Gioan - Nhân-vật lạ-kỳ xuất-hiện ở Tin Mừng


Chương 1

Gioan - Nhân-vật lạ-kỳ xuất-hiện ở Tin Mừng


(Bài 1)


Gioan và Tin Mừng Thứ Tư?

Suốt 25 năm trời trải dài thế kỷ trước, vào các buổi thuyết-giảng tại một số Đại học, tôi thường có nhiều cơ-hội để nói về Đức Giêsu với các nhóm không chuyên gồm cả nam lẫn nữ, lớn/bé, già/trẻ, đều có đủ. Công-việc tôi thực-hiện, cốt vẽ lên bức chân-dung nêu rõ “Đức Giêsu là người Do-thái-giáo, một nhân-vật lịch-sử đứng trụ sau các tín-điều của Đạo Chúa, cùng việc phụng thờ và thẩm-xét của người đi Đạo suốt hai ngàn năm trôi qua.


Chân-dung tôi chọn vẽ, không mang tính giáo-điều thần-học mà chỉ là những gì tôi nghe được từ một số tín-hữu có đầu óc phóng-khoáng hoặc từ một cử-toạ không thuộc Giáo-hội hoặc nhà thờ nào hết. Cùng lúc ấy, nhiều người Do-thái-giáo lại vẫn lắng tai nghe tôi diễn-giải với động-thái đầy tính hiếu-kỳ và kinh-ngạc về những điều tôi nêu ra.


Tuy là thế, những gì tôi đề-cập đến, lại rất thường tình và trước sau như một, khiến cử-toạ khi ấy là thành-viên trong Đạo mang tính-chất qui-ước, đặc biệt các tín-hữu theo phái truyền-tải Phúc Âm cách triệt-để, những người lâu nay quen trình-bày thứ Tin Mừng mà Giáo-hội ta còn phổ-biến. Người nghe tôi biện-giải vào các dịp ấy, lại hay đưa ra những câu hỏi đại để như sau:


“Phải chăng có lần chúng tôi nghe ông bảo: Sách thánh không đưa ra chứng-cớ nào quả-quyết Đức Giêsu là Đấng Mêsia hoặc bảo: Ngài là Thiên-Chúa, bao giờ hết? Phải chăng, ông cũng chẳng khi nào khẳng-định điều ngược lại, tức: vẫn cho rằng: Ngài đích-thị là Đấng Thiên-Sai từ trời và là Con Thiên-Chúa-hằng-sống, đấy chứ? Ngài chưa một lần công-bố với người Do-thái-giáo ở Đền thờ, rằng: Ngài và Cha Ngài là một, như thế có đúng không?”
















Và cứ thế, nhiều người lại vẫn đặt ra cho tôi những câu hỏi rất ư tương-tự. Xét cho kỹ, thì chín trên mười câu hỏi đầy bối-rối này, là từ các vị lâu nay quen thói phục-tùng truyền-thống xuất tự một số chương/đoạn ghi ở Tin Mừng Thứ Tư, do tác giả Gioan soạn thảo. Câu trả lời của tôi, là: theo truyền-thống vang-vọng từ đoạn kết-luận do ngộ-nhận từ một số học-giả nổi-tiếng, lại đã làm cho họ rối trí/lẫn lộn; để rồi, cuối cùng cũng chẳng gây thêm ấn tượng nào, hết.










Nhiều vị lâu nay không nuốt nổi lập-trường cho rằng Tin Mừng Thứ Tư của tác-giả Gioan, là trình-thuật đặc-biệt nên phản-ánh không phải sứ-điệp thực-thụ của Đức Giêsu hoặc cả đến quan-điểm của phần đông những người trực-tiếp theo Ngài, mà là thần-học tiến-bộ đến đỉnh cao do người viết từng sống đến 3 thế-hệ sau ngày Ngài quá vãng. Và ông đã hoàn-chỉnh trình-thuật của chính vào những tháng ngày đầu ở thế-ký thứ 2, Công-nguyên.










Với phần đông tín-hữu các nơi, Tin Mừng Thứ Tư là trình-thuật được coi như đệ nhất hạng trong số các Tin Mừng mà Giáo hội lưu-giữ; nhưng các vị ấy lại coi đây là công-trình của tông-đồ gần/cận Ngài, đồng thời các học-giả cùng chung một lập-trường lại cứ nghĩ rằng: tác-giả đây là nhân-chứng sống cùng thời với Đức Giêsu, Thày mình.










Thêm nữa, tín-hữu Đạo Chúa xưa nay thường vẫn nghĩ, rằng tác-giả Tin Mừng Thứ Tư sống mật-thiết với Thày mình đến độ, trước khi Thày bỏ mình trên thập-giá, Ngài đã sắp-đặt để ông làm tông-đồ thừa-kế và là đấng-bậc được Chúa trao trọng-trách chăm-sóc Đức Maria-Mẹ-Ngài như mẹ ruột.










Theo thông lệ, thì: ai thường-xuyên tiếp-cận truyền-thống tín-điều của Giáo-hội, cứ luôn nghĩ rằng mình có kiến-thức thần-học về Đức Giêsu khá đầy-đủ, cả sự việc có liên-quan đến tư-thế của Ngài ngang qua câu hỏi, như thể bảo: Ngài là Ai? Ngài làm gì khi còn sống? tức: những vấn-nạn, xuyên ngang Đạo-giáo có mặt ở lịch-sử, thế nên cuối cùng lại phải tuỳ thuộc vào trình-thuật được gọi là Tin Mừng Thứ Tư và các thư nổi cộm do tông-đồ Phaolô đọc cho thư-ký viết.










Trước hết, Phaolô vị tông-đồ dân ngoại năng-nổ, có trọng-trách giáo-dục cho kẻ tin biết: Đức Kitô là Đấng Cứu Chuộc loài người. Tiếp đến, ông còn khuyên-răn tín-hữu khắp nơi, hãy có niềm tin vững-chãi quyết bảo rằng: Ngài là “Con Thiên-Chúa”, tức Đức Chúa Con thần-thánh xuống thế làm người. Từ khác-biệt ấy, Đạo Chúa đã tách khỏi Do-thái-giáo, kể từ đó. Trước hết và trên hết, quan-điểm thần-học như thế lại đã xuất-phát từ ảnh-hưởng do Tin Mừng Thứ Tư để lại.










Có thể nói, diện-mạo thánh-thiêng-như-thần của Đức Giêsu do tác-giả Tin Mừng Thứ Tư tô-điểm, đã tạo đỉnh cao trong lịch-trình tiến-hoá tín-điều trong Đạo nơi Tân Ước, lại mang cung-cách bày-tỏ rất trau-chuốt, và là văn-bản cuối đã đạt được mục-tiêu do Đạo đề ra.










Chính vì lý-do đó, Tin Mừng Thứ Tư được chọn làm trình-thuật khởi-đầu tốt đẹp nhất trong hành-trình linh-thao, hạnh-đạo. Nói rõ hơn, thì: Đạo Chúa bắt đầu từ giai-đoạn phát-triển tín-điều nhiều hơn động-thái khởi-sự kiếm-tìm thực-tại mang tính lịch-sử, vốn ẩn-tàng đằng sau và bên dưới giai-đoạn mới chớm của Đạo vẫn cứ đặt niềm tin nơi Đức Kitô, Đấng-ngự-trên-trời.










Người thông-thạo lịch-sử hiểu rằng: Tin Mừng Thứ Tư, là hiện-tượng có-một-không-hai trong lịch-sử Đạo. Đem so sánh, người người sẽ thấy cả ba Tin Mừng kia, ra như chỉ đứng ngoài cái-gọi-là sui generis, tức: đích-thực loại-hình căn-bản, khá cá-biệt.










Tác-giả Máccô, Mátthêu và Luca vẫn được coi là đồng tác-giả Tin-Mừng-Nhất-Lãm, lại cũng theo cùng một giòng chảy truyện kể lâu nay được các nhà chú-giải xếp thành cột song song trong Tin Mừng synopsis tức: trình-thuật Phúc Âm rất nhất loạt. Tựu trung thì, các sách Tin Mừng này chỉ khác ở thời đầu và kết-thúc cuộc đời Đức Giêsu, thôi.










Truyện kể thời ấu-thơ của Đức Giêsu và truyện-kể về thời cuối cùng cuộc đời Ngài, đều không thấy xuất-hiện ở trình-thuật tác-giả Máccô soạn, tức văn-bản Tin Mừng xuất-hiện vào thời sớm nhất, trong khi hai trình-thuật kia, một của tác-giả Mát-thêu và một của tác-giả Luca, là bản sao/chép từ trình-thuật Tin Mừng Máccô mà thôi. Và mỗi người sao hoặc chép theo cung-cách rất khác-biệt.










Ngược lại, tác-giả Gioan ghi chép với tầm nhìn, mục-tiêu, cấu-trúc riêng đặc-biệt, lại rất mới. Bức tranh thần-học do tác-giả Gioan phác-hoạ, cộng thêm trình-tự ông tác-tạo bằng niên-đại và văn-phong rất giáo-dục tương-tự như sứ-điệp thực-thụ lại đã áp-đặt vào Đức Giêsu theo cách độc-đáo, không thể so-sánh với Tin Mừng Nhất Lãm, hoặc văn-bản nào khác, bấy lâu nay. Đôi lúc, ta lại thấy nó mâu-thuẫn với các chứng-cứ do các tác-giả ở đây đưa ra.










Nhận-thức có sự khác-biệt giữa các văn-bản Tin Mừng, là nhận-thức của học-giả hoặc sử-gia rất khách-quan, biệt-lập trong công-tác truy-tìm thông-tin đặt nặng nơi “nguồn” văn bản nay còn giữ. Trong khi đó, giới-chức có thẩm-quyền trong Đạo Chúa lại không mấy thích-thú đối-đầu/giáp mặt với các chứng-cứ đầy những mâu-thuẫn, khác-biệt nên các đấng bậc vị vọng trong Giáo-hội cứ phải phấn-đấu tìm phương-án khác, khả dĩ có thể hoá-giải chúng theo cung-cách hài-hoà, đồng-điệu.










Các nhà nghiên-cứu hiện-đại về Cựu-Ước, lâu nay tách 4 tầng-dầy hoặc nguồn-văn nơi “Luật Môsê” ra riêng-rẽ. Nhưng, truyền-thống Do-thái-giáo thời cổ lại tìm cách trộn-lẫn chúng thành một giải-trình tổng-hợp độc-nhất trong Ngũ Thư, tức 5 Kinh/thư đầu ở Kinh-thánh Do-thái-giáo ta còn lưu giữ, đến hôm nay.










Riêng Hội-thánh Đức Kitô, vốn bị xáo-trộn do các khác-biệt và do sự chõi âm giữa 4 bộ sách được thâu-thập và ghi chép đời Đức Giêsu, đã 2 lần toan-tính san-bằng thành phẳng-lặng các khác-biệt có trong đó. Bằng vào quan-năng sẵn có, bộ sách đầu được các bậc thức-giả trong Đạo bắt chước Do-thái-giáo vào thời cổ, đã chuyển-đổi 4 “nguồn văn” sẵn có vào thời trước, thành bộ sách độc-nhất-vô-nhị gọi là “Luật Môsê” kéo dài nhiều thế-hệ.










Hệt như thế, Giáo-hội thời đầu cũng tìm cách thiết-lập 4 bộ Tin Mừng riêng-biệt thành một truyện kể để tháp-đặt “mọi” chi-tiết do 4 tác-giả Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan làm thành một, sau đó sẽ loại-bỏ mọi khác-biệt lâu nay hiện-hữu. Nỗ-lực này, cuối cùng, cũng không thành dù quí vị đã cố kết-hợp quan-niệm tư riêng mỗi tác-giả, ở Phúc Âm.










Tuy nhiên, trong một số trường-hợp, lại có thành-phẩm tạo sự hài-hoà ở Phúc Âm, được biết dưới tên gọi là Diatessaron, tức: tác-phẩm gom-gộp Bốn-Trong-Một được gán cho biện-luận-gia có tên là Tatian sống vào giữa thế kỷ thứ 2, làm tác-giả. Chính ông này từng tạo thành-quả đáng kể cho giáo-hội Syria, là nơi mà nhiều học-giả lại đã tìm cách làm lu-mờ từng văn-bản của Phúc-Âm, làm của riêng. Các vị tuy làm thế từ thế kỷ thứ 5 trở về sau, để rồi cuối cùng thì văn-bản ấy vẫn đi vào quên-lãng, đến biến-dạng.










Trường-phái bảo-vệ chủ-trương trên, đã toại-nguyện và tồn-tại mãi đến hôm nay. Trường-phái này, lại đã trưng-diễn tác-giả Gioan như người viết tiểu-sử Đức Giêsu đạt đỉnh cao chót vót và như thế đã trở thành tác-giả Tin Mừng có tính linh-thao độc-đáo. Vốn dĩ từng thiết-tha và tiếp-cận công việc của đàn anh đi trước, tác-giả đây được hiểu rằng: ông là người cố tránh-né chuyện lập đi lập lại truyện kể, ngoại trừ truyện Thương Khó Đức Giêsu, từ đó ông tự giới-hạn ngòi bút và giọng văn của mình vào việc bổ-sung làm giàu “nguồn” văn-bản của đấng bậc đi trước bằng các bài giảng-giải áp-đặt và cho rằng Đức Giêsu là diễn-giả.










Nhìn chung, ông đã triển-khai các giáo-điều được đề ra và cải-thiện truyện kể mà các vị tiền-nhiệm của ông nêu lên.










Suy cho kỹ chủ-đích toàn-bộ 4 trình-thuật trên, người đọc sẽ thấy rằng điều đó cũng không giúp ích gì thêm việc diễn-giải ý-định của tác-giả Gioan; bởi ông có viết cũng không rõ cho lắm. Rõ ràng là: với người đọc, nếu bảo rằng tác-giả Tin Mừng Thứ Tư có lý hơn ai hết, thì hỏi rằng các tác-giả viết trước ông cả mấy thập-niên qua, thảy đều thiếu-sót hết sao?










Ngược lại, giả như các vị tiền-nhiệm của ông Gioan làm đúng, thì tác-giả đây phải lầm-lẫn chứ? Tin Mừng Nhất Lãm và tác-giả Gioan không thể cùng đúng hết. Bởi sự khác-biệt là nằm ở chỗ: tác-giả của 3 Tin Mừng gọi là Nhất Lãm nói trên từng minh-định rằng: hoạt-động công-khai của Đức Giêsu kéo dài chỉ một năm lẻ. Trong khi đó, tác-giả Gioan lại phân-hoá kéo dài đến 2 hoặc 3 dịp lễ Vượt Qua, vốn dĩ tổ-chức mỗi năm ở Galilê và Giuđêa.










Cũng hệt thế, giả như Tin Mừng đặt mốc thời-gian Đức Giêsu chịu-đóng-đinh-thập-giá là trước lễ Vượt Qua, tức vào ngày 14 tháng Nisan là đúng, thì Tin Mừng Nhất Lãm kể về Tiệc Ly như một Tiệc Lễ Vượt Qua đặc-biệt khác và định-hình sự-kiện này như một dẫn-nhập cho việc xử án Đức Giêsu phải chịu cái-chết-trên-thập-giá đúng vào ngày 15 tháng Nisan, chắc hẳn đã sai-lầm. Sở dĩ các ngài làm thế, cốt để cho trình-thuật có đôi chút đặc-tính Do-thái-giáo ngõ hầu hội-nhập vào châm-ngôn/lời lẽ hợp với Lễ Vượt Qua của Do-thái-giáo, khi đó ta không thể xác-định tập-tục làm bánh không men ăn vào dịp này.










Thành thử, chắc sẽ có người lại cứ hỏi: Tin Mừng Thứ Tư do ai viết? Và, tác-giả viết vào thời nào? Cân nhắc kỹ, ta thấy: các văn-bản viết bằng tay theo kiểu “đứt đoạn” của tác-giả Gioan hoàn-tất kể từ năm 125 đến 150 sau Công nguyên, thôi. Hệt như thế, các qui-chiếu xưa/cũ nhất mà nhiều vì vẫn gán cho là đó Tin Mừng do tác-giả Gioan viết thuộc thời-kỳ văn-chương Kitô-giáo vừa mới chớm, tức: xuất-hiện chỉ từ giữa thế-kỷ thứ 2 mà thôi. Vậy nên, việc viết nên trình-thuật này hẳn là đã hoàn-thành trước những năm tháng thời ấy.










Mặt khác, giáo-điều nào trong Đạo tiến-hoá đến mức cao vút, vốn được gán là do tác-giả Gioan viết, lại xuất-hiện vào giai-đoạn sau Tin Mừng Nhất Lãm cũng rất nhiều. Phần đông các nhà chú-giải ước-tính văn-bản này phải được viết vào niên-đại thuộc phần tư cuối cùng của thế-kỷ thứ nhất, mà thôi. Cũng hệt thế, ở trình-thuật Tin Mừng của tác-giả Gioan, mọi người nhận thấy có sự chia-cách giữa Do-thái-giáo và Kitô-giáo qua sự việc các vị theo chân Giêsu đã bị xua đuổi khỏi hội-đường Do-thái-giáo, cũng rất thường.










Điều này không thể xảy ra vào những năm cuối thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên được. Thế nên, tôi thuận theo ý các nhà chú-giải Tân Ước chính-mạch cho rằng việc này xảy ra hồi đầu thế-kỷ thứ 2, tức: khoảng thời-gian từ năm 100 đến năm 110. Đồng thời, có giả-thuyết cho rằng: Tin Mừng tác-giả Gioan viết, vốn dĩ xuất-hiện vào thời-gian này, lại có chứng-cứ thoả-đáng. Trong khi đó, một số chuyên-gia Kinh-thánh tương-đối nghiêm-túc vẫn cứ cho rằng: Tin Mừng Thứ Tư chắc-chắn xuất-hiện vào niên-biểu 150 sau Công nguyên hoặc những năm sau đó, thật rất xa.










Phần đông học-giả có lập-trường tương-tự, lại cũng cho rằng: thật khó mà biết rõ lai-lịch của tác-giả Tin Mừng này, tức: ta không thể biết đích-xác sách này do ai viết. Nếu căn-cứ vào câu dẫn-nhập như thế bảo “Tin Mừng theo tác-giả Gioan” mà thôi, lại càng mơ-hồ nhiều hơn nữa. Bởi, Gioan đây là Gioan nào? Và, có điều là: mãi về sau, tên gọi của tác-giả mới được gắn liền vào văn-bản trình-thuật thôi. Trong khi đó, ở Phúc Âm này, suốt từ chương 1 đến chương 20, không thấy nói ai là người viết nên sách này, hết.










Đặc-biệt, ở chương 21 có người nào đó, chắc chắn không phải là người viết trình thuật này, lại đã tự ý thêm vào đó một đôi chi-tiết như câu 24 chương này còn ghi là người thêm thắt đã định-danh/định-vị chính mình là “đồ-đệ thương mến của Đức Giêsu”, tức cố ý ám-chỉ ông Gioan đó là Gioan làm nghề chài-lưới ở Galilê, con ông Dêbêđê.










Nay, theo văn-bản thuộc truyền-thống tín-hữu thế kỷ thứ 2, thì nhà kinh-điển nổi tiếng Giáo-hội là tổ-phụ Irênê, giám-mục chủ-quản địa-phận Lyon, nước Pháp sống vào năm 180 sau Công nguyên, đã ghi lại rằng: tông-đồ Gioan sống rất thọ ở thủ-phủ Êphêsô, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ thuộc mạn châu Á, là người viết ra Tin Mừng Thứ Tư này.










Tuy là thế, các chứng-cứ có từ thời tiên-khởi, không xác-minh được việc nối-kết tác-giả Tin Mừng Thứ Tư với ông Gioan ở Êphêsô được. Ông là người cuối cùng được sách Tông Đồ Công Vụ nhắc ở đoạn 8 câu 14, tức: là người dẫn dắt việc rao giảng Tin Mừng cho Samaria cùng đồng-hành với tông đồ Phêrô và Phaolô. Riêng tông-đồ Phaolô, cũng nói ông là người tháp-tùng ông Giacôbê, em trai Đức Giêsu và cả tông-đồ Phêrô như một trong ba cột trụ của Giáo-hội Giêrusalem vào thời đó (xem thư Galata 2: 9).










Hồi thế-kỷ đầu sau Công nguyên, không thấy ai lên tiếng xác-minh rằng tông-đồ Gioan đã chuyển về vùng ven biên thuộc Tiểu Á, hết. Riêng Giám mục Ignatiô thành Antiôkia là người có cơ-hội tuyệt-vời trong việc này, nhưng ông lại không làm thế.










Trong thư gửi thành-viên Giáo-hội Êphêsô xuất-hiện vào niên-đại 110 sau Công nguyên, Giám mục này đã qui-chiếu đôi điều đại ý bảo rằng: người Êphêsô là dân con dưới trướng của tông-đồ Phaolô. Nhưng, trước đó vài năm, Giám-mục này lại không chú-thích gì để xác-nhận rằng vị tông-đồ cao cả Phaolô và người viết Tin Mừng Gioan từng sống chung với cộng-đoàn tín-hữu ở Êphêsô bao giờ hết!










Mãi sau này, vấn-đề còn nhiêu-khê hơn. Xem chừng, thực-tế có rất nhiều nam-nhân mang tên Gioan cũng đã hoạt-động năng-nổ ở vùng này. Một trong các vị được gọi là “Gioan Lão-thành” mà Giám-mục thành Hiêrapôlis là Papias bảo: vị ấy là tông-đồ Gioan từng thân cận với Đức Giêsu (là người sống ở vùng Tiểu Á); nhưng ông Gioan này lại chết vào năm 130 sau Công nguyên. Thật ngẫu-nhiên, tác-giả thư Thứ Hai và thứ Ba của người viết tên là Gioan lại cũng định-danh chính mình là “Gioan Lão Thành”, trong khi Thư Thứ Nhất của người viết cũng trùng tên Gioan, lại không gán cho bất cứ ai có tên ghi trong thư này, hết.










Cuối cùng thì, để định-vị/định-hình theo cách xác-thực là tác-giả Tin Mừng Thứ Tư lâu nay vẫn được gán cho nam-nhân dân chài người Galilê, vốn không có trình-độ học-vấn và được đề-cập cách chung chung như ở sách Tông Đồ Công-Vụ đoạn 4 câu 13, có lẽ phải kể đến vị học-giả đầy sáng-kiến cả về triết-lý lẫn thần-bí Hy-Lạp điệu-nghệ sống trước sau tác-giả đến cả trăm năm.










Xem ra, đây là bước nhảy vọt nhiều tưởng-tượng; và cũng là chuyện vượt quá khá-năng xét-đoán và biện-giải của người thường, vào mọi lúc.










Tóm lại, bất cứ mọi người đều có khả-năng làm công việc đơn-giản là rút từ túi áo choàng bên ngoài mình đang mặc, lấy ra danh-tánh của đấng bậc vị vọng nào đó, mà mọi người chấp-thuận cho đấy là tên tuổi của tác-giả do mình định-danh, mỗi thế thôi.










Ngoài danh-tánh tông-đồ Gioan ra, có lẽ phải kể đến tên tuổi các ứng-viên khác, như đấng bậc chủ-trì giáo-đoàn nọ hoặc nhân-sĩ lão-thành kia, trong cộng-đồng Giáo-hội có tên gọi là Gioan, cũng đều được. Riêng Gioan Mác-cô, một thừa-tác-viên từng đồng-hành với tông-đồ Phaolô được nhắc đến tên ở sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 15 câu 37, lại được Giáo-hội thời đó qui cho là tổ-phụ Clêmentê của Alexandria. Và, Lazarô bạn hiền thương mến của Đức Giêsu, phải chăng là “Vị Tông Đồ mến thương” hoặc ai khác được Giáo-hội nghĩ ra; và đây cũng là chuyện đáng để mọi người bàn đến, cho vui chuyện.










Nói cho cùng, sự việc ta không thể nào kết hợp Tin Mừng Thứ Tư gộp với Tin Mừng Nhất Lãm phối-hợp ngày tháng cuối cùng làm văn-bản, sẽ mạnh mẽ cản-trở việc định-danh tác-giả là nhân-chứng mắt thấy tai nghe chính Đức Giêsu lịch-sử được.










(Bài 2)


Gioan Tin Mừng, người là ai?



Nhiều thần-học-gia cứ luôn tìm cách đặt-định năm tháng ngày giờ việc xuất-hiện Tin Mừng Thứ Tư vào giữa thế-kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Chuyện này, vẫn liên-tục đánh đòn tâm não khiến tôi phải cân-nhắc lại điều này, vì chứng-cứ các vị đưa ra vẫn không làm tôi thấy hữu lý chút nào, về lịch-sử. Và, về thần-học, hẳn ta cũng không thể chấp-nhận chuyện đó được. Bởi, lý lẽ các vị đem đến thật sự không tạo xác-chứng thực-tế trước sau như một, được.



Xét việc ông làm, chắc chắn tác giả Gioan đây phải là nhà thần-học trổi-trang Do-thái-giáo thuộc cỡ thượng-thừa, mới có thể nghiêng về lập-trường thần-bí rất huyền-nhiệm. Ông là người từng tiếp-cận nhiều triết-thuyết bí-nhiệm đương-đại của Hy-Lạp, vào thời đó. Mặt khác, xét khía-cạnh tâm-tư cũng như tình-tự con người, thì: đa số người theo Do-thái-giáo thường ghét cay ghét đắng lập-trường tư-tưởng của tác-giả trình-thuật Tin Mừng Thứ Tư, này.



Với họ, người viết Tin Mừng đây, quả là học-giả từng hấp-thụ nền văn-minh/văn-hoá của Hy-Lạp, thấy rất rõ. Thoạt đầu, ông thường có động-thái nghịch-chống/khích-bác lập-trường thần-học của Do-thái-giáo; nhưng về sau, ông đã rút tỉa quan-điểm của họ và từ đó có động-thái cùng tư-tưởng thần-bí của những người nghiêng về Đạo do Đức Giêsu đề ra.



Riêng sự-kiện người viết đã sử-dụng một số từ-ngữ cùng văn-phong/thể-loại của Do-thái-giáo chẳng hạn như các cụm-từ “Rabbi” hoặc “Rabbouni” chẳng hạn, lại dịch sang Tin Mừng bản 70 Hy-Lạp theo khuynh-hướng vốn xuất-hiện ngay từ đầu. Như thế, là tác-giả cố ý viết trình-thuật cho những người đọc không thuận theo Do-thái-giáo. Về phần tác-giả Mátthêu và Máccô, các vị này lại vẫn không làm như tác-giả Tin Mừng Thứ Tư vì nghĩ rằng phần đông người đọc rồi ra cũng sẽ hiểu những điều các ông viết.



Chân-dung Đức Giêsu và thông-điệp thực-sự mà lâu nay ta vẫn cho là lời Ngài từng nói ở Tin Mừng, sẽ được bàn kỹ ở chương kế tiếp. Nhưng, ngay từ giờ, ta cũng thấy được thực-chất vấn-đề rõ ràng đặt mốc/cắm chặng cả về thời-gian trước khi có Tin Mừng Nhất Lãm, nữa. Múc-đích ta tập-trung luận-giải ở đây, là để định ra rằng việc thiếu tính nhất-quán nói trên, cũng không làm ai ngạc-nhiên hết. Bởi, mọi người vẫn để trong đầu một kỳ-vọng nhỏ, là: chúng ta đang đối-đầu/giáp mặt để có thể hầu chuyện với nhân-vật lão-thành hiện-diện giữa các trình-thuật khác, cách độc đáo.



Như tôi có lần nói: mọi chuyện ghi ở Tin Mừng Thứ Tư này, cả về cốt truyện lẫn mốc thời-gian cũng như cấu-trúc câu văn, đều mang tính-chất được-gọi-làsui generis, tức sự việc rất chung chung, dù tác-giả Tin Mừng Thứ Tư và Tin Mừng Nhất Lãm đều cùng nhắm mục-đích “doãn” lại cuộc đời và lời dạy của nhân-vật nổi-cộm là Ngài đi nữa, các vị vẫn có rất ít mẫu số chung nói về lập-trường tư-tưởng cùng quan-điểm của mình. Quả thật, ít có chuyện nào lại được như thế, đến độ mọi giao-lưu/quan-hệ trực-tính đều bị giới-hạn trong phạm-vi chỉ một chương duy-nhất rất độc-lập.



Nói đúng hơn, chỉ mỗi 25 câu đầu ở Tin Mừng Thứ Tư, ngay chương 6 cho thấy các câu này diễn-tả 3 phân-đoạn/phần-vụ nối tiếp nhau: phần đầu, về chuyện lạ chỉ mỗi 5 tấm bánh và 2 con cá thôi, các ngài vẫn có thể nuôi sống những 5 ngàn người, đang đói bụng. Phần hai, về sự-kiện Đức Giêsu đi trên nước ở Biển Hồ Tibêrias. Và, phần ba về chuyện Ngài bước lên thuyền của tông-đồ, rồi cùng các vị hướng vào bờ cận duyên phía đối-diện. Các phân-đoạn/phần-vụ này, lại cũng song-hành/trùng-hợp với trình-thuật Máccô và Mátthêu, chỉ khác mỗi điều là: tác-giả Gioan không nói gì đến hoạt-động “chữa lành” của Đức Giêsu tại Gênêsarét như ở trình-thuật Máccô đoạn 6 câu 32-56, và trình-thuật Mátthêu đoạn 14 câu 13-36, như đã thấy.



Nét đặc-trưng nơi diện-mạo Đức Giêsu xuất-hiện ở trình-thuật Tin Mừng Nhất Lãm hoặc đã biến mất hoàn-toàn ở Tin Mừng Thứ Tư, hoặc mang mặc ý-tưởng do tác-giả này đưa ra, lại đã suy-giảm cũng rất nhiều. Các hiện-tượng “chữa lành” của Đức Giêsu, như: truyện kể về động-thái diệt ma/trừ tà lúc ấy được coi như nguyên-nhân gây tật bệnh hoặc đau ốm, lại không hiện rõ ở Tin Mừng của tác-giả Gioan.



Theo hướng Tin Mừng Thứ Tư chủ-trương, các hoạt-động mang dáng dấp của Đạo-giáo hiển-hiện với dân thường ở huyện, dù đó là chuyện thần-thông/ma-thuật, vẫn không xứng với nhân-vật nổi tiếng nghiêm-túc như Đức Giêsu, tức: không thuộc văn-phong/thể-loại mang tính-chất rất “Gioan”, được.



Ngay việc thực-thi chữa trị nhiều tật bệnh, là nét đặc-trưng/đặc-thù chiếm ưu-thế nơi chân-dung Đức Giêsu ở các trình-thuật có trước đó, đều không tập-trung đặt nặng về Tin Mừng Tứ Tư của tác-giả Gioan. Trong số các sự-kiện chữa lành được kể đi kể lại nhiều lần ở Tin Mừng Nhất Lãm, thì duy-nhất chỉ một sự-kiện còn rơi rớt nơi Tin Mừng Thứ Tư, đó là hình-thức được thao-tác theo cách nào đó, thôi. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, truyện kể người tớ gái của viên đội-trưởng thuộc đội-quân của đế quốc La Mã được Đức Giêsu chữa lành, lại bị tác-giả Gioan gạt ra ngoài trình-thuật của ông.



Ta sẽ bàn thêm về việc chữa lành con trai chức-sắc nọ làm việc cho Hêrôđê, vào những trang kế tiếp, cho rõ nét.



Tác-giả Tin Mừng Thứ Tư chỉ mô-tả thêm hai đoạn chữa lành gom gộp lại, đó là: chữa lành người què quặt tại hồ Bétsêđa ở đoạn 5 câu 2-9; và sự-kiện anh hành-khất mù loà từ thuở bẩm sinh, được phục-hồi thị-giác ở đoạn 9 câu 1-7. Câu truyện trên, diễn-luận chỉ bằng lệnh miệng thôi, mà người bệnh cũng được khỏi bệnh ngay tức thì, như câu nói: “Hãy trỗi dậy, mà đi!” (ở đoạn 5 câu 8).



Còn ở truyện sau, thì Đức Giêsu lại đã phải dùng đến chất thuốc gì đó, pha trộn với bùn đất cùng nước bọt mới xong việc. Lối chữa lành thấy rõ hơn, là ở trường-hợp người câm-điếc trong Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 33 và việc chữa người mù cũng ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 23, nhờ nước bọt từ miệng Đức Giêsu mà được. Chỉ những truyện như thế mới được kể rõ, nhưng tác-giả Gioan lại nói bóng/nói gió cách chung chung về điều mà ông gọi là “làm các dấu trên người bệnh” (Ga 6: 2/Mc 6: 53-56 và Mt 14: 34-36).



Ta tìm ra được các hiệu-quả mờ nhạt vốn vang vọng nơi một số đoạn văn của tác giả Gioan vào bối-cảnh khác-biệt, hoặc truyện được cải-biến theo một tình-tiết khác. Biến-cải này, xem ra bị thôi thúc từ ý-niệm của học-thuyết được nâng cao nhiều hơn nữa ở Tin Mừng Thứ Tư. Nói khác đi, cả khi ta xét mỗi văn-phong/thể-loại mà thôi, cũng không thoát khỏi việc dẫn ta đến kết-luận bảo rằng: so sánh Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca, tức: các Tin Mừng đứng giữa lập-trường truyền-đạt một Đức Giêsu lịch-sử và sự hình-thành Đạo Chúa, thời sớm nhất, thì tác-giả Gioan đã phản-ánh việc triển-khai niềm tin của tín-hữu thời đầu cách trọn-vẹn, tức thành-phẩm rất nề-nếp có suy-tư của giáo hội thời tiên-khởi về Đức Giêsu, Đấng nổi tiếng, nổi danh rất trổi-bật.



Lấy ví-dụ, ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu xua đuổi các đấng bậc chuyên lo đổi tiền cùng hối-suất và mậu dịch bằng việc hiến-tế mọi thú loài hãy rời khỏi đền thờ thánh thiêng “nơi Cha Ta nguyện cầu” ở Giêrusalem chỉ ít ngày trước khi Ngài chấp nhận chịu-đóng-đinh-thập-tự. Sự việc này được diễn-luận là như duyên-do cuối-cùng kích-động việc Ngài bị chìm xuống thấp, như có được tính khả-thi lịch-sử.



Ngược lại, tác-giả Gioan lại tường trình cái-gọi-là việc “tẩy sạch đền thờ” như một khởi-đầu ngày tháng hoạt-động công-khai của Đức Giêsu như ở Tin Mừng Gioan đoạn 2 câu 14-16. Và ông đã đầu-tư/tạo-tác việc ấy vào ý-nghĩa tiên-tri rất thần-học. Việc đó hoàn-toàn là động-thái biểu-trưng ám-chỉ việc phá-hủy đền thờ và tiếp tục tái-thiết chốn thánh thiêng, thờ-tự. Tự thân, việc này mặc-khải cách rất sớm cái chết và sự trỗi-dậy của D(ức Giêsu như được biểu-lộ ở câu nó “Hãy phá-hủy đền thờ này đi, trong 3 ngày, Tôi sẽ làm cho nó hồi-phục lại.” (Ga 2: 19)



Cũng hệt thế, Tin Mừng Nhất Lãm lại tiếp tục diễn-nghĩa kịch-bản chữa lành do Đức Giêsu thực-hiện từ xa mà người tớ gái của viên sĩ-quan “ngoài luồng” đã hồi-hưu về ở Caphanaum từng yêu-cầu Đức Giêsu hành-xử. Mục-đích của truyện kể chỉ để đưa niềm tin của một đấng bậc ngoài Do-thái-giáo được nhẹ nhõm trở lại như ta từng nghe kể ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 5-13 và Luca đoạn 7 câu 1-10.



Ở Tin Mừng Thứ Tư, cha đẻ của người bệnh lại không phải là vị tướng/tá hồi-hưu thuộc quân đội La Mã, mà là chức-sắc Hoàng-gia là người theo Do-thái-giáo. Không còn nghi ngờ gì nữa, vị ấy xuất tự Tibêriát nơi có toà án của Hêrôđê Antipas, vị tổng-trấn xứ miền Galilê là nơi ông cư-ngụ vào lúc ấy.



Tóm lại, câu truyện ở đây đại ý nói về việc Đức Giêsu phải giáp mặt/đối đầu với một người Do-thái-giáo không cùng lập-trường hoặc chánh-kiến về Đạo đang van-nài Ngài. Và, điều này thực sự thích-hợp với tinh-thần Tin Mừng Thứ Tư qua đó, tác-giả khiển-trách ông về nhiều lỗi tội; đồng thời lại cũng trách móc người Do-thái-giáo cứ một mực đòi dấu thiêng điềm lạ, để mà tin.



Dù sao đi nữa, nếu chỉ nghe mỗi lời nài van thống-thiết của bậc làm cha đang có tâm-trạng rối bời, thì Đức Giêsu lại đã chạnh lòng thương rồi làm theo theo lời thỉnh-cầu tha-thiết của người cha như Tin Mừng Gioan có đề-cập ở đoạn 4 câu 46-53.



Lại nữa, nếu ta lấy rút đi các câu truyện kể khác nhau ở Tin Mừng qua đó tác-giả mô-tả việc nữ-phụ nọ đổ dầu lên người Đức Giêsu hôm ở Bêtania, ắt thấy rõ ý đồ của tác-giả. Theo tác-giả Gioan, qua đoạn 12 câu 1-8, thì chỉ mới sáu ngày trước Lễ hội Vượt Qua năm ấy, Đức Giêsu đã để ra nguyên buổi chiều để nán ở lại nhà bạn hiền là ông Lazarô đã trỗi-dậy, thì hôm ấy người chị của Lazarô là Maria lại cũng tiến-hành một tập-tục đổ dầu lên mình Ngài đúng lời dạy của tập-tục. Chị ta, lúc ấy, bị tông đồ Giuđa chê-trách không phải vì cử-chỉ lố lăng của người nữ-phụ trắc-nết nọ từng lấy tóc làm khăn lau chân Ngài; nhưng vì chị ta lại đã xài phí phạm thứ dầu thơm đắt giá thay vì đem nó bán đi lấy tiền giúp đỡ người nghèo khổ.



Câu truyện kể được dàn dựng bằng nhiều yếu-tố xuất phát từ ít nhất là hai truyền-thống có văn-bản của thời cổ rất hẳn hòi. Việc đổ dầu lên tóc (chứ không phải lên chân tay hoặc thân mình Ngài) do một nữ-phụ không tên tuổi sống ở làng Bêtania vào hai ngày (chứ không phải 6 ngày) trước Lễ hội Vượt Qua là do tác-giả Máccô viết trước tiên ở đoạn 14 câu 3-9; và tác-giả Mátthêu viết ở đoạn 26 câu 6-13 là những vị đã ghi chép trình-thuật thời trước đó.



Tuy nhiên, đoạn văn này được nhiều người coi như đã xảy ra tại nhà ông Simôn nào đó không ai biết. mà chỉ ghi là tại nhà ông Simôn bệnh phung, chứ không phải tại nhà của bạn hiền Lazarô đã-trỗi-dậy.



Tuy là thế, cử-chỉ đẹp của nữ-phụ người-dưng-khách-lạ nọ lại cứ bị đánh-giá là phí-phạm tiền bạc, là xa hoa, quá đáng. Cử-chỉ đẹp đầy yêu thương và bao-dung của nữ-phụ hôm ấy vẫn bị những người có mặt (giống ở Tin Mừng tác-giả Máccô viết), cũng đã bị chính các “tông đồ” (như ở trình-thuật tác-giả Mátthêu viết) cho là phung-phí quá đáng. Truyện kể song-hành này, không thấy xuất-hiện ở Tin Mừng do tác-giả Luca ghi, vì ông lại ghi chép cách khác và rồi lại đưa vào một bối-cảnh cũng thật khác, như ở đoạn 7 câu 36-50.



Tác-giả Tin Mừng đây ghi rõ là: sự việc này đã từng xảy ra tại nhà ông Simôn người Pharisêu (chứ không phải Simôn bệnh phung). Và, ở một đoạn trước đó, tác-giả Luca lại kể về một cô gái điếm (tức: một “cô gái thị thành vốn là kẻ tội lỗi”), lại đã bước vào phòng người khác dù không được mời, rồi ngồi xuống rửa chân Đức Giêsu bằng nước mắt của mình, rồi chùi rửa bằng tóc xoã, rồi còn hôn lên đó và lấy bình dầu thơm đổ lên đó. Nhận thấy nét mặt bất mãn của ông Simôn, Đức Giêsu đã quay câu chuyện sang bài học về sám-hối và thứ tha.



Cũng là tác-giả Luca lại nói về việc Đức Giêsu ghé thăm ngôi làng không nêu tên ở Galilê là nơi hai chị em Marta và Maria sinh sống, nhưng tác-giả lại không đả động gì đến người em tên là Lazarô hoặc về chuyện đổ dầu thơm lên chân hoặc người Đức Giêsu.



Ở đây, tác-giả Tin Mưng Thứ Tư lại đã đưa ra truyền-thống có cắt xén và trộn lẫn bằng một vặn vẹo khá đáng kể rằng việc đổ dầu bị chê-trách, không do tông-đồ là những vị sau đó đã soi rọi bằng thứ ánh sáng có lợi, nhưng do Giuđa được coi như tên trộm, phản bội.



Thêm nữa, để người đọc của ta bớt căng-thẳng về sự khác-biệt giữa Tin Mừng Nhất Lãm và trình-thuật tác-giả Gioan, nay thử xét 2 phân-đoạn/phần-vụ ở Tin Mừng Thứ Tư trong đó tác-giả đưa nhân vật là Gioan Tẩy Giả gặp gỡ Đức Giêsu và xích gần nhau.



Trình-thuật mô-tả cuộc giáp mặt lần đầu giữa hai nhân-vật này tại bờ sông Gio-đan cũng giống hệt trình-thuật Tin Mừng Gioan ở đoạn 1 câu 29-37 và tương-ứng với các đoạn trong Tin Mừng Nhất Lãm. Câu tác-giả Gioan viết “Này, là Chiên của Thiên-Chúa” gợi nhớ tiếng nói từ trời cao ở Tin Mừng Nhất Lãm cốt giới-thiệu Đức Giêsu như “Người Con yêu dấu của Thiên-Chúa”.



Tưởng cũng nên nhớ, là: không như cụm-từ “con trẻ” ở tiếng Anh, từ-vựng “talya” bên tiếng Aram dịch sang thành “Chiên con” bên tiếng Hy-Lạp theo kiểu ẩn-dụ, là cốt chỉ về đứa “trẻ nít”. Tuy thế, ở đây, cũng có nhiều khác-biệt quan-trọng, thấy rất rõ. Ba tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm là Mátthêu, Máccô và Luca đều kiên-quyết khẳng-định rằng: Đức Giêsu đã khiêm-tốn kiếm tìm ông Gioan Tẩy Giả để cho ông thanh-tẩy.



Trong khi đó, Tin Mừng Thứ Tư lại không thể chấp-nhận thứ hành-xử tự làm cho mình mất thể-diện đến độ thế. Và từ đó, tác-giả Tin Mừng đây, chọn động-thái im-lặng về chuyện tẩy-rửa-cho-Đức-Giêsu. Thế nên, tác-giả này mới né-tránh việc nói bóng/nói gió rằng: ông Gioan Tẩy Giả có thể ở tư-thế “trên chân” Đức Giêsu là Đấng được tẩy rửa, rất lành sạch.



Thành thử, nhiều vị đành phải cắt-nghĩa thái-độ của tác giả cho xứng-hợp việc biện-giải, bảo đó là việc tẩy và rửa của lòng ăn-năn/hối-cải được truyền-thống cổ/xưa đòi hỏi cách gián-tiếp có ghi chép ở trình-thuật Mátthêu đoạn 3 câu 14-15. Và, đó cũng là lý-chứng mà các vị nại đến, bằng giọng-điệu hối-tiếc đầy kinh-ngạc qua câu nói vẫn bảo rằng:



“Chính tôi đây mới cần được Ngài thanh-tẩy, thế mà Ngài lại đến với tôi”.

(Mt 3: 14b).



Đọc câu tiếp ở Tin Mừng Thứ Tư, như đoạn 3 câu 22 và đoạn 4 câu 1-2, ta thấy trái nghịch hẳn tâm-tình hài-hoà đầy kính-trọng từng hàm-ẩn sự việc xảy đến giữa Đức Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả. Tác-giả đây, ám-chỉ mối quan-hệ gượng ép bộc-bạch cho thấy có sự kình-chống/cãi vã giữa các tông-đồ của Ngài, hôm ấy.



Cũng thế, muốn hiểu rõ tương-quan họ hàng giữa hai bậc thày nói trên, nếu được nói lên cách rõ ràng, âu cũng hàm-ẩn bảo rằng các Ngài ít nhất cũng có thế-đứng tương-tự; và tác-giả Gioan không qui về sự-kiện được tác-giả Luca kiểm-chứng ở đoạn 1 câu 25-56, khi bảo rằng mẹ các ngài, là bà Êlizabét và Maria cũng có tương-quan họ hàng, rất đâu đấy.



Việc đả động thân-mẫu Đức Giêsu, giúp ta nhớ lại sự-kiện khác gây ấn-tượng nổi-bật giữa Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Thứ Tư. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, chân-dung Đức Giêsu được điểm-tô cho thấy Ngài rất dè-dặt, có thái-độ chống-đối hướng về gia-đình, kể cả Đức Mari,a nữa. Tác-giả Máccô viết ở đoạn 3 câu 21, đã thẳng-thắn tường-trình rằng: thân-bằng quyến-thuộc của Ngài lại cứ nghĩ Ngài chắc đã lên cơn điên, nên các vị mới túm lấy Ngài đem ra khỏi khu-vực đầy quần-chúng.



Ở một đoạn khác, ta được bảo: “Mẹ Ngài và anh em Ngài đang đợi ở ngoài”; nhưng khi ấy Đức Giêsu không đón-tiếp các vị một cách mật-thiết, như họ tưởng. Các vị cứ nghĩ: khi nghe báo có người thân chờ ở ngoài, tự khắc Ngài phải ngưng ngay công việc để tiếp-đón họ. Nhưng, khi ấy Đức GIêsu lại nói: “Ai là mẹ Tôi và là anh em Tôi?” Rồi nhìn quanh và chỉ vào các tông-đồ, Ngài tuyên-bố một cách đầy ẩn-dụ mà bảo: đó là “mẹ” và là “anh/em” Ngài (Máccô 3: 31-35; Mátthêu 12: 46-50; Luca 8: 19-21).



Không kể thời còn ở Nazarét, Đức Giêsu vốn là con của bà Maria, được diễn-tả như “Bác thợ mộc” hoặc “con của bác thợ mộc”, thì truyện kể Tin Mừng Nhất Lãm đã để luột mất ý-nghĩa, không nói về gia-đình Đức Giêsu nữa. Muốn biết rõ, người đọc lại phải quay về sách Tông Đồ Công Vụ ở đoạn 1 câu 14 mới thấy: “và Maria, mẹ Đức Giêsu và các anh em Ngài” đã tháp-tùng cùng các phụ-nữ” và tông-đồ, trong đó tác-giả kể tên đủ 11 người trừ Giuđa Iscariốt, là người đã đào thoát khỏi danh-sách chính-thức.



Mãi sau này, ta được sách Tông Đồ Công Vụ dạy cho biết: “ông Giacôbê, em trai của Chúa”, đã trở-thành thủ-lãnh Giáo-hội Giêrusalem. Còn ông Giuđê, một trong 4 người em của Đức Giêsu được mô-tả là tác-giả của một trong các thư ngắn ở Tân Ước. Vậy nên, vào thời đó, mọi người ít ra cũng thấy là gia-đình đã tham-gia công việc của Đức Giêsu, vẫn rất thường.



Về phần Bà Maria, đoạn sách Tông Đồ Công Vụ có trích một số chốt-điểm chuyển-đổi, tức điểm khởi-đầu qua đó Giáo-hội đã có động-thái thuận-lợi với Bà, tức đạt tột-đỉnh ở Tin Mừng Thứ Tư. Một đằng tác-giả Gioan lại đã tỏ ra tiêu-cực về những người “anh/em” của Đức Giêsu là những vị vốn dĩ “không tin Ngài” (xem Gioan đoạn 7 câu 5), đằng khác, tác-giả lại đưa ra thông-điệp tích-cực về bà mẹ của Đức Giêsu.



Tác-giả Gioan đây, lại đã đồng-thuận với Tin Mừng Nhất Lãm, khi hiểu rằng cha đẻ của Đức Giêsu là ông Giuse (như từng nói ở trình thuật Máccô đoạn 6 câu 3, và trình-thuật Mátthêu đoạn 13 câu 55), cả Đức Giêsu lẫn mẹ Ngài, đều được mô-tả như cư-dân Nazarét ta vẫn biết (xem 1: 45; 6: 42).



Tuy nhiên, tác-giả Gioan chẳng bao giờ đụng đến danh-tánh Đức Maria trong văn-bản của ông. Thay vào đó, tác-giả Tin Mừng đây vẫn có thói quen gọi bà là “Mẹ Đức Giêsu”, như lần đầu bà xuất-hiện ở Tin Mừng làm thực-khách cùng Đức Giêsu và môn-đệ Ngài đến dự tiệc cưới ở thôn làng mang tên Cana, gần Nazarét. Khi nhận ra là nhà đám hết rượu để thết-đãi, thì Bà hối-thúc Đức Giêsu khi ấy ngồi cạnh Bà, hãy làm động-tác nào đó để nhà đám bớt lúng túng (Ga 2: 1-3)*3.



Khi ấy, Đức Maria không cần biết là Ngài có dự tính thoái-thác câu trả lời không, vì bà thừa biết Đức Giêsu sẽ không phản-bác sự trông đợi của Bà, nên mới truyền cho gia-nhân làm theo hiệu-lệnh của Ngài (Ga 2: 4-5)



Sau sự lạ xảy ra hôm ấy, nhóm gia-đình Ngài gồm có: mẹ, con và anh em Ngài cùng các tông-đồ đã rời chốn ấy để về Caphanaum (Ga 2: 12). Trình thuật tác-giả Gioan viết, đã hiểu ngầm là có sự gần-gũi thân-thương giữa Mẹ và Con, khác hẳn sự lạnh-tanh và thái-độ vô-tình xen vào chuyện gia-đình, thấy ở trình-thuật Nhất Lãm.



Trái với trình-thuật Máccô và Mátthêu, qua đó một số nữ-phụ, không có mẹ của Đức Giêsu khi đó, đều đứng từ xa chứng-kiến sự-việc xảy ra (như ở Máccô đoạn 15 câu 40; Mátthêu đoạn 27 câu 56 đã diễn-bày). Theo tác-giả Tin Mừng Thứ Tư, Đức Maria lại đứng sát bên thập-giá đóng đinh Ngài; và, trước khi qua đời, Ngài đã trăn-trối hai vị, một bên là mẹ và một bên là “vị tông-đồ thương-mến” của Ngài chăm-sóc cho nhau (Ga 19: 26-27)





(Bài 3)




Gioan Tin Mừng, nhân vật thật lạ kỳ



Có một đặc-trưng khác, khả dĩ giúp ta phân-biệt được Tin Mừng thứ Tư với Tin Mừng Nhất Lãm là việc ta hiểu thế nào về các “sự lạ” hoặc “phép lạ” do Đức Giêsu thực-hiện, hồi thời trước. Người đầu tiên trong 3 tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm, đã xem xét hoạt-động công-khai đầy uy-lực của Ngài -như nhiều người thường nghĩ:- Ngài làm thế là để “chữa lành” người tật bệnh, hầu đem lại lợi ích cho riêng họ. Nhưng thực tình, nó lại tấn kích mạnh lên người bàng quan, vẫn coi đó như “chuyện lạ” đầy phù phép.



Xưa nay, mọi người chúng ta vẫn được dạy: Ngài công-khai bác bỏ điều mà phần đông dân-chúng thời bấy giờ cho rằng các “dấu lạ/điềm thiêng” được tỏ-hiện, là để chứng-tỏ quyền-bính siêu-phàm của người ra uy. Về phía Đức Giêsu, Ngài từ-chối/không đáp lại yêu cầu đòi Ngài phải ban “dấu lạ/điềm thiêng từ trời xuống” mà đám Do-thái-giáo, như: nhóm Pharisêu, ký-lục, kỳ-mục hoặc Xađuxê đòi hỏi như thấy ghi ở trình-thuật Mác-cô đoạn 8 câu 11; và trình-thuật Mát-thêu đoạn 12 câu 38 cũng như đoạn 16 câu 1.



Đức Giêsu, khi xưa, luôn bác-bỏ điều mà người Do-thái-giáo đòi “dấu lạ/điềm thiêng” bằng cách bảo rằng: “chỉ những kẻ lệ-thuộc vào ác-thần/sự dữ và thế-hệ ngoại tình, mới cần đến “dấu lạ”, như thấy ghi ở trình-thuật Mát-thêu đoạn 12 câu 39; hoặc đoạn 16 câu 4; và trình-thuật Luca đoạn 11 câu 29.



Ở Tin Mừng Nhất Lãm, các tác-giả lại đi đến kết-luận rút từ các truyện thần-kỳ khác, để rồi khẳng định: Đức Giêsu là vị Ngôn sứ cao cả, như truyền-thống đã 2 lần chuyển-tải ở trình-thuật Gioan đoạn 6 câu 14 và đoạn 9 câu 17.



Mặt khác, các tác-giả đây, còn ám-chỉ “dấu lạ/điềm thiêng” bằng sự việc Đức Giêsu xua đuổi quỷ ma nhờ sự-thể là Ngài có được đặc-trưng/đặc-thù ấy từ tay Chúa, như trình-thuật Mát-thêu ghi rõ ở đoạn 12 câu 28; và trình-thuật Luca đoạn 11 câu 20, và những đoạn còn quả quyết thêm, rằng: Vương Quốc Nước Trời và thời của Đấng Thiên-Sai đang trờ tới hoặc đã xảy đến, rất thực-sự.



Đặc biệt, là câu:



“Hãy đi mà kể cho ông Gioan (Tẩy Giả) biết những gì các ông đã nghe và thấy người mù được sáng, người quẻ được đi, kẻ phung đưọc sạch và kẻ điếc được nghe cùng kẻ chết sống lại, và người nghèo được nghe báo Tin Mừng; và phúc cho người không phải vấp ngã vì Tôi.” (Mát-thêu đoạn 4 câu 4-5)



lại cho thấy bối-cảnh sự việc xảy ra, cốt để gợi nhớ về thời Cánh chung/Thiên-Sai mà Giáo-hội lâu nay rút tỉa từ tài-liệu Qumran (4Q 521). Có thể nói, đây là đoạn viết lấy từ tài-liệu Biển Chết của nhóm/phái Essênê, qua đó Đấng Thiên Sai sẽ chữa lành cho người bệnh, và Ngài sẽ sống lại từ cõi chết cũng như việc đạt tới Vương Quốc Nước Trời là những điều chỉ được đề-cập trong phút chốc, thôi.



Kế đến, cả trời đất rồi cũng nghe theo tiếng gọi từ Đấng Thiên-Sai của mình. Ngài vinh-danh kẻ được sủng-mộ trên ngai bệ của Vương Quốc. Ngài, là Đấng giải-thoát kẻ nào bị cầm-giữ, tái-tạo thị-giác cho người mù, uốn thẳng lưng còng người oằn xương. Và, Ngài sẽ “chữa lành” mọi kẻ tật/bệnh, phục-hồi sự sống cho những người đã chết, đem tin-vui-an-lành đến với người nghèo hèn/cùng khổ.



Ở Tin Mừng Nhất Lãm, các “sự lạ” do Đức Giêsu thực-hiện với tư-cách là Ngôn-sứ có tài lôi-cuốn hết mọi người, đều bắt nguồn từ tình thương-yêu “người của Chúa”. Ngài, là Đấng xót-thương người ốm đau/nghèo khổ. Và, việc này được mô-tả như “khúc dạo đầu” của nhạc-bản ý nói rằng: mọi người đều sẽ trông chờ Ngài thiết-lập Vương Quốc Nước Trời, ở nơi đây. Chốn này. Việc này xảy đến, như “dấu hiệu” cho thấy Ngài thực-sự có mặt nơi sứ-vụ thừa-tác từng uỷ-thác cho Ngài.



Vương-Quốc-Nước-Trời vốn tập-trung nơi lời dạy của Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ xuất-hiện nơi đoạn 3 câu 3-5 ở trình-thuật Tin Mừng Gioan, thôi. Thành thử, điều đó chẳng đóng góp gì cho thần-học Tin Mừng Thứ Tư, hết. Về các “dấu lạ/điềm thiêng” mang tính-chất rất Gioan, thì sự việc nói ở đây, chỉ là “điềm thiêng/dấu lạ” chứng-tỏ tính khác-biệt có nguồn gốc từ trời lại mang mặc bản-chất siêu-phàm của Đức Giêsu, mà thôi.



Điều này, còn để chứng-tỏ sự vinh-quang của chính Ngài và “dấu lạ” có sẵn nơi tư-duy của tác-giả, xem ra đã xuất hiện ngay ở bản gốc, mà ông Gioan liệt-kê ở trình-tự kế-tiếp như việc biến-nước-thành-rượu ở tiệc cưới Cana được mô-tả như “sự lạ đầu tay” của chính Ngài. Việc chữa lành con trai chức-sắc hoàng-gia, sẽ như “sự lạ thứ hai” xuất tự Đức Giêsu (Ga 2: 11; 4: 54), là Đấng đầy quyền phép.



Tuy nhiên, với “sự lạ thứ hai” này, các trưng-diễn bất ngờ lại đã đi đến dứt-điểm. Và từ đó, dẫn theo nhiều ngộ-nhận. Quả thật, trước đó, tác-giả Gioan có đề-xuất (như ở đoạn 2 câu 23) xác-chứng bảo rằng: một số “chuyện lạ” (không được ghi chép ở trình-thuật của ông) lại định ngày/định tháng trước cả “sự lạ” chữa lành cho con trai của chức-sắc hoàng-gia, đã thành truyện kể để người Do-thái-giáo ở Giêrusalem dựa vào đó, mà tin tưởng.



Ngay đến ông Nicôđêmô lại cũng thừa-nhận, rằng: niềm tin ông có nơi Đức Giêsu là Đấng do Thiên-Chúa gửi đến, nằm ở các “dấu lạ/điềm thiêng” mà không ai ngoài Thiên-Chúa ra, có thể làm được, trừ phi Thiên-Chúa ở cùng và ở với người ấy” (Ga 3: 2). Và, các truyện kể trở về sau, ta lại cũng phát-giác ra được sự thể qui về “dấu lạ/điềm thiêng do Đức Giêsu thực-hiện trên người bệnh” (Ga 6: 2)



Cuối cùng thì, cộng với “sự lạ” quanh việc phân-phát bánh và cá cho đám đông quần-chúng, cùng việc chữa lành người ăn xin mù loà ở đoạn 6 câu 4, 26; và đoạn 9 câu 16-17, thì cả truyện ông Lazarô trỗi dậy, cũng đều là “dấu lạ/điềm thiêng” cốt tăng nhanh danh tiếng lẫy-lừng của Đức Giêsu, dưới con mắt của quần-chúng mà thôi (Ga 12: 18). Đưa mắt nhìn về truyện kể ông Lazarô trỗi dậy có ghi ở trình-thuật này theo nhãn-giới khác, thì tính-chất không thẩm-thấu của “sự lạ” (như đoạn 12 câu 37 có nói đến) lại để lộ quan-điểm của tác-giả Gioan, nói về đặc-tính thiếu lòng tin của người Do-thái-giáo lúc đó, biết chừng nào.



Ngược lại, nhiều “dấu lạ/điềm thiêng” khác, không thấy ghi ở trình-thuật Tin Mừng Thứ Tư, nhưng do các tông-đồ chứng-thực, lại vẫn có đó như để chứng-tỏ rằng: Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa” (Ga 20: 30-31). Nói tóm lại, bằng cung-cách lộ-liễu hay ngầm-ẩn, các “dấu lạ/điềm thiêng” đầy tính-chất rất Gioan được nêu lên là để chứng-tỏ tính siêu-phàm của Đức Giêsu, thôi.



Thời hôm nay, đang có các cuộc đối-thoại mật-thiết giữa Do-thái-giáo và Đạo Chúa, thì một trong những đặc-tính đáng sợ ở Tin Mừng Thứ Tư, là cung-cách cho rằng: người theo Do-thái-giáo thời đó, và những người sống ở Giuđêa (mà tiếng Hy-Lạp gọi họ là những người không có cảm-tình sâu/rộng với Đức Giêsu) là khuynh hướng và mục-đích của trình-thuật Tin Mừng Gioan, do tác-giả nhắm đến.



Ngay từ đầu cuộc sống, những người này lại nhắm vào việc âm-mưu sát-hại Ngài, mà người Do-thái-giáo vẫn lập đi lập lại rất nhiều lần. Có hai lý-do nói rõ tính-cách bạo-tàn đậm-sâu, lâu như thế. Thứ nhất, là: Đức Giêsu khuấy-động sự giận-dữ nơi người theo cùng đạo-giáo giống như Ngài, bằng việc chữa-trị người bệnh vào ngày Sabát. Và như thế, tức: coi thường/báng-bổ ngày lễ nghỉ của Do-thái-giáo. Thứ hai, về sự giận-dữ của chính họ, mà theo tác-giả Gioan, đó là hành-động của Đức Giêsu mà họ gán cho là phạm-thượng, vì Ngài dám nhất mực cho rằng: Thiên-Chúa của Do-thái-giáo chính là Cha Ngài.



Về những người chống-đối rất nổi-cộm này, thì Tin Mừng Nhất Lãm cũng như sử-gia Josephus và các văn-bản có từ hàng tư-tế, không hỗ-trợ cũng chẳng ghi chép gì về chuyện người theo Do-thái-giáo lại đi giết những người Do-thái-giáo khác vì các lý-do trong Đạo như động-thái kình-chống chính-trị (*4). Các hành-xử như thế, hoàn-toàn không có nền-tảng thần-học vẫn thấy có nơi tư-tưởng của người Do-thái-giáo, vào thời ấy.



Ở Tân Ước, việc chữa lành nói chung, được thực-hiện bằng lệnh miệng chứ không kéo theo “động-thái hoặc công việc” nào hết. Thế nên, họ có làm thế, cũng không thực-sự vi-phạm ngày Sabát một chút nào. Thêm nữa, người Do-thái-giáo với tư-cách cá-nhân hoặc nhóm/hội tập-thể đều có tiêu-chuẩn để tự coi mình là “con Thiên-Chúa”.



Thật ra thì, ta có thể coi truyện kể ở trình-thuật Luca, nói về việc Đức Giêsu bị người đồng-đạo rắp ranh hành-xử theo kiểu kỳ-thị ở đền thờ nơi quê nhà của Ngài. Bởi, ngay như người Nazarét yêu nước có ngoan-cố cách mấy, cũng có thể tính chuyện mưu-sát Đức Giêsu khi thấy Ngài đáp-trả bằng lời lẽ rất chính-đáng và/hoặc cùng tầm-kích bằng việc chữa lành Ngài thực-hiện ở Capharnaum, làng lân cận.



Ngoại trừ đoạn văn duy-nhất ở trình-thuật Luca là đoạn 4 câu 29, thì cả 3 tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm lại không chê-trách người Do-thái-giáo đến thế, thay vào đó họ chỉ chê-trách các nhà lãnh-đạo tôn-giáo của họ, gồm: nhóm Pharisêu, Ký-lục hoặc thượng-tế vốn có âm-mưu sát hại Ngài. Ngoại trừ trường-hợp tranh-luận như đã nói ở trình-thuật Mác-cô đoạn 3 câu 6; hoặc Tin Mừng Mát-thêu đoạn 12 câu 14; hoặc Luca đoạn 6 câu 11 (*5) ra, thì họ chỉ bị kết án ở giai-đoạn cuối cùng thuộc đời hoạt-động công-khai của Đức Giêsu khi đó họ mới tìm cách hạ bệ Ngài, thôi.



Ngược lại điều này, lại thấy ý-định tàn-bạo được diễn-tả ngay vào lúc mới sớm, qua cụm-từ “người Do-thái-giáo” ghi rõ ở trình-thuật Gioan như đoạn 5 câu 16 và 18; hoặc, đoạn 7 câu 19 và 25, thì Tin Mừng thứ Tư đã trình-bày: Đức Giêsu phải rời bỏ Galilê mà đi, vì ở Giuđêa người Do-thái-giáo (tiếng Aram gọi làIoudaioi) đã đe-doạ tính-mạng Ngài, như trình-thuật đoạn 7 câu 1 vẫn thấy ghi.



Theo tác-giả Tin Mừng Gioan, thì sự việc mang tính-chất rất “khát máu” này, lại đã tỏ cho thấy nét riêng biệt thực-sự của Do-thái-giáo. Bởi, họ hành-xử như cha đẻ của người ấy, tức một thứ ác-thần/sự dữ là “sát-nhân ngay từ đầu” (như thấy ghi ở đoạn 8 câu 44).



Nói cho cùng, thì dù họ có khẳng-định mình là “con cháu Abraham” (như ở đoạn 8 câu 37 và 40 còn ghi rõ) đi nữa, thì họ vẫn là người có gia-phả/giòng dõi xuất tự hoàng-tử của bóng tối. Tác-giả Gioan ghét cay ghét đắng người Do-thái-giáo. Riêng tôi, vẫn thường tự bảo với mình rằng: chửa biết chừng chính ông ta có là người theo Do-thái-giáo hay không nữa.



Trong khi đó, nếu so sánh với tông-đồ Phaolô, đôi lúc cũng nổi nóng khi đối-xử với người đồng đạo của ông (xem 2 Thessalônikê đoạn 2 câu 14-16), xem ra cũng là chuyện tâm-tính thường ngày, thôi.



Thủ-lãnh tối-cao của Do-thái-giáo lúc ấy, là thượng-tế Caipha, giống nhiều lãnh-tụ chính-trị thời trước đó và cả vào thời của ông, (như Tin Mừng Thứ Tư cho thấy) sẵn sàng hy-sinh Đức Giêsu do động-cơ chính-trị, mà thành. Ông tuyên-bố rất thẳng rằng: nếu có ai đang tỏ ra nguy-hiểm, thì thà dầm mình chết đi còn hơn để toàn đất nước bị chết (Ga 11: 50). Chính vì lý-do đó, về sau tác-giả đây lại thuận theo nguyên-tắc luật-pháp vẫn thấy ghi ở luật Talmud: “Tốt hơn nên để cho những kẻ này bị giết chết, hơn là cả cộng-đồng lại sẽ chết vì anh ta.” (yTerumot 46b).



Tuy nhiên, các tư-tế thấy ý-kiến nộp kẻ gây rối cho giới cầm quyền là điều không chấp-nhận được, thay vào đó các vị này cố khuyên-can các tay tạo-phản nào bị lính La Mã truy lung/bắt bớ, hãy tự nộp mình thì tốt hơn, bởi làm như thế sẽ có lợi cho toàn-thể xã-hội.



Ngược hẳn những lời ông ghi trước đó (Ga 5: 16, 18) vốn bảo rằng: Đức Giêsu bị đe-doạ đến tính mạng ngay từ đầu, tác-giả Gioan đã hoạ lại những gì Tin Mừng Nhất Lãm từng viết ra (như ở trình-thuật Mác-cô đoạn 14 câu 1; Mát-thêu đoạn 26 câu 3-4 và Luca đoạn 22 câu 2), vốn nối-kết âm-mưu sát-hại Đức Giêsu lần cuối bằng vào lời lẽ của thượng tế nọ bảo rằng: “Kể từ hôm ấy, các thượng-tế và người Biệt-phái (như có ghi ở trình-thuật Gioan đoạn 11 câu 47) rằng họ triệu-tập công-nghị và bàn tính đưa ông vào chỗ chết” (Ga 11: 53). Cái oái-oăm/độc ác của lãnh-tụ tôn-giáo thời đó, xem ra không còn ranh-giới nữa. Ngoài mặt, họ tìm cách giết-hại ông Lazarô, là bạn hiền của Đức Giêsu vừa trổi-dậy, cốt để ngăn chặn chúng dân đừng tin vào việc Đức Giêsu vực đỡ bạn hiền của Ngài từ cõi chết (Ga 12: 9-10).



Không gì chứng tỏ tính dị-kỳ của tác-giả Gioan rõ hơn cho bằng: truyện ông kể về ngày sau hết của Đức Giêsu (Ga 18-19). Về phần này, xét các khía-cạnh song-song với trình-thuật Nhất Lãm và, một lần nữa, xem ra câu truyện ấy đáng tin cậy hơn truyện mà các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm, từng cho thấy xu-hướng dị-kỳ bảo rằng: bất cứ toan-tính nào nhằm hoà-giải mọi khác-biệt với Tin Mừng Nhất Lãm, đều không đạt.



Có hai trình-tự còn chõi nhau nhiều hơn nữa, đồng thời lại kéo theo một hệ-lụy cũng đáng sợ. Tin Mừng Nhất Lãm tả buổi Tiệc Tạ Từ, trong đó Đức Giêsu san-sẻ với các tông-đồ của Ngài như dạ-tiệc mừng lễ Vượt Qua; và khi làm như thế, Ngài lại đưa ra kịch-bản theo lịch-sử hoàn-toàn không thể trụ vững được. Theo truyện, câu hỏi do Đức Giêsu đưa ra với thượng tế và quan-toà, cũng như án xử và việc hành-quyết Ngài, tất cả đều xảy ra vào ngày 15 tháng Nissan, tức ngày nghỉ lễ Vượt Qua của người Do-thái-giáo.



Thế nhưng, điều này thật khó mà tưởng-tượng là: các lãnh-tụ theo Do-thái-giáo, nếu làm thế tức họ công-khai bẻ gẫy lề-luật căn-bản mà mọi người đang tuân-giữ, bởi đó là ngày cấm-kỵ không ai được phép tổ-chức bất cứ buổi xét xử nào cũng thế. Và, sự việc công-bố cũng như hành-quyết cho đến chết không được phép thực-thi vào ngày nghỉ lễ cũng như ngày Sabát.



Tin Mừng Thứ Tư thì khác, trình-thuật đây lại đã đặt-định ngày tháng lên trước đó những 24 tiếng đồng hồ. Đây, rõ ràng là: các nhân-sĩ Do-thái-giáo cho thấy có sự bất-đồng giữa những người này, thế nên họ mới không chịu bước vào dinh tổng-trấn Philatô, ngày hôm đó. Làm thế, là bởi họ muốn tránh không bị uế-tạp, nếu quyết-định tổ-chức việc ấy vào ngày 14 tháng Nissan, thì họ sẽ bị cấm/cản không được ăn uống vào chiều tối Lễ Vượt Qua (Ga 18: 28). Điều này, còn có nghĩa: tiệc “seder”-Tạ-Từ đúng ra chưa xảy đến vào ngày ấy. Hiểu theo tính-cách lịch-sử, thì: sự việc như thế cũng mang tính khả-thi hơn ở trình-thuật Tin Mừng Nhất Lãm.



Nói cách khác, xem thế thì: trình-tự ngày/tháng do tác-giả Gioan chọn để đưa vào Tin Mừng Thứ Tư, đã gây trở-ngại bất ngờ cho thần-học. Bởi, nếu các ngài làm thế, sẽ đẩy lùi hoặc ít ra cũng giảm-sút tính khả-thi, nếu cứ bảo: Tiệc Ly do Đức Giêsu thiết-lập với tông-đồ Ngài là Tiệc Vượt Qua (*6). Xem thế thì, việc định-danh/định-hình buổi tiệc hôm ấy là Tiệc-Vượt-Qua từng ghi rõ ở trình-thuật Mác-cô, Mát-thêu và Luca, tức Nhất Lãm.



Và, vào ngày thứ nhất tuần Bánh Không Men, khi các ngài hiến-tế chiên Vượt Qua, thì tông-đồ lại hỏi Thày: “Thầy muốn chúng tôi đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?”… Và thế là, tông-đồ Ngài tức-tốc chuẩn-bị lễ Vượt Qua cho toàn nhóm. Rồi lúc chiều đến, Ngài lại lên giường tiệc cùng với nhóm Mười Hai… Và…đương lúc họ ăn… như được ghi ở trình-thuật Mác-cô đoạn 14 câu 12-17, Mát-thêu đoạn 26 câu 17-21; Luca đoạn 22 câu 17-24).



Việc tác-giả trình-thuật Gioan đưa ra sự-kiện tiệc lễ đặt lên trước 24 tiếng đồng hồ, lại đã tẩy-xoá ý-nghĩa biểu-tượng của Lễ Vượt Qua, tức Tiệc Thánh Thể mà tín-hữu Đạo Chúa vẫn hàm-ngụ ở Tin Mừng Nhất Lãm. Và, chính tông đồ Phaolô, là người đầu tiên đã lên tiếng mạnh-mẽ về chuyện ấy (1 Côrinthô 5: 7; 11: 23-26). Xem ra, tác-giả Gioan đã tỏ cho thấy là: chính ông cũng không biết gì về chuyện này.



Thông-điệp mang tính biểu-trưng vẫn gán cho tiệc Tạ Từ được tả là trong buổi ấy, có sự hiện-diện của Đức Giêsu và môn-đồ Ngài, lại đã xảy ra “trước ngày Lễ Vượt Qua” (như có ghi rõ ở trình-thuật Tin Mừng Gioan đoạn 13 câu 1) không là sự cứu rỗi qua việc ăn mình và uống máu Đức Giêsu, là Chiên Vượt Qua đích-thực (*7), nhưng là sự khiêm-hạ tạo dấu ấn trên các ngài do việc Thày mình rửa chân cho môn-đồ Ngài ( Gioan 13: 1-20)



Đây, là điểm chót trong lập-trường nhỏ của tôi về nét đặc-thù phân-biệt Tin Mừng Thứ Tư của tác-giả Gioan ra khỏi Tin Mừng Nhất Lãm. Sự khác-biệt nằm ở điều bảo rằng: nhiều vị vẫn muốn coi tác-giả Gioan như người kể độc-lập đứng riêng rẽ, cố tạo cho câu truyện chỉ người đọc nào không có tương-quan nối-kết với Đức Giêsu và môn-đồ Ngài mới chấp-nhận.



Xem thế, thì hình-ảnh về Đức Kitô là Đấng siêu-phàm thần-thánh do tác-giả Tin Mừng Thứ Tư phác-hoạ, đã phản-ánh giai-đoạn cuối của biến-thái trong trình-tự về diện-mạo của Đức Giêsu đà thay đổi, ở Tân Ước.


Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan

Đấng Thiên Sai hay Khách Lạ đến từ trời

(Bài 4)







Đọc lại trình-thuật tác-giả Gioan khá nhiều lần, tôi càng thấy Tin Mừng này bộc lộ một số diện-mạo của Đức Giêsu chòng chéo lên nhau. Từ lúc đó, theo tôi, ta phải có ít nhất ba phương-án khác-biệt, mới hy-vọng thoát cảnh rối mù, phức-tạp. Chân-dung này, cả vào khi ta so-sánh với diện-mạo nào khác từng diễn-bày ở trình-thuật, càng tạo đặc-trưng/đặc-thù của thần-học Tin Mừng thứ Tư, thật rất thế. Ở giòng cuối chương/đoạn này, người đọc sẽ nhận ra được diện-mạo Đức Giêsu do tác-giả Gioan diễn-tả lại sẽ vượt lên trên dung-nhan truyền-thống khi xưa được tác-giả khác như Mác-cô, Mát-thêu và Luca đề ra.



Khởi đầu giòng chảy của chính mình, tác-giả Tin Mừng Thứ Tư đưa vào đây, nhiều đoạn-văn chuyên-chở lập-trường về diện-mạo Đức Giêsu hoặc động-thái nào khác hướng về Ngài do người viết đặt để ở người Do-thái-giáo sống cùng thời, trong đó có bạn-bè cùng quan-sát-viên không uỷ-thác, và các phê-bình-gia chuyên chống-đối. Những vấn-đề do các vị đưa ra, lại liên-quan đến vai-trò của Đức Giêsu là Ngôn-sứ, Đấng Thiên-Sai và là Con Thiên Chúa hằng sống, đấy chứ? Câu đáp-trả do các vị này đem lại, được soi-tỏ bằng lằn sáng quí-giá có chiều-hướng đương-đại của Do-thái-giáo Palestin, hồi thế-kỷ thứ nhất.



Tiếp đến, là văn-bản gom gộp thành từng bó, trong đó tác-giả đây lại đã để Đức Giêsu luôn nói về chính mình, cũng khá nhiều. Ngôn-từ xuất tự môi miệng Đức Giêsu, hầu hết diễn-tả đại-ý của người viết. Và, điểm khác-biệt giữa ý-tưởng của Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư và Nhất Lãm trước đó, không giống ý-tưởng của nhà hùng-biện vốn dĩ trau-chuốt lời lẽ cách khéo léo, như một bài giảng-huấn ở đền thờ, mà thôi.



Ngược lại, Đức Giêsu chuyển-tải lời Ngài dạy-dỗ, bằng phương-cách ngắn gọn, nhưng đầy ấn-tượng. Đa số lời Ngài phát-biểu, đều hàm-ngụ vấn-nạn bất-ngờ đặt cho các bậc thày do từ người bàng-quan đứng ở ngoài; hoặc đem đến cho môn-đồ do việc lời Ngài đáp-trả đi ra ngoài dự-kiến hơn là dọn sẵn có bài-bản, hẳn hoi. Hoặc, đó chỉ là tuyên-ngôn đầy khích-lệ đã dọn trước.



Ở Tin Mừng Nhất Lãm, có hai trình-thuật cũng lớn lao, một: là Bài Giảng Trên Núi (ở Mát-thêu đạn 5-7) tức chương/đoạn vang vọng tính mù mờ nơi huấn-từ trơn-tru/gọn nhẹ nơi trình-thuật Luca ở đoạn 6 câu 24-49. Xem ra, cũng không giống Cánh Chung-luận trong đó nói rõ giai-đoạn chấm-dứt thời hiện-tại bằng sự-kiện Đền thờ Giêrusalem bị phá-hủy nói rõ ở trình-thuật Mát-thêu đoạn 24 và trình-thuật Mác-cô đoạn 13; cũng như trình-thuật Luca đoạn 21. Các đoạn này, đều khiến người đọc nghĩ ngay, rằng: đây là bài hùng-biện bài-bản được trau-chuốt từng đánh động người đọc, rất nhiều lần.



Riêng Bài Giảng Trên Núi vốn dĩ gom gộp các câu nói vụn-vặt ở đây đó, do tác giả Mát-thêu chắp nối vào với nhau, sau đó lại bào: câu nói ấy là do miệng Đức Giêsu nói. Thật tình thì, có nói gì thì nói, thực-chất lời khuyên dạy, nay đính-kết thành chủ-đề nêu rõ ý-định ban đầu là: tác-giả không có ý chỉ nói một lần rồi thôi. Hẳn nhiên là, nếu ta tách-biệt đoạn văn này thành từng khúc, thì những lời như thế lại sẽ làm người nghe thêm rối bời, khó hiểu.



Theo thiển-ý, nếu coi đó như bài giảng về Cánh-chung-luận, thì dù đôi chỗ ở trong đó bao gồm lời nói đích-thực từ miệng Đức Giêsu phát ra, các chuyên-gia Kinh thánh vẫn coi đây như việc thiết-lập Giáo-hội có ấn-định ngày tháng/niên biểu rạch-ròi sau khi Đền thờ bị phá hồi thập niên 70, sau Công-nguyên. Và, các vị lại cũng sử-dụng sự-kiện này như thể chỉ-dẫn về việc Đức Kitô Quang lâm trở lại, đã gần kề.



Nói nôm-na, thì Bài Giảng đây, được viết vào thời-gian 40 năm sau thời Đức Giêsu còn sống, qua đó các vị lại vẫn coi Ngài như vị Ngôn sứ, xuất-hiện sau biến-cố rất thực.



Về mặt tư-tưởng, lời Đức Giêsu nói ở Tin Mừng Nhất Lãm, lại vẫn tập-trung vào Người-Cha-ở-Trên-Cao, cùng Vương-Quốc-Nước-Trời đang trờ tới, và cũng liên-quan đến đòi-hỏi đạo-lý cũng như đức-độ mà bất kỳ chúng-dân nào vốn dĩ muốn đạt Vương Quốc Nước Trời, đều phải qua cửa ải sám-hối, với ăn-năn. Điều này, lại có nghĩa: lời giảng-dạy cùng đạo-lý do Đức Giêsu chủ-trương ở Tin Mừng Nhất Lãm, không tập-trung vào chính Ngài, nhưng vào Thiên-Chúa-là-Cha, mà thôi.



Cả khi Ngài buộc lòng phải đối diện với vấn-nạn thẳng-thừng, liên-quan đến vai-trò Ngài thủ-giữ ở biến-cố Khải-Huyền rất chung-cuộc, Ngài vẫn chỉ nói lập-lờ hoặc tránh né tình-thế khó xử. Kịp đến khi Ngài bị nhiều người thắc mắc cứ xem Ngài có là Đấng Thiên-Sai hoặc Vua Quan của Do-thái-giáo thực không, thì câu trả lời Ngài thường viễn dẫn vẫn không là câu “Đúng thế!” mà chỉ nói: “Chính ông nói thế!”, hoặc câu nào đó tương-tự.



Nay, cứ thử nhìn vào điểm tương-phản khi đọc Tin Mừng Thứ Tư, ắt thấy rõ điều đó. Đức Giêsu ở Tin Mừng này, đặc-trưng/đặc-thù ở lối nói lan-man, dông dài, thường lập đi/lập lại vài ý-tưởng nòng-cốt; hoặc đôi lúc, lại rất bóng gió. Lời lẽ ấy, thoạt đầu không đề-cập đến Thiên-Chúa-là-Cha và cũng chẳng bận-tâm gì đến Vương-Quốc-Nước-Trời, nơi cao vời.



Đề-tài chủ-chốt về chân-dung/diện-mạo Đức Giêsu do Tin Mừng Nhất Lãm đưa ra, lại chỉ thấy nói ở trường-hợp duy-nhất là mẩu đối-thoại với ông Nicođêmô (ỏ trình-thuật Gioan đoạn 3 câu 3-5) chỉ một lần duy-nhất trong toàn-bộ Tin Mừng Thứ Tư của ông Gioan.



Ở Tin Mừng này, điều Đức Giêsu quyết-tâm giảng-dạy, là: tập-trung vào chính Ngài và chỉ loanh quanh về con người của Ngài, mà thôi. Lại nữa, giáo-huấnNgài đề ra cùng quan-hệ giữa Ngài và Thiên-Chúa-là-Cha cũng như với môn đồ Ngài, cả đến cung-cách diễn-tả ở trình-thuật này tựa hồ như vẫn lôi theo sau lối chuyển-tải hống-hách, tinh-lược có kết-cuộc khiến mọi người thấy khó lòng hiểu được.



Ngôn-từ Ngài sử-dụng, gặp phản-ứng dữ-dội nơi người nghe vốn dĩ nghĩ rằng: vào độ trước, không biết là: Ngài làm thế có cốt ý nói với cá-nhân nào đó rất khó đoán, tức: những người như ông Nicôđêmô (ở chương 3); hoặc, như với nữ-phụ người Samaritanô bên giếng Giacóp; hoặc, cốt ám-chỉ đám dông Do-thái-giáo vốn cách-ngăn/kình-chống như ở Galilê, hay không mà thôi.



Cũng tựa hồ như khi Ngài nói về “Bánh Sự Sống” (ở chương 9) từng khiến người nghe thêm phẫn-nộ. Ngay các môn-đồ chậm-lụt có đầu óc dầy-đặc, đều vẫn thấy lời Ngài dạy thật “khó hiểu”, như trình-thuật Gioan đoạn 6 câu 60 từng cho thấy.



Ngay đến nhóm Mười Hai thân-cận với Ngài là thế, cũng không thể nắm được ý Ngài muốn nói. Và, câu đáp/trả bất-ngờ thiếu bình-tâm tỉnh-trí của Đức Giêsu, vẫn không là chuyện bất thường xảy ra. Thế nên, vào thời trước, ông Nicôđêmô dám trách-móc Ngài bằng những câu, như: “Ông là bậc thầy trong dân Israel mà lại không biết những chuyện ấy ư?” (Ga 3: 10). Và, cả các tông-đồ cũng không tài nào tránh-né lời quở mắng/trách-mó đầy khó chịu, khi Ngài bảo: “Thầy ở với anh em bấy lâu nay, thế mà anh Philípphê lại chưa biết Thầy sao?”



Không giống diện-mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư này, lại là nhân-vật cấp cao khá độc-tài, siêu-việt hơn mọi người. Ngài nói với chúng dân theo cách “kẻ cả”, tức: đứng ở trên phán xuống đầy tính hiệu-lệnh, nước đôi, lập-lờ. Khi được hỏi: Ngài có là Đấng Mêsia do Thiên-Chúa gửi đến không, thì có lúc Ngài khẳng-định mình là như thế (Ga 4: 26); lại có khi, lời Ngài đượm những kêu ca/oán trách như đoạn 10 câu 25 từng nêu rõ: “Tôi đã nói với các ông rồi, mà sao các ông không tin!”



Đức Giêsu ở trình-thuật rất Gioan-tính, không là “Người-của-Chúa” theo nghĩa Ngôn-sứ chăm-lo chuyên-chở ý-niệm giảng-dạy mà truyền-thống Kinh Sách Do-thái-giáo đã quen thuộc với ta. Ngài là Khách-lạ bí-ẩn, huyền-nhiệm như Hữu-thể đến từ nơi cao xa vời vợi để mặc xác-phàm làm người, rồi còn trở về lại chốn miền vời vợi ấy.



Cứ theo ngôn-từ chuyên-môn hiện-đại, chắc hẳn Ngài sẽ được gọi là E.T. (tức Người từ khung trời ngoài trái đất, đã xuất-hiện). Theo cách diễn-tả của ông Gioan, thì Ngài là Con-Thiên-Chúa-là-Cha với đầy-đủ ý-nghĩa siêu-hình-học không chỉ mang tính ẩn-dụ như văn chương Kinh Sách thường nói, nhưng còn mang tính-cách của thời hậu thánh-kinh luôn có thói quen áp-đặt danh-xưng “Con” Thiên-Chúa trước nhất với người Do-thái-giáo, sau đến mới ám-chỉ người Do-thái sùng đạo như bậc thánh-hiền và Đấng Thiên Sai



Nguồn văn thứ ba về diện-mạo Đức Giêsu ờ Tin Mừng Thứ Tư, không đến từ các câu nói gán cho người đương thời sống với Ngài; hoặc, từ những lời do ông Gioan đặt vào miệng của “Người Con”, nhưng là lời trực-tiếp phát ra và mở rộng, từ phẩm-bình/chỉ-trích do tác-giả trình-thuật lồng vào trong đó. Trước nhất và trên hết, tôi muốn qui về Lời Tựa Đầu ở Tin Mừng Thứ Tư đoạn 1 câu 1-8, vốn là tuyệt-phẩm rất thi-tứ lại mang tính-chất giáo-điều của tác-giả.



Lời Tựa này, diễn tả Logos, tức LỜI vĩnh-cửu mang-mặc xác-phàm thành Đức Chúa hiện-hữu với thế-gian, vốn tóm lược thứ tinh-hoa/cốt lõi ở bộ môn Kitô-học; hoặc, từng là tổng-hợp gồm các giáo-điều về Đức Kitô và về công-trình cứu-độ của Ngài. Ngoại trừ tóm-lược rực rỡ này, là phần cốt-lõi của thần-học Kitô-giáo tái-tạo đầy-đủ cả vào khi mọi chứng-cớ còn rơi rớt/sót lại, liên-quan đến đạo-lý và giáo-huấn của Hội thánh đều đã biến-mất.



Hy-vọng rằng, bằng việc phác-thảo cấu-trúc cho Tin Mừng Thứ Tư đưa ra sẽ giúp ta nhận-định thoả-đáng nhắm vào mục-tiêu mà tác-giả đây từng dựng-xây công việc ông thực-hiện. Bằng việc tạo tín-nhiệm nơi những người sống vào thời Đức Giêsu với lập-trường/quan-điểm truyền-thống ít phát-triển hơn, thì tác-giả Gioan đã có khả-năng đem lại sự khuây khoả cho niềm tin-tưởng của ông trong công-trình Kitô-học trình-bày trực-tiếp đến từ môi miệng Con Thiên-Chúa vốn dĩ tạo cho ông một tóm-lược về niềm tin-tưởng này ở Lời Tựa Tin Mừng do ông viết.




(Bài 5)




I. Đức Giêsu,

qua tầm nhìn của người xưa



Bằng vào tựa-đề ở trên, tôi không có ý gom-gộp các lập-trường/quan-điểm vốn bảo rằng: các trích-đoạn ghi ở trang trước, chỉ là truyện kể rút từ một nhân-chứng có căn-cứ hẳn hòi, đâu. Như tôi có lần từng nói: với Tin Mừng Thứ Tư, -không kể một số chi-tiết ít liên-quan đến truyện thương-khó cuối đời Đức Giêsu- ta không thể coi đây như nguồn-văn khởi-đầu nói về cuộc đời và lời dạy của Đức Giêsu, được.



Nói thế, tức bảo rằng: một khi đã có được bản phác-thảo đầy nét chấm-phá ở đó rồi, đồng thời lại có các danh-xưng/tên gọi của Đức Giêsu ở Tin Mừng thêm vào nữa, thì hầu hết những gì được ghi chép ở đây đó, đều đã xuất-hiện ở Tin Mừng Nhất Lãm, hết. Thành thử, ta cũng nên đánh bạo mà bảo rằng: mình đang có trong tay một đoản-khúc suy-tư vốn đã xuất-hiện ở truyền-thống Tin Mừng theo dạng văn viết, có trước cả thời ông Gioan khởi sự ghi chép, viết lách nữa.



Thế thì, tưởng cũng nên cất bước ra đi mà tìm gặp Đức Giêsu như Bậc-Thày-Dạy, hoặc Ngôn-sứ-cao-cả, Đấng Thiên-Sai, hoặc Vua/quan, Con-Thiên-Chúa, hoặc Đức Chúa-Con, Chiên-Thiên-Chúa cao cả, để rồi coi xem chức-năng nào thích-hợp với Ngài, là hơn hết.





1. Đức Giêsu, Bậc-Thày-dạy



Muốn hiểu rõ từ-vựng mà tác-giả Gioan khi xưa sử-dụng, việc trước nhất mọi người cần làm hơn cả, là tìm-hiểu ý-tưởng hàm-ẩn nơi cụm-từ “Bậc-Thày-Dạy” của Do-thái-giáo ở thế-kỷ đầu, mà mọi người lâu nay quen dùng. Có thể, từ-vựng này ám-chỉ đấng bậc chuyên “công-khai” thuyết-giảng ở bên ngoài. Thông thường thì, từ-vựng này có ý nói về đấng bậc Biệt-phái/Pharisêu nào đó vẫn quẩn-quanh ở đâu đây, trong Đạo giáo.



Như ông Nicôđêmô ở Tin Mừng Thứ Tư chẳng hạn, là trường hợp thấy rõ nhất. Ông thuộc tầng-dầy cao vút trong hệ-cấp/giai-tầng rất cách-biệt. Có thể, Đức Giêsu cũng là “Bậc-thày-dạy” Israel như đã ghi ở đoạn 3 câu 10, trong trình-thuật. Cũng có thể, Ngài là thành-viên nhóm/hội mang tên Sanhêdrin, tức hội-đồng lập-pháp hoặc tín-lý tối-cao ở Giêrusalem như tác giả Gioan Tin Mừng từng đề-cập ở đoạn 7 câu 50.



Rõ ràng, Đức Giêsu không thuộc về tầng lớp như thế ở một xã-hội theo hệ-cấp Do-thái-giáo. Ngài cũng không hẳn là vị “tư tế” theo nghĩa chuyên-biệt như mọi người vẫn gặp ở thập-niên đầu, hồi thế-kỷ thứ nhất. Các Bậc thày dạy cao cả của Do-thái-giáo từng sống vào thời Đức Giêsu, có thể đếm trên đầu ngón tay như: Hillel, Shammai, Gamalien, tức: những vị được coi như nhân-sĩ kỳ-cựu hoặc “già làng” chứ không là Rabbi, tư-tế.



Nếu hỏi rằng: Đức Giêsu, Bậc-thày-dạy gặp thấy ở Tin Mừng Thứ Tư là bậc thày thuộc loại nào? Thì trình-thuật truyện kể của ông Gioan, từng nói thẳng bảo rằng: Đức Giêsu chưa từng nói lên điều gì để chứng-tỏ rằng học-thuyết tín-lý của Ngài được rút từ nguồn-văn nào đó, tựa hồ như tác-giả văn-bản tư-tế Mishnah và Talmud khi trước từng miệt-mài nhiều năm ngồi dưới chân bậc thày trổi-trang của mình, để học-hỏi.



Rõ ràng là, ở trình-thuật Tin Mừng, tác giả Gioan từng ghi ở đoạn 7 câu 15, là: Đức Giêsu không là Đấng-bậc-thày-dạy được tập-huấn ở đâu hết. Thế nên, Ngài mới khiến cho giới cầm-quyền càng sửng sốt đến độ bảo:





“Người Do-thái lấy làm ngạc nhiên. Họ nói: "Ông này không học hành gì, mà sao lại thông thạo chữ nghĩa thế!"



Phác-thảo rõ rệt nhất ở trình-thuật Tin Mừng của tác giả Gioan, là ở đoạn ông Nicôđêmô từng quả-quyết:





“Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy."



Nói khác đi, tác-giả Gioan Tin Mừng đã vẽ lên diện-mạo Đức Giêsu là Bậc-Thày-Dạy đầy quyền-thế do Thiên-Chúa tạo nên, bởi không ai trên đời lại có thể thực-hiện công việc cao cả được như Ngài. Thông-điệp Ngài biểu-hiện, đã xác-nhận hành-xử đầy uy-lực Ngài vốn có.



Cùng lúc, tác-giả Gioan Tin Mừng lại thẩm-định khả-năng của Đức Giêsu là Bậc-Thày-Dạy đồng thời là Đức-Chúa như ông từng ghi ở đoạn 13 câu 13 của Tin Mừng này. Tuy thế, tác-giả đây, chẳng bao giờ tạo cho Đức Giêsu cơ-hội nào chứng tỏ bằng “dấu hiệu” này/khác để nói rằng: Ngài là Bậc-Thày-Dạy được Chúa gửi đến. Đức Giêsu của ông Gioan ở trình-thuật, vẫn hay tỏ-bày cho thấy: thiên-tính của Ngài xuất từ bản-chất công-cuộc thừa-tác nơi Ngài, có từ Thiên-Chúa. Đằng khác, lại có sự thể quả-quyết rằng: Điều Ngài nói ra, là do tự Thiên-Chúa như tác-giả Tin Mừng Gioan đề-cập ở đoạn 7 câu 16, rất như thế.



Nói cách khác, sự thật nói ở thông-điệp được biểu-hiện theo hướng tập-trung vào tính thánh-thiêng do người chuyển thông-điệp đem đến, như tác-giả đã xác-định ở đoạn 7 câu 18 bằng một quả-quyết như sau:





“Ai tự mình giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình đến, lại là người chân thật, và nơi người ấy không có gì bất chính hết.”







2. Đức Giêsu, Vị Ngôn-sứ cao-cả





Theo lối nói thông thường ở tiếng Anh, thì ngôn-sứ là đấng-bậc tiên-tri chuyên báo trước những gì sẽ xảy đến trong tương-lai, mai ngày. Theo ngôn-từ và thuật-ngữ Kinh Sách của Do-thái-giáo cùng từ-vựng được Đạo Chúa sử-dụng vào thời Đức Giêsu, thì các ngôn-từ liên-quan đến việc Ngôn-sứ làm được các điều kỳ-diệu, như: Elyah hoặc Elisha đều ở Cựu Ước, nhất là ở Sách Các Vua. Đôi lúc, từ-vựng ấy, lại liên-quan đến các tác-giả từng được thần-hứng có từ Thiên-Chúa. Và Ngôn sứ, lại là đấng bậc được phép thổ-lộ bí-nhiệm nào đó về Thiên-Chúa, như tiên-tri Ysaya, Giêrêmiah hoặc ngôn-sứ nào khác vẫn từng làm, tức những vị khi xưa để lại nhiều áng thơ/văn, kinh-kệ cho người đời.



Diện-mạo đặc-trưng/đặc-thù của ngôn-sứ thường thấy ở Palestine hồi thế-kỷ thứ nhất được goi là tiên-tri-bậc-thày dạy, hoặc các tiên-tri chuyên về Cánh-chung-luận, tức: những vị có khả-năng báo trước sự-kiện nào đó sẽ xảy đến, vào thời sau hết. Cả đến các vị được gọi là tiên-tri đầy thần-thông/xảo-giả và các vị chuyên tạo sự lạ/phép lạ vẫn là diện-mạo rất thường thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm, vào thời trước.



Về chuyện này, tưởng cũng nên thêm vào đó, một phạm-trù mạnh để gọi các ngài là ngôn-sứ chuyên về Cánh-chung-luận, tức: các vị chuyên báo-ứng sự việc mà mọi người lâu nay trông chờ việc giải-phóng dân con Do-thái-giáo theo tính chính-trị như phép lạ/sự lạ, bàn ở đây. Tiên-tri, đấng bậc có dấu-hiệu này, từng được sử-gia Flavius Josephus, kiểm-tra/ghi chú sự việc xảy ra ở Do-thái, hồi thế-kỷ đầu.



Trong số các sử-gia như thế, còn có Theudas từng loan-báo cho những người theo chân ông hồi giữa thập-niên 40 sau Công-nguyên, về giai-đoạn khởi-đầu của thời cuối trong cuộc giải-thoát dân con Do-thái, nữa. Theudas đây, từng đề-cập điều này trong cuốn sách có nhan-đề là “Di-tích cổ Do-thái-giáo” ở đoạn 20 câu 97-99.



Mười năm sau, lại có nhân-vật khác tên là Fadus (52-59 sau Công nguyên) từng là biện-lý của Giuđêa, cũng thuộc dạng “tiên-tri” nhưng hơi khác một chút, có bí-danh là “Chàng trai Ai cập” từng dẫn-dắt nhóm người Do-thái-giáo rất “cả tin” đi lên Núi Ô-liu thuộc ngoại-vi Giêrusalem, cho họ thấy được bức tường/thành Giêrusalem nay vỡ đổ. (Xem “Di-tích cổ Do thái giáo” đoạn 20 câu 169-72); “Chiến-tranh Do-thái-giáo” đoạn 2 câu 261-263).



Người La Mã, lúc bấy giờ, đã nhanh chóng ra tay dập tắt cả hai cuộc nổi dậy nói ở trên. Ông Theudas, bị họ hành-quyết ngay sau đó, còn “Chàng trai Ai-cập” lại tìm cách trốn-thoát cơn bách-hại này; và, tên của hai ông đều thấy ghi ở sách Tông Đồ Công-Vụ đoạn 5 câu 36, và ở chỗ khác tức đoạn 21 câu 38.



Trong khi đó, tác-giả Gioan Tin Mừng, là người viết trình-thuật, xuất hiện vào khoảng hơn 3 thập-niên, sau ngày thành Giêrusalem bị tàn-phá, lại không mảy may có ý-định gì để định-danh Đức Giêsu là Vị Ngôn-sứ-cách-mạng, bao giờ hết. Sự việc này, có lẽ từng gây tai-hại cách nghiêm-trọng cho tiến-trình tăng-trưởng Đạo Chúa, tại các tỉnh/thành nằm ở mạn Đông Địa Trung Hải thuộc đế-quốc La Mã thời bấy giờ, nếu như Đức Giêsu được phác-hoạ là kẻ thù/tội phạm của đất nước.

Nói chung, thì: tác-giả Gioan Tin Mừng, đã đánh giá thấp vai-trò ngôn-sứ của Đức Giêsu, cả đến chức-năng “Bậc thày-dạy” đầy cuốn hút của Ngài, nữa. Rõ ràng, ông đã làm giảm bớt tầm quan-trọng vị-thế của Ngài, xưa nay vẫn được coi là Đấng-Chữa-lành. Và tác-giả Gioan Tin Mừng, lại cũng giữ kín các hoạt-động trừ ma/đuổi quỷ của Ngài nữa. Dù sao thì, hai mặt diện-mạo của Ngài được phác-hoạ như vị Ngôn-sứ trổi-trang lại đã lẳng-lặng trổi lên ở Tin Mừng Thứ Tư này.

Mặt đầu chân-dung dễ nhận thấy nhất, là: diện-mạo đầy cuốn hút nơi người của Chúa, là Đấng-bậc có khả-năng đọc được các vấn-đề hàm-ẩn nơi tâm can mọi người và là Đấng thực-hiện những điều kỳ-diệu như đã thấy ở trình-thuật tác-giả Mát-thêu đoạn 21 câu 46, hoặc Luca đoạn 7 câu 16 và “Di-tích cổ Do thái giáo” ở đoạn 18 câu 63.

Xem thế thì, người mù được Đức Giêsu chữa lành hôm ấy, đã nhận ra Ngài như vị Ngôn-sứ khi anh bị nhóm Biệt-phái/Pharisêu, tức phe/nhóm chuyên kình-chống Ngài, buộc anh định-danh Đấng đã chữa-lành cho anh, như đoạn 9 câu 17 còn ghi rõ.

Mặt hai diện-mạo, lại cũng xuất-hiện trong bối-cảnh kể về sự lạ Đức Giêsu từng làm cho hơn 5 ngàn người chỉ bằng 5 chiếc bánh và hai con cá. Nhưng câu chuyện này, lại vượt quá ảnh/hình của một người tạo điều diệu-kỳ bình-thường, như phản-ứng tự-nhiên trước những người từng nhìn-nhận “dấu lạ” lại đã chứng-thực sự việc này, khi họ bảo:

“Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!”

(còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn
Mai Tá lược dịch