I. TÓM LƯỢC SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2015
Nhân Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 48 ngày 01.01.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến chúng ta Sứ điệp có chủ đề ‘Không còn nô lệ nữa, nhưng chỉ còn tình huynh đệ với nhau’. Người viết :
Năm mới, do ân sủng Thiên Chúa ban cho toàn nhân loại, Đức Thánh Cha gửi lời chúc bình an đến mọi người nam nữ,… tới các vị lãnh đạo quốc gia và tôn giáo lời cầu xin để không còn chiến tranh, xung đột và những nỗi đau đớn gây ra bởi con người,… Đặc biệt, khi đáp lời mời chúng ta cộng tác với Thiên Chúa và cùng người thiện chí tiến tới sự nhất trí kháng cự lại những cám dỗ xúi giục hành xử không xứng với tư cách làm người.
A.- Lắng nghe kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đề tài được rút từ Thư Thánh Phaolô gửi ông Philemôn, trong đó thánh nhân xin cộng sự viên mình đón nhận Onesimus, trước là nô lệ của Philemon, giờ đã trở thành Kitô hữu và, vì thế, đáng được xem là một người anh em. Do việc khi trở về với Đức Kitô, đã là môn đệ Đức Kitô, làm nên một sự tái sinh (x. 2Cr 5,17; 1Pt 1,3), tạo lại tình huynh đệ trong đời sống gia đình và xã hội.
Sách Sáng Thế (x St 1,27-28) cho biết Thiên Chúa đã dựng nên người nam (Adam, cha) và người nữ (Eve, mẹ) và chúc phúc cho họ để họ có thể lớn lên và sinh sôi nảy nở: Cain và Aben có tình huynh đệ, là anh em được sinh ra từ cùng một dạ, có cùng một nguồn gốc, bản chất và phẩm giá như cha mẹ mình, những người được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa. Vì sự tiêu cực tội lỗi phá vỡ tình huynh đệ giữa các thụ tạo và làm biến dạng nét đẹp và sự cao quý bản chất là anh chị em trong chính gia đình nhân loại. Cain không nâng đỡ Abel mà còn giết em vì lòng ganh tỵ và khi làm thế, ông đã gây cuộc chiến huynh đệ tương tàn đầu tiên. Đó là một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Chuyện này (x. St 4,1-16) cho thấy nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời sống nên một, mỗi người phải quan tâm đến người khác. Cũng vậy, Cam không tôn trọng cha là Noê, nên ông chỉ chúc phúc cho những con khác, những người kính trọng ông, gây ra một sự bất công giữa những anh chị em cùng một mẹ sinh ra (x. St 9,18-27).
Trong gia đình nhân loại, tội làm cách ly với Thiên Chúa, với cha con hay với anh em đã nói lên việc loại trừ sự hiệp thông với nhau và được biểu lộ trong một nền văn hóa chinh phục (x. St 9,25-27), kéo dài từ thế hệ này đến thế hệ sau. Giờ đây, cần phải hoán cải liên lỉ trở về với Giao Ước, được thực hiện trọn vẹn bởi sự hiến tế của Đức Kitô trên thập giá, với niềm tin ‘nơi nào càng nhiều tội lỗi, nơi đó ân sủng càng chứa chan… nhờ Đức Giêsu Kitô’ (Rm 5,20.21). Ai nghe Tin Mừng và đáp lại lời mời hoán cải thì trở thành ‘anh chị em và là mẹ’ Đức Giêsu (Mt 12,50), và vì thế được Thiên Chúa Cha nhận làm con (x. EP 1,5).
B.- Nhiều bộ mặt nô lệ hôm qua và hôm nay. Thời xưa, các xã hội đã biết đến hiện tượng người thống trị người : cơ cấu nô lệ được chấp nhận và được luật công nhận. Ai sinh ra có tự do và ai phải là nô lệ, hay những điều kiện để một người vốn sinh ra là tự do nhưng có thể bị mất đi quyền đó hay ngược lại. Luật pháp cũng thừa nhận một ai là là tài sản của người khác, có thể bị mua bán, chuyển giao như một món hàng thương mại. Ngày nay, do sự phát triển ý thức con người, nạn nô lệ, một tội ác chống lại nhân loại, đã bị xóa bỏ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dù cộng đồng quốc tế đã ký kết nhiều hiệp ước để chấm dứt nạn nô lệ và đã tổ chức nhiều chiến dịch để chống lại nạn này, hàng triệu người, trẻ em, người lớn mọi lứa tuổi, vẫn bị tước quyền tự do và bị buộc phải sống trong những điều kiện như các nô lệ.
Đức Thánh Cha nói Người nghĩ đến nhiều lao động, kể cả trẻ em, bị nô dịch hóa trong những lãnh vực khác nhau. Tại nhiều nước, các quy định về lao động không đúng hay trái chuẩn mực quốc tế, không có những quy định bảo vệ quyền lợi người lao động. Người cũng nghĩ đến điều kiện sống của nhiều người tị nạn, mà, trong cuộc phiêu lưu đầy bi kịch, đã phải chịu đói khát, bị tước bỏ tự do, bị cướp mất của cải hay bị lạm dụng thể lý và tính dục. Người nghĩ đến nạn ‘nô lệ lao động’, nạn nô lệ tình dục, những phụ nữ bị buộc hay bị bán trong những vụ kết hôn, nạn buôn bán cơ phận, bị bắt nhập ngũ, để xin ăn, để phục vụ cho những hoạt động phi pháp như sản xuất và buôn bán ma túy, những ai bị bắt cóc, giam giữ, tra tấn, hành hạ hay bị giết bởi những nhóm khủng bố.
C.- Một vài nguyên nhân sâu xa của nạn nô lệ. Ngày xưa cũng như nay, cội rễ nạn nô lệ là do quan niệm con người cho phép đối xử nhau như một đối tượng. Khi tội lỗi phá hỏng trái tim con người và làm ngăn cách chúng ta với Tạo Hóa cũng như với tha nhân, thì kẻ đó không còn được xem là những hữu thể có cùng phẩm giá, là anh chị em cùng chia sẻ nhân tính, nhưng là những đối tượng. Được tạo ra giống Thiên Chúa, nhưng do sự cưỡng bức, sự lừa dối, hay bằng những ép buộc về thể lý hay tâm lý, con người đã bị tước đoạt sự tự do mình, bị bán và bị hạ xuống thành hàng hóa của một số người, bị đối xử như là phương tiện chứ không phải như cùng đích. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như sự nghèo khổ, việc chậm phát triển và sự loại trừ, sự khan hiếm hay không có và những cơ hội việc làm. Đôi khi, để thoát cảnh quá nghèo, họ vội tin lời hứa hão sẽ có việc làm để bị rơi vào tay những mạng lưới tội phạm tổ chức rất tinh vi các chuyến buôn người.
Nạn hối lộ của những ai sẵn sàng bất cứ việc gì để làm giàu cũng là một nguyên nhân khác của nạn nô lệ. ‘Khi con người bị đồng tiền thay thế, các giá trị sẽ bị đảo lộn’.
D.- Cùng dấn thân để xóa bỏ nạn nô lệ. Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ. Khi suy xét về hiện trạng buôn người và những hình thức nô lệ khác được công nhận hay không, chúng ta có ấn tượng là chúng xảy ra là do sự thờ ơ của mọi người. Tuy nhiên, cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như các dòng tu, nhất là những dòng nữ, đang làm, tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu này đã hoạt động trong những hoàn cảnh rất khó khăn, bị đe dọa bởi bạo lực, nhưng luôn cố gắng để phá bỏ những mắc xích vô hình trói buộc những nạn nhân với những kẻ buôn người và giúp các nạn nhân phục hồi về tâm lý và tái hội nhập vào xã hội. Nhiệm vụ này xứng đáng được đề cao và hổ trợ bởi Giáo Hội và xã hội. Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc dấn thân ba nỗ lực cần thực hiện : thiết lập các thể chế trong việc phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Các nỗ lực cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ tất cả các tổ chức khác nhau của xã hội, các luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp phải được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Ngoài ra cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, tránh những kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị. Các tổ chức liên chính phủ, dù tôn trọng nguyên tắc phân chủ quyền, cũng được mời gọi để phối hợp những sáng kiến để chiến đấu chống lại các mạng lưới xuyên quốc gia các tội phạm có tổ chức thực hiện các hoạt động buôn người và mua bán người tị nạn trái phép. Việc hợp tác rất cần thiết trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến các thể chế quốc gia và quốc tế, cũng như các cơ quan của xã hội dân sự và thế giới tài chính.
E.- Toàn cầu hóa tình huynh đệ, chứ không phải nô lệ hay sự thờ ơ.
Trong việc ‘loan báo chân lý tình yêu Đức Kitô trong xã hội’, Giáo Hội dấn thân trong các hoạt động bác ái xuất phát từ chân lý về con người, bằng đưa ra mọi con đường dẫn đến sự hoán cải, để chúng ta có cái nhìn về những người thân cận mình, dù là ai, người anh chị em trong một gia đình nhân loại, và để thừa nhận phẩm giá bẩm sinh của họ trong chân lý và tự do, như chuyện Josephine Bakhita soi sáng chúng ta. Vị thánh xuất thân từ vùng Darfur (Sudan) bị bắt cóc bởi những người buôn bán nô lệ và bị bán cho những ông chủ tàn ác khi thánh nhân chỉ mới 9 tuổi, từ chính những kinh nghiệm đau thương này, đã trở nên một ‘ái nữ tự do của Thiên Chúa’ nhờ đức tin sống trong sự hiến dâng sốt sắng và sự phục vụ người khác, đặc biệt là những người thấp bé và bất lực nhất. Thánh nhân đã sống giữa thế kỷ 19 và 20, giờ là một mẫu gương điển hình cho niềm hy vọng nơi nhiều nạn nhân của nạn nô lệ, nâng đỡ các nỗ lực cho những ai dấn thân trong cuộc đấu tranh chống ‘vết thương trên thân mình của nhân loại hiện tại, một vết thương trên thân xác Đức Kitô’. Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta: ‘Ngươi đã làm gì em ngươi?’ (x. St 4,9-10). Sự thờ ơ đang đè nặng trên cuộc sống nhiều anh chị em chúng ta đòi mình phải tạo nên một sự toàn cầu hóa tình liên đới và tình huynh đệ, để có thể trao cho nhau niềm hy vọng mới và giúp nhau tiếp bước đi với sự dũng cảm qua những vấn đề thời đại chúng ta và những chân trời mới mở ra và được Thiên Chúa đặt để vào tay chúng ta.
II.- NGƯỜI VIỆT THỐNG TRỊ ĐỒNG BÀO.
Thi hành Hiệp định Genève 20.07.1954, cộng sản Bắc Việt, ngày 10.10.1954, đã vào tiếp thu Hà nội và đặt thể chế độc đảng tại Miền Bắc nước Việt. Để bảo vệ đảng, chế độ công an trị được khai triển mạnh và ‘nằm vùng’ tại các phòng tổ chức ở mọi công sở, trường học… Muốn là hiệu trưởng hay giáo sư gộc, họ phải là đảng viên chuyên cần theo dõi hơn dạy học sinh hầu đáp ứng tiêu chuẩn ‘hồng hơn chuyên’. Do đó, cả thầy lẫn trò phải hấp thụ lời Lê Duẫn dạy ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc’. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, cộng sản Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi tấn công các thành phố Miền Nam và giết cư dân ở các nơi này :
"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)
Do đó, khi chiếm được Miền Nam, giới Giáo chức này tiếp tục đào tạo những công dân chỉ biết cúi đầu trước bạo quyền mà không hề biết ‘Dân chủ phải được thể hiện qua Quyền Đầu phiếu và Tự do Ngôn luận’. Cử tri Việt Nam bị giới hạn trong ‘đảng cử, dân bầu’ (đảng đâu có ngu để cử người tài đức và cử tri yêu nước không dại mà bầu kẻ bất tài, thất đức). Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bày tỏ lòng yêu nước (chống Trung quốc xâm lược : ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’) và thương đồng bào (‘Đảng cộng sản chết đi’ vì đảng đã tạo ra các nhóm lợi ích phá hoại nền kinh tế và dùng công an, côn đồ cướp đất người dân và đánh đập họ). Các hiệu trưởng và giáo sư Việt Nam đã im lặng khi hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn ký quyết định buộc Phương Uyên thôi học với lý do cô đã vi phạm pháp luật. Đây là một quyết định vô nhân đạo đối với một sinh viên giỏi ở tuổi 21. Khôi nguyên Nobel Hòa bình 2014, nữ sinh Pakistan Malada Yousafzay, 17 tuổi, là một gương sáng tranh đấu cho người trẻ được quyền đi học. Các nhà mô phạm này cũng đã cấm sinh viên tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, vi phạm nguyên tắc Tự trị Đại học.
Biết những hành động bất khả kính đó của họ, chúng ta có thể hiểu tại sao Cộng đảng không cho phép mở các trường tư Công Giáo trên Quê Hương vì hệ thống học đường này cung hiến cho Dân tộc Việt một nền giáo dục nhân bản để giúp học sinh phát triển toàn diện con người về luân lý và kiến thức… Trong lãnh vực được phép dạy, các tu sĩ nam nữ, như Đức Thánh Cha nhắc, luôn tận tâm đào tạo những công dân tốt cho xã hội mai sau. Vì tài nguyên quốc gia được thâu tóm bởi các nhóm lợi ích và bọn tư bản đỏ, nên các tu sĩ đã phải đôn đáo vận động tài chính khắp nơi để xây trường và điều hành việc dạy dỗ chỉ vì Kính Chúa và Thương Người.
Hầu như mọi hình thức nô lệ mà Đức Thánh Cha đề cập đều xãy đến cho xã hội Việt Nam vì :
A.- Nhà nước độc tài cần có một lực lượng công an hết mình với đảng để chống lại nhân dân và, để được như vậy, họ được ban trọn quyền tàn bạo với đồng bào và số tướng công an đang ở mức cao nhất thế giới, hơn cả Mỹ và Tàu. Ngày 16.09.2014, Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, HRW) công bố phúc trình ‘Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’ mà các bị cáo lương tâm lẫn hình sự phải gánh chịu. HRW thu thập thông tin từ tháng 8-2010 đến tháng 7-2014 đã liệt kê 14 trường hợp chết do tra tấn, 4 vụ chết không biết lý do, 6 vụ bị cho là tự tử, 4 vụ báo cáo là chết vì bệnh và 22 người tù bị đánh trọng thương. Theo giới bảo vệ nhân quyền, các cuộc tấn công của lực lượng bạo lực nhà nước năm 2014 (tính đến tháng 11) là 31 vụ và trực tiếp xâm hại đến 115 người (18 vụ hơn năm 2013 và trực tiếp xâm hại đến 71 lượt người). Riêng các tù nhân lương tâm bị ngược đãi thì năm 2014 có ít nhất 18 người (hơn năm 2013 khoảng 12 người). (Theo bài ‘Nhận diện chủ trương tra tấn, bạo hành, hãm hại giới bảo vệ nhân quyền’ của Phạm Bá Hải). Trong những trường hợp phải thừa nhận là bạo hành, những công an phạm pháp chỉ bị kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng, ít khi bị hạ cấp, thuyên chuyển hay buộc ra khỏi ngành, càng hiếm bị truy tố và kết án…
B.- Việt Nam đã ký tham gia ‘Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ tại New York ngày 07.11.2013 và được toàn thể đại biểu Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn ngày 28.11.2014, công an vẫn tra tấn tàn bạo các nghi can để bức cung (đánh đập để buộc phải khai theo ý đảng) để :
1/- ‘Làm quê’ những ai bênh vực các người bị bắt oan. Công an đánh nạn nhân bị đau quá phải nhận tội. Nếu đánh lỡ nạn nhân chết thì có ‘nhà nước no (lo)’. Nếu nạn nhân không chịu nổi phải nhận tội thì chúng chế nhạo các cá nhân hay tổ chức đã lên tiếng bênh vực sai hay đã lên tiếng vì được trả tiền {còn quá nhiều người không nhớ lời cố Tổng thống Thiệu ‘đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm’}.
2/- Buộc phải nhận tội mình không phạm, vì bị đánh quá đau hoặc do bị ngụy tạo vật chứng hay người chứng… Hai nạn nhân bị án tử oan đang được các tổ chức dân sự và truyền thông lên tiếng xin tái xét. Gia đình họ đã phải bỏ công ăn việc làm, thậm chí tán gia bại sản để đi đòi công lý cho người thân trong đau khổ và tuyệt vọng từ 6-7 năm qua :
a- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng. Đêm 14.07.2007, một thiếu tá công an ở Hải Phòng bị giết chết. Tòa xử : Vũ Đoàn Trung, ở Hải phòng, nhận tội, 23 năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương (bị Vũ Đoàn Trung tố cáo là chủ mưu), không nhận tội, tử hình. Tháng 7 năm đó, Chưởng cùng với em lao động ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cả 2 không có mặt tại đó vào đêm xảy ra án mạng (vì về thăm nhà ở tỉnh Hải Dương mỗi cuối tuần). Nhiều người thân lẫn người dân trong thôn đã làm chứng về sự có mặt 2 anh em đêm 14-7-2007, xa phạm trường tới 40km. Thế nhưng lời khai của các nhân chứng bị cơ quan điều tra hoặc xuyên tạc (như bà Nguyễn Thị Bích, mẹ bị cáo) hoặc dùng tra tấn để phải rút lại (như chị Nguyễn Thị Bảy, vợ bị cáo hoặc nhiều người dân trong làng). Các nhân chứng ấy không được ghi lời khai trong bản án cũng chẳng được triệu tập đến tòa trong ngày xử. Nhiều tình tiết cho thấy công an đã áp đặt tội cho Chưởng ngay từ khi khởi sự điều tra. Đó là bắt Nguyễn Trọng Đoàn (em của Chưởng) khi anh này đem đơn của mẹ kêu oan cho con (10.08.2007) và bị kết án 2 năm tù vì ‘che giấu tội phạm’. Đó là tra tấn dã man bị cáo Chưởng và nhiều chứng nhân để hủy bằng cớ ngoại phạm của anh. Đó là trong hồ sơ vụ án, giấy tờ giám định thương tích của Chưởng, lời khai của nhiều nhân chứng không có; chữ ký của Đoàn bị giả mạo; lời khai hai bị cáo Vũ Toàn Trung và Trần Thị Lan Phương (người yêu) rất mâu thuẫn nhau; yêu cầu của Chưởng xin được khôi phục các cuộc điện thoại của mình tối ngày 14 và sáng ngày 15-07-2007 cũng bị lờ hẳn. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn gây khó khăn và chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa (hơn 3 tháng so với qui định là 3 ngày) khiến nhiều phiên thẩm vấn và biên bản lời khai không có luật sư tham dự. Tại phiên xét xử, tòa án không triệu tập nhân chứng và cũng không cho các bị cáo đối chất với nhau. Chưởng kêu bị tra tấn nhục hình thì Hội đồng xét xử bác bỏ vì cho rằng trong biên bản không ghi điều đó. Nhận thấy vụ án bất công, gia đình thuê luật sư bào chữa thì được trả lời: ‘Việt Nam không có luật! Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông. Luật các nước khác thì chúng tôi cãi được còn Việt Nam không có luật nào cả. Nên chúng tôi chịu thua’. Thấy bản án oan ức, thân phụ bị cáo đã làm đơn gửi văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá và đến tận nhà riêng ông Trương Tấn Sang, để đưa cả đơn bằng máu mà báo Người Đưa Tin chụp tung lên mạng… nhưng nay (03.12.2014) vẫn không có phản hồi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/being-victims-of-death-penalty-because-of-torture-ha-12032014134232.html
b- Vụ án Hồ Duy Hải. Hai nhân viên bưu điện bị hãm hiếp, giết chết đoạn cướp của ngày 14-01-2008 ở bưu cục Cầu Voi (Long an). Sau đó, công an bắt sinh viên Hồ Duy Hải. Hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình cho anh về các tội ‘giết người và cướp tài sản’. Trong các bản khai, Hồ Duy Hải có thừa nhận tội lỗi, nhưng trước tòa hai cấp và khi gặp thân nhân, anh đều kêu oan và cho biết mình đã bị tra tấn dã man nên phải ký nhận những bản khai viết sẵn. Trong phiên sơ thẩm ngày 28.11.2008, luật sư bào chữa Nguyễn Văn Đạt đã đưa ra đến 41 điểm sai phạm trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi, như không có vật chứng (các dấu vân tay tại phạm trường chẳng phải là của bị cáo, con dao và tấm thớt gây nên cái chết cho 2 nạn nhân là đồ đi mua ở chợ về sau, mẫu máu và tóc lại để tới 5 tháng sau đó mới xét nghiệm), không có nhân chứng xác nhận bị cáo có mặt tại phạm trường. Các chi tiết này không được cơ quan điều tra giải đáp. Đến phiên xử tiếp, luật sư chỉ định Võ Thành Quyết đã không bào chữa, lại còn ‘xin nhận tội’ và ‘xin được hưởng’ án chung thân giùm cho bị cáo (luật sư ‘quốc doanh’ này ‘đớp’ 10 triệu đồng của gia đình Hải có vi phạm Thông tư liên tịch bộ Tài chính-bộ Tư pháp số 66/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 19.06.2007 ‘… luật sư không được nhận thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ’ không ?). Trong đơn đề nghị giám đốc thẩm ngày 11.01.2012, luật sư Trần Hồng Phong đã chỉ ra vô số điểm mâu thuẫn để rồi nhận định: ‘Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết quả giám định khoa học; kết luận trong bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan vụ án; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án; áp dụng pháp luật không đúng, xét xử sai tội danh’. Ngoài ra, sau khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo đã có bài viết, nêu nhiều tình tiết cho thấy hung thủ có thể là một kẻ khác và đã được cơ quan điều tra lấy lời khai ngay từ khi mới phát hiện vụ việc. Thế mà toàn bộ các tình tiết ấy đã không nằm trong hồ sơ. Đó là chưa kể có mật lệnh cấm nhiều tờ báo không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải !?! Sau khi bị án tử hình, Hải và gia đình không viết đơn xin ân xá (dù có bị ép) gửi đến Chủ tịch nước mà chỉ liên tục kêu oan vì họ cho rằng anh không có tội. Sáu năm qua, gia đình đã gửi đơn khắp nơi đề nghị giám đốc thẩm để giải oan cho Hải, đến Quốc hội và nhà riêng các lãnh đạo cao cấp để kêu cứu nhưng vô vọng. Thậm chí bà còn bị dọa đổ keo vào miệng để không la được nữa và dì ruột Hải thì bị công an côn đồ đánh cho thâm tím tay chân khi hai bà căng biểu ngữ trước Tòa án tối cao ngày 28.11.2014. Ngày 07.12.2014, bà Loan, mẹ của Hải, gởi Đơn kêu oan khẩn cấp đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ngày 09.12.2014, Văn phòng Chính phủ gởi ‘hỏa tốc’ thư yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao đình chỉ thi hành án xét lại bản án tử hình Hồ Duy Hải trong vòng một tháng.
Ngày 30.12.2014, gia đình Hải đến thăm anh như thường lệ tại trại giam Long An, nhưng Giám thị trại nói do vụ án đang trong giai đoạn được các cơ quan liên quan xem xét giải quyết nên hạn chế gia đình tiếp xúc với phạm nhân mà chỉ cho phép gửi đồ thôi. Xin mà không gặp được trưởng trại mà chỉ được trung tá Giang cho biết có văn bản từ Hà nội không cho thăm Hồ Duy Hải. Gia đình xin xem vì hai tháng nay, mẹ nó nhớ nó lắm. Chúng trả lời rằng không có giấy gì hết. Lo sợ anh Hải đã bị thủ tiêu để bịt miệng, bà Loan đã cởi áo quần ra phản đối và kêu gào thảm thiết. Sau đó, bà cho RFA biết vì bức xúc quá, gia đình ghi lên lưng tôi ‘con tôi vô tội cho tôi gặp con tôi tại sao cấm không cho tôi gặp con tôi?’, rồi tôi viết trên quần lót... mình là con người đâu có muốn trần truồng giữa đám đông như vậy? Viết trên trang giấy nào công an cũng lấy hết rồi. Ngoài ra, công an ép bịnh viện nơi cô Hồ Thị Thu Thủy, em gái Hải, làm việc phải cử người đến trại giam bằng xe bệnh viện với hai người nói lãnh đạo kêu Thủy về bệnh viện hai lần, nhưng cô đều nói thà mất việc chứ Thủy không thể bỏ mẹ trong lúc này. Sau đó, công an nói với giám đôc bệnh viện là Thủy phải làm đơn xin nghỉ việc chứ nói bằng miệng thì công an không chấp nhận. Đúng là công an sách nhiễu thân nhân dù bà Loan có công lớn với cách mạng. Nhưng đụng bức tường Bộ Chính trị cộng đảng thì khó thoát qua… dù ai cũng biết Sự Thật : Hồ Duy Hải vô can giết người, đoạt của.
Tối ngày 28.12.2014, gia đình anh Hải đã tham dự Thánh Lễ đồng tế cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình hàng tháng. Ý cầu nguyện hôm nay gồm cho Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình nhưng có nhiều dấu hiệu oan sai mà gia đình đã đi kêu oan trong những năm tháng qua và được công luận trong và ngoài nước chú ý và cũng để cầu nguyện cho lãnh đạo các quốc gia bỏ án tử hình. Linh mục chủ tọa Thánh Lễ, Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, trong bài giảng, nhấn mạnh sự sống là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người và không ai có quyền lấy đi sự sống của người khác. Hỡi những ai ủng hộ sự chết, hỡi những ai chủ trương sử dụng sự chết, nhân danh bất kỳ một lợi ích nào, hãy biết ‘phương tiện xấu không thể mang lại sự tốt’. Hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống! Hãy dừng tay lại, đừng tiến hành bất cứ một hành động nào gây ra cái chết, cho dù nhân danh bất cứ điều gì. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chấm dứt án tử hình, suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo được sự sống’.
C.- Buôn bán người tị nạn. Nhân có tin nhóm 13 người Thượng ở Tây Nguyên trốn sang Campuchia và được Liên hiệp quốc bảo lãnh, chị Việt Hà (đài RFA) đã phỏng vấn luật sư Scott Johnson ở Australia. Ông cho biết :
- năm 2001, xảy ra một vụ biểu tình lớn ở Việt Nam của người Thượng, và họ phải bỏ trốn và, từ đó, những gì đã diễn ra vẫn đang diễn ra, như sự đàn áp tôn giáo, các nhóm thờ phượng tại nhà và đạo Thiên Chúa vẫn bị đàn áp khiến họ phải liên tục chạy sang Campuchia. Tôi có thể nói tình hình rất xấu và cho thấy sự vô vọng của người Thượng tỵ nạn. Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ, Campuchia và Việt Nam, cả Liên hiệp Âu châu nữa, thực sự vẫn chưa giải quyết được cái gì.
- chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt và bị trả về Việt Nam. Tôi đã phỏng vấn nhiều người trong họ. Tất cả đều nói về những truy bức, tra tấn, đe dọa bởi công an Việt Nam. Cảnh sát Campuchia đã truy tìm và bắt họ để bán cho Việt Nam với giá 60 mỹ kim mỗi người. Do đó, Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn trên Campuchia và muốn nhận những người Thượng đó để đối xử họ rất tàn tệ. HRW ghi nhận nhiều trường hợp bị chết khi bị giam giữ. Ai đã may mắn sống sót thì đã bị thương tổn trong nội tạng được thả về, sau đó, sẽ chết trong cộng đồng.
D. Buôn bán phụ nữ Việt sang Tàu và các nước khác. Tại Việt Nam, cái gọi là ‘Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’, tuy không ai định nghĩa được là gì, nhưng ai cũng nhìn thấy nó đem lại sự giàu sang cho đảng viên cộng sản và những ai biết mánh mung với chúng. Đồng bào làm ăn chất phác, không vây cánh, phải cam phận nghèo khổ. Những cha mẹ bất lương khai thác con cái, với chút hy vọng con mình có đời sống khá hơn để có thể giúp họ… Các đoạn phóng sự này cho thấy các cô gái Việt được đưa đi theo chồng sang sống tại Tàu và nếu hắn không vừa ý thì có thể đổi cô khác như ‘hàng hóa’ :
https://www.youtube.com/watch?v=4eHJJsDob40
Trafic de femmes vietnamiennes en Chine- Buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=umyLKkwGoAA
Trafic de Femmes Vietnamiennes en Chine (2/3) - 07.03.2013
https://www.youtube.com/watch?v=kc1V-IOux6k
Trafic de Femmes Vietnamiennes en Chine (3/3) - 07.03.2013
E. Lường gạt đi lao động nước ngoài. Các công ty môi giới xuất cảng lao động chỉ biết thu tiền các công nhân muốn đi làm, nhưng họ biết rất ít điều kiện làm việc tại các xí nghiệp hải ngoại khiến đồng bào bị thiệt hại về tài chính và, có khi đến tính mạng. Tiền môi giới thì biết nhận, nhưng khi họ gặp nạn nhờ can thiệp thì các công ty lờ đi. Xin mời xem :
https://www.youtube.com/watch?v=nLa_IrXSuP8
Nhân chứng sống: Nạn nhân buôn người của CHXHCN VN
https://www.youtube.com/watch?v=8FN3QRcJ6Ac
Lời cầu cứu của nô lệ xứ người !