Đầu năm xin Chúa



Lạy Chúa Là một thụ-tạo nhỏ-nhoi, kém-cỏi và đầy bất-toàn, song con vẫn có niềm tựhào vì đã được Chúa chọn từ một nhúm bụi cát cho thành người có vui có buồn, có nhận-thức phải-quấy và cao thấp nên con muốn trước hết cảm-tạ Chúa về hồng-ân đặc-sủng này. Con lại càng phải cảm-tạ Chúa hơn nữa khi đã ban cho con một đức tin để như ngọn đèn sáng trong tay mà soi dẫn cho mình, cho anh em mình; mà cùng giúp nhau vững lòng đi theo ơn gọi nên muối men cho đời. Giờ đây, trong khoảnh-khắc giao mùa để nhận thêm tuổi đời Chúa ban, con muốn thưa với Chúa những gì con thường bị khúc-mắc về phần tâm-linh và cũng muốn xin Chúa thương anh chị em chúng con nhiều hơn nữa, nhiều hơn năm trước. Năm nay nữa là bốn mươi hai năm rồi, đám người Việt-Nam mang tên gọi là tỵ-nạn cộng-sản chúng con sống đời biệt-xứ; sống lang-thang khắp nẻo trên hànhtinh này như lũ dân du-cư du-canh. Nghĩa là cứ thấy bất cứ nơi nào không có bóng dáng những người cộng-sản, có cuộc sống dễ thở, dễ làm ăn sinh sống và được tựdo là chúng con chạy đến định-cư, lập-nghiệp. Chúng con vốn đã lựa và chọn từ những năm 1945 - 1954, đã một lần chấp- nhận bỏ lại tất cả vùng đất Quê-hương chôn nhau cắt rốn Miền Bắc để ra đi với hai bàn tay trắng, cũng chỉ vì sợ cộng-sản còn hơn sợ tội. Và rồi hai mươi năm sau, vào ngày 30-4-1975, lại còn thảm hơn nữa vì chúng con đã phải vội-vàng tháo chạy khỏi nửa miền Đất-nước đã một lần chọn, để lao ra đại-dương mênh-mông, chính là để tránh cộng-sản như tránh sự dữ. Và cho đến giờ đã sắp gần nửa thế-kỷ qua đi. Thời-gian của Chúa chỉ là hơi thở ngắn, dài song với chúng con là một đời người. Một cuộc lữ-hành nhiều thăng-trầm để dễ vấp ngã, nhiều gian-nan để thắng vượt và nhiều nghịch-cảnh để gạn đục khơi trong. Bản-thân con, kể từ khi có trí khôn đủ để biết mình là ai, đang ở cảnh-vực nào và cuộc sống ra sao thì con đã thấy Quê-hương mình, Đất-nước mình nhiều gian-nan, khốn-khó quá song anh em chúng con lại là những người có cơ may được sống nơi nửa miền Đất-nước phía Nam có tự-do, có no ấm và dân-chủ. Cho dù tất cả cũng vẫn là tương-đối; song có vẫn còn hơn không. Vả chăng, làm gì có nơi nào trên mặt đất này có mọi sự đẹp lành tuyệt-đối. Con đã thấy Giáo-hội Chúa trên nửa miền đất Quê-hương con có sức sống hài-hoà trong sáng giữa đạo đời, tương-đối đẹp lành và cũng tương-đối thánhthiện. Con đã thấy những người lãnh-đạo Quốc-gia đã phải thực sự vất-vả để chèo chống con thuyền Đất-nước có đủ cả thù trong lẫn giặc ngoài để chúng con có được một xã-hội ổn-định giữa một hậu-phương tương-đối an-bình. Con đã được giáo-dục bằng một nền học-vấn nhân-bản. Biết trọng tổ-tiên, biết tôn những nét đẹp cổ-điển của văn-hoá dân-tộc. Được hướng-dẫn và rèn-luyện nhân-cách bằng những bài đức-dục, công-dân giáo-dục đầy những đức-tính để làm

người dân của một nước có văn-hiến. Những bài lịch-sử chứng-minh cho chúng con tinh-thần tự-trọng, tự-hào về truyền-thống bất-khuất của ông cha, vững tin vào di-sản đấu-tranh chống ngoại-xâm của các vị tiền-nhân, tiền-bối. Con đã nhìn thấy anh em con, những người trai thế-hệ hàng-hàng lớp-lớp ra đi để bảo vệ lý-tưởng tự-do cho nửa miền Đất-nước phía nam. Con đã khóc nhiều người anh em con đi trả món nợ nước non khi tuổi đời đang xanh và lòng còn đang sôi ý-chí làm người trai thời loạn… Con đã mắc nợ tất cả những gì con đã được hưởng ở trên với bao ân sâu nghĩa nặng mà giờ này tâm-tư con vẫn đang ngày ngày dằn-vặt vì chưa đền trả được, cho dù chẳng ai đòi. Thành vậy, con vẫn tâm-niệm thà để những ngày đời của mình bềnh-bồng trong những băn-khoăn, ray-rứt với những món nợ sâu nặng cũng là một cách nhớ ơn vì còn nhớ đến nhau vẫn hơn là dửng-dưng, là quỵt nợ một cách trắng-trợn và quên ơn thật phũ-phàng. Lạy Chúa, Bây giờ, sau hơn bốn mươi năm vàng phai đá nát, chúng con vẫn còn đaukhổ. Những kẻ ra đi vẫn còn sống đời lưu-vong biệt-xứ và những người ở lại thì đa-số cam-phận chịu cảnh sống cơ-cực do chế-độ độc-tài toàn-trị tạo ra. Song điều đáng nói là cả trong nước lẫn ngoài nước, quá nhiều anh em con hình như đã phần nào bị tan theo dòng chảy từ nhiều nguồn khác nhau nên các giá-trị đạo-đức cănbản và nhân-bản theo truyền-thống đã phần lớn bị tan loãng. Hầu như vong-thân và phóng-ngoại. Họ càng có nhiều điều-kiện tốt hơn thì càng vô-cảm, càng vì muốn cầu-an mà hèn. Điều này không loại trừ ngay cả những người mang chức thánh của Chúa với danh-nghĩa là “tận hiến trọn cuộc đời cho Chúa để chỉ biết yêu thương và phục-vụ”, vì họ cũng không hơn gì. Con xin thú-thực cùng Chúa là với họ, tuy con không đến nỗi “nhìn nhau xa lạ, nhìn nhau căm thù” song con không nhìn ra nơi họ chút tình nào như Chúa đã muốn chúng con phải có. Thành vậy, tội này con chỉ nhận với Chúa mà chưa xưng được vì chưa muốn chừa. Chúa ơi, Quê-hương Việt-Nam chúng con đang đầy dẫy những vấn-đề sinhtử của đời người. Tuyệt-đại dân chúng đang chịu cảnh nghèo đói. Những người có lương-tâm, có lòng yêu nước thì bị đàn-áp, bị bắt-bớ, bị tù đầy. Đất-nuớc đang bị xâm-lăng, Dân-tộc đang trên đà huỷ-diệt, giáo-dục và văn-hoá suy-thoái …và nhiều các vấn-đề nhân-sinh khác đang gây nhức-nhối cho lương-tâm con người nhưng tại sao các giám-mục Việt-Nam chỉ đứng xa mà nhìn. Còn nếu như thỉnh-thoảng có một vài tiếng vang lên như thư các chung 1980, 2002 và 2016 mới đây cùng những lần góp ý với nhà cầm quyền về Hiến-pháp chẳng hạn, thì cũng vẫn là đứng trên bình-diện lý-thuyết để rồi cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu. Thực-tế là Giáo-hội của Chúa tại Quê-hương chúng con đã vì sợ thế-quyền mà chọn chỗ an-toàn là đứng bên lề cuộc tồn-vong của Dân-tộc. Chúa biết rõ Giáo-hội Công-giáo ở Việt-Nam chúng con từ sau ngày 30-41975 đã bị đẩy lui dần vào chân tường như thế nào, đã có những mục-tử chịu đau khổ ra sao. Đã có các dòng tu, các xứ đạo, các cộng-đoàn tín-hữu chịu bách-hại theo đúng nghĩa của chữ bách-hại. Song những người đã được Chúa chọn lại bỏ xa nguồn ơn của Chúa để được nhà nước ban đặc-lợi. Đã vong-thân để “tác-nghiệp”, mà như mới đây, bài viết của tác-giả Điền Phương Thảo, là nhân-viên giữ chuyên mục tin Giáo-hội Việt-Nam của đài Chân-lý Á-châu, đã nhận-định rằng “Giáo-hội Việt-Nam không hề là một Giáo-hội đau khổ. Ngược lại đó là một Giáo-hội bình an với những cuộc lễ lạc, rước xách, hành hương. Một Giáo-hội thịnh vượng vì gần như tuần nào cũng xuất hiện những bản tin về lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ

hoặc cung hiến đền thờ. Một Giáo-hội phát triển với những lễ phong chức, lễ khấn dòng nở rộ….Một Giáo-hội mà số những vị mục từ thực sự dấn thân vì đàn chiên còn ít hơn số ngón tay trên một bàn tay. Như vậy Giáo-hội đó có còn là Giáo-hội của nguời nghèo như mong ước của Đức Thánh Cha Phanxicô hay không…” Chúa có cách nào cho những lời nhận-xét này lọt vào mắt các giám-mục Việt-Nam hay không để họ thấy khi “phán” cho nhóm anh em chúng con cái nố tội “chống cha là chống Chúa và phá Giáo-hội” là đã làm công việc “xuất nhập nhân tội” cho chúng con rồi. Con không dám “khích tướng” Chúa đâu, nhưng một khi câu hỏi như thế đã được đặt ra đủ chứng-tỏ là Đạo của Chúa sau gần năm thế-kỷ được bắt rễ và lớn lên nơi Đất-nước chúng con thì nay đang có nguy-cơ bị thoái hoá, bị biến dạng. Thực-trạng này cũng chứng tỏ là Giáo-hội chúng con còn rất xa-lạ với những canhtân của Giáo-hội hoàn-vũ và các Huấn-giáo của Hội-thánh rất khó thấm-nhập vào đầu các người Chúa giao cho trách-vụ chăn dắt. Bởi vì hình như người ta chỉ muốn giáo-dân giữ riết lấy sự sai lầm cố-hữu khi giản-lược “lời cha với Lời Chúa”, để dễ bề uốn nắn cộng-đồng tín-hữu theo hướng đi của mình. Con không nói gian hay võ-đoán. Bằng-chứng hiển-nhiên và cụ-thể là cho dù Công-đồng Vatican II là biến-cố mang tính quyết-định cho Giáo-hội thời hiệnđại nhưng những người mang trọng-trách giáo-huấn vẫn làm ngơ để giờ này còn hoàn-toàn xa-lạ đối với Giáo-hội Việt-Nam. Các Huấn-thị của Công-đồng chưa có dịp được loé sáng lên trong sức sống của Giáo-hội Việt-Nam thì đã bị bỏ phế cho khuất-lấp đi với đủ lý-lẽ biện-minh. Trước 1975, miền Bắc tuyệt-đối không biết gì về Công-đồng Vatican II với các văn-kiện đã ban-hành. Miền Nam thì bảo là vì chiến-tranh nên không có (?) điều-kiện đem ra học hỏi. Sau ngày 30-4-1975, thì lại cũng có lý-do phải lo ứng-đối với hoàn cảnh mới. Đến khi thời-thế có đôi chút dểdàng thì lại lo hùa nhau xây cất, từ đấy dẫn đến những toan-tính theo đường hướng thoả-hiệp để tồn-tại nên lại có sự coi trọng vẻ bên ngoài hơn là làm sáng lên cái sức sống trong tâm-hồn. Thành vậy mà đã ngậm miệng làm ngơ trước các vấn đề xã hội. Làm sao Giáo-hội địa-phương chúng con trưởng-thành được khi những người lãnh-đạo không dám nhận trách-nhiệm mà chỉ lo cố-thủ những thói-tục lỗi thời, những cách sống quan-liêu vừa phản chứng-tá lại vừa nêu gương mù. Chúa ơi, con thấy nếu Chúa không ra tay như lần đi dẹp chợ trời trong Đền Thờ Jérusalem thì còn lâu Hội-đồng Giám-mục Giáo-hội chúng con mới dám theo đường lối của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô về một Giáo-hội nghèo cho những người nghèo. Mà nếu cứ như vậy thì Giáo-lý của Chúa có gì hấp-dẫn đối với đa-số người Việt-Nam hôm nay đang đối mặt với đói nghèo, áp bức. Con cũng không hiểu sao các đấng làm thầy Chúa đặt giữa chúng con hiện nay càng ngày càng nhiều “vấn-đề” quá. Từ khi Giáo-hội Việt-Nam chúng con xẩy ra vụ Toà Khâm-sứ, rồi đến cộng-đoàn anh em Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái-hà, các dòng nữ Ca-mê-lô Hà-nội, Dòng Thánh Phao-lô ở Vĩnh-long, Dòng Nữ-tử Bác-ái Vinh-sơn sát nách Toà Tổng-giám-mục Sài-gòn, Dòng Mến Thánh-giá Thủ-thiêm, Đan-viện Thiên-an của Dòng Biển-đức, đến một chuỗi các vụ việc xẩy ra ở các giáo-xứ tại Miền Trung, tại giáo-phận Vinh, tại Kon-tum…đã chẳng mấy ai buồn lên tiếng, lại cũng không ai chịu ngó-ngàng xem những con người, những anh em trong cùng một niềm tin và ngay những con chiên thuộc ràn của mình sống chết ra sao, bị bạo-quyền bức-tử cách nào. Bây giờ đến dân tình khốn-đốn vì vụ nhà máy Formosa làm ô-nhiễm môi-trường sinh-thái trầm-trọng cũng vẫn vô-tư. Dân nghèo đói không có cơm ăn, bệnh không có thuốc chữa trong khi các giám-mục cứ xênh

xang áo mão đi đặt viên đá đầu tiên nơi này nơi khác, xây-dựng các cơ-sở mà nếu đúng trong tinh-thần là để rao giảng Tin Mừng của Chúa cho người nghèo khó, song lại nhất-nhất đều như chốn cung-đình, như dinh Phi-la-tô. Tạ ơn Chúa khi nhờ Thánh-thần Chúa hiện-xuống dẫn-dắt mà một số giáodân chúng con ngày nay cũng đã trưởng-thành, đã hiểu ra Ý Chúa bằng những nén bạc Chúa giao. Chúng con đã và đang mạnh-dạn thực-hành sứ-mạng tông-đồ giáodân của mình. Con đường sứ-mạng này không mơ-hồ, không xa-xôi cách trở gì mà chính Chúa đã cho chúng con “địa-chỉ” rõ-ràng để gặp Chúa nơi những người anh em khốn-khổ, cần chở-che bênh-vực và cần giúp đỡ chia-sẻ từ những nhu-cầu cănbản và tối-thiểu của cuộc sống. Đồng thời, con trộm nghĩ, những điều con đang thưa với Chúa đây cũng không ra ngoài sứ-mạng ngôn-sứ của con. Một việc con cũng thấy cần thưa nữa là mới cách đây hai tháng, các cộngđồng Việt-Nam tỵ-nạn chúng con đó đây đã theo thông-lệ hàng năm, tổ-chức Thánh-lễ và nghi-thức tưởng-niệm cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm và bào-đệ của ông bị thảm-sát vì sứ-mạng lãnh-đạo Quốc-gia. Cái chết của ông sau hơn nửa thếkỷ đã dần-dần trở lại đúng tầm mức lịch-sử của nó. Bởi vì không ai có thể phủnhận vai trò của Tổng-thống Ngô-Đình Diệm đối với Đất-nước và Dân-tộc, trong đó phải nhắc riêng những người Công-giáo di-cư. Song thật là vừa đau lòng, vừa đáng xấu-hổ biết bao khi chẳng thấy có một vị nào trong Hàng Giáo-phẩm ViệtNam ở bên nhà nhắc-nhở đến ông trong suốt hơn năm mươi năm nay. Phải chăng chỉ vì sợ nhà nước cộng-sản mà thành ra hèn và vô ơn, vô-tình đối với một vị nguyên-thủ Quốc-gia, một tín-hữu thủy-chung với đức tin của mình hay ít ra thì cũng là người thân trong gia-đình của một đồng-liêu, đồng-môn là giám-mục NgôĐình Thục. Con khẳng-định trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam hiện nay, chắcchắn cũng đã có không ít những người trước kia từng ra vào Dinh Độc-lập thời Đệnhất Cộng-hoà. Vậy thì, nếu Chúa đã không dạy chúng con làm kẻ vô ơn thì cũng xin Chúa cho chúng con biết phân-biệt ân-oán phân-minh và đối-xử công-bằng, chứ đừng như Tổng-giám-mục Sài-gòn chúng con mới đây, chỉ vừa cầm cái giấy phép của nhà nước cộng-sản cho xây học-viện Công-giáo mà hí-hửng cứ như đám bề-tôi thời phong-kiến, động một chút là xì-xụp bái tạ long-ân. Chẳng lẽ người nhận không biết đó chỉ là cái bánh vẽ hay cho dù biết là bánh vẽ đấy thì cũng vẫn khen ngon. Mà cũng dễ hiểu thôi, vì dù sao thì cái loại học-viện kiểu này cũng thích-hợp với thứ tôn-giáo lễ hội của Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam hiện nay. Tội nghiệp cho Chúa quá. Lạy Chúa, đấy là bấy nhiêu điều trong muôn điều con không thể thưa hết được vào dịp đầu năm này. Cảm-tạ Chúa đã chịu khó nghe con kể-lể. Và lời con xin Chúa bây giờ là trong những sự con viết ra đây, nếu có điều nào thực sự phạm đến các giới-răn của Chúa hay có ý-đồ chống Chúa và phá Giáohội thì xin Chúa tha tội cho con. Con cũng nhớ Chúa đã cảnh-cáo chúng con rằng Khi con người ngự đến, liệu còn thấy niềm tin trên mặt đất này nữa hay chăng… nên con xin Chúa giúp con biết tin và yêu theo Ý Chúa để chờ ngày Chúa đến. Amen.