Năm Đức Tin

Không Phải Chỉ là Ngày Nghỉ ở Rome mà thôi đâu…!  

Ngay Giới Trẻ Thế Giới Ðã Chuyển Hóa Ðời Tôi

 Nguyên bản Anh ngữ do Matt Fradd.

Taru Vũ Thế chuyển ngữ.

Ông Blaise Pascal, một triết gia đồng thời cũng là nhà toán học người

Pháp thời danh vào thế kỷ 17 viết: “Tất cả mọi người sống trên thế giới

này được gồm thuộc trong ba hạng: Thứ nhất, hạng người tìm kiếm sự

thật về Thượng Ðế và tìm được; thứ hai, hạng người tìm kiếm sự thật về

Thượng Ðế nhưng chưa tìm được; và sau cùng là hạng người ‘ngu đần

và bất hạnh,’h ọ chẳng tìm kiềm cũng chẳng được gì.”

gày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2000 được tổ chức vào tháng 8 tại

Rome. Tôi sống ở Úc Ðại Lợi. Ðược mẹ đài thọ chi phí hành

trình nên tôi đã vội chộp cơ hội đi tham dự. Nếu như khi ấy

có ai phân hạng nhóm cho tôi theo triết gia B. Pascal thì chắc tôi sẽ ở

đâu đó giữa nhóm hai và ba. Tôi tâm sự với một người bạn “mình đâu

có đi vì Chúa Giêsu, mà là vì các cô gái đó. Hy vọng có được những

ngày vui thoải mái!” Ðây là lần đầu rời Úc, nên rất nôn nóng được mở

mắt ngắm nhìn thế giới “bên ngoài”. Tôi đâu phải là tín đồ tin tưởng

vào Thượng Ðế!  

Từ “Đi Tìm” đến “Hoài Nghi”.  Sớm vào đời, tôi đã là người “đi

tìm”, thuộc nhóm thứ hai theo phân loại của triết gia Pascal. Hồi 14 tuổi

tôi đã đặt nhiều câu hỏi về Thượng Ðế và về ý nghĩa cuộc đời. Xem ra

không mấy người thích thú nhưng câu hỏi của tôi, và những câu trả lời

tôi nhận được chẳng câu nào đáp ứng thỏa đáng cả. Tôi được sinh ra và

nuôi dưỡng là người Công Giáo. Mỗi Chúa Nhật Mẹ tôi đều đưa tôi đi

lễ. Công việc đi lễ đó đối với tôi có nghĩa là ngồi yên lặng trên chiếc

ghế không thoải mái gì trong nhà thờ.

N

4

 

Lần hồi, “đầu óc” tôi đi đến kết luận là không có Thượng Ðế. Như

vậy xem ra lại tốt cho tôi: chẳng bận tâm gì đến vấn đề luân lý khiến tôi

tha hồ “hội hè đình  đám”, không “nhà thờ nhà thánh”, và có thể làm bất

cứ gì theo ý mình. Để xem tôi có thực sự trở thành vô thần?  Qua một

lần đứng đắn nói chuyện với một người bạn gái, mọi sự đã trở lai với

tôi.

Carla và tôi vốn là đôi bạn trượt patin với nhau. Ðột nhiên cô tỏ ý 

muốn tâm sự với tôi. Hai chúng tôi ngồi ở lề đường. Carla bắt đầu câu

chuyện …có ý muốn tự tử. Dĩ nhiên tôi dùng mọi lý lẽ để ngăn cản

bằng  vạch ra “con đường” tương lai của cô: “Này nhé, bây giờ bạn đã

có bằng lái xe; bạn sẽ vào đại học, tốt nghiệp và có công ăn việc làm;

rồi bạn sẽ lập gia đình và sinh con cái.” Sau những lý lẽ tôi nêu ra,

Carla bỗng hỏi “rồi sao?” Không còn “đường nào” nên tôi chỉ có thể

biết trả lời “. . .và rồi thì …chết.”

Câu chuyện trao đổi với Carla đã kéo buộc tôi phải trực diện “một

cách nghiêm chỉnh theo lý tắc” với những suy nghĩ của chính mình. Và

ngay bấy giờ tôi không thể diễn tả dòng suy luận ăn khớp với nhau

được, nhưng tôi phải chấp nhận một điều là “đời sống sẽ thành vô lý

(buồn nôn) nếu không có Thựơng Ðế”. Một triết gia người công giáo đã

diễn giải điều ấy thế này: “Giả như thực sự không có Thượng Ðế, nhân

loại đã được “khạc” thành hiện hữu bằng diễn tiến mù lòa của vũ trụ, và

đời sống con người không mang cũng không có một mục đích nào. Mỗi

người sẽ chết. Và lúc vũ trụ cháy rụi thì toàn nhân loại cũng bị thiêu rụi.

Chúng ta có thể cứ sống giả bộ như không màng tưởng gì cả, và “sự cáo

chung” không còn là “vấn đề” nữa.

Khai Phá Nhóm “Một”. Tôi là thế - giữa nhóm hai và ba - lên

đường đi Rome, coi đó là một chuyến đi hè vui chơi; rồi lại bị “rơi vào”

nhóm vô thần thờ ơ lạnh nhạt. Nhưng khi còn ở sân bay Sidney chờ

chuyến bay, tôi nhận thấy vẻ điệu gì đó khác thường nơi những người

đồng hành trong chuyến hành hương Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Brendan,

một người trong họ sẽ ngồi cùng dẫy ghế trên máy bay kế cận tôi, hỏi

5

 

tôi lý do đi hành hương. “Một cuộc phiêu lưu”, tôi trả lời, “Tôi đâu có

tin tưởng gì Thượng Ðế cơ chứ !”

 

“Tôi thì tin”, Brendan đáp, “Chính Chúa Giêsu đã làm thay đổi

đời tôi.” Anh tiếp tục câu chuyện của anh “một người từng nghiện xì-

ke, bạch phiến đã lâu. . . cho đến khi được một người biết anh, dắt anh

đến nhà thờ và cùng cầu nguyện với anh xin ơn cai nghiền”. Với giọng

điệu rất chân thành, đầy tự tin và tràn niềm vui Brendan đã “khắc phục”

tôi, làm tôi xúc động do câu chuyện của anh. 

 

Thực ra phải nói rằng tất cả mọi người trong nhóm đều gây ấn

tượng cho tôi. Lại nữa, trong suốt thời gian tại Rome, cách đối xử, tiếp

đãi với nhau cùng thái độ tôi cũng như mọi nguời tham dự khác nhận

được, càng thêm đánh động trong tôi. Họ nói về Chúa Giêsu thì, với “ôi

là nhiệt tâm” và rạng rỡ vui sướng. Những câu hỏi tôi nêu ra đều được

trả lời rất trung thực, hàm chứa nhiều khôn ngoan. Vì vẫn sẵn nỗi nhàm

chán thường lệ khi phải tham dự Thánh Lễ, nên trong Thánh Lễ tôi ngó

quanh quẩn, thấy người người chắp tay, khoanh tay khi kinh nguyện,

cắp mắt ai cũng dồn chú tâm khi rước lễ. Song lễ, tôi đã hỏi chung

nhóm tôi  “các bạn thực lòng tin Chúa Giêsu Kitô đó sao?’Họ trả lời

“họ thực tin.”

 

Trí tò mò thắc mắc của tôi bị đánh động: Họ là thế nào? Họ không

mê tìm khoái cảm dục tình. Không “hút sách.” Không chè chén say

sưa; nhưng thấy họ lại thật sự hạnh phúc và tự tin.  Cuôi cùng, tôi đành

“chịu thua” và, đây là lần cầu nguyện thành tâm đầu tiên cuộc đời tôi.

Tôi thưa “Lạy Chúa, nếu Ngài thực sự hiện hữu, xin Ngài cho con biết

đi! Nếu Chúa đã thực sự tạo dựng con và yêu thương con. Con muốn

đựơc biết điều đó.” 

 

Tôi không thể nói sự thể xẩy ra thế nào và khi nào; nhưng Chúa đã

trả lời lời cầu nguyện của tôi. Tất cả tôi chỉ có thể kể được, là trong thời

gian lưu ngụ ở Rome, tôi đã được “đối diện” với Chúa Giêsu Phục Sinh.

Chúa Phục Sinh là câu trả cho tất cả các câu hỏi thắc mắc của tôi về “ý

6

 

nghĩa” và “mục đích” đời sống con người. Chỉ có thể diễn giải theo văn

hào C.S.  Lewis, “bạn thấy như thấy mặt trời lên. Thấy không bởi chỉ vì

thấy nhưng còn vì cảnh vật khác được thấy do nhờ ánh sáng của nó.”

Bước Ði và Hụt Hẫng. -

Trở về Úc với một “tôi” khác. Tôi

“say mê” Chúa. Tôi không ngừng nói về Chúa. Dự pac-ti tôi cũng đem

sách Phúc Âm theo. Tôi viết chữ “Giêsu” vàng óng trên trán khi gây

quỹ trong trường. Tôi đã trở nên một người rất đáng ghét! Carla bạn tôi,

đã lên tiếng ngăn cản: “Ngừng nói về Chúa đi! Mọi người ai cũng cho

là “Giu” bị điên khùng rồi kìa!” Tôi đáp: “Mặc kệ đâu cần. Carla này.

Chúa yêu bạn lắm đấy!” (Năm ấy. . . Carla đã tham dự “cấm phòng”;

nhờ vậy, cô đã tìm ra chân lý).

Cả đến mẹ tôi cũng băn khoăn về tôi. Lo rằng tôi đã bị cưỡng

buộc tẩy não. Mẹ bầy tỏ ưu tư với Giám Mục địa phương, Ðức Cha

Eugene Hurley cùng cư ngụ tại một phố nhỏ chúng tôi. Và tôi cũng

được Ðức Cha tiếp xúc. Chình ngài đã trở thành vị hỗ trợ chính và còn

cho tôi tình bằng hữu Chúa Kitô nữa. Tôi có thể đến nơi Ðức Cha cư

ngụ, cùng uống trà và nói về Chúa Kitô với ngài.

Chúng tôi “bàn thảo” một đề tài hiện thực là sự phân hóa nơi giáo

hữu và đã không cùng làm việc phụng vụ với nhau. Và đó, chính vấn đề

này “khuấy nhiễu” tôi nhất và đã khiến tôi băn khoăn “mình có nên

‘theo’ Công Giáo nữa không? Bị thôi thúc mau tìm được câu giải đáp,

tôi đã đi thăm nhiều cộng đồng Kitô giáo trong vùng: Một vài nơi có

nhạc thánh ca hay; những nơi khác, tiếp đón niềm nở; những nơi khác

nữa, những bài thuyết giảng thắm đậm  . . . đều hơn giáo xứ tôi biết. Tôi

tiếp tục đọc, nghiên cứu lịch sử (Giáo Hội) và tìm được một điều là

Chúa Giêsu đã lập MỘT Giáo Hội, đó là Giáo Hội Công Giáo. Ðấy

chính là điểm cho tôi sự quyết định dứt khoát: Nếu Chúa Giêsu đã lập

Giáo Hội Công Giáo thì tôi muốn ở trong Giáo Hội Người.

Không Phải Do Cảm Tính. Dĩ nhiên không phải Ngày Thế Giới

Giới Trẻ chuyển hóa tôi hoàn toàn.

7

 

Thánh hóa đòi hỏi một thủ tục tiệm tiến lâu dài. Tôi có tất cả để

học hỏi để có thể theo Chúa Giêsu. Có một điều cần buộc là tôi phải

dùng lòng muốn, ý chí của mình, chứ không thể để cảm tính và xúc

động “chỉ huy” hành động.

Coi mình giống những tín hữu tân tòng khác, tôi nghĩ mối liên hệ

với Thiên Chúa là khía cạnh tinh thần cao trội hơn các khía cạnh khác.

Tôi cầu mong một thứ tình cảm hạnh phúc và luôn tràn đầy sự hiện diện

của Ngài cùng quyền phép Ngài mà tôi đã được kinh qua khi tôi “quay

về” cùng Ngài. Có những khi - lần chuỗi Mân Côi, “chuyện vãn” với

Chúa trong  ánh sáng nến lung linh hoặc giả thầm lặng suy nghĩ về sự

tha thứ và tình yêu - tôi thấy mình vô cùng xúc động. Nhưng cũng có

khi cả hàng tuần, tôi thấy minh vô cảm về Chúa. Những khoảng thời

gian như thế, tôi biết mình sai phạm khi đã tìm “cảm giác bay bổng ”

bằng khói trắng xì-ke!

Cách tìm “giải thoát hạ cấp” ấy cũng đã mê hoặc tôi đến một lãnh

vực khác mà tôi phải chống trả: tật xấu xem đọc sách báo hình ảnh lõa

thể khiêu dâm. Bị nhiễm độc hại khi còn là một cậu bé, tôi bị cắn câu

móc nối vào “liên mạng truyền thông” (internet). Tôi nhận biết sự sai

lầm ấy, nhưng lại nữa, cảm giác dẫn tôi lạc đường. Phải cho đến khi tôi

thôi không còn viện cớ “tính yếu đuối” con người và thực tâm cam kết

thay đổi, chuyển hóa, bước vào con đường sửa chữa. Một cuộc chiến

tinh thần! Ngày ngày, tôi đều phải tự hỏi “tôi muốn là người như thế

nào?” Phải quyết tâm “hôm nay tôi sẽ phải làm người tín  hữu trung

thành.” Ðôi lúc có ngã, tôi phải chọn lập tức “chỗi dậy” và tiếp tục

chiến đấu, giữ lòng tin nơi tình yêu và thưong xót vô bờ của Chúa.

Xưng tội là một toa thuốc, biện pháp hết sức hữu hiệu. Vì thế, tôi xưng

tội mỗi một hoặc hai tuần. Và chưa từng bao giờ tôi nhận phàn nàn,

nghiêm phạt của linh mục giải tội, mà luôn chỉ là khích lệ cổ võ.

Như thế đó. Tôi đã học biết về đức tin. Tôi thú vị lối học già C.S

Lewis diễn tả.