Việt Nam bất diệt hay sẽ mất ?

VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ?

Ngày 20.07.2014, đúng 60 năm ngày đảng Cộng Việt nam ký với thực dân Pháp Hiệp định Genève để chia đôi Quê Hương người Việt để, từ đó khối Cộng sản và Hoa kỳ tạo ảnh hưởng trên Đất Nước chúng ta. Được khối cộng sản ủng hộ và với ‘Công hàm Phạm văn Đồng 1958’, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nuôi mưu đồ thống nhất Đất nước và đã chiếm Miền Nam năm 1975. Ngày 19.12.2012, Nhà giáo ‘ưu tú’ Trần Đăng Thanh đã nhắc lãnh đạo các Đại học khi giảng về Biển Đông không được quên Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo, rồi từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong 4 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm đánh thắng Mỹ. Gần đây, Trung quốc đưa giàn khoan HD 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế nuớc ta, nhà nuớc chưa kịp kiện , Quốc hội không cần tuyên cáo như Thượng viện Hoa kỳ đã làm ngày 10.07.2014, và chúng đã phải rút đi ngày 16.07.2014…

I. ĐÔI DÒNG VIỆT SỬ 60 NĂM QUA.

Đêm 20.07.1954, các thành viên Hội nghị đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Lào tại Genève (Thụy sĩ) đã họp qua đêm để đại diện hai lực lượng quân sự liên quan là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định chia Quê hương làm đôi với sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến :

A.- Miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) theo chủ nghĩa cộng sản đã gây chết chóc cho người dân qua :

- cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành năm 1955 và 1956 với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, phạm nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội qua ‘tòa án nhân dân’. Sau đó, Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cộng sản có xin lỗi dân chúng, nhưng các nạn nhân đã chết. Số địa chủ bị tuyên án tử hình không được thống kê chính xác và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những số liệu rất khác nhau : theo Gareth Porter, có từ 800 đến 2.500 người bị tử hình, Edwin E. Moise (nghiên cứu sâu rộng hơn) ước vào khoảng 5.000 và Giáo sư sử học James P. Harrison nói vào khoảng 1.500.

- tháng 11/1958, Hồ Chí Minh công bố là thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và khởi đầu thời kỳ phát triển kinh tế có kế hoạch 3 năm đến 1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (gồm cả hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh). Đến cuối 1960, 84,8% số hộ nông dân Miền Bắc gia nhập hợp tác xã, tức 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Tại các thành phố, 100% số cơ sở công nghiệp tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.

- tháng 2/1958, Hội nghị về Công ước Luật biển được tổ chức tại Genève, nhưng thất bại về ấn định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải từ 3 đến cả 200 hải lý. Lúc đó, quan hệ Mỹ-Trung quốc căng thẳng về Đài loan, nên Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố hải phận Trung quốc là 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa). Do đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm ủng hộ Tàu cộng. Năm 1977, ông giải thích rằng đó là do nhu cầu chiến tranh : đôi bên đã đồng ý cho việc chuẩn bị việc xăm lăng Miền Nam qua việc thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam năm 1960.

B.- Miền Nam (Quốc gia Việt Nam) được đặt dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của các quốc gia tự do và phi liên kết. Chính phủ đã tiếp nhận khoảng một triệu đồng bào Miền Bắc, từ chối chế độ cộng sản, di cư tìm vào tự do tại Miền Nam, và được định cư nơi vùng đất mới khai phá với quyền sở hữu. Chỉ trong thời gian ngắn, ông Diệm đã thu toàn quyền cho Quốc gia từ tay Pháp : chủ quyền được tượng trưng bằng Dinh Độc Lập (ngày 07.09.1954), độc lập tài chính (từ ngày 02.01.1955, Việt Nam nhận viện trợ quốc tế không phải qua Ngân hàng Pháp), bình định các nhóm võ trang, chấn hưng kinh tế… Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm thực hiện Tiến trình Kiến Quốc nhằm hai mục tiêu :
1. Kiện toàn nền độc lập nước nhà trong lãnh vực kinh tế ;
2. Canh tân nền kinh tế quốc gia để nâng cao mức sống người dân, đặt trên căn bản Thái Hòa, Nhân Vị chủ trương cuộc cách mạng kinh tế xã hội phải gồm ba điều kiện tiên quyết :
- Người dân phải được trực tiếp tham gia vào việc điều hành các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội là phải bảo đảm mỗi người dân có đươc một mái nhà và sở hữu chủ các phương tiện sản xuất để làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình.
- Cá nhân và cộng đồng đồng tiến.

Thể theo nguyện vọng toàn dân qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Cộng hòa Việt Nam ngày 26.10.1955 và nhậm chức Tổng thống. Trước những thành quả vẽ vang trên, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã mời ông Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ ngày 06.05.1957. Để tiết kiệm công quỷ, phái đoàn Tổng thống chỉ với 7 thành viên. Khi tới phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Đồng vị Hoa kỳ chào tiếp ngay tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang.

Ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam để đánh phá và giết người Miền Nam. Cộng sản lường gạt thế giới bằng cho rằng tổ chức này chỉ do dân chống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập cho đến năm 1975 mới nhận chính là sản phẩm của chúng và đã giết chết ngày 31.01.1977. Miền Bắc còn thiếu lương thực để nuôi dân thì có đâu để nuôi đám du kích Việt cộng này khiến, từ năm 1962, nên phải ra hàng và được Chính phủ tiếp đón theo Chiến dịch Chiêu Hồi.

Lấy lý do tiêu diệt Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem quân Mỹ vào đánh ở Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối vì : Chủ quyền quốc gia bị thương tổn, Chính nghĩa bị mất, chiến tranh leo thang với nhiều người Việt chết và xã hội khủng hoảng. Aùp lực Lãnh đạo Việt Nam không được, Chánh quyền và giới truyền thông Mỹ thổi phồng vụ ‘đàn áp Phật giáo’. Chính người Mỹ đã ngăn cản phổ biến ‘Bản Phúc trình cuộc Điều tra của Phái đoàn Liên hiệp quốc về Vấn đề Đàn áp hay Không 1963’ tại Liên hiệp quốc và các Tài liệu Thống kê ghi nhận 4.000 chùa đã được xây dựng trong thời gian 1955-1963. Cuối cùng, nhận lệnh từ Washington, Đại sứ Henry C. Lodge thuê các Tướng đảo chính và giết Tổng thống Diệm cùng ông Ngô Đình Nhu, sau khi ông Diệm từ chối yêu cầu để quân Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Lodge còn hạ lệnh cho Nguyễn Khánh giết ông Ngô Đình Cẩn và Dương văn Minh giết Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và thủ tiêu xác ông này.

Đọc điện tín báo ông Diệm chết, Hồ Chí Minh hồ hởi nói với người thân cận ‘Bác cháu chúng ta sẽ thắng’ và tuyên bố chính thức : ề Oâng Diệm là người yêu nước theo cách của ông Ừ. Oâng Diệm và ông Nhu không để lại tài sản to lớn như bọn phản loạn tung tin nhưng không tìm thấy. Chỉ ba tuần sau, ngày 22.11.1963, một người Mỹ đã bắn chết Tổng thống Kennedy và một người Mỹ khác đã dễ dàng thanh toán hung thủ khiến không thể điều tra hữu hiệu cái chết của vị Tổng thống thứ 35 của cường quốc Hoa kỳ. Hai vị Tổng thống đã chết vì cùng một lý do chăng ?

Gần đây, ngày 20.09.2013, người Việt tại Đức vinh dự tiếp đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác và được nghe Ngài kể : « Thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành. Năm 1959, Ngài phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn… Ấn độ không muốn gây căng thẳng với Trung quốc, nên chẳng giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây tạng. May thay ở Đông Nam Á có một vị Tổng thống có lòng nhân đạo, từng biết thế nào là tỵ nạn cộng, mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ cả đồng bào chạy nạn cộng sản từ Bắc vào Nam... Đó là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật giáo Tây tạng ».

Cướp chính quyền xong, các Tướng tranh dành quyền hành và thanh toán nhau qua các vụ chỉnh lý hay chính biến để rồi ‘thắng làm vua, thua làm đại sứ’. Việt cộng không bỏ lợi để phá các chính sách làm chúng lo sợ như các ấp chiến lược. Năm 1966, binh sĩ Hoa kỳ ồ ạt đổ vào Miền Nam đồng thời bộ đội BắcViệt cũng xâm nhập vào Việt Nam Cộng hòa do bị gạt ‘nhân dân Miền Nam đang đói cần phải được giải phóng’. Những hậu quả mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiên đoán do sự hiện diện của Quân đội viễn chinh Mỹ trên Quê hương chúng ta. Do đó, Lê Duẫn nói : ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xoơ, đánh cho Trung quốc’ và xã hội khủng hoảng vì lính Mỹ lương cao sẳn sàng phung phí dollars mua vui với những gái Việt muốn có tiền nhanh. Rồi lạm phát gia tăng phi mã mà đồng lương không theo kịp. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, Cộng đảng Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi phải tấn công các thành phố Miền Nam và giết đống bào ở các nơi này :

"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)

Nhờ thực thi Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ngày 01.04.1967, các cuộc tuyển cử dân chủ để định chế Hành pháp (Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng lập Chính phủ) và Lập pháp (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án.

Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công Giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công Giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền xứng đáng là một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa và đã được bầu vào chức Chủ tịch. Ông đã xây dựng uy tín cho Viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, vào tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Hành pháp, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công Giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Tuy nhiên, khi cộng quân Bắc Việt đánh phá Miền Nam luôn gặp sự phản kháng của Hành pháp và Lập pháp Việt Nam Cộng hòa. Tại Hạ Nghị Viện, một số Dân biểu lợi dụng sự dân chủ và tự do để vận động cho Thành phần thứ 3 do Phật giáo ủng hộ hoạt động có lợi cho Cộng sản Việt Nam, như ông Hồ Ngọc Nhuận.

Ngày 31.03.1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris, khai mạc ngày 13.05.1968. Từ đó, để phục vụ cho chính trường Hoa kỳ, nhất là khi có bầu cử Tổng thống, Quân đội Hoa kỳ được coi như ‘không được phép chiến thắng’ và chiến tranh Việt Nam rơi vào tình trạng ‘vừa đánh vừa đàm’. Các phiên họp chỉ diễn ra một lần mỗi tuần giữ những người điếc. Tổng thống Richard Nixon bắt đầu nhiệm kỳ 1 ngày 20.01.1969 với chương trình ‘rút khỏi chiến tranh trong Danh dự’ và Hội nghị trở thành 4 bên với sự tham dự của Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam tức Mặt trận Giải phóng Việt Nam do Hà nội thành lập. Năm 1972 đánh dấu sự liên hệ ngoại giao Hoa kỳ và Trung cộng được thiết lập. Sau khi tái thắng cử tháng 11/1972, Hà nội còn chưa chịu ký Hiệp ước Paris, nên Nixon cho phi cơ oanh tạc nặng nề Bắc Việt từ ngày 18 đến 30.12.1972 để phải ký Hiệp ước ngày 27.01.1973. Do đó, các tù binh Mỹ được Bắc Việt thả và lính Mỹ rút khỏi Miền Nam.

Tháng 01/1974, trong trận hải chiến với Trung cộng, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhiều lần báo cáo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào. Lúc đó, ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam và Hoàng Sa có mặt Hải đoàn (Task Force) 77 Hải quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc để làm vui lòng Trung cộng.

Trước biến cố đau thương ‘Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa’, chỉ có Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối và nhân dân Miền Nam biểu tình lên án Trung cộng xâm lược. Trong khi đó, chính phủ Miền Bắc im lặng, coi như để đàn anh xã hội chủ nghĩa giữ dùm còn hơn trong tay ‘Ngụy’. Do đó, ngày nay, những cuộc biểu tình đều bị giải tán thô bạo và người yêu nước bị đánh dập, hãm hại. Công cuộc dành lại Hoàng Sa chỉ có thể thực hiện khi Việt Nam có một Chính phủ dân chủ và không cộng sản.

Sự thật, Trung cộng đang chiếm dần nội địa Việt Nam nếu người dân Việt không thức tỉnh… Giàn khoan HD 981 chỉ là bước đầu để đồng bào quen dần.
Khi được tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Trung hoa Dân quốc, đã phán xét: Về Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung hoa Dân quốc mất đi một người bạn tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy. Đã hơn 50 năm đã trôi qua, ước mong, với sự dũng cảm và lòng yêu nước của giới trẻ mang dòng máu Tiên Rồng có thể thu ngắn thời gian này.

Linh cảm ngày bọn Tướng hành động mưu phản, Tổng thống Diệm đã tâm sự : « Quân đội Hoa kỳ sẽ vào Việt Nam và khi Mỹ rút đi, họ sẽ chạy theo ». (Họ là các Tướng làm đảo chánh do Trần Thiện Khiêm làm đầu và những kẻ chạy theo Quyết nghị 36 đảng cộng sản để đánh phá Cộng đồng Người Việt tỵ nạn bằng đua nhau ‘ăn nhậu’ với ‘thứ trưởng’ Nguyễn Thanh Sơn hay những vị khoa bảng được Nguyễn Minh Triết ‘tuyển’ về nước ăn Tết, chi bởi tiền thuế đồng bào trong nước đóng. Một số khác chửi nhau thậm tệ và tục tỉu bằng e mail, làm gương xấu giới trẻ hải ngoại).

Qua tác phẩm ‘Chính Đề Việt Nam’, ông Ngô Đình Nhu đã cảnh cáo hiểm họa xâm lăng của Trung cộng ngày nay : « Sự lệ thuộc Nga Hoa và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.

Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.

Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa (tr.212).

II. - TÌNH ĐỒNG CHÍ VIỆT-TRUNG CỘNG SẢN.

1.- Đặc tính người cộng sản.

a./ Gian dối. Sau ngày 30.04.1975, nhiều cư dân Sài gòn truyền cho nhau chuyện : « Ông Nguyễn Văn Thiệu nói có một câu ‘Thật’ đúng Sự Thật, điều kiện ắc có và đủ để ông được nổi tiếng, là : « Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm ». Trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết : « Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại… Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải… Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… ». Hơn 6 tháng đã trôi qua, không một điều đề cập đến đã được thực hiện.

b./ Tàn bạo. Người cộng sản Trung quốc tàn sát sinh viên tham gia Mùa Xuân Thiên an môn [7.000 người chết (6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ) theo tình báo NATO (Minh ước Bắc đại tây dương); 10.000 người chết, ước tính của Khối Sô viết]. Họ còn tàn bạo hơn đối với người dân nước khác, như hình ảnh cho thấy sự dã man đối với các phụ nữ Việt trong trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 (Theo Tàu cộng : 50 ngàn bộ đội Việt chết và phần chúng 20 ngàn quân). Đảng Cộng sản Việt Nam đã tàn sát hàng ngàn người trong các cuộc Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và cũng cùng số đó trong các trại học tập cải tạo, khu kinh tế mới và cải tạo công thương nghiệp tại Miền Nam sau ngày 30.04.1975.

c./ Dùng luật ‘rừng’ của kẻ mạnh đàn áp người yếu. Đảng Tàu cộng chiêu dụ và cưởng bách đảng viên Việt cộng dâng đất, biển cho chúng. Sau đó, đám Việt cộng đàn áp người yêu nước và đe dọa những người dân khác để biến họ thành kẻ vô cảm… Trong quá khứ, nhiều trí thức, khoa bảng đã phải tranh nhau để chiếm những địa vị cao trong cuộc ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xơ, đánh cho Trung quốc’ như Lê Duẩn đã khuyến dụ bọn đồng chí. Do đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã vay nợ để mua vũ khí hầu gây chiến và giết hàng triệu đồng bào hầu thực hiện cái gọi là ‘thống nhất’.

Ngày 18.01.2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hà tĩnh khánh thành đền thờ Lê Duẩn, trị giá 5 tỷ đồng, có bảng đề ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc’ và còn thêm câu ‘Toàn Đảng, toàn quân, toàn đân cùng học tập tư tưởng đạo đức đồng chí Lê Duẩn’ như lời dụ dỗ hàng triệu thanh niên đi vào chổ chết để nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh Cộng sản Liên xô và Trung quốc và, cuối cùng, toàn nước Việt chỉ còn là một vùng tự trị của Tàu cộng.

III.- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT CHUẨN BỊ.

A. Đảng hóa Quân đội. Trung tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình cho đăng bài ‘Không thể chấp nhận quan điểm ‘Quốc gia hóa quân đội’’ trên báo ‘Quân đội Nhân dân’ ngày 12.12.2012. Ông viết : « Thực chất của quan điểm ‘quốc gia hóa quân đội’ là đòi quân đội phải trung lập, ‘phi đảng hóa’, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu; đồng thời làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền, đưa đất nước lâm vào tình trạng mất ổn định và suy thoái. »

B. Chống Mỹ và người Việt hải ngoại.

1/- Ngày 29.12.2012, nhân tổ chức kỷ niệm 40 năm cái cộng sản Hà nội gọi là chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ (Quân lực Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II, B 52 Mỹ oanh tạc Hà nội để buộc Bắc Việt tái họp và ký hoà ước Paris), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, viết một bài viết đăng trên tạp chí ‘Quốc phòng Toàn dân’ kêu gọi sử dụng tinh thần ‘chống đế quốc Mỹ’ như Thủ Tướng Dũng chống lực lượng thù địch bây giờ. Lực lượng thù địch đó, theo ông, không ai khác hơn là người Việt hải ngoại, tác nhân Diễn biến hòa bình. Ông lên án Diễn biến hòa bình và cho đó là hình thái của một cuộc ‘chiến tranh xâm lược’ nhắm vào Việt Nam cộng sản. Ông khẳng khái, ‘đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược Diễn biến hòa bình sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược’.

2/- Ngày 01.01.2013, báo Tuổi Trẻ đăng bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các quốc gia trong vấn đề Biển Đông :

a. Việt Nam luôn xem Trung quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Hai nước cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội dễ dàng hơn : « Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam ».

b. Việt Nam xem sự tham gia của Hoa kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại.

c. Các cuộc biểu tình chống Trung quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.

C. Sửa đổi Hiến Pháp.

Thực thi Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23.11.2012 của Quốc hội, ngày 02.01.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp này trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân từ ngày 02.01 đến 31.03.2013.

Ngày 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Một văn thư nêu lên những ý kiến rất tích cực và đầy đủ khiến chúng ta cần đọc lại :

Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

I. Quyền con người

Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?

Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.

Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.

Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.

Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.

2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.

3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.

4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.

5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...

II. Quyền làm chủ của nhân dân

Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.

2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.

3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.

4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...

III. Thi hành quyền bính chính trị

Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.

2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.

3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.

Kết luận

Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013

TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam

Chủ tịch : Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội (đã ký)

Tổng thư ký : Cosma Hoàng Văn Ðạt, Giám mục Bắc Ninh (đã ký).
 
Với 7 triệu đồng bào Công Giáo, các Giám mục chỉ trích sự kiện Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ngay trong Lời Mở Đầu, đã cưỡng chế nhân dân Việt Nam phải đi theo cái gọi là ‘ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh’ mà thực chất là vô thần không tin có Tôn giáo và phủ nhận đảng Cộng sản đương nhiên có quyền cai trị dân độc tài để tiếp tục cướp mọi quyền tự do căn bản của người dân nước Việt. Do đó, nhiều gia đình tại Sàigòn đã bị cưởng bách nhận và đọc xong trong 5 ngày ‘Tài liệu triển khai lấy ý kiến nhân dân TP. Hồ Chí Minh về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ dày 79 trang khiến người dân, do bận mưu sinh và quá nhiều danh từ chuyên luật, nên ‘nhắm mắt’ ký ‘trả nợ’ vào ‘Phiếu lấy ý kiến nhân dân TP. Hồ Chí Minh về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ với trang 1 để người dân viết ‘Nội dung góp ý’, trang 2 thì phần trên để trống, phần dưới để người góp ý ký tên, ghi họ tên và các thông tin cá nhân như địa chỉ và điện thoại.

Một đồng đạo cho tôi biết chị đã viết ở :

Trang 1: Không đồng ý.

Trang 2: Tôi đồng ý với Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám mục. Đề nghị Ủy ban soạn thảo theo đó mà sửa lại cho đúng”.

Sau đó, hai ‘đồng chí gái’ thuộc Hội Phụ nữ đến nhà gặp chị để yêu cầu chỉ cần ghi ‘đồng ý’ là đủ. Bạn tôi cương quyết từ chối. Hôm sau, bà chủ tịch Hội này đến ‘ca’ bài bản cũ với nhiều đe doạ. Không muốn phiền phức nữa, chị xiêu lòng. Thấy chị buồn bã, tôi an ủi : « Khi tự do chúng ta bị bạo quyền cướp đoạt để không thể trả lời theo ý mình muốn thì không có giá trị vì có hà tì ưng thuận (vice de consentement). Thiên Chúa nhân từ thông hiểu Dân Người ».

Hành động như vậy, cộng đảng đã ‘thay trắng đổi đen’ kết quả. Do đó, theo ‘Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ của Mặt trận Tổ quốc : ‘Đến ngày 30.03.2013, thống kê bước đầu cho thấy đã có tổng số 8.071.919 ý kiến góp ý về hầu hết các nội dung của Dự thảo Hiến pháp, kể cả về bố cục, hình thức, ngôn ngữ từ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức chính trị – xã hội… không để ý đến tôn giáo.

Cuối cùng, ngày 28.11.2013, cuộc bỏ phiếu để Dự thảo trở thành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực từ 01.01.2014, đã có 488 đại biểu tham dự (10 vắng mặt cho một biểu quyết quan trọng về ‘lập hiến’) và kết quả có 486 phiếu thuận (97,59% số phiếu hợp lệ) và 2 đại biểu ‘không bấm nút’, chứ không phải là ‘phiếu chống’ mà 1 trong 2 đã minh danh sau đó : Dương Trung Quốc.

Ngày 28.09.2013, theo báo VNExpress, khi nói chuyện trước cử tri 2 quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng bí thư tuyên bố : « Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng ». Đại tá Phạm Đình Trọng, cựu đảng viên cộng sản nhận xét với RFA : « … là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được ». Các đại biểu Quốc hội, vì do ‘đảng cử, dân bầu’ nên có thể được coi như phải nghe lời Tổng bí thư đảng khi biểu quyết Hiến pháp. Hành động như vậy có vi hiến không ?

Dù sao, Hiến pháp cũng đã có hiệu lực và, chiếu điều 4, Đảng dẫn đi đâu thì Quê hương và Toàn dân phải đi theo đó … Bắt đầu là những phản ứng của đảng với vụ Giàn khoan HD 981.

III.- GIÀN KHOAN HD 981 XÂM NHẬP VÙNG BIỂN VIỆT NAM.

A/- Sự Kiện.

Sau những ngày mừng ‘chiến thắng’ 30/04 và lao động quốc tế 1/05 và khi đang chuẩn bị 60 năm kỷ niệm chiến thắng Điện biên phủ 07.05.1954 thì, ngày 02.05.2014, nhà nước Việt Nam khám phá ra Tàu cộng đã an vị giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 (viết tắt HD 981) trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (Exclusive Economic Zone, tiếng Anh và Zone Economique Exclusive, tiếng Pháp) của Việt Nam 80 hải lý, phía nam đảo Tri Tồn 20 hải lý, và cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý. Chúng tuyên bố vào để khoan tìm dầu ở biển Việt Nam từ 02/05 đến 15.08.2014. Ngày 04.05.2014, Việt Nam phản đối hành động này, nhưng hôm 04.05.2014, Trung cộng đã bác bỏ phản đối này và cho rằng đang hoạt động trong vùng đặc quyền của chúng.

Lực lượng đôi bên thật khác biệt về lượng cũng như phẩm, tuy cuộc chiến chỉ là bắn súng nước:

- Việt Nam gởi 29 tàu tới khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 khi biết nó có ý định ‘thiết lập vị trí cố định’. Hôm 09.05.2014, Trung cộng thừa nhận là có dùng các vòi phun nước nhưng cho là vì phía Việt Nam từ 03.05.2014 đã khiêu khích, cố ý đâm vào tàu của họ 171 lần. Đến ngày 16.05.2014, chúng nói Nam cử 60 chiếc tàu đủ loại tới khu này, đâm 500 lần vào các tàu bè của Trung cộng.

- Số tàu Trung cộng được huy động, đến 12 giờ ngày 07.05.2014, lên tới 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải sự cùng nhiều tàu vận tải và đánh cá. Ngoài ra, mỗi ngày, còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Trong thời gian qua, một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã xâm nhập vào vùng biển cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.

Quan điểm đôi bên :

- Tàu cộng nói rằng hoạt động của giàn khoan HD 981 chỉ là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung quốc trong vùng phía nam đảo Trung kiến thuộc Tây Sa (tức đảo Tri Tôn, Hoàng Sa, theo tên gọi Việt Nam) thuộc chủ quyền của chúng. Chúng kết tội hành động của Việt Nam là quấy phá, buộc ‘Trung quốc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu từ Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải’.

- Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn luận cứ này của Trung quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cương quyết cho rằng việc Trung quốc đơn phương đưa giàn khoan HD 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu chiến, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa, chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trong thực tế, Tàu cộng có nhiều lợi thế hơn Việt cộng vì :

- họ đang ngự tại nơi tranh chấp mà khi họ giết chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa để chiếm, Việt cộng đã im lặng, được coi như chấp nhận, nên nay khó có thể đảo ngược được ;

- Tàu cộng có nhiều nước bạn (hàng) trên thế giới hơn Việt cộng ;

- Trên tất cả, do tương quan giữa hai Đảng, Việt cộng không dám tranh tụng trước công pháp quốc tế…

Bổng nhiên, tối ngày 15.07.2014, trước hạn kỳ một tháng, Trung quốc chính thức tuyên bố rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này ngay lập tức gây nên những phản ứng vô cùng hồ hởi nơi nhà nước Việt Nam, dù có nhiều tranh luận về lý do tại sao phải rút : sợ cơn bão Thần Sấm đang tiến đến hay do Nghị quyết 412 của Thượng nghị viện Hoa kỳ yêu cầu Trung quốc trả lại nguyên trạng cho Biển Đông ?

Ngoài ra, ngày 18.06.2014, Cục Hải sự Trung quốc loan tin chúng đưa giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) đến Biển Đông từ ngày18 đến 20.06.2014. Theo ông Lê Hải Bình, hành động này của Trung quốc diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Trung quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam, khiến dư luận quốc tế và Việt Nam hết sức lo ngại. Ngày nay, hoạt động của giàn khoan này ra sao, không tin tức nào đề cập tới hay đã coi như là ‘hoạt động bình thường ?

B.- Hai cuộc tự thiêu đáng kính phục, nhưng rất tiếc không kết quả.

a) Ngày 23.05.2014, khoảng 6 giờ sáng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, Pháp danh : Đồng Xuân, 67 tuổi, đã tự thiêu trước Dinh Thống Nhất, đường Nam kỳ Khởi nghĩa, TP. Hồ Chí Minh {những địa danh được chọn rất có ý nghĩa : vì Thống Nhất (theo lịnh Nga-Hoa giết đồng bào) nên mất Độc Lập ; Nam kỳ Khởi nghĩa diệt Công Lý (những người yêu nước bị tù tội oan)} để phản đối việc Trung quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Bà chết để lại 6 ý nguyện : ‘Yêu cầu đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung quốc’; ‘Ủng hộ Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam’; ‘Yêu cầu Trung quốc rút khỏi biển Việt Nam’; ‘Trả lại biển đảo cho Việt Nam’; ‘Đốt ánh sáng soi đường cho những người yêu nước’; ‘Xưa kia cho bà Trưng và Triệu đứng lên đánh giặc’. Quan tài của Bà được phủ cờ Phật giáo và cờ Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Ngày 20.06.2014, ông Hoàng Thu, pháp danh Minh Quốc, cựu quân nhân pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Tampa, Florida (Hoa kỳ), sinh ngày 16.11.1942 tại Huế, điện thoại cho bà Lê Thị Huếâ, vợ ông, và nói : ề Bà lo cho mấy đứa nhỏ, tôi đi đây Ừ. Bà ngạc nhiên hỏi lại: ề Tụi nó vừa mới về Việt Nam, nhà vắng, mà ông đi đâu? Ừ. ề Tôi đi, vì có tụi nó ở đây không đi được Ừ. Dặn dò, trao đổi ngắn gọn. Lúc hơn 11 giờ, trước một bức tường ở lối vào khu chúng cư Silver Lake, ông tự tưới xăng lên người rồi châm lửa. Hai người Mỹ đi qua, trông thấy, đã chạy lại tìm cách dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội. Ông nói : ề I want to die. Let me die Ừ (Tôi muốn chết. Hãy để tôi chết). Hai người cứu cấp bằng dùng một tấm vải cố dập ngọn lửa. Nhưng ông đã bị phỏng rất nặng. Trực thăng đưa ông vào bệnh viện Tampa, ba ngày sau thì ông qua đời lúc 6 giờ ngày 23.06.2014, để di ngôn lại nơi tự thiêu :

« Hai yang 981 Phải rời khỏi V-N

Hải phận

Anh hùng tử chí hùng nào tử

Thu Hung

(chữ ký) »

Quan tài của Ông được phủ cờ của Người Việt Tự do vàng ba sọc đỏ.

Chúng ta thành tâm kính phục tính nhân bản tuyệt đỉnh hành động của nhị vị vị quốc vong thân, hy vọng thức tỉnh được những ai nhưng không ai trong chúng ta muốn sự hy sinh cao cả này phải tiếp diễn. Quê hương đã một lần chứng kiến, cách nay gần 51 năm, sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, mà sự thật, đến ngày, vẫn còn tranh cải, đã góp phần bức tử Việt Nam Cộng hòa ngày 30.04.1975. Mục tiêu đó đã vô phúc đạt được nhờ sự tiếp tay của chính phủ Kennedy và sự tuyên truyền sai lạc của truyền thông Hoa kỳ khiến 58.209 quân nhân Mỹ chết, 305.000 bị thương và 1.948 mất tích cùng tổn thất 171,50 tỉ mỹ kim. Sau ngày đảo chánh 01.11.1963, đã có 6 vụ Phật tử tự thiêu khác, nhưng không báo chí Tây phương nào để ý đến nữa! Và sau ngày 30.04.1975, đã có biết bao nhiêu kỳ thị, khủng bố và tự thiêu khác, các Hòa thượng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam không có hành động nào và đã trở thành câm…

2.- Yêu cầu đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung quốc.

Lực lượng cần thiết để đập tan mưu đồ xâm lược của Trung quốc tuy cần phải đoàn kết nhưng, thật ra, rất khó thực hiện vì quyền lợi và lòng yêu nước trái ngược nhau giữa các thành viên nhà nước cộng sản và người dân bị trị :

-> Một bên là nhà nước với nhiều quyền lực và lợi lộc :

a) Thành viên nhà nước đều do đảng Cộng sản cử.

Ngày 14.11.2012, tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc, một trong số ít hơn 10% đại biểu không là đảng viên cộng sản, đề nghị : « Dư luận cho rằng Thủ tướng đặt nặng trách nhiệm trước Đảng mà xem nhẹ trách nhiệm trước dân. Thủ tướng có nghĩ đến việc khởi đầu cho văn hóa từ chức hay không trước những hạn chế, yếu kém trong điều hành, quản lý mà thủ tướng đã nhận lỗi trước Đảng, Quốc hội và nhân dân Ừ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: ề Hôm nay, còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng. Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chịu sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó. Là một cán bộ đảng viên của Đảng, tôi đã nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, về phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, cả về sức khỏe, thương tật, nguyện vọng.

Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tiếp tục phân công tôi ứng cử, làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất. Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua ».

b. Việt Nam và Trung quốc có một Đảng Cộng sản lãnh đạo để xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Ngày 01.01.2013, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, viết : « Hai nước cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội dễ dàng hơn : ‘Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam’. » (xem III. B.2 bài này)

-> Bên kia là Quốc dân không cộng sản, dạt dào tình yêu Tổ quốc, cố gắng trau dồi kiến thức để phục vụ đồng bào và quyết hành động để ‘Thoát Cộng, thoát Trung để thoát Chết’ bằng mọi cách nhứt là Biểu tình chống Trung quốc :

Đối phó hành động sai trái của Trung quốc, đồng bào trong và ngoài nước đã hăng hái biểu tình chống sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Tại quốc nội :

- Ngày 11.05.2014, do lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự độc lập, các cuộc biểu tình của đồng bào tại Hà nội, Sài gòn và một vài thành phố khác với những khẩu hiệu dứt khoát lẫn mạnh mẽ: ‘Đả đảo Trung quốc xâm lược’, ‘Phản đối Trung quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam’ hay ‘Hãy xứng đáng là Lãnh đạo đất nước’, ‘Trả tự do cho các tù nhân lương tâm yêu nước’, ‘Bảo vệ ngư dân Việt Nam’,… Tại Hà Nội, do công an làm ngơ, đã có thể kéo gần đến sứ quán Trung quốc để hô vang các khẩu hiệu phản đối. Bên cạnh đó, những cuộc diễn hành do Thành ủy và Thành đoàn Sài gòn tổ chức để ‘phá đám’ cuộc xuống đường của các công dân yêu nước, bằng mang cờ đỏ, hát nhạc cách mạng, cầm loa phóng thanh, trương những khẩu hiệu lạc điệu như : ‘Không lợi dụng biểu tình để xuyên tạc và kích động bạo lực’, ‘Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại’, ‘Đảng Cộng sản quang vinh muôn năm’.

Tuy nhiên, sang ngày 12, 13 và 14.05.2014, bỗng nhiên bùng lên các cuộc biểu tình bạo động gây đổ máu, chết chóc, cướp bóc và phá hoại nhiều xí nghiệp tại hai khu công nghiệp ở Bình Dương và Vũng Áng (Hà Tĩnh). Theo chứng nhân tại chỗ lẫn phóng viên báo chí, nhóm người đứng tổ chức các cuộc biểu tình bạo động này đã chuẩn bị từ trước, với bản đồ khu công nghiệp, di chuyển bằng xe máy, trang bị bộ đàm liên lạc, mang dao kiếm, dùi cui và bom xăng. Họ mang cờ đỏ và áo đỏ và, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy để nhập đoàn biểu tình thì được phát ngay. Theo nhận định của nhiều phân tích viên thời cuộc thì loại biểu tình này do mật vụ Trung quốc và nhóm cán bộ lẫn công an thân Tàu tổ chức, với mục đích đen tối là bôi nhọ các cuộc biểu tình ôn hòa chính đáng của nhân dân, đồng thời vẽ lên hình ảnh giới công nhân lẫn nhân dân Việt Nam như đám ăn cướp vô văn hóa, gây một ấn tượng rất xấu về Đất nước ta cho toàn thể thế giới, để giới đầu tư ngoại quốc dần dần rút khỏi Việt Nam, hòng làm cho kinh tế đất nước thêm kiệt quệ. Thật vậy, sau những cuộc biểu tình đó, Nhà cầm quyền Trung quốc lập tức chở về 4.000 nhân viên doanh nghiệp của họ. Công ty Formosa (Đài Loan) ở khu kinh tế Vũng Áng đã được chấp thuận hơn 50 tỷ đồng tạm ứng bồi thường và đang yêu cầu trở thành khu tự trị nơì Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, và khả năng được chấp thuận rất lớn. Nhiều chục ngàn công nhân mất việc phải trở lại quê nhà.

Dựa vào lý do ‘biểu tình bất ổn’ đó và bị Trung quốc đe dọa, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cấm biểu tình. Do đó, các cuộc biểu tình do 20 tổ chức dân sự trong nước lại kêu gọi tổ chức đã bị giải tán và công an cùng bọn côn đồ tay sai đàn áp, đánh đập rất tàn bạo những công dân yêu nước xuống đường : những kẻ cầm quyền Việt Nam chính là bọn ‘hèn với giặc ác với dân’. Còn Dân tộc nào đau đớn và tủi nhục hơn khi kẻ mạo danh ‘bảo vệ an ninh người dân’, lãnh lương dân đóng thuế để đánh đập đồng bào hầu thỏa mãn thú tính của kẻ xâm lăng.

Cuộc thăm dò dân ý (sondage) do Pew Research Center thực hiện nơi 1.000 người trên 18 tuổi, từ ngày 18.04 đến 08.05.2014, cho kết quả như sau :

- 16% những người được phỏng vấn cho biết có thiện cảm với Trung quốc và số bách phân với Hoa kỳ lên đến 76% ;

- 74% số người Việt trả lời Trung quốc là mối đe doạ lớn nhất cho mình (68% nơi người Nhật và 58% ở người Phi luật tân) và 30% cho Hoa kỳ là quốc gia trở thành đồng minh chủ chốt của Việt Nam (Phi luật tân 83%, Hàn quốc và Nhật 62% là 3 nước có Hiệp ước An ninh hỗ tương với Hoa kỳ) ;

Tuy nhiên, hình như sự thiếu thiện cảm của người Việt đối với Trung quốc đã ‘ăn vào máu’ bởi lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, với nhiều cuộc chiến kéo dài qua nhiều thế hệ, từ thời phong kiến đến hiện nay, từ đất liền đến biển đảo ngoài khơi, khiến người Việt Nam luôn nhìn nhận nhà nnước Tàu là kẻ thù thâm độc.

Thật vậy, bất chấp sự tàn ác của côn(g) an, những cuộc biểu tình ‘ít người và bất ngờ) đã diễn ra như của :

- các phụ nữ anh hùng tại Lãnh sự quán Tàu cộng tại Sài gòn ngày 04.06.2014 (kỷ niệm 25 năm Thiên an môn) :

http://www.youtube.com/watch?v=6fpwly98ggE

- Anh Đinh Quang Tuyến, tự Tuyến Xích Lô, sinh năm 1965, đang hành nghề tại Sài gòn, ngày 08.06.2014, với thông điệp ‘Nước nhà không bán’ và ‘Mất nước là chết’, gánh nước đến công viên Tao Đàn để mời đồng bào qua đường uống nước chứ ‘Không bán nước’. Các bạn trẻ kéo đến ủng hộ và bảo vệ anh khỏi sự phá rối của công an.

Ngày 22.06.2014, Anh Tuyến Xích Lô một mình đến trước Nhà thờ Đức Bà (gần Bưu Điện thành phố), giơ cao biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu: ‘Đả đảo Trung quốc xâm lược’ và yêu cầu chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Chưa đầy 5 phút sau, một đám đông công an thường phục bu đến kẹp cổ anh Tuyến, bắt cóc đưa về trụ sở chúng ở phường Bến Thành. Trên đường áp giải, dù bị công an khống chế thô bạo nhưng anh Tuyến Xích Lô vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu: ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược!’ và ‘Đả đảo bè lũ hèn với giặc, ác với dân!’. Anh bị câu lưu hơn 5 tiếng đồng hồ, từ 9 giờ đến 14 giờ 15 : http://www.youtube.com/watch?v=HbDSqqJrtL4

Trong tuần đôi ba tuần kế tiếp, nhiều thanh niên nam nữ âu lo trước sự tồn vong của Tổ quốc đã cảnh giác đồng bào bằng hình thức này. Đặc biệt, tại Nha trang với hai bloggers Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và Phạm Thanh Nghiên ở Hải phòng đã xuống đường cùng thông điệp ‘Không bán nước’ và mời gọi người dân uống nước miễn phí. Những hoạt động đơn giản và độc đáo, nhưng đều là những việc làm đáng quý trong hoàn cảnh mà lòng yêu nước tiếp tục bị chà đạp bởi những kẻ bán nước và bọn cướp nước.

Hà Minh Thảo