Chương III Thần-học niềm tin như quà tặng: mô-hình vô-thức

Chương III

Thần-học niềm tin như quà tặng:

mô-hình vô-thức

(bài 19)

 

Phần 1

Quà tặng niềm tin (tiếp theo)

 

 

Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm tin.

 

Tôi nghĩ: thánh Augustinô vẫn duy trì/gìn giữ quan-niệm này trong sách của ông có nhan đề là: “De Doctrina Christiana” (Tín Điều Kitô-hữu) và thánh Tôma Akinô lại cũng theo sát nguồn tư-tưởng của bậc thày mình, hệt như thế. Nếu hỏi: điều gì kết-thành sự hiệp-nhất giữa bí-nhiệm thánh-thiêng như kinh Tin Kính vẫn cho biết, thì câu trả lời là: Thiên Chúa thấy được mọi huyền-nhiệm và Ngài sẻ-san cho ta ân-huệ cao cả rất như thế.

 

Huyền-nhiệm đầu, tỏ cho ta biết Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa. Điều này nghĩa là: ở nơi Chúa, vẫn có huyền-nhiệm về gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, tinh-tuyền. Huyền-nhiệm tiếp, là: Thần Khí Chúa vẫn ở nơi Ngài; tức, có nghĩa: nơi Chúa, luôn có điều gì đó mà các tổ-phụ Hy Lạp gọi là“ekporeusis” khiến các học-giả quen dịch sát nghĩa hầu dẫn về ý-tưởng của sự “đổ tràn” ân-huệ xuống cho nhân-gian loài người.

 

Theo tôi, những gì được bộc-bạch nơi niềm tin, là: Thiên-Chúa kết-hiệp với gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết, mà các thiên-tài bên tiếng La-tinh cũng đã diễn-bày điều này; còn tự-vựng “ekporeusis” bên tiếng Hy Lạp lại đã nói đến tiến-trình thuần-khiết giản-đơn mà ngôn-ngữ con người thừa-nhận sự bất-lực của tự-vựng La-tinh những muốn nắm bắt thứ gì đó cách “tột bực” nơi tổ-phụ Hy Lạp, có điều là: các vị đã lập nên tự-vựng đặc biệt cho tư-tưởng diễn-bày ra như thế.               

 

Giả như ta tin vào gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết đã tràn-đầy ân-huệ rồi, thiết tưởng ta cũng nên hỏi các đấng tổ-phụ xem Cha và Con có “nên một” đồng đều nơi Thiên Chúa không? Đương nhiên, các Ngài làn như thế, vẫn “ở bên trong” huyền-nhiệm còn đang diễn-tiến. Ở đây, tôi không nghĩ mình nên nhìn vào mỗi Đấng theo cách tĩnh-diện rồi đưa thêm giả-thuyết về sự hiệp-thông giữa các Ngài. Kết quả là, tôi và quý vị đây, ta sẽ chẳng còn ưu-tư gì về Thiên-Chúa-là-Cha là Đấng ở bên trên Đức Giêsu hoặc về Đức-Giêsu-không-là-Thiên-Chúa như Thiên-Chúa-là-Cha, nữa. Riêng tôi, tôi vẫn thấy mình cũng không ưu-tư nhiều về một thực-tại, cùng lúc, là Đấng nào khác. Tôi hiểu là: Đức Giêsu đã kịp thời được đưa vào với tiến-trình-“ở bên trong Thiên-Chúa đến độ Chúa Cha và Nghài cùng ở nơi đó. Và như thế, các Ngài đã “nên một” đồng đều, ở trong nhau. Nhiều nỗ-lực lâu nay vẫn muốn bãi-bỏ Thiên-Chúa-là-Cha ra khỏi trọng-tâm của mọi sự việc để chỉ nhắm vào riêng mình Đức Giêsu mà thôi, để rồi bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm ấy. Lại cũng có nhiều nỗ-lực nhằm bãi bỏ Đức Giêsu ra khỏi nơi đó rồi lại nói Ngài là “Đấng-Người” tuyệt-vời nhưng không đích-thực là Thiên-Chúa, chuyên tập-trung nhấn-mạnh vào chỉ một mình Chúa mà thôi; làm như thế, họ cũng đã bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm, rồi. Giả như không có gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết/tinh-tuyền, thì những gì ta tin vào Thiên-Chúa và vào chính Đức Giêsu, sẽ không thêm gì vào huyền-nhiệm ấy hết. Bằng vào niềm tin, ta tin tưởng rằng gốc-nguồn và sự khác-biệt đã thực-sự đổ tràn Thần Khí Chúa như thế “bên trong” sự Hiệp-nhất của Thiên-Chúa. Thiên Chúa, với huyền-nhiệm Ba Ngôi, có Ngôi Lời Nhập thể và có Lễ Ngũ Tuần Thần-Khí “tuôn trào” gộp lại với nhau, trong niềm tin.

 

Ở đây, tôi có một đề nghị, là: để tránh mọi cạm-bẫy của ngôn-ngữ là những thứ có thể dẫn mọi người về với lập-trường của Arius. Làm thế, nó giúp ta có câu trả lời cho phản-chống có từ quan-điểm của phân-tâm-học khi họ nghĩ rằng: lai-lịch giữa thực-tại thánh-thiêng và con người vẫn là chuyện khả-thi. Sẽ như thế, nếu ta sử-dụng ngôn-từ theo cách tĩnh-diện. Tuy nhiên, đối-tượng của niềm tin nơi ta không như thế, mà toàn-bộ huyền-nhiệm ở trong động-lực rộng lớn.

 

Lại có huyền-nhiệm thứ hai chung quanh cái chết của Đức Giêsu, trên thập-giá. Đức Giêsu chết trên thập-giá là để chứng tỏ rằng Ngài là Thiên-Chúa. Thế nên, Thiên-Chúa cũng chết trên đó nữa. Vâng. Thiên-Chúa-là-Cha đã chết và đã bị ám-sát cho đến chết. Điều này làm tôi nhớ đến cái-gọi-là “Phức hợp Oeđíp” trong đó, vai-trò của người Cha được gỡ bỏ cốt để bảo rằng: đối-tượng lòng dục nơi Ngài đã có nơi Người-Con. Vâng. Đó là quyết-định nhằm có lợi cho những ai ưa-thích những chuyện như thế. Tuy nhiên, có điều chắc chắn: đây không là huyền-nhiệm của sự chết rất đích-thực nơi Đức Giêsu, hoặc cái chết của Thiên-Chúa. Vấn-đề là: ta hiểu thế nào về “cái chết” hay “sự chết”, mà thôi. Đó, không là sự-thể cuối cùng; cũng không là dấu chấm hết cuộc đời, rất dứt khoát. Đó, là sự việc nằm “bên trong” tiến-trình của sự sống đang còn diễn-tiến. Cái chết của Đức Giêsu là một phần trong tiến-trình sự sống Ngài còn tiếp-diễn. Cái chết của Thiên-Chúa-Cha là khẳng-định về tiến-trình gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, mà đến cái chết cũng không thể làm ngưng đọng, dù ngắn hạn. Đồi Can-va-riô, là khẳng-định quyết bảo rằng: những gì ta thấy về Thiên-Chúa theo ngôn-từ về Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập-Thể không hề bị cái chết làm ngưng-đọng, dù phút chốc. Đó là chuyện thiên thu ngàn đời còn tiếp diễn đến vô tận. Đôi khi, ta cũng nói: Thần Khí Chúa tràn đầy nơi Đức Giêsu, Đấng chết trên thập-giá, đã đưa Ngài ngang qua nỗi chết đi vào với sự sống mới, rất Phục Sinh. Và, giòng chảy cứ thế tuôn trào mãi với Thiên Chúa và tràn vào với Đức Giêsu.                         

 

Đến đây, tôi lại cũng đề nghị thêm điều nữa, là: những gì nói ở đây cốt để tránh phương-án khả dĩ dẫn con người từng có lòng tin-tưởng đi vào thứ thần-học khốn-khổ bằng việc sám hối/đền tội. Giả như ta tư-duy về Thiên-Chúa và vào Đức Giêsu chịu chết trên thập giá một cách “tĩnh-diện” như thể các Đấng tách-biệt nhau, vậy thì tại sao Thiên-Chúa-là-Cha lại yêu-cầu Đức Giêsu phải chết, và đâu là động-thái của riêng Ngài, với nỗi chết? Đành rằng, nói thì nói thế, chứ vấn-đề không nảy-sinh nơi đây, nếu ta nhìn vào toàn-bộ thực-tại lịch-sử như thành-phần và một phần của giòng chảy Thiên-Chúa vẫn  tuôn-trào có Thần Khí Chúa luôn ở nơi Ngài, và với Ngài.

 

Tới đây, tôi cũng muốn đề cập đến huyền-nhiệm thứ ba của niềm tin, nữa. Ở đây, lại có khẳng định bảo rằng: bằng vào tính thiêng liêng linh đạo, cả chúng ta cũng “nên một” với Đức Giêsu và “nên một” với Thiên-Chúa. “Nên một” với Đức Giêsu Đấng đã chết vì ta và cho ta. “Nên một” với Thiên-Chúa-là-Cha cũng chết cho ta nữa. Điều đó đem đến cho ta thông-điệp nhắn nhủ rằng: nay ta cũng thủ vai diễn đang chết dần mòn. Đôi khi, ta cũng nói được rằng ta từng chết đi với các Ngài. Nhưng, đó không thực sự là điều mà niềm tin đề-xuất cho ta. Giả như nỗi chết tự nó bị đào thải, phế bỏ đi, thay vào đó là tiến-trình của Người Con rất thuần-khiết, và nơi Thần Khí Chúa luôn có huyền-nhiệm trở “nên một” với Thiên-Chúa, thì ta cũng có thể kinh qua sự sống và nỗi chết để rồi cuối cùng đi vào huyền-nhiệm với các Ngài. Như thế, ta có thể sử-dụng lối hung-biện diễm-kiều có hy vọng được như thế, trong khi ta vẫn ở đây, trên địa cầu này, nhưng ta biết và tin rằng điều ấy được đặt trước cả ta khi ta lướt qua đó. Một lần nữa, đây là giòng chảy đi vào với huyền nhiệm của Thiên-Chúa-trở-nên-một.

 

Đến đây, tôi lại nghĩ: điều này có thể tránh cho ta động-thái hăng say kích-ngất với hình-thức nào đó của thuyết Ngộ Đạo trong cuộc sống thiêng liêng, linh đạo. Ở nơi đó, không có người chiến thắng rất thẳng thừng trong thi-đấu rất căng giữa hai bên là chính Chúa và con người chúng ta. Hư không/trống rỗng, là thực tại có thật, nhưng đó là con đường để ta đi vào với giòng chảy Thiên-Chúa mà ta được phép làm thành-viên tham-dự, trong đó. Ở đây nữa, phương-án Phục sinh/trỗi dậy còn đang diễn-tiến vẫn làm lợi cho ta rất nhiều.

 

Hy vọng rằng sự việc này lại cũng đề-nghị thứ gì đó khả dĩ bày-tỏ cung-cách của nhận-thức tập-trung nay mở ra với mọi người, để ta cùng với mọi người đi vào tâm-thức đích-thực và giản-đơn của Thiên-Chúa, với công cuộc tạo-dựng, sự quan phòng của Chúa cũng như cánh-chung-luận và nhiệm-tích về mọi thứ...

 

Phần 1

Quà tặng niềm tin (tiếp theo)

 

Nền móng niềm tin rất tâm-lý.

 

Nay, xin mọi người hãy cùng tôi, ta quay về với tính tâm-lý nơi niềm tin sâu-sắc.

 

Khi ta đặt hết tin tưởng vào người mẹ và cảm-kích biết ơn người cha đã hội-nhập, là ta có điều gì đó như nhập hội vào hai tiến-trình trong thiên-tính có gốc-nguồn Người Con thuần-khiết tự biểu-tỏ sự tin-tưởng và có Thần Khí Chúa luôn tuôn-đổ ngập-tràn nơi ta để tỏ-bày niềm cảm-kích về tương-lai Ngài tác-tạo. Nền-tảng đích-thực của cung lòng siêu-nhiên, là niềm tin thánh-thiêng cũng đã khai-triển nhè nhẹ một suy-luận tâm-lý nơi tư-tưởng của thánh Augustinô và Tôma Akinô.

 

Ở đây, tôi thiết nghĩ, ta cũng nên thêm đôi giòng tư-tưởng mà thánh Tôma nhận ra rằng tâm-thức đi sâu vào huyền-nhiệm Thiên-Chúa cũng kiến-tạo sự hiểu/biết đem đến cho ta trong mọi huyền-nhiệm đã tỏ-bày. Kết-cuộc là, việc này tạo nguyên-do cho khả-năng hiểu/biết các huyền-nhiệm khác. Cũng trong cùng một ý-nghĩa như thế, thánh Tôma Akinô thấy được điều mà các triết-gia đã phát-biểu cách rõ ràng về sự việc mà ông gọi là khoa-học nằm trong phương-án khiến ta tin, ngõ hầu đi vào với huyền-nhiệm. Triết-gia Aristotle, bằng lề-lối khoa-học của chính ông, đã tạo ưu-tiên cho cung-cách đầu bằng cách tự nói ra những điều xuất từ đường-lối phát-biểu như nhận ra hiệu-năng của sự việc xuất-phát từ đó, thật sự cũng trôi chảy từ cách-thế khởi-đầu này. Thánh Tôma Akinô đã lĩnh-hội phương-án này (thứ mà thánh Augustinô không tìm ra) và có huyền-nhiệm Thiên-Chúa như thứ gì đó tương-đương với phát-biểu đầu-tiên tự bày-tỏ về huyền-nhiệm và biến nó thành nguyên-do tương-hợp của mọi huyền-nhiệm khác, rất ý-nghĩa. Theo tôi, đó là lý-do khiến cuốn “Tổng-Luận Thần-học” khởi bằng đề-tài Thiên-Chúa nơi nhiệm-thể chính của Ngài. Và đó là điều bắt buộc.

     

Tiếp đây, ta cũng xem xét sự việc này ở buổi hội-thảo vào kỳ tới, về nội-dung niềm tin.  

                                                ----------------

 

Giới-hạn của niềm tin  

theo tâm-lý

 

Mẫu “chọn-lựa có ý-thức” lại quá hời hợt bên ngoài để có thể đưa ta vào với phần nội-tại của niềm tin.

 

Mọi niềm tin sâu-sắc đều cắm rễ sâu ở trong đó và phát-xuất từ “nhận-thức của bậc mẹ/cha đã hội-nhập”. Cả phần tâm-thức tích-cực đến với niềm tin cũng được thêu-vẽ bằng nhiều sắc-mầu và có giới-hạn thật do tự nhận-thức này. Vâng. Ngay đến nhận-thức này cũng bị giới-hạn bởi thị-kiến thánh-thiêng, nữa.

 

Điều này có nghĩa: không niềm tin nào lại giống nhau hoặc có cùng một tầm nhìn thần thánh, cho mọi người hết.

 

Điều này lại có nghĩa: cả khi ta duy-trì mẫu-mã tham-gia vào niềm tin như thế, thì cung-cách ta tham-gia cũng không là một, với hết mọi người, dù đó có tầm quan-trọng vào bậc thánh tông-đồ từ Lễ Ngũ Tuần, từ Hội thánh, vv... Do nhiều lập-trường có liên-quan đến nguồn-gốc mẹ/cha, mang nhiều luận-điểm về nguồn-gốc và sự phát-triển của niềm tin, nữa.

                                                -------------------

 

 

Phần II

Mô-hình vô-thức

 

Đặc tính vô-thức;

thăng-tiến sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí

 

Bên tiếng La-tinh kinh-điển, có thành-ngữ lâu nay được một số người có thói quen dùng nó để nắm bắt đặc-trưng vô-thức. Đó là câu nói về tính-cách của người chủ-trương “công-khai/trổi bật”. Ngay đến tác giả Cajetan cũng từng sử-dụng cụm-từ này khi ông viết về tín-điều thánh-thiêng thực-thi ý-niệm cảm-xúc về người chủ-trương “công khai/trổi bật”. Ở đây, tôi muốn diễn-giải thêm về tính-khả-thi cho thấy vô-thức tự nó không bị cách chia, mà chỉ nằm bên dưới tri-thức và ý-chí cùng sự san-sẻ cách trọn-vẹn về phẩm-chất của cả hai.

 

Từ một góc độ mang tính-chất rất “Dòng Tên”, tôi sẽ sử-dụng ngôn-từ mà thánh Y-Nhã đã dùng, đó là cụm từ: “pháp-sư” cũng giống thế. Chính thánh Tôma Akinô xem ra đã thừa-nhận cảnh-huống như thế trong “chiêm-niệm”. Thánh-nhân có viết trong lời dẫn đầu khi đưa ra nhận-định tương-tự gồm những chữ đại để như bên tiếng La-tinh cũng từng viết: “finis istus doctrinae est contemplation primae veritatis in patria”.

 

Tác giả Bion lại cho rằng: ta nên đi vào sự-kiện mà ông gọi là “mộng mơ” ở tâm-lý. Theo tôi nghĩ, ta có thể sử-dụng nó như động-thái trồi lên trên mặt từ phần vô-thức, một động-thái không hẳn là đã có nghĩa như tri-thức hoặc ý-chí, mà theo cách nào đó, nó là động-thái còn sâu sắc hơn cả sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí, nữa.

 

Tác giả Rousselot, trái lại, vẫn thường nhấn đến tính-chất “công-nhiên cùng một kiểu” của tâm-thần hoặc của con người vào một cùng-đích hoặc mục-tiêu chung.

 

Tác-giả Panikkar lại lôi-kéo sự chú ý của nhiều người về động-thái ban đầu mang tính nhân-chủng-học, tức động-thái mở ra với nhiều thứ hơn… Và ở đây, tôi hiểu là: ông muốn nói vô-thức như gốc-nguồn của động-thái nào y như thế.

 

Có lẽ, đó cũng là điều mà tác-giả Tillich luôn tìm cách nói ra theo ngôn-từ mà ông thường nhắc đến, đó là: “ưu-tư đối-đế”

 

Trong khi đó, thì tác giả Kristeva lại nhấn mạnh lên điều mà bà gọi là “nhu-cầu không thể tưởng-tượng để tin”; và theo tôi, ta có thể đồng ý cho đó là đúng, ít nhất là ở phần vô-thức. Tôi lại cũng coi đây như biểu-trưng tiên-khởi có trước cả vào lúc ta có thể tưởng-tượng được mọi thứ. Nếu dùng một trong các tự-vựng chính của bà, ta có thể hỏi: có chăng thứ văn-bản nào mang tính liên-đới giữa vô-thức (theo nghĩa này) và mọi sinh-hoạt có ý-thức không?               

 

Và, tác-giả cũng từng nói rằng: đối với bà, nguyện-cầu là thứ suy-tư giống như nhiễm-sắc-thể ở tâm-thân nơi đó tình-cảm và tri-thức thực sự có cùng chung một động-thái.

 

Tác-giả còn tiếp tục lập-trường này ở tác-phẩm của bà mang tên Powers of Horror: An Essay on Abjection, khi bà viết:

 

“Khi khung trời đầy sao, viễn-cảnh mở rộng trên biển cả hoặc khung cửa lộng kính lờ mờ chiếu rọi sắc-mầu tím ngắt khiến tôi choáng ngợp với đủ loại mầu-sắc đến thích-thú vẫn kéo theo một mớ các ý-nghĩa, sắc màu, lời lẽ và cả những vuốt ve/mơn trớn, nữa. Từ đó, cũng có những sờ chạm của lằn sáng, mùi hương, những tiếng thở dài, và nhịp điệu cứ thế trổi lên đã phủ lên tôi như lớp vải liệm rồi đem tôi đi xa và càn quét tôi qua bờ phía bên kia của mọi vật khiến tôi thấy được, nghe được hoặc suy nghĩ được. Vật thể “uy-nghi” đã phân-hủy trong trạng-thái mê-say của thứ ký-ức không có đáy. Trong ký-ức tương-tự đi từ lần ngưng đọng này đến một dừng-đứng khác, từ nỗi nhớ-nhung này đến niềm nhung-nhớ khác, từ tình thương-yêu này đến nỗi niềm yêu-thương khác đã chuyển-tải đối-tượng ấy về điểm ngời-sáng của kinh-ngạc trong đó tôi cứ lang-thang về chốn xa vời, để hiện hữu.”

 

Theo tôi thấy, thì: ở đây ta đang đứng trên một mặt bằng gồ-ghề thật khó lòng. Chắc chắn là, khi nói vô-thức là ta nói về cái ý-thức của chính ta. Ta không thể có lối nói-năng nào khác như thế. Tự bản thân, tôi cũng nhận ra rằng thánh Tôma Akinô đã từ-chối không quyết tạo nên động-thái trực-tiếp cấp bách nào khả dĩ dẫn đến bản-chất của chính con người hoặc chính linh-hồn và đòi hỏi các quan-năng như tri-thức và ý-chí như cội-nguồn trực-tiếp. Tôi chấp-nhận cuộc tranh-luận này. Thắc mắc của tôi, đúng ra là: ta phải có quan-năng thứ ba, sâu sát hơn cả tri-thức và ý-chí nữa, bởi đó là nguồn-cội của sinh-hoạt nào mà ta không thấy mình có khả-năng định-vị như sinh-hoạt của tri-thức hoặc của ý-chí, chứ? Tôi, thì tôi nghĩ nhiều về những gì mà nền thần-học linh-thiêng muốn nói lên cũng thấy có sự hỗ-trợ ở trong đó.

 

Dĩ nhiên, tôi đang chuyển-hướng vào việc định-vị nguồn-gốc của niềm tin sâu-sắc ở trong đó. Điều ấy cũng có thể là lý-do để hỏi rằng: sao điều ấy lại không đối-đầu một cách đích-thực hoặc trọn-vẹn từ một quan-điểm tri-thức hoặc ý-chí. Kỳ thực, nó vừa là tri-thức sâu-sắc vừa là cảm-xúc bén nhạy, cùng một lúc.

 

                                                --------------------

 

 

Tôi cũng tự hỏi: giả như phần đông các vấn-đề thực-tế của con người trong đó vấn-đề linh-đạo vẫn nằm ở ngay đấy. Chẳng hạn như, đây có phải là địa-hạt thuộc phạm-vi phán-đoán của lương-tâm về những gì là thực-chất vẫn có thể có cho con người ở tình cảnh nào đó, chứ? Phải chăng, một trong các lý-lẽ để hỏi: tại sao tác-giả Kristeva lại chối-từ không nói ra rằng: bà có được niềm-tin thuộc loại-hình dễ nhận biết (như trong tâm-thức hoặc ý-chí chẳng hạn) nhưng bà lại cứ nhấn mạnh vào niềm tin sâu-sắc có nền-tảng mà qua đó sự hiện-hữu của ta ra như không khả-thi được, chứ?

 

Tôi đang viết đôi điều, hầu giúp bà con mình suy-niệm Tin Mừng thánh Luca năm C cho các tuần sắp tới. Viết tới đây, tôi chợt tự hỏi: có chăng một động-thái nguyện-cầu mang tính cứu-độ cho mọi người, không chỉ gồm mỗi việc đọc kinh “ê a” hoặc ngay đến động-thái có ý-niệm đơn-thuần chỉ một lời cầu không hơn không kém, nhưng khả dĩ nhấn mạnh động-thái của niềm tin, thế cũng nên?

 

Dĩ nhiên, con người mình có nhiều động-tác không đến từ chiều-kích thứ ba này, mà đúng hơn đến từ chính tri-thức và chính ý-chí, thật như thế. Thế nhưng. Vâng. Chữ “nhưng” ở đây thật cũng rất ư là...                     

 

Càng ngày, tôi càng có chiều-hướng nhận ra được tính vô-thức, coi đó không như nền-tảng của những thúc-bách về sinh-lý hoặc như định-hướng tâm-thần, mà là sự lắng-đọng trong sinh hoạt kềm-nén có ý-thức ngay từ đầu. Nay, tôi tự hỏi thêm rằng: giả như ta đặt tất cả những thứ đó vào trong “sự” vô-thức như thể chúng là sự vật và như thể chúng là sự kềm-nén sâu-sát của hồn-thiêng/linh-đạo, thì sao? Phải chăng, đây là những gì để ta phân-tách sự việc “lắng nghe” hoặc chỉ thoáng nghe thấy, mà thôi?

 

Phải chăng trị-liệu là phương-thức học-hỏi cách chầm-chậm để xem ta có thể tìm ra được sự tương-hợp giữa tâm-thần và ý-chí với sinh-hoạt có mức-độ sâu-sát hơn, chăng?     

 

Có đúng như tác-giả Kristeva từng nói: lịch sử Đạo Chúa đã chuẩn bị cho chủ-nghĩa nhân-văn không? Hoặc, cả Đạo Chúa lẫn chủ-nghĩa nhân-văn đều chuẩn-bị cho thế-giới biết mà nhận ra tầng lớp nhấn mạnh đến kinh-nghiệm của ta và trong đó có cả khuynh-hướng ngay từ ban đầu của bản-thể con người hướng vào niềm tin và bằng vào niềm tin đến với thị-kiến của Thiên Chúa?

 

Phải chăng, một trong các vấn-đề mục-vụ của ta hiện giờ là sự bất-nhất giữa chất-liệu của những bài “chia-xẻ” ta giảng-giải lẽ ra phải mang tính-cách cởi mở hơn, đi thẳng vào vấn-đề hơn là cứ nói loanh-quanh chuyện này chuyện khác với các truyện kể chứ không đi vào mức-độ sâu-sắc qua đó đa số những người hạnh-đạo đang thực sự sống đạo? Có phải, đó cũng là lý-do cho thấy tại sao việc thúc đẩy tình thương-yêu trìu-mến ở mức-độ mở rộng cõi lòng như vào thập niên ’70 lâu nay vẫn đạt cao-điểm và ngày nay không còn hấp dẫn nữa?

 

Tôi cũng tự hỏi: giả như ta nhấn mạnh quá nhiều vào mẫu-mã niềm tin có ý-thức và triển-khai tính-chất ấy mà không cản-trở ánh-sáng chiếu-dọi sự thông-hiểu niềm tin và đặc-tính siêu-nhiên của niềm tin chăng? Tự hỏi như thế rồi, lại sẽ nhường bước cho bà con, anh chị em có cơ-hội để suy-tư nhiều hơn nữa... (còn tiếp)

                       ------------                                                                                                                     

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch