô, đấy! Nói như thế có cường điệu quá chăng? Có thể lắm. Bởi, đó cũng là mặc khải gửi đến những người như thế. Mặc khải về sự sống gồm những gì? Rồi, cũng từ mặc khải này, ta sẽ thấy được lời mời gọi sống theo cung cách giống như thế. Và, ta được mời gọi để nhận ra rằng: đó là chìa khoá dành cho cuộc sống. Và, lời mời gọi này còn mang ý nghĩa của sứ mạng tỏ lộ cho người khác biết rằng: đây mới là tên gọi của trò chơi, dù trò chơi ấy có mặt ở trong hay ngoài Hội thánh. Tôi không muốn tự ý thức cho mình là người chống lại Hội thánh, nhưng tôi lại cứ nghĩ rằng: ngày nay, ân huệ Chúa ban đã và đang đổ tràn cho thế-gian nhiều hơn cho Hội thánh. Rất nhiều người trong đời, vẫn sống rất tốt lành dù họ không thuộc “ràn chiên” Hội thánh của ta; nhưng lại đã trải qua nhiều kinh nghiệm Vượt Qua, khá sâu sắc. Và, họ là những người từng chịu-nạn-chịu-chết-trên-khổ-giá-và-đã-sống-lại, rất đích thực. Cũng có thể, họ từng bị phát giác trước ánh sáng của sự thật đến như thế. Và khi bị phát hiện, họ lại cũng nghĩ mình đang có thứ gì đó tựa hồ như kinh nghiệm mà thánh Phaolô từng trải trên đường trực chỉ Đamát, cũng như thế.
Những người đi vào tiến trình trải nghiệm như thế, kết cuộc cũng có được sự thể mà thánh Phaolô gọi là “cắt bì nội tâm”; và họ cũng đã hiểu tại sao thánh Phaolô khi xưa gọi đó là uy lực Phục sinh thay vì kể lể nhiều chi tiết về sự trỗi dậy, mình từng trải. Như thế có nghĩa: đã có sự đổi thay nơi ý-niệm về tính cách của con người. Như thế tức là, đã có thay đổi nơi ý niệm về tính chất thánh hội, nguyện đường nữa đấy. Thế tức là, đang có sự thể nhóm hội của Chúa đang quây quần ở ngoài đó nhưng lại không mang tên gọi nào chính thức và cũng không ở dưới trướng có ô dù/lọng quan của nhiều thể chế mang ít tính “Vượt Qua”, ít tính chất phục sinh/trỗi dậy.
Điều này cũng rất mới như chính con người thánh Phaolô. Và thánh-nhân vẫn tư-duy về điều đó, giống như thế. Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ rằng: điều mới mẻ, là: con số những người có kinh nghiệm như thế, nay xuất hiện nhiều hơn trước. Trong quá khứ, có thể cũng có một số người sống hệt như thế, nhưng xem ra họ ít nói về chuyện này hoặc nếu có, lại chỉ diễn tả bằng ngôn từ “thể chế”, trừu tượng. Tôi cũng nghĩ: ngày nay, nhiều người không còn giữ kín những chuyện như thế nữa, nhưng họ đã diễn lộ ra ngoài bằng ngôn từ mang tính giáo dân, hơn. Nói thế có nghĩa là: bên ngoài Hội thánh, nay thấy xuất hiện một thế giới lớn rộng hơn.
Tôi thường tự hỏi: không biết thánh Phaolô có tạo ra được các giáo dân, như những người mà tôi vừa đề cập, thời buổi hôm nay hay không? Và, thánh-nhân có tập hợp được những người giáo dân như thế vẫn quanh quẩn bên cửa hàng “cá mòi” như dạo trước, để rồi ông sẽ nói với họ rằng: “Đức Giêsu cũng quan tâm những điều như thế; và anh chị em có làm thế cũng như thể mình đang làm để nhớ đến Đức Giêsu, thôi.” Và có thể, thánh Phaolô lại sẽ khích lệ và củng cố mấy người này để họ sống theo khuôn khổ của một thứ chính trị không mang tính cưỡng chế/độc tài, nhưng sống cởi mở, tử tế và tự hạ, để rồi lại sẽ nghiêng về tình thương hơn. Và, vì thánh-nhân, họ cũng sẽ sống với dân Do thái cũng như thánh hội của Chúa theo cách đó.
Tôi thiển nghĩ: Hội thánh mình có lẽ cũng đang bị “trầy da”, “tróc vảy” hay sao đó theo nghĩa này. Và ít ra, đó cũng là tình trạng hiểu theo nghĩa bóng, rất văn vẻ. Và có thể, đây cũng là tình huống xảy đến ở mặt ngoài, mà thôi. Tôi lại vẫn nghĩ, ta cũng nên thu thập các truyện bên lề hoặc hiện tượng nào đó vẫn xảy ra. Hẳn chuyện này cũng chẳng có gì là khó làm. Bởi, thực tại còn đó nỗi buồn, nếu ta thật sự tìm cách thu thập dữ kiện theo cung cách khách quan, thật lòng của người viết sử hạnh, cũng rất thánh.
Tuy nhiên, đây là việc cũng mang tính cấm đoán, doạ nạt đối với các cơ cấu và thể chế hôm nay. Và tôi lại cũng mường tượng về tình cảnh mà thánh Phaolô từng gặp khi thánh-nhân sinh hoạt tại cửa hàng “cá mòi” nhiều đố kỵ, cấm đoán và đe nẹt đối với thể chế đang vượt trội. Và, đây cũng là phong cách diễn giải về thánh Phaolô theo kịch-bản của người sống vào thời hôm nay, nhưng dù sao đó vẫn là chuyện khó nói và khó kể lể trong các bài chia sẻ ở nhà thờ, ngày Chúa nhật. Bởi, dù có vị nào dám làm thế, cũng sẽ thấy hậu quả ngay ngày hôm sau, vì sẽ chẳng có ma nào dám lân la chốn thánh đường nữa. Bởi, tất cả đều tùy thuộc vào chuyện ta có được thuê mướn hoặc trả tiền để làm chuyện gì, việc gì thôi. Thế nên, có những điều buộc tôi phải làm cho bằng được, là: tạo chiếc “cầu bắc ngang” nối liền thánh Phaolô với thế giới hôm nay.
3. Chính trị Hoa Kỳ hôm nay
Không biết tôi có nên thêm điều gì vào đây không?
Các nghiên cứu về thánh Phaolô thường bao gồm công việc vạch trần những đối chọi giữa hệ thống của Đế quốc với phương thức trút sạch đến hư vô, trống rỗng. Rõ ràng là, ta thấy được mối giây nối kết giữa thực tại của hệ thống Đế Quốc với thực tại xã hội Mỹ, ngày hôm nay. Đọc sách của tác giả Richard Horseley, ta thấy tác giả này rất thành thật về những chuyện như thế. Và cả tác giả Tom Wright cũng làm thế.
Bản thân tôi, từng sinh sống khá dài ngày ở Mỹ cũng đủ để có được một cảm nghiệm sâu sắc về cuộc sống chân phương của người Mỹ. Đúng ra, tôi chỉ muốn phê bình đôi chút về thực tại chính quyền Hoa Thịnh Đốn và chính sách ngoại giao của nước này, mà thôi.
Theo tôi, những gì tạo nên thực chất của đất nước nào đó đều dựa trên nhận thức cho rằng: vẫn còn đó những điều tốt đẹp về đạo đức, trên thế giới. Thật ra thì, tự bản chất, đây là một nhận thức cũng rất tốt. Nhưng sau đó, cũng nên tách bạch những khác biệt giữa điều tốt/điểm xấu theo luân lý/đạo đức, thôi. Cho đến giờ, tôi không thấy có vấn đề gì về chuyện ấy. Thực tế, tôi hỗ trợ điều này.
Nhưng theo sau, là bước kế tiếp bảo rằng: việc xấu/tốt về luân lý/đạo đức vẫn dính liền với lối sống theo kiểu Mỹ và cũng chẳng nối kết với lối kiểu sống của bất cứ một ai, ở bất cứ nơi nào. Thế nên, tính dân-chủ của cuộc sống mà có người gọi là “trần tục” theo kiểu Mỹ, lâu nay, được coi như phương sách tốt lành về luân lý/đạo đức theo nghĩa quần chúng, chính trị,. Chính trị của Mỹ, với tôi, xem ra không chỉ là phương cách độc nhất để ta sống đời luân lý theo đường lối chính trị. Bởi, với chính quyền dưới thời tổng thống George W. Bush, nhiều người cho rằng thực ra là như thế. Nhiều sinh hoạt được coi như sứ mạng để thực thi theo nghĩa quân sự trên trường quốc tế, ngõ hầu xua dồn mọi nước thuộc địa vào hàng ngũ rất chính mạch. Dưới tầm nhìn của chính quyền Hoa Thịnh Đốn hiện nay, thì điều xấu theo nghĩa luân lý/đạo đức hoặc những gì là bẩn nhơ theo tính chính trị ngang bằng mọi chính thể chuyên chế/độc đoán trên thế giới, đặc biệt là thế giới Hồi giáo. Và vì thế, mới thấy rằng: ta cần phải lướt thắng bằng quân sự, để rồi tôn giáo đích thực, nếu ta gọi được như thế, mới lan qua mọi ngõ ngách đi vào lãnh vực trần gian.
Điều này xuất phát từ lập trường triết học của Nietzsche. Nó đã và đang dần dà đi vào với chính quyền Hoa Thịnh Đốn thời hiện tại, do hai học giả thuộc khuynh hướng triết học Nietzsche. Một vị mang tên Leo Strauss còn vị kia là Alan Wohlstetter. Ở đây, ta cũng có thể thêm vào đó tên tuổi của Alan Bloom nữa.
Ngay đến tổng thống George Bush cũng chưa bao giờ có được thế đứng triết-học được gọi là nhất quán, “trước sau như một” cả. Chính ông là sự phối hợp giữa phe tân-bảo-thủ trung-hữu và giới Thệ-phản ở miền Nam. Thế nhưng, đám người vây quanh ông, lại chịu ảnh hưởng của nền triết học theo kiểu Nietzsche. Như thế có nghĩa: đối địch với đường lối của thánh Phaolô. Khuynh hướng này biện hộ cho tính tuyệt đối của nam-nhân trên mọi người và cho sự chiến thắng độc đoán bằng bất cứ giá nào, cả bằng phương tiện quân sự. Triết lý này, rất gần với cung cách của Augustus và rất xa lập trường của thánh Phaolô. Và như bạn bè nguời Mỹ của tôi cho biết, thì điều này tạo nhiều sầu buồn trong tâm can người Công giáo Hoa Kỳ vốn am hiểu thánh Phaolô, đặc biệt hơn cả là: với đường hướng nhận thức về thánh Phaolô ở thời mới, và người ở đây đều thấy lúng túng với nền chính trị của đất nước mình, trong giai đoạn hiện tại.
Vậy thì, hỏi rằng: ta có thế nhận ra rằng: thánh Phaolô và tầm nhìn của cộng đoàn do thánh-nhân dẫn dắt sống đích thực tư cách của con dân Đức Chúa có hàm ngụ nền chính trị cách thẳm sâu vào lúc này không? Và rồi, dĩ nhiên, nếu ta chấp nhận đưa Hồi giáo vào với nước này, thì theo tôi (và hy vọng là quý vị cũng sẽ không thôi thúc tôi làm chuyện ấy lúc này), có nhiều điều do chính họ điều nghiên khám phá ra, chắc chắn đạo Hồi không hoàn toàn vô tội về một ước vọng dựa vào sức mạnh quân sự. Rất thường tình, khi ta can dự vào cuộc xung đột nào đó, thì cả hai bên đều thực sự giống nhau hoặc ta cũng chẳng thực hiện được trò chơi hợp khuôn phép. Đó là những gì đang thực sự diễn ra. Vậy thì, làm sao để ta ra khỏi tình huống giống như thế? Tôi thật không có ý kiến nào về chuyện này, nhưng sẽ thích thú không ít nếu ta suy về chuyện này dưới ánh sáng của những gì ta bàn về thánh Phaolô, lâu nay.
Tôi lại cũng nghĩ rằng: nếu thánh Phaolô còn sống đến hôm nay, và ông lại thấy có những điều đang xảy đến với thế giới, thì chắc chắn là ông cũng thực sự buồn đau không chỉ với tình trạng hiện thời của Hội thánh thôi, mà còn đau buồn cả về cảnh tình của thế giới hiện tại nữa. Thánh Phaolô lúc nào cũng quan tâm đến thế giới nhiều hơn với Giáo hội, ở khắp nơi. Cuối cùng ra, thì thế giới của thánh-nhân tự nó đã đạo hạnh. Và đây cũng là điều đáng để ta quan tâm, suy nghĩ.
Chương 10
Phần 3
3. Chính trị Châu Âu thời buổi này
Tin tức từ Châu Âu cho thấy châu này ngày càng tốt đẹp đến độ khó có thể tin nổi. Hiện đang có bước ngoặt lớn tiếp tục diễn tiến trong giòng đời lịch sử của châu này. Việc thành lập Liên Hiệp Châu Âu chắc chắn là một sự kiện quan trọng trong giòng sử của nền văn minh thế giới ít ai dám nghĩ nó lại xảy ra, sau nhiều thế kỷ dài đằng đẵng với chiến tranh và bạo lực. Người ở châu này đã cẩn thận cân nhắc rất kỹ, khi họ chọn một nền hoà bình không dựa trên chiến thắng, nhưng vẫn muốn đặt nặng lên sự cảm thông, hoà hoãn. Nay, thì đó lại là khía cạnh mang tính chất rất Phaolô trong cuộc bàn luận/tranh cãi, lại rất cũ. Phương châm của cộng đồng Châu Âu, nay thấy có ghi bên tiếng Pháp là: “L’unité dans la diversité” tức: “Hợp nhất trong đa dạng”. Còn, đối với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thì phương châm này lại viết bằng tiếng La-tinh trong đó có chữ: “e pluribus unum”, tức: “hợp nhất đến từ nhiều thứ”, những thứ và những sự từ một quá trình trổi bật biến thành tổng thể đa dạng. Bởi lẽ, ngay từ đầu, châu miền này lại vẫn chưa có được sự hiệp nhất liên minh, như mình từng ao ước. Nói khác đi, đó là góc cạnh và đường ranh khá đối nghịch, thế nên Liên Hiệp Châu Âu nay đang tìm cách tạo thành đặc trưng cho riêng mình bằng một hiệp ước giản đơn bao gồm một hiến pháp ghi nhận quyền căn bản của con người làm bản sắc pháp lý tư riêng rất chí lý. Cho đến nay, việc này chưa thực sự xảy đến nhưng đã thấy diễn ra nhiều đối kháng rất đáng kể. Tuy thế, thời gian sẽ cho thấy chung cuộc rồi ra mọi việc cũng sẽ theo chiều hướng đáng phục.
Nay, trong những thứ và những sự như thế, nếu ta để qua một bên các chi tiết rất hiện thực, thì vấn đề thật sự là Giá Trị chứ không phải Kinh tế. Lại càng không là thị trường tự do, mà là hệ-thống giá trị linh thiêng, đạo đức của một Châu miền khá trổi vượt; và toàn bộ châu này sẽ kết hợp mọi người thành một mối. Xem như thế, lại đã thấy nơi đó gồm mọi phe phái chính trị mà thời trước từng đứng trụ rất vững vàng, như: hệ thống quốc gia, đoàn nhóm sắc tộc, phe phái giáo hội lại cứ coi mình như có cung cách đặc trưng, khác biệt. Và hôm nay, người ta ra như không còn dùng chủ từ “nó” để chỉ về hệ thống tổng thể này nữa, mà tất cả đã trở thành “một chút” thực tế Châu Âu khá lớn mạnh. Bản thân tôi, lại đã nghĩ: sự việc này từng làm vữa chảy tính tuyệt đối của châu miền này và từng đưa mọi người vào chốn hư không/trống rỗng như thánh Phaolô trước kia vẫn gọi đó bằng cụm từ tương tự. Và theo tôi, điều đó thật tuyệt vời khiến ta cũng nên để tâm mà xem xét cho thật kỹ.
Dĩ nhiên, điều này từng đánh động Hội thánh cũng khá mạnh, và tôi có thể nói: còn mạnh hơn nhiều thứ khác; bởi Hội thánh từng coi đây là chuyện của giáo dân/trần thế, trong khi ta là con dân nhà Đạo có chỗ đứng bề thế, thánh thiêng, vững chãi. Tôi không nghĩ: Hội thánh lại có thể vứt bỏ đi yếu tố quan trọng ấy mà lại còn đưa vào chân trời mới cũng không chừng.
Như có nói ở trên, tôi đề cập cũng khá nhiều đến cái-gọi-là “ân huệ dân dã”, tức một thực-thể mà người Pháp từng diễn tả bằng cụm từ “laicité” dịch cho sát sẽ có nghĩa là “giáo dân”, tức sự việc khá đặc trưng/đặc thù của họ. Lại nữa, nếu nhìn vào địa hạt sự sống rất sinh lợi của nhiều người, ta sẽ thấy điều đó không do nhà nước tạo ra và cũng chẳng thuộc nhóm hội tôn giáo nào sở hữu hoặc điều động. Theo tôi, ta có thể nói nôm na mà không sợ quá lời rằng: sự việc như thế càng sáng tỏ để ta thấy rõ tính chất rất “người”, mà thôi. Và, sự việc ta đặt tên cho địa hạt vữa chảy này lại càng nổi bật nhờ tính chất “người” vốn được coi là điều khá mới. Và khi ta khởi sự định danh cho sự việc như thế thì danh tánh sẽ mang ý nghĩa của một hiện hữu rất có thực. Như thế, nó mang ý nghĩa một giá trị cũng rất chung; và như thế, là ta đã xác tín về đạo đức/chức năng tức là các địa hạt mà cả nhà nước lẫn tôn giáo đều không có quyền hoặc có khả năng đưa ra quyết định chung cuộc, hay dứt đoạn. Rồi cứ thế, sự việc lại tiến về hướng của đa số quần chúng đầy chất “người” để rồi ta lại sẽ chấp nhận nó một cách rộng lượng như chính con người mình, tôi xin được phép nói như vậy. Như vậy, đây còn là thứ luân thường đạo lý rất chung chưa bị đứt khúc, dứt đoạn. Nói như thế, tức như thể đó là tiến trình “mở ngỏ” rất dân chủ đầy nhượng bộ, lúc nào cũng kiếm tìm sự chuẩn thuận từ quần chúng và chẳng bao giờ nghĩ rằng mình được thế, là nhờ đã trình bày tính chất “người” một cách rất rộng, hơn là dựa vào quyền lợi của phe nhóm có mặt ở thế trần hoặc vẫn mang chất tôn giáo, thôi. Nói tóm lại, thế đó là những thứ và những chuyện đầy giá trị mà lâu nay tôi vẫn tìm cách đạt cùng đích.
Đành rằng, các giáo hội và đôi khi cả đến chức sắc trong đạo vẫn phản đối việc này. Hiện có nhóm hội rất lớn, trong đó một số giám mục người châu Âu vẫn thường bảo: ta phải viết những câu như “thuộc về Đức Chúa” khi ta nói đến thể chế. Kịp khi đó, đã có phản ứng từ nhiều nơi như cố tình muốn đáp trả: Vâng. Như thế cũng tốt! Nhưng, với người không tin vào Chúa hoặc những vị tự cho mình chẳng tin vào Chúa/Mẹ gì hết, thì sao? Có vị còn bảo: bọn tôi há không là người sống loanh quanh những chuyện lẩn quẩn thế sao? Nếu thế, sao không bảo: cộng đoàn ta vẫn tin vào Chúa và cũng tôn trọng các vị nào không cùng niềm tin, đấy cả thôi. Phải chăng ở đây có điều gì mâu thuẫn không? Nếu thế thì, sao ta lại bỏ qua một bên những chuyện tương tự rồi ngồi yên không nói gì có tốt hơn không? Hẳn ta cũng biết đường ranh ngăn cách rất nhiều thứ nay vẫn cứ mở ra nhiều hướng để tạo chỗ đứng, thấy rất rõ.
Dù sao thì, châu Âu mai ngày rồi cũng sẽ là châu miền không còn cung cách định danh nhau để xem mình có là kẻ còn tin Chúa hay không và có khám phá ra sự cởi mở khi đối xử với nhau và với Chúa mà không cần đặt tên nhau như thế không? Việc này cũng đâu xa vời cung cách thánh Phaolô từng làm vào thời mình? Có sự thể được gọi là “sự kiện đứng ngoài cuộc” khá mới mẻ cho thấy một số khá đông người của Giáo hội nay không ở trong cuộc nữa. Đứng ngoài cuộc, là tách khỏi và rời xa tính chất sinh động nơi cuộc sống Giáo hội, đúng định nghĩa. Và những người tuy buộc mình có lối sống như Giáo hội đã định nghĩa, nhưng vẫn không là người ở trong cuộc đối với những gì đang tiến triển bên ngoài. Thế nhưng, hiện đang có thứ gì đó cứ diễn tiến ở bên ngoài. Và, “thứ gì đó” ấy nay thấy cũng không đến nỗi tệ.
Quả là, một số những sự thể đó thật rất tốt. Tốt một cách đáng kể. Nhiều trường hợp cho thấy chúng dân ở nơi đó đang quyết sống theo cung cách rất “Phaolô” hoặc cũng đang sống theo lời Chúa dạy cùng một kiểu cách rất Kitô, nhưng lại không sử dụng ngôn từ dành cho sự việc này. Và, phải chăng tốt nhất là ta hãy cứ làm những chuyện như thế, còn hơn là chỉ coi mặt đặt tên cho lối sống khác người? Nhiều vị vẫn công nhận rằng Kitô-giáo là nguồn gốc giá trị chính yếu ở châu Âu. Vâng. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố tôn giáo từng tạo như thế. Thế còn, Do-thái-giáo thì sao? Và, người Hồi giáo nữa? Và, cả người Hy Lạp cũng như La Mã, Tô Cách Lan, Nhật Nhĩ Mãn cũng thế chứ? Còn, sự kiện tự mình rực sáng thì sao? Phải chăng sự kiện này không là nguồn cội sự sống đích thực ở châu Âu sao? Thế, hôm nay thì thế nào, khi người người đang vượt trội lên tất cả những điều như thế? Và, người châu Âu nay còn khám phá ra những sự việc tích cực bằng động thái vượt quá mọi khuôn khổ ấy nữa. Nếu thế thì, vẫn còn nhiều vấn nạn đang lởn vởn ở đâu đó, trong đầu người.
Theo tôi, thánh Phaolô luôn khám phá thêm về chính con người của ông trong bối cảnh và tên gọi rất khác biệt. Phải chăng có thể là toàn bộ tính trần thế đã trổi vượt và đang có sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước? Phải chăng hiện đang thấy xảy ra nhiều động thái phòng vệ một cách máy móc chống đối bạo lực do Giáo hội tạo ra? Có thể là như thế!. Ít ra, thì chuyện này cũng xuất hiện ở một số địa hạt. Theo tôi, ta không chỉ nói như thế mà thôi. Bởi, xem ra nhiều người như thể như đang bảo: “Vâng. Chuyện này cũng có phần đúng.” Và, hiện nay nhiều người lại cũng đang mở to con mắt để nhìn vào thứ gì đó lớn rộng hơn một chút; và chắc chắn đó là điều mà thánh Phaolô đã khiến nhiều người tìm cách thấy được chuyện ấy.
Nhiều vị lại cứ bảo: châu Âu cần phát hiện ra thần tính rất riêng của mình. Theo tôi thì, tính chất thần thiêng nơi con người mới là thứ gì đó đang dấy động thân xác lớn rộng, tức khuôn khổ của một hiện hữu lớn lao hơn, tựa hồ cung cách mà thánh Phaolô thường cứ bảo: cộng đoàn của ông cần khám phá ra tính chất rất thật của một Israel thực. Israel thực là đất miền gồm toàn đấng bậc cao cả hơn một số người chỉ mỗi mang tên Do-thái, thôi. Chắc chắn còn nhiều sự thể rất song song đang quanh quẩn ở đâu đó.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 là người châu Âu, lâu nay cũng như thế. Ngài lấy danh hiệu Bênêđíchtô, quan thày của toàn châu miền này, không phải là không có mục đích. Thế nhưng, mẫu mực sống rất “tràn đồng” của dân con thế giới thứ nhất ở khắp nơi là, chủ nghĩa duy vật chất. Đây là thế giới chú trọng nhiều vào sự an toàn thoải mái. Thoải mái một cách rất phóng khoáng đến độ trở thành chủ nghĩa v.v.. Hội thánh phải nói đôi điều về chuyện này và đó cũng là triết lý của nhân vị. Toàn bộ đạo đức của sự sống thường do chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ngoài đời theo nghĩa dậy bảo cho biết để mà sống và theo tôi, Giáo hội phải nói lên thứ triết lý về quan hệ đề cập đến các vấn đề tiềm năng có thật trong lối sống dân dã của con người sống ở ngoài.
Tuy nhiên, triết học cổ điển ta thừa hưởng ở đây không đặt trọng tâm đến khả năng lớn rộng trong quan hệ trao đổi đang có sẵn, thời buổi này. Thế giới này càng lớn rộng lại càng cần đến tâm thân rộng lớn.
Thời buổi này, ta vẫn thấy xảy đến nhiều vấn đề về môi trường. Hội thánh lâu nay vẫn có truyền thống tôn trọng bất cứ công cuộc tạo dựng nào khiến cho nguồn đất sống của ta có thể sinh sống được ngõ hầu dành để cho tương lai mai ngày và toàn bộ khu vực sinh vật kỹ thuật nữa. Tôi không nghĩ Hội thánh phản chống mọi cuộc thử nghiệm này khác; bởi Hội thánh vẫn tôn trọng mọi giá trị chân phương, có thật, nhưng vẫn nói lên điều ấy; và nói, là nói lên tiếng nói của mình giữa muôn vàn tiếng giọng. Nói, để khám phá ra một tương lai rộng lớn hơn, thay vì vùi dập tiếng nói ấy như thể mình đang sống ở chốn miền nào đó như ta biết. Tôi vẫn nghĩ là: thánh Phaolô có lẽ sẽ hài lòng không ít về chuyện ấy và thánh-nhân từng cố gắng làm như thế theo cung cách hư không/trống rỗng còn hơn theo kiểu cha ông, cha chú.
Tôi cũng nghĩ, là: thánh Phaolo cũng sẽ nói về chuyện này nếu ông còn sống đến hôm nay, ngõ hầu biến đổi tính nhân loại khả dĩ đến với thế giới ngang qua nỗi niềm cởi mở ta có với nhau một cách chân phương, đơn giản như kết quả của động thái ít mang tính vị kỷ. Đó là chuyện “cắt bì nội tâm” và cởi mở với quà tặng cũng như xếp lớp khổ đau vào với yêu thương và ân huệ, vv. Và, tôi lại nghĩ: thánh Phaolô cũng sẽ vui lòng khi thấy mỗi khi lướt nhìn vào đó, thôi.
Một trong những điều khiến tôi lấy làm thích thú khi nghĩ đến tương lai mai ngày là cung cách Hoa Kỳ phản ứng với Liên Hiệp Châu Âu. Phần lớn chương trình nghị sự có thể từ đó được ra sẽ có thật theo cung cách cũng rất thần học bởi lẽ tôi vẫn nghĩ điều này hiện đòi ta phải để tâm đến nó nữa.
Những điều khiến tôi muốn đề xuất là: nếu ta đào sâu tính cách chính trị nơi tầm nhìn của thánh Phaolô, ta sẽ thấy có sự nối kết cách nào đó đúng hơn là cách biệt. Điều quan trọng là hố sâu chia cách Hội thánh và thế giới gian trần mới này cũng không mở rộng là bao. Tôi còn nghĩ điều quan trọng khủng khiếp hơn nữa là ở chỗ nó lại khép đóng một số sự việc chứ không còn mở ngỏ cho mai hậu. Để làm thế, tôi hy vọng là Hội thánh Chúa sẽ bớt có động thái tập trung, tín điều và độc đoán, nhưng lại sẽ cởi mở nhiều hơn với tinh thần tập thể, lệ thuộc hoặc bất cứ ngôn từ nào có thể dùng để chỉ sự cởi mở hướng vào bên trong cộng đoàn mình. Nhưng, muốn thực hiện điều này, ta chỉ có thể cài đặt và tái lập tinh thần của Vatican 2, cũng rất phải. Hội thánh của ta cũng nói nhiều về chuyện này, nhưng lại không hề tháp đặt chuyện ấy một cách trọn vẹn cho phải phép.
Tôi không nghĩ là chương trình nghị-sự có được sự trọn vẹn ở trong Hội thánh chút nào nữa. Tôi cũng không nghĩ Hội thánh ta lại có thể làm như thế nữa. Dù gì nữa, ta cũng phải có tầm nhìn lớn hơn những gì ta có trước đó về Giáo hội như thể phòng giam nhỏ bé, hạn hẹp thôi. Giả như ta thật sự tháp đặt tinh thần của Vatican 2 vào trong đó, thì như thế tức là ta đã gửi thông điệp thật rõ nghĩa cho thế giới rộng lớn hơn. Thế đó, đúng là nhân vật Phaolô như tôi bắt chụp. Theo tôi, thánh Phaolô không chỉ viết lên thông điệp nào đó cho cộng đoàn nhỏ của ông. Trái lại, ông đã gửi đi một thông điệp rất lớn lao cho Đế Quốc La Mã. Và cuối cùng, tôi hy vọng rằng điều này cũng sẽ hàn gắn được nhiều thứ, dù kết quả chưa thật rõ nét. Giả như quý vị là những người ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ, thì tôi không nghĩ là quý vị sẽ đồng ý với những gì tôi đề cập mấy lâu nay.
Phải chăng có những địa hạt nào đó khó có thể thực hiện được khi ta nói “có” hoặc “không” về cùng một chuyện mà lại không có góc nhìn khác nhau. Vâng. Nhưng cũng có thể là không. Theo tôi thì, nếu ta lý sự kiểu biện chứng pháp hay sao đó, vẫn còn đó sự mâu thuẫn giữa các quan điểm/lập trường khác biệt. Nhưng, tôi lại không tin rằng lối lý sự theo biện chứng pháp là lối lý luận độc nhất có trên thế giới này. Có thể có kiểu lý luận nào đó có thể xảy đến không theo kiểu trắng/đen rất biện chứng. Cũng có thể là ta đang ở ngưỡng cửa của sự thể như thế, tức sự thể không hoàn toàn cới mở hoặc khép kín, nào ai biết! Tôi nghĩ, đó cũng là những gì được thánh Phaolô tìm cách nói lên vào mọi lúc, cả vào lúc ông bảo: sự việc đóng đinh thập giá và cái chết được xếp gộp vào với sự sống có phục sinh mà thánh-nhân nói rằng vẫn thấy nổi trôi ở trên mặt mọi sự việc là một tuyên ngôn về sự nghịch ngạo mang tính biện chứng. Về mặt trắng đen rất thật tình, thì điều này không đúng sự thật. Nhưng, theo lý sự của Chúa mà thánh Phaolô từng tin tưởng, ông đã khám phá ra sự thật ở nơi đó. Và, đó cũng là ý nghĩa của khám phá này.
Những ai hoàn toàn quyết tâm có động thái khác biệt rất rõ rệt trong cuộc sống , lại không thể hiểu được những gì thánh Phaolô nói ra. Giả như những người này nói là mình hiểu được điều ấy, cũng rất tốt trước mặt quần chúng, nhưng những người như thế không biết ta đang nói về chuyện gì. Thế đó là chủ thuyết duy tin tưởng chứ không phải niềm tin.
Có niềm tin vào những chuyện như thế là tin rằng Thiên Chúa có thể làm nhiều điều xem ra nghịch ngạo đối với thế gian. Và, có được niềm tin Kitô-giáo là tin rằng Thiên Chúa thực sự làm điều đó với Đức Ghiêsu. Và, điều đó thực sự đánh động thánh Phaolô. Còn lại, là lịch sử.
Thành thử, hiện có rất nhiều điểm để ta nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh về thánh Phaolô như chính con người của ông cho thấy và cái nhìn đứng đắn về tư thế ta đang có, thời buổi này. Nối kết này không có nghĩa là ngẫu nhiên hoặc hời hợt bên ngoài. Nghị trình rất giống nhau, và trực giác cũng giống thế. Thế nhưng, vấn đề là làm sao ta có thể kết nối chuyện này với chuyện khác. Đó cũng là khó khăn mà thánh Phaolô từng gặp vào mọi lúc.
Ý tôi muốn nói, là: thánh Phaolô đã có được một cử toạ tốt đẹp nhất với những người kính sợ thờ phượng Chúa, tức những người thực sự muốn làm người Do thái mà không cần chơi trò kết nạp để trở thành người Do thái rất đích thực. Hiện thời, có rất nhiều người muốn sống đời Kitô-hữu nhưng lại không muốn đến nhà thờ hoặc tham gia cộng đoàn Hội thánh, chút nào hết. Và cũng có nhiều nhóm tuy mang nặng giá trị Kitô-giáo nhưng lại không coi mình là tín-hữu Đức Kitô một chút nào. Bởi thế nên, thánh Phaolô lại đã bảo: “Kìa! Rồi thì quý vị cũng sẽ như thế thôi!” Có lẽ ta cũng nên nói với những người như thế, rằng: những gì ta tin tưởng, là những gì chính họ cũng muốn tin như ta. May ra, ta có thể học được đôi điều từ họ, trong tiến trình Vượt Qua nơi cuộc sống của chính họ khiến ta biết được và định danh như một kiểu trong Đức Giêsu Kitô. Và, ta có cảm giác là điều đó từng được xác-nhận như thế. Dù sao, thì đó cũng là những nối kết mà theo tôi cũng có thể là chuyện thực tế.
KẾT LUẬN
Tác giả Tom Wright lại đã viết:
“Đạo của Chúa không là đường lối mới để sống đạo hạnh, cũng không là cung cách mới mẻ gì để ta nối kết với phần nội-tại của riêng ai, Đạo của Ngài không là phương-thế để ta nắm chắc mình sẽ có được tấm vé đi về chốn thiên cung, thiên đường khi ta chết. Đạo Chúa dạy ta các lề-thói không mang tính pháp luật cho dân con trong Đế quốc hoặc những kẻ tôn thờ hệ-thống chính trị tương-hợp để tuân giữ hoặc chấp nhận. Đó, không đơn thuần chỉ là đòi hỏi của cá-nhân một tôn-giáo nào hết mà nó thu-nạp, thách thức và khiến cho quảng trường công-cộng bị giao động. Nó còn tìm cách lật úp thế giới của Đế quốc. Giả như sự việc Phục sinh đích thực khởi đầu từ Đức Kitô, thì đế quốc của mọi vua quan, lãnh chúa sẽ thực sự bị rối rắm.
“Đạo Chúa thời hiện đại, rủi ro thay, lại đã không tư-duy như thế, nhưng lâu nay vẫn cứ tiến vào với chiều hướng tự chối bỏ mọi hoạt-động của Thiên Chúa và Đức Kitô trong thế giới thực tiễn đầy mầu sắc chính trị. Đạo Chúa đã ra khỏi cuộc chơi nơi thế giới của chính mình. ‘Cung cách’ ngọt ngào, lịch-lãm tạo tính-khí nơi lòng sốt sắng của kẻ cuồng-tín.” Ronald Knox) Chính cảm-tính riêng-tư đã chỉnh sửa niềm tin của quần chúng. Vì thế nên, ta trở thành kẻ nhút nhát nên mới gọi đó là lòng độ-lượng, vẫn nương tay.”
Đến đây, tôi có nhận xét là: vào tháng ngày lúc thánh Phaolô đang sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” diễn ra ở bên ngoàiIsrael. Và, vào thời ta sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” lại đã diễn ra ngoài Hội thánh hoặc các thể-chế giáo hội. Họ là dân con/đệ tử của Phaolô thánh-nhân, nhưng thánh-nhân đâu giúp họ có được cảm giác riêng tư tốt đẹp! Và, thánh-nhân cũng chẳng thôi-thúc họ chiến đấu chống lại các thể chế chuyên áp đạt để thống-trị, rồi cứ thế lập đi lập lại những chuyện như thế. Thánh-nhân yêu cầu họ thăng-hoa các vấn-đề như thế và khám phá ra Đức Chúa Phục sinh/trỗi dậy tựa như họ trở thành bén nhạy đối với đám người bị áp bức, bóc lột cũng đang trỗi dậy từ mọi rối rắm để đi vào một thứ hoà bình và công chính cũng rất mới.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch