CỰU VIỆN TRƯỞNG (1970-1975) VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TẠI GXVN PARIS
Paris, chúa nhật 14.10.2012, khoảng 30 cựu giáo sư và sinh viên Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu đã đáp lời mời của anh Chủ Tịch Phạm Trọng Khoát, tề tựu tại Giáo xứ Việt Nam để cử hành Lễ Giỗ 20 năm linh mục Lê Văn Lý (1913-2012), Viện Trưởng ViệnĐại Học Đà Lạt. Không kể đông đủ anh em cựu sinh viên, về phía các cựu giáo sư,có đại diện của cả 4 phân khoa: Gs Cảnh của Sư Phạm, Gs Lange của Văn Khoa, Gs Thạch và Gs Minh của Khoa Học và Gs Ngô của Chính Trị Kinh Doanh.
NIỆM HƯƠNG
Trước khi thánh lễ được cử hành, tất cả các quí vị giáo sư và sinh viên hiện diện đã lần lượt lên dâng hương tưởng niệm linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý. Ngài là viện trưởng thứ ba, sau hai viện trường tiền nhiệm là Linh Mục Trần Văn Thiện và Linh Mục Nguyễn Văn Lập. Ngài sinh tại Lệ Thủy, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, ngày 30/5/1913; Năm 1948 đậu Tiến sĩ quốc gia về Ngữ Học với luận án “Le Parler Vietnamien”; Năm 1966 Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, kiêm Khoa Trưởng Trường Đại Học Văn Khoa; Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt từ 1970 đến 1975; 1980 hưu tại Paris, Pháp, rồi tại Hoa Kỳ từ 1983. Ngài qua đời ngày 03.10.1992 và đã được an táng tại Springfield, MO, cùng một nghĩa trang với TGM “Ngô Đình Thục, LM Lương kimĐịnh, LM Cao Văn Luận.
LỜI TƯỞNG NIỆM
Cùng lúc đó, Gs Trần Văn Cảnh đã nói Lời Tưởng Niêm về « Đạo Quản Lý Giáo Dục của linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý ».
Trước nhất ông nhắc lại 11 công trình quản lý giáo dục quan trọng đã được thực hiện trong 5 năm Viện Trưởng của linh mục Lê Văn Lý, trong đó 6 công trình đã được hoàn tất và 5 dự án đang tiến hành dở dang.
1. Soạn thảo Qui Chế Nội Bộ Viện Đại Học về qui chế điều hành tổng quát và quy chế nhân viên giảng huấn, năm 1970-1971
2. Lập Sinh Viên Vụ, soạn sách « Chỉ Nam Sinh Viên » và xây dựng Trung Tâm Sinh Viên. Linh Mục Vũ Minh Thái làm Giám Đốc. Sách Chỉ Nam Sinh Viên soạn xong và phát hành năm 1973. Trung Tâm Sinh Viên vụ khang trang đã được xây dựng bên cạnh nhà nguyện Năng Tĩnh vào năm 1972, và khánh thành trong niên khóa 1973-1974.
3. Mở Khóa Huấn Luyện cấp tốc cho 100 Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp Sắc Tộc. Trường Đại Học SưPhạm đã phát triển hoạt động mở mang dân trí cho cộng đồng dân tộc ít người, nên Bộ Giáo Dục cho Phép Trường được mở khóa huấn luyện cấp tốc cho 100 Giáo SưTrung Học Đệ Nhất Cấp sắc tộc mỗi năm. Khóa huấn luyện cho người dân tộc thiếu số được thực hiện từ năm 1973-74.
4. Lập Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Kể từ niên khóa 1973-1974, Trường Đại Học Sư Phạm mở thêm Ban Âm Nhạc, nhằm đào tạo giáo sưâm nhạc cho các trường trung học. Năm I Âm Nhạc đã bắt đầu với 40 sinh viên chọn lọc, dưới sự hướng dẫn của một ban giáo sư danh tiếng gồm: Lm Ngô Duy Linh, LmĐinh Quang Tịnh, Lm Kim Long, Nhạc Sư Hải Linh và Nhạc Sĩ Hùng Lân.
5.Đào tạo nhân viên giảng huấn và tu nghiệp tại chức. Tiếp tục truyền thống, Việnđã tìm các học bổng bên ngoài để đưa các nhân viên giảng huấn, giáo sư phụ khảo còn trẻ có nhiều triển vọng đi du học đào tạo tại các nước tiền tiến như Pháp, Anh, Đức, Mỹ. Cuối năm 1973, 4 vị đã được gửi đi du học.
6. Lập Cơ Quan Nghiên Cứu Đại Học. Theo những quyết định của Đại Hội Đồng Viện ngày 23.02.1974, Linh Mục Viện Trưởng đã bổ nhiệm linh mục Mai Văn Hùng OP, Tiến Sĩ Triết học, trách nhiệm cho ra đời tập san Tri Thức. Tập san Tri Thức vừa là tài liệu nghiên cứu, dịch thuật, trao đổi chuyên môn thuộc các lãnh vực khoa học khác nhau của các giáo sư, đồng thời là tài liệu học tập cho sinh viên.
Năm dự án cải cách đang tiến hành dở dang gồm:
7. Kế hoạch cải tổ sâu rộng để thay đổi toàn bộ cơ cấu của Viện: tổ chức và điều hành; hoạch định rất chi tiết về chương trình giảng dạy tại các phân khoa; và công trình tái xây cất các cơ sở vật chất của Viện, đã khởi công từ 1973-74.
8.Kế hoạch thiết lập Trường Đại Học Y Khoa Đà Lạt cho vùng Cao Nguyên, lên chương trình từ 1975.
9. Dự án phát huy về ngữ học, dân tộc học, và khảo cổ học, lâm khoáng sản và thủy điện nơi cộng đồng dân tộc ít người ở Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam, cộng tác với ViệnĐại Học Honolulu và với Viện Chuyên Khảo Ngữ Học Mùa Hè của Đại Học North Dakota.
10. Xây Dựng Phân Khoa Thần Học: Hợp thức chấp nhận toàn bộChương trình và Ban Giảng Huấn của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X theo danh nghĩa của Phân Khoa Thần Học của Viện Đại Học Đà Lạt.
11. Thành Lập Hội Thân Hữu Thụ Nhân, qui tụ Giáo Sư và Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt. Một dựán bắt đầu được xúc tiến thi hành khẩn trương từ niên khóa 1975-76.
Qua 11 công trình đã hoàn thành hay còn đang thực hiện dở dang trên đây, theo Gs Cảnh, người ta có thể nhận ra rằng linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã khai phóng một con đường phải đi, một cái lý phải theo, một trật tự thiên nhiên phải tuân thủ, mà cũng có thể gọi là đạo, một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học. Đạo Quản Lý này có những nét độc đáo nào ? Sau đây là 4 gợi ý trả lời của ông:
1. Một Đạo Quản lý khiêm nhu và tập thể. Soạn qui chế nội bộ Viện Đại Học, thực hiện năm 1970-1971, ngài đã trao cho Gs Đỗ Hữu Nghiêm. Kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm cải tiến toàn bộ cơ cấu của viện, thiết kế từ năm 1973-1974, ngài đã ủy quyền cho một ủy ban gồm 6 vị khoa trưởng và phó khoa trưởng của 3 phân khoa SưPhạm, Văn Khoa và Khoa Học, do Lm Vũ Minh Thái, khoa trưởng Sư Phạm, lãnh đạo. Nhiều người đã nhận xét rằng Linh Mục Lê Văn Lý là con người đơn sơ, khiêm nhu và nhân ái. Lời nhận xét này sát thực và đã nhìn ra cách ứng xử của linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý. Đó là Đạo Quản Lý Khiêm Nhu và Tập Thể. Đạo quản lý này không xa lạ gì với các nhà trí thức Việt Nam, nhất là những người thâm trầm nhưlinh mục Lê Văn Lý. Lão Tử (-579-490) đã viết trong Đạo Đức Kinh rằng: « Thánh nhân ôm giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải cho nên mới chói lọi, không tự kể công cho nên mới có công, không tự phụ cho nên mới trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được » (ĐĐK, chương 22). Đạo quản lý này cũng không lạ gì với những tín hữu công giáo mà linh mục Lê Văn Lý là giáo sĩ. Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần nói về tinh thần phục vụ và ứng xử khiêm nhu « Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 43-44). “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29).
2. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học đa chiều, bao quát và toàn diện. Vào năm 1970, Viện Đại Học Đà Lạt đã có 4 phân khoa: Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học và Chính trị Kinh Doanh. Trường Chính trị Kinh Doanh đã phát trển đến mức cao. Mọi cố gắng đặc biệt dành cho 3 khoa còn lại và những khoa mới cần thiết lập. Từ năm 1972, Trường Sư Phạm đã mở thêm một Khóa mới và một Ban mới. Đó là khóa Huấn Luyện cấp tốc cho 100 Giáo sư Trung Học ĐệNhất Cấp Sắc Tộc và Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Một số ban khác cũng đã được thiết kế để mở rộng tầm hoạt động của Trường Văn Khoa và Khoa Học, là ngữ học, dân tộc học, và khảo cổ học, rồi lâm khoáng sản và thủy điện. Ngoài ra hai phân khoa mớiđã được đề cập nhiều lần. Thứ nhất là việc Xây Dựng Phân Khoa Thần Học trên căn bản Giáo Hoàng Học Viện; Thứ hai là Kế hoạch thiết lập Trường Đại Học Y Khoa Đà Lạt cho vùng Cao Nguyên, lên chương trình từ 1975. Thiết kế việc mở thêm các ban ngành mới trong các phân khoa hiện hữu và xây dựng thêm những phân khoa đại học mới, phải chăng linh mục viện trưởng của chúng ta đã bày tỏ một diểm mới trong việc quản lý giáo dục đại học, đó là Đạo Quản lý Giáo dục đa chiều, bao quát và toàn diện, để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học nhắm tới sáng tạo và cải tiến liên tục. Giáo sư Khoa Học Giáo Dục ở Đại Học Chicago, tiến sĩ Benjamin BLOOM, đã phân các nhóm tri thức thành 6 nhóm theo thứbậc như sau: ghi nhận, thấu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, thẩm lượng sáng tạo. Bậc cao nhất là sáng tạo, nhắm sản xuất, cải tiến. Khi cho thành lập Cơquan Nghiên cứu Đại Học, Linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã muốn tỏ cho các sinh viên đang theo học cũng như các chủ xí nghiệp hay cơ quan sẽ thâu nhận sinh viên rằng đường hướng giáo dục ở Đại Học Đà Lạt muốn đưa sinh viên đến mức cao nhất có thể về học tập, là biết thẩm lượng kiến thức và tài khéo nghiệp vụ của mình, hầu có thể sáng tạo những dụng cụ mới để quản trị tốt hơn. Đó chính là Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học nhằm áp dụng thực tế và sáng tạo cải tiến vậy.
4. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục nhằm mục tiêu thực tiễn được thâu nhận khi tốt nghiệp. Dẫu được định nghĩa khác nhau theo những quan niệm khác biệt, công việc giáo dục thực tế luôn luôn được thực hiện do một người học là sinh viên, theo một mục tiêu là (trau dồi) tri thức và tài khéo nghiệp vụ, do một thầy dậy là giáo sư,để được tuyển dụng làm việc và thưởng phạt bởi một người chủ xí nghiệp. Đó là 4 yếu tố nền tảng, gồm 1 mục đích và 3 tác nhân. Ba tác nhân này đương nhiên sẽphải hành động. Người sinh viên chỉ có một hành động duy nhất là học tập (để đạt mục tiêu giáo dục, là học tập kiến thức và tài khéo nghiệp vụ). Người giáo sư có ba công việc là truyền dậy những kiến thức, tập luyện sinh viên về tài khéo nghiệp vụ và liên lạc với chủ xí nghiệp để biết họ muốn gì và muốn mức nào. Người chủ thâu nhận sinh viên vào làm trong xí nghiệp mình cũng có ba việc làđịnh hướng cho sinh viên và giáo sư biết tri thức và tài khéo nào phải có và có với mức trách nhiệm nào, thẩm lượng sinh viên xem đã đạt được gì, đạt ở mức độnào, rồi để công việc giáo dục đào tạo được thực hiện hiệu quả, phải liên lạc với giáo sư thường xuyên. Đó là 6 hành đông nền tảng của giáo dục: học tập, truyền dậy, tập luyện, định hướng, thẩm lượng và liên lạc. Nói như vậy, giáo dục có một mục tiêu, ba tác nhân, sáu hành động; Đó là 10 yếu tố nền tảng của giáo dục đào tạo. Qua công trình 2 « Lập Phòng Sinh Viên Vụ » vào năm 1970-1971, linh mục Viện Trưởng đã muốn tạo dịp để hướng dẫn sinh viên chọn ngành học, học tốt hơn, làm tốt cách học và kiếm việc làm. Qua công trình 5 « Đào tạo nhân viên giảng huấn và hành chánh », hẳn Ngài đã muốn các giáo sư làm chủ môn mình dậy và cách mình dậy hơn. Qua công trình 11 « Lập Hội Thân Hữu Thụ Nhân », mục tiêu gần nhất là hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp mau hội nhập vào môi trường nghề nghiệp trong xã hội. Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học của linh mục Viện Trường vừa đầy đủ,vừa thức tế, lấy việc đi làm, được thâu nhận, được hành nghề làm mục tiêu thực tế.
Và để kết luận Lời Tưởng Niệm, Gs Cảnh đã đưa ra một tóm tắt gọn, một nhận định nhỏ và một ước mong lớn.
Một Lời Tưởng Niệm ghi lại những công trình giáo dục đại học mà cố linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã thực hiện được trong 5 năm vắn vỏi và xáo trộn ở Miền Nam Việt Nam, từ 1970 đến 1975, đã giúp chúng ta hiểu được cái Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học thâm sâu và hữu hiệu của Ngài. Đó là một Đạo Quản Lý Đại Học, lấy khiêm nhu và ích lợi của tập thể làm gốc; nhằm đào tạo về mọi mặt, thực hiện một giáo dục toàn diện; để giúp sinh viên đạt được những kiến thức ở mức tối cao là có khả năng sáng tạo và cải tiến; hầu cụ thể và gần nhất là tìm được việc làm, xây dựng tích cực cho xã hội, quốc gia.
Trước nhất ông nhắc lại 11 công trình quản lý giáo dục quan trọng đã được thực hiện trong 5 năm Viện Trưởng của linh mục Lê Văn Lý, trong đó 6 công trình đã được hoàn tất và 5 dự án đang tiến hành dở dang.
1. Soạn thảo Qui Chế Nội Bộ Viện Đại Học về qui chế điều hành tổng quát và quy chế nhân viên giảng huấn, năm 1970-1971
2. Lập Sinh Viên Vụ, soạn sách « Chỉ Nam Sinh Viên » và xây dựng Trung Tâm Sinh Viên. Linh Mục Vũ Minh Thái làm Giám Đốc. Sách Chỉ Nam Sinh Viên soạn xong và phát hành năm 1973. Trung Tâm Sinh Viên vụ khang trang đã được xây dựng bên cạnh nhà nguyện Năng Tĩnh vào năm 1972, và khánh thành trong niên khóa 1973-1974.
3. Mở Khóa Huấn Luyện cấp tốc cho 100 Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp Sắc Tộc. Trường Đại Học SưPhạm đã phát triển hoạt động mở mang dân trí cho cộng đồng dân tộc ít người, nên Bộ Giáo Dục cho Phép Trường được mở khóa huấn luyện cấp tốc cho 100 Giáo SưTrung Học Đệ Nhất Cấp sắc tộc mỗi năm. Khóa huấn luyện cho người dân tộc thiếu số được thực hiện từ năm 1973-74.
4. Lập Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Kể từ niên khóa 1973-1974, Trường Đại Học Sư Phạm mở thêm Ban Âm Nhạc, nhằm đào tạo giáo sưâm nhạc cho các trường trung học. Năm I Âm Nhạc đã bắt đầu với 40 sinh viên chọn lọc, dưới sự hướng dẫn của một ban giáo sư danh tiếng gồm: Lm Ngô Duy Linh, LmĐinh Quang Tịnh, Lm Kim Long, Nhạc Sư Hải Linh và Nhạc Sĩ Hùng Lân.
5.Đào tạo nhân viên giảng huấn và tu nghiệp tại chức. Tiếp tục truyền thống, Việnđã tìm các học bổng bên ngoài để đưa các nhân viên giảng huấn, giáo sư phụ khảo còn trẻ có nhiều triển vọng đi du học đào tạo tại các nước tiền tiến như Pháp, Anh, Đức, Mỹ. Cuối năm 1973, 4 vị đã được gửi đi du học.
6. Lập Cơ Quan Nghiên Cứu Đại Học. Theo những quyết định của Đại Hội Đồng Viện ngày 23.02.1974, Linh Mục Viện Trưởng đã bổ nhiệm linh mục Mai Văn Hùng OP, Tiến Sĩ Triết học, trách nhiệm cho ra đời tập san Tri Thức. Tập san Tri Thức vừa là tài liệu nghiên cứu, dịch thuật, trao đổi chuyên môn thuộc các lãnh vực khoa học khác nhau của các giáo sư, đồng thời là tài liệu học tập cho sinh viên.
Năm dự án cải cách đang tiến hành dở dang gồm:
7. Kế hoạch cải tổ sâu rộng để thay đổi toàn bộ cơ cấu của Viện: tổ chức và điều hành; hoạch định rất chi tiết về chương trình giảng dạy tại các phân khoa; và công trình tái xây cất các cơ sở vật chất của Viện, đã khởi công từ 1973-74.
8.Kế hoạch thiết lập Trường Đại Học Y Khoa Đà Lạt cho vùng Cao Nguyên, lên chương trình từ 1975.
9. Dự án phát huy về ngữ học, dân tộc học, và khảo cổ học, lâm khoáng sản và thủy điện nơi cộng đồng dân tộc ít người ở Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam, cộng tác với ViệnĐại Học Honolulu và với Viện Chuyên Khảo Ngữ Học Mùa Hè của Đại Học North Dakota.
10. Xây Dựng Phân Khoa Thần Học: Hợp thức chấp nhận toàn bộChương trình và Ban Giảng Huấn của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X theo danh nghĩa của Phân Khoa Thần Học của Viện Đại Học Đà Lạt.
11. Thành Lập Hội Thân Hữu Thụ Nhân, qui tụ Giáo Sư và Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt. Một dựán bắt đầu được xúc tiến thi hành khẩn trương từ niên khóa 1975-76.
Qua 11 công trình đã hoàn thành hay còn đang thực hiện dở dang trên đây, theo Gs Cảnh, người ta có thể nhận ra rằng linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã khai phóng một con đường phải đi, một cái lý phải theo, một trật tự thiên nhiên phải tuân thủ, mà cũng có thể gọi là đạo, một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học. Đạo Quản Lý này có những nét độc đáo nào ? Sau đây là 4 gợi ý trả lời của ông:
1. Một Đạo Quản lý khiêm nhu và tập thể. Soạn qui chế nội bộ Viện Đại Học, thực hiện năm 1970-1971, ngài đã trao cho Gs Đỗ Hữu Nghiêm. Kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm cải tiến toàn bộ cơ cấu của viện, thiết kế từ năm 1973-1974, ngài đã ủy quyền cho một ủy ban gồm 6 vị khoa trưởng và phó khoa trưởng của 3 phân khoa SưPhạm, Văn Khoa và Khoa Học, do Lm Vũ Minh Thái, khoa trưởng Sư Phạm, lãnh đạo. Nhiều người đã nhận xét rằng Linh Mục Lê Văn Lý là con người đơn sơ, khiêm nhu và nhân ái. Lời nhận xét này sát thực và đã nhìn ra cách ứng xử của linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý. Đó là Đạo Quản Lý Khiêm Nhu và Tập Thể. Đạo quản lý này không xa lạ gì với các nhà trí thức Việt Nam, nhất là những người thâm trầm nhưlinh mục Lê Văn Lý. Lão Tử (-579-490) đã viết trong Đạo Đức Kinh rằng: « Thánh nhân ôm giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải cho nên mới chói lọi, không tự kể công cho nên mới có công, không tự phụ cho nên mới trường cửu. Chỉ vì không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được » (ĐĐK, chương 22). Đạo quản lý này cũng không lạ gì với những tín hữu công giáo mà linh mục Lê Văn Lý là giáo sĩ. Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần nói về tinh thần phục vụ và ứng xử khiêm nhu « Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 43-44). “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29).
2. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học đa chiều, bao quát và toàn diện. Vào năm 1970, Viện Đại Học Đà Lạt đã có 4 phân khoa: Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học và Chính trị Kinh Doanh. Trường Chính trị Kinh Doanh đã phát trển đến mức cao. Mọi cố gắng đặc biệt dành cho 3 khoa còn lại và những khoa mới cần thiết lập. Từ năm 1972, Trường Sư Phạm đã mở thêm một Khóa mới và một Ban mới. Đó là khóa Huấn Luyện cấp tốc cho 100 Giáo sư Trung Học ĐệNhất Cấp Sắc Tộc và Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Một số ban khác cũng đã được thiết kế để mở rộng tầm hoạt động của Trường Văn Khoa và Khoa Học, là ngữ học, dân tộc học, và khảo cổ học, rồi lâm khoáng sản và thủy điện. Ngoài ra hai phân khoa mớiđã được đề cập nhiều lần. Thứ nhất là việc Xây Dựng Phân Khoa Thần Học trên căn bản Giáo Hoàng Học Viện; Thứ hai là Kế hoạch thiết lập Trường Đại Học Y Khoa Đà Lạt cho vùng Cao Nguyên, lên chương trình từ 1975. Thiết kế việc mở thêm các ban ngành mới trong các phân khoa hiện hữu và xây dựng thêm những phân khoa đại học mới, phải chăng linh mục viện trưởng của chúng ta đã bày tỏ một diểm mới trong việc quản lý giáo dục đại học, đó là Đạo Quản lý Giáo dục đa chiều, bao quát và toàn diện, để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học nhắm tới sáng tạo và cải tiến liên tục. Giáo sư Khoa Học Giáo Dục ở Đại Học Chicago, tiến sĩ Benjamin BLOOM, đã phân các nhóm tri thức thành 6 nhóm theo thứbậc như sau: ghi nhận, thấu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, thẩm lượng sáng tạo. Bậc cao nhất là sáng tạo, nhắm sản xuất, cải tiến. Khi cho thành lập Cơquan Nghiên cứu Đại Học, Linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã muốn tỏ cho các sinh viên đang theo học cũng như các chủ xí nghiệp hay cơ quan sẽ thâu nhận sinh viên rằng đường hướng giáo dục ở Đại Học Đà Lạt muốn đưa sinh viên đến mức cao nhất có thể về học tập, là biết thẩm lượng kiến thức và tài khéo nghiệp vụ của mình, hầu có thể sáng tạo những dụng cụ mới để quản trị tốt hơn. Đó chính là Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học nhằm áp dụng thực tế và sáng tạo cải tiến vậy.
4. Một Đạo Quản Lý Giáo Dục nhằm mục tiêu thực tiễn được thâu nhận khi tốt nghiệp. Dẫu được định nghĩa khác nhau theo những quan niệm khác biệt, công việc giáo dục thực tế luôn luôn được thực hiện do một người học là sinh viên, theo một mục tiêu là (trau dồi) tri thức và tài khéo nghiệp vụ, do một thầy dậy là giáo sư,để được tuyển dụng làm việc và thưởng phạt bởi một người chủ xí nghiệp. Đó là 4 yếu tố nền tảng, gồm 1 mục đích và 3 tác nhân. Ba tác nhân này đương nhiên sẽphải hành động. Người sinh viên chỉ có một hành động duy nhất là học tập (để đạt mục tiêu giáo dục, là học tập kiến thức và tài khéo nghiệp vụ). Người giáo sư có ba công việc là truyền dậy những kiến thức, tập luyện sinh viên về tài khéo nghiệp vụ và liên lạc với chủ xí nghiệp để biết họ muốn gì và muốn mức nào. Người chủ thâu nhận sinh viên vào làm trong xí nghiệp mình cũng có ba việc làđịnh hướng cho sinh viên và giáo sư biết tri thức và tài khéo nào phải có và có với mức trách nhiệm nào, thẩm lượng sinh viên xem đã đạt được gì, đạt ở mức độnào, rồi để công việc giáo dục đào tạo được thực hiện hiệu quả, phải liên lạc với giáo sư thường xuyên. Đó là 6 hành đông nền tảng của giáo dục: học tập, truyền dậy, tập luyện, định hướng, thẩm lượng và liên lạc. Nói như vậy, giáo dục có một mục tiêu, ba tác nhân, sáu hành động; Đó là 10 yếu tố nền tảng của giáo dục đào tạo. Qua công trình 2 « Lập Phòng Sinh Viên Vụ » vào năm 1970-1971, linh mục Viện Trưởng đã muốn tạo dịp để hướng dẫn sinh viên chọn ngành học, học tốt hơn, làm tốt cách học và kiếm việc làm. Qua công trình 5 « Đào tạo nhân viên giảng huấn và hành chánh », hẳn Ngài đã muốn các giáo sư làm chủ môn mình dậy và cách mình dậy hơn. Qua công trình 11 « Lập Hội Thân Hữu Thụ Nhân », mục tiêu gần nhất là hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp mau hội nhập vào môi trường nghề nghiệp trong xã hội. Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học của linh mục Viện Trường vừa đầy đủ,vừa thức tế, lấy việc đi làm, được thâu nhận, được hành nghề làm mục tiêu thực tế.
Và để kết luận Lời Tưởng Niệm, Gs Cảnh đã đưa ra một tóm tắt gọn, một nhận định nhỏ và một ước mong lớn.
Một Lời Tưởng Niệm ghi lại những công trình giáo dục đại học mà cố linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã thực hiện được trong 5 năm vắn vỏi và xáo trộn ở Miền Nam Việt Nam, từ 1970 đến 1975, đã giúp chúng ta hiểu được cái Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học thâm sâu và hữu hiệu của Ngài. Đó là một Đạo Quản Lý Đại Học, lấy khiêm nhu và ích lợi của tập thể làm gốc; nhằm đào tạo về mọi mặt, thực hiện một giáo dục toàn diện; để giúp sinh viên đạt được những kiến thức ở mức tối cao là có khả năng sáng tạo và cải tiến; hầu cụ thể và gần nhất là tìm được việc làm, xây dựng tích cực cho xã hội, quốc gia.
Sự nghiệp tu hành, giáo dục và chuyên khảo ngữ học của Gíáo Sư Tiến Sĩ LM Lê Văn Lý được GS Nguyễn Đình Hòa tóm lược cô đọng trong Tuyển Tập Ngôn Ngữ Văn Tự Việt Nam như sau: “Cha Lê Văn Lý, một nhà giáo dục kiệt xuất, một nhà ngữ học độc đáo, một vị linh mục đầy lòng nhân áí đối với bạn đồng nghiệp và đối với học trò ». Tôi xin thêm: « VềQuản Lý Giáo Dục Đại Học, Cha Viện Trưởng Lê Văn Lý có một con đường, một đạo quản lý đơn sơ, khiêm nhu mà rất hiệu năng ».
1975 đã chấn dứt nhiêm kỳviện trưởng 5 năm của Lm Lê Văn Lý và kết thúc hành trình văn hoá giáo dục 18 năm của Viện Đại Học Đà Lạt. Nhưng một kiệt tác đã được để lại qua khoảng 30.000 sinh viên đã được thụ huấn và khoảng 3.000 đã tốt nghiệp. Hôm nay, sau 37 năm Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt bị chuyển giao, tập thể Thụ Nhân hiện vẫn đang phục vụ quê hương và thế giới. 37 năm Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt đã ngưng hoạtđộng. Ước mong sao một Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt khác sẽ được xây dựng, hầu nghiêm chỉnh trồng người cho quê hương đất nước !
THÁNH LỄ
Sau phần Niệm Hương và Lới Tưởng Niêm, đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ. Đi đầu có 2 phó tế mà một vị là cựu giáo sư Trường Khoa Học Đà Lạt, Gs Nguyễn Văn Thạch. Tiếp theo là 6 linh mục đồng tế, trong đó có cha Claude LANGE, giáo sư Trường Văn Khoa Đà Lạt, 4 cha trong Ban Giám Đốc Giáo xứ Paris là các cha Vũ Minh Xinh, Trần Anh Dũng, Đinh Đồng Thượng Sách và Đức Ông Mai Đức Vinh, 1 cha khách. Và chủ tế là linh mục Đinh Đồng Thượng Sách..
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nhắc đến « Lòng thương xót Chúa đến mọi linh hồn; Ngài xin Cộngđoàn cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý và những linh hồn khác trong thánh lễ hôm nay ». Ca đoàn Trinh Vương hát lễ rất uy nghiêm và sốt sắng.
Trong phần lời nguyện giáo dân, một lời nguyên đặc biệt trong ngày Lễ Giỗ 20 năm linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã được anh Lê Đình Thông soạn vàđọc: « Linh mục Viện trưởng Phanxicô Xavier Lê Văn Lý tiếp nối công trình của các vị giám mục chưởng ấn; hai vị viện trưởng tiền nhiệm Giuse Trần Văn Thiện và Simon Nguyễn Văn Lập, biến Viện Đại học Dalat trở thành trái tim của Giáo hội (ex corde ecclesiae) và Xã hội. Sau năm 1975, trái tim đại học vẫn không ngừngđập trong tâm khảm mỗi người.
1975 đã chấn dứt nhiêm kỳviện trưởng 5 năm của Lm Lê Văn Lý và kết thúc hành trình văn hoá giáo dục 18 năm của Viện Đại Học Đà Lạt. Nhưng một kiệt tác đã được để lại qua khoảng 30.000 sinh viên đã được thụ huấn và khoảng 3.000 đã tốt nghiệp. Hôm nay, sau 37 năm Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt bị chuyển giao, tập thể Thụ Nhân hiện vẫn đang phục vụ quê hương và thế giới. 37 năm Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt đã ngưng hoạtđộng. Ước mong sao một Viện Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt khác sẽ được xây dựng, hầu nghiêm chỉnh trồng người cho quê hương đất nước !
THÁNH LỄ
Sau phần Niệm Hương và Lới Tưởng Niêm, đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ. Đi đầu có 2 phó tế mà một vị là cựu giáo sư Trường Khoa Học Đà Lạt, Gs Nguyễn Văn Thạch. Tiếp theo là 6 linh mục đồng tế, trong đó có cha Claude LANGE, giáo sư Trường Văn Khoa Đà Lạt, 4 cha trong Ban Giám Đốc Giáo xứ Paris là các cha Vũ Minh Xinh, Trần Anh Dũng, Đinh Đồng Thượng Sách và Đức Ông Mai Đức Vinh, 1 cha khách. Và chủ tế là linh mục Đinh Đồng Thượng Sách..
Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nhắc đến « Lòng thương xót Chúa đến mọi linh hồn; Ngài xin Cộngđoàn cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý và những linh hồn khác trong thánh lễ hôm nay ». Ca đoàn Trinh Vương hát lễ rất uy nghiêm và sốt sắng.
Trong phần lời nguyện giáo dân, một lời nguyên đặc biệt trong ngày Lễ Giỗ 20 năm linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã được anh Lê Đình Thông soạn vàđọc: « Linh mục Viện trưởng Phanxicô Xavier Lê Văn Lý tiếp nối công trình của các vị giám mục chưởng ấn; hai vị viện trưởng tiền nhiệm Giuse Trần Văn Thiện và Simon Nguyễn Văn Lập, biến Viện Đại học Dalat trở thành trái tim của Giáo hội (ex corde ecclesiae) và Xã hội. Sau năm 1975, trái tim đại học vẫn không ngừngđập trong tâm khảm mỗi người.
Trong Thánh lễ tưởng niệm cố linh mục Lê Văn Lý sáng nay, chúng con cầu xin Chúa thương ban ơn bình an cho Ngài và các vị cố chưởng ấn, viện trưởng, giáo sư và sinh viên đã qua đời. Chúng con cầu xin Chúa luôn giữ gìn các thành viên Đại Học Dalat khắp nơi; chúc lành quý cha cử hành Thánh lễ hôm nay. Sau cùng, chúng con cầu xin Chúa ban hồng ân tái lập Viện Đại Học Đà Lạt để cơ sở này thực hiện công trình Thụ Nhân giữa lòng Giáo hội và Xã hội. Chúng ta cùng cầu nguyện ».
Sau thánh lễ, anh ChủTịch Phạm Trọng Khoát đã đại diện Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu nói lời cám ơn Ban Giám Đốc, đặc biệt là Đức Ông Mai Đức Vinh đã cho phép Hội được cửhành Lễ Giổ 20 năm của Linh Mục Viên Trưởng Lê Văn Lý, và nhất là cha Đinh Dồng Thượng Sách đã chủ tế Thánh Lễ. Anh cũng cám ơn Ca Đoàn Trinh Vương đã hát lễrất sốt sắng và tất cả Cộng Doàn Giáo Xứ đã hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý. Rồi anh mời các cựu giáo sư và sinh viên lên Câu Lạc Bộ dùng cơm chung.
Paris, ngày 14 tháng 10 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Sau thánh lễ, anh ChủTịch Phạm Trọng Khoát đã đại diện Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu nói lời cám ơn Ban Giám Đốc, đặc biệt là Đức Ông Mai Đức Vinh đã cho phép Hội được cửhành Lễ Giổ 20 năm của Linh Mục Viên Trưởng Lê Văn Lý, và nhất là cha Đinh Dồng Thượng Sách đã chủ tế Thánh Lễ. Anh cũng cám ơn Ca Đoàn Trinh Vương đã hát lễrất sốt sắng và tất cả Cộng Doàn Giáo Xứ đã hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý. Rồi anh mời các cựu giáo sư và sinh viên lên Câu Lạc Bộ dùng cơm chung.
Paris, ngày 14 tháng 10 năm 2012
Trần Văn Cảnh