Hãy Nghĩ Ðẹp Về Cái Chết


Tôi bắt đầu biết đến thơ Tagore vào lúc 25 tuổi, khi bước chân vào tập viện dòng Ða Minh Lyon ở Angers (Pháp), và ngay từ thời ấy, đã ao ước được phổ nhạc vào những bài thơ tuyệt vời này, nhưng không hiểu sao đã không làm được. Mặc dầu hồi đó tôi bắt đầu sáng tác một loạt bài thánh ca theo cung cách mới, trong đó có bài Chúa là hạnh phúc mà nhiều người biết đến. Những bài này được xuất bản đầu tiên tại Rôma năm 1959, trong tập Hát lên bài ca mới do nhóm Suối Nhạc chủ xướng. Suối nhạc do cố lingh mục Nguyễn Tiến Dũng và cha Nguyễn Văn Hoà, nay là giám mục Nha Trang, lập ra, và tôi được hân hạnh cộng tác ngay từ đầu.

Phải chờ đến 25 năm sau, khi tôi tròn 50 tuổi, vào lúc Khổng Tử gọi là “tri thiên mệnh” thì những vần thơ Tagore mà tôi đã ấp ủ cưu mang từ lâu, mới bật lên thành tiếng hát. Và bài đầu tiên là bài Như đàn hạc hoài hương (Bài ca mới, Trg 247. x.Gitânjali,103) ra đời ngày 26-8-1983.

Có lẽ vì thơ Taqgore, nhất là những bài in trong Gitânjali, đặc biệt là những bài ca, mà văn hào André Gide của Pháp,- người dịch tập thơ này ra tiếng Pháp,- đánh giá là những vần thơ trang trọng và thâm trầm đẹp đẽ nhất trong các vần thơ của nhân loại, viết về cự chết. Vì thế, chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hướng về hoàng hôn của cuộc đời, mới có thể có được những cảm xúc, để cất cánh như đàn hạc, “bay về tổ ấm trên đỉnh núi vút cao”, và “phiêu diêu qua vùng trời thăm thẳm, lên tận cõi thiên đường”.

Trong suốt hai năm, từ 1983 tới 1984 tôi tiếp tục hát với Tagore, tổng cộng đã có 20 bài đã ra đời trong thời gian này, trong đó đặc biệt có bài Xin để lại anh em (Bài ca mới. Trg.142. x.G. 93-94) được viết để truy tặng cha Hoàng Kim, người đã theo đàn hạc hoài hương bay về cõi thiên đường, ngày 15 tháng 4 năm 1985. Bài cuối cùng là bài Nỗi buồn giớ lâm chung (Bài ca mới. Trg.251.x.`Tặng vật, 43), viết ngày 25-9-1985, để tưởng nhớ cha Duyên, một linh mục hội Xuân Bích vừa qua đời lúc ấy.


Thật cảm động, và phải nói là hạnh phúc nữa, khi được nghe mọi người cùng cất lên tiếng hát “Xin vĩnh biệt mọi người, tôi ra đi lần cuối…” khi bước theo quan tài Ðức Cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đi vào trong cung thánh nhà nguyện Tiểu chủng viện Sài Gòn cũ, hay khi đứng ngay bên huyệt lúc hạ quan tài Ðức cha Vũ Duy Nhất xuống, và bên trong nhà thờ Thanh Hoá, lúc mọi người trong ngoài nhà thờ đồng thanh hát bài ca này khi hạ huyệt quan tài Ðức cha Nguyễn Sơn Lâm.


Còn một bài thơ Tagore được phổ nhạc được nhiều người cả nước biết đền, đó là bài Hồng ân Chúa bao la (Bài ca mới.Trg. 210. x.G. 1) , một bài được Ðức Cố Hồng y Trịnh Văn Căn rát ưa thích, vì khi tôi tặng ngài tập Bài ca mới, khi ra Hà Nội lần đầu tiên năm 1987, ngài đã cho ca đoàn Nhà thờ lớn tập hát ngay vào chiều tối hôm đó.


Tôi đã ngừng sáng tác với thơ Tagore từ 25 năm qua, nhưng những tâm tình cùng tư tưởng của Tagore lúc nào cũng âm thầm sống trong tôi, có thể nói là chảy trong huyết mạch của tôi, để lúc nào cũng có thể trào ra trong lời nói cũng như chữ viết.


Tôi viết những dòng này không phải để đề cao chính mình, mà chính là để muốn nói lên rằng những ý tưởng của bài viết hôm nay cũng là do những gì đã suy tư ngẫm nghĩ từ 50 năm qua, và hôm nay, nhân dịp “Tháng các linh hồn”, tôi đem chía sẽ với mọi người.

“Tháng các linh hồn”, hay nói đúng hơn, tháng để chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết. Tuy nhiên, “trông người thì nghĩ đến ta”, Hodie mihi, cras tibi, nay tôi, mai anh! Vì thế đây cũng là tháng để chúng ta nghĩ tới cái chết của chính mình. Ðấy cũng là lẽ tự nhiên.


Không phải cứ bi quan, yếm thế, người ta mới nghĩ đến cái chết, bởi vì có sống thì có chết. Sống-chết là hai đầu mối của đời người : ta vào đầu này, ta ra cửa kia, không thể nào khác được. Triết gia Heiddeger goí hiện hữu con người là “hiện hữu qui tử”, nhưng Tagore lại coi việc sống chết như hai bầu sữa mẹ : bú xong bên này thì bú sang bên kia,


“Khi mẹ giằng con khỏi bầu vú bên này,

con oà khóc.

Nhưng liền đo lại thấy nguồn an ủi

Ơ bầu vú bên kia”

Gitânjali,95

Vì thế nên

“Con yêu đời trong kiếp sống trần gian,

thì con cũng yêu cả giờ ly trần.

Sống chết là chi, khi đời vẫn tiếp:

Sự sống đời đời chình Chúa tặng ban”


(Khi con lìa đời. Bài ca mới.Trg.243.x.G.9)


Và còn tuyệt vời hơn nữa, khi Tagore nhận ra sự sồng ngay trong cái chết, khi ví`sự chết như chén tử thần mà Chúa đưa lên môi ta, nhưng khi uống vào, thì lại chính là sự sống của Người đổ đầy trong đó :


“Người đưa lên môi tôi

chiếc ly đựng sự chết,

rồi lấy sự sống mình

mà tuôn đoể vào trong.”

(Nỗi buồn giờ lâm chung. Bcm. Trg.251.

x.Tặng vật, 43).


Vì quan niệm cái chết không phải là một sự kết thúc hay hư vô hoá, trái lại chỉ là một bước vượt qua giữa thế giới và thực tại hôm nay, nơi này, để tới thế giới và thực tại bên kia, cũng giống như chúng ta phải qua đêm để thì mới thấy ngày mới xuất hiện. Vì thế, nên trong bài thơ số 74 của tập Gitânjali, thi hào ví mình như người thiếu nữ cứ chiều chiều mang bình ra múc nước ở bở sôâng, vừa buồn buồn nhưng vẫn nao nao chờ đợi duyên may. Buồn vì cảnh chiều ngả bóng hoàng hôn, đường đi hoang vắng cô quạnh:

“Không khí chiều hôm thiết tha

Cùng nhạc nước buồn buồn.

A, nhạc nước gọi tôi đi vàohoàng hôn.

Trên đường mòn cô quạnh

Không một bóng người,

Gió lên cao và sóng lăn tăn

Nôn nóng trên mặt nước sông đầy.

Tôi chẳng rõ rồi cóø về nhà hay không,

Tôi chẳng biết sẽ tình cờ gặp ai,

Ðằng kia, trên dòng sông,,

Trong chiếc thuyền nho nhỏ,

Một người không quen biết

Ðang ngồi nắn phím dạo đàn.”


Như người thiếu nự chiều chiều ra mùc nước ờ bờ sông, chúng ta cũng mỗi ngày đếàn gần biên giới của cuộc đời. Và mỗi khi màn đêm khép lại thì bóng tối cuộc đời cũng phủ xuống trên đôi mắt chúng ta, và chúng ta lại muốn hát lại bài ca của ông già Ximêon :

“Muôn lạy Chúa,

như lời Ngài đã hứa,

giờ đây xin để tôi tớ Ngài

được an bình ra đi…”

Lc 2,19

Ra đi không phải vì chán ghét cuộc đời, nhưng vì

“Nghe chăng bước chân Người

đi trong thầm lặng,

Người tới, Người đang tới,

Và luôn luôn thướng tới.”

(Người tới. Bcm, Trang 23.x. G.45

khiến đời ta bỗng “xốn xang, rộn rã” và cảm thấy “trong hương trời có hương vị mơ hồ của hình bóng Người ngào ngạt.” (G.46)

Bởi vì mỗi người chúng ta đều được mời gọi vào đời, để tham dự o đại hội tràn gian, mỗi người với nhạc cu hay tiếng hát của mình. Nhưng đại hội nào mà chẳng đến hồi kết thúc, và niềm vui của ta chẳng phải là được đến ngồi bên vị chỉ huy tuyệt tài của dàn nhạc vĩ đại, như Tagore diễn tả :

“Tôi đã được kời dự đại hội trần giàn,

đời tôi thật có phúc diễm kiều.

Ðến đây tôi đã được nhìn và được nghe.

Tại hội vui này,

phần tôi là mang đàn dạo khúc,

và tôi đã lảm hết sức mình.

Bây giờ, xin thưa,

đã đến giờ chưa nhỉ ?

để tôi được phép

bước vào nhìn mặt Người

và dâng lời kính lạy lặng thầm.”

G.15

Nhưng có lẽ hình ảnh đẹp nhất mà thi hào Tagore sử dụng để diễn tả cái chết, đó là hình ảnh tân nương khoác áo tân hôn, choàng vòng hoa vào cổ, đến với tân làng, mang theo chỉ có mỗi con tim :

“Vào lúc tôi ra đi…

Cầu cho tôi may mắn nhé !

Bầu trời rực ánh bình minh,

và đường tôiu đi trải dài thật đẹp.

Xin đừng hỏi tôi mang theo những gì tới đó.

Tôi ra đi với trái tim hoài vọng,

Và hai tay rỗng không.

Tôi sẽ choáng vóng hoa tân hôn…

…Khi cuộc hành trình kết thúc.

sao hôm sẽ xuất hiện trên trời,

và từ cổng hoàng cung

ca khúc hoàng hôn

sẽ vẳng âm thanh non nỉ, vắn dài.”


Tôi đã cảm xúc bài thơ này, để cất lên tiếng hát trong bài ca Xin để lại anh em:


Tôi đã choàng vào vòng hoaa tươi,

Ðã khoác vào chiếc áo tân hôn.

Ðây là giờ tôi đến với Người

Mang theo chỉ có mỗi con tim.

Bcm, trg. 242.x.G.94


Ðức Giêsu cũng đã dùng những dụ ngôn như Tiệc cưới và Chiếc áo cưới (Mt 22), dụ ngôn Mười người trinh nữ (Mt 25), để nói về ngày Cánh chung. Người mời gọi chúng ta luôn sẵn sàng tỉnh thức, khoác áo tân hôn và cầm đèn sáng, chờ đợi Người đến vào lúc hoàng hôn của cuộc đời.


Sự chết và đời sau không hề nhuốm mùi đen tối, hay đau thương , tang tóc, nhưng rực rỡ như hội hoa đăng, hân hoan vui mừng như tiệc cưới của hoàng tử.


Người ki-tô chúng ta vẫn nói rằng chết là về với Chúa, về Quê hương trên trời. Thi hào Tagore chính là bầu trời, là tổ ấm trên đỉnh núi cao nơi ta về an nghỉ :

“Chúa chính là bầu trời

và cũng là tổ ấm.

Chúa ấp ủ hồn con

bằng mầu sắc, âm thanh,

bằng hương hoa ngào ngạt,

bằng tình yêu của Ngài.



Nơi con về an nghỉ

sẽ chẳng có ngày đêm,

không hình thù màu sắc

và lời nói chẳng cần.”

(Chúa là bầu trời. Bcm, trg.236.x.G.67)

Bởi vì tất cả ước mơ của thi sĩ là được đến ngồi bên cạnh Chúa trong im lặng,

“Ðốái diện với Người

trong trầm tỉnh thảnh thơi, trản trề”

G.5

Người ki-tô chúng ta gọi đó là chiêm ngưỡng và thờ lạy Chúa. Chiêm ngưỡng là say sưa ngắm nhìn, còn thờ lạy, adorare, không phải là bái gối hay cúi mình sụp lạy, mà chính là nụ hôn, ad-os : môi kề môi. Mà đã hôn thì cần chi lời nói nữa !

26-10-2009

Thiện Cẩm OP