Sự thật sẽ giải thoát anh em

Sáng ngày 17.05.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa Thánh Lễ đồng tế tại nguyện đường Thánh Marta. Trong phần thuyết giảng, Người, dựa theo Bài đọc theo thư Thánh Giacôbê (Gc 4, 1-10), trong đó thánh nhân cảnh giác mọi người trước đam mê quyền lực, ghen ghét, ganh tị dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau : ‘Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo Hội’. Con đường Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta là con đường yêu thương, phục vụ, nhưng trong Giáo Hội, người ta lại thường đi tìm kiếm quyền lực, tiền bạc và những điều phù phiếm khác. Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ của thế gian muốn chia rẽ Giáo Hội và cảnh giác những kẻ ‘cơ hội’, những người luôn tìm cách loại trừ người khác để leo lên vị trí cao hơn…

Trong thời gian qua, sau khi tôm, cá… đua nhau chết, hai bài ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ do cô giáo Trần Thị Lam, Trường năng khiếu Hà Tĩnh, cống hiến tại : https://www.youtube.com/watch?v=zaOY1y_MQJU

và ‘người việt nam hèn hạ’ tại địa chỉ :
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227835&zoneid=16

khiến chúng ta chú ý, ngẫm nghĩ và thương xót Dân tộc mình.

Cả hai bài thơ và văn này thu hút rất nhiều những góp ý và bình luận trên ‘xa lộ thông tin’ để cho thấy dân Việt, thế hệ hôm nay, là những người cực kỳ đặc biệt, thay vì theo chế độ dân chủ thì cứ để đảng cộng sản cướp quyền chỉ bởi điều 4 Hiến pháp. Ngày 22.05.2016, đảng tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội mà kết quả đã biết từ đầu tháng 04.2016. Từ năm 1954 tại Miền Bắc cộng sản và từ 1975, cả nước Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại đây, tuy luôn hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha, luôn đồng hành với Dân tộc, bị trị bởi tay sai Liên xô và từ 1990, bởi Tàu cộng, nhưng việc bổ nhiệm các Đức Giám Mục luôn bị can thiệp thô bạo bởi nhóm linh mục quốc danh, đầu nhóm là Huỳnh Công Minh, một linh mục ‘hàng hai’ vừa ký các thư góp ý (thường là ‘chống’ đảng), vừa làm giàu bởi tiền lương do đồng bào đóng thuế.

Tin Mừng : Trong khi đang hoàn tất bài này, chúng tôi vui mừng nhận được tin Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã về đến Tòa Tổng Giám mục Huế, hôn nhẫn và quỳ đón nhận Phép lành từ hai Đức Tổng Giám mục Huế qua sự Hiệp Thông trong Chúa Kitô, Đấng đầy lòng Thương Xót. Tạ Ơn Chúa.

I.- NHỮNG LỜI KHUYÊN THẬT TỪ CÁC GIÁM MỤC.

Ngày 20.05.1992, trong văn thư về cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam, thường được gọi là ‘Đàn Két’, gửi Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Ủy ban này thực tế là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính chính trị, nên không thể tránh gây nguy cơ gây lẫn lộn giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, là điều mà Công đồng Vatican 2 đã cảnh báo cho các Giám mục và Linh mục ». Văn thư nhắc lại hai điều Giáo luật 278 khoản 3 (cấm các giáo sĩ tham gia các hiệp hội mà mục đích cũng như hoạt động không phù hợp với những nghĩa vụ riêng của bậc giáo sĩ), và 285 khoản 3 (cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự). Đính kèm Văn thư là Tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ ngày 08.03.1982, về ‘Các hiệp hội hay phong trào cấm mọi giáo sĩ tham gia’.

Ngày 19.10.1983, Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, gửi cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công Giáo Yêu nước, đã cảnh giác tổ chức này về việc họ mưu toan lập một Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ‘ly khai’ với Tòa thánh.

Trong khi đó, các linh mục quốc doanh tranh nhau quyền và tiền ban bởi Đảng cộng sản, nên bằng lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo Thành Hồ về Phan Khắc Từ và Trương Bá Cần, Vương Đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Trong khi giáo dân không tham gia ‘đàn két’ nhiều, nhưng có đông linh mục. Hằng trăm linh mục dự Đại hội đâu có ít, mỗi lần ? Thật sự, nhiều vị đi cho yên, lấy lệ ? Điều có thể thấy được là trong số đó chỉ có mấy người chủ chốt năm này qua năm khác và ôm tất cả để có lương và tranh nhau làm đại biểu Quốc hội. Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi : « Thưa Đức Cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG ? » đã trả lời : « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người, những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi ».

Tuy nhiên, sự hiện diện của họ đã gây rất nhiều hậu quả tai hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách chung, và các Đức Giám Mục cùng Hội đồng Giám mục, nói riêng. Bởi thế…

Được Thánh Giáo Hội Gioan Phaolô II mời giảng Tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay năm 2000 cho các giáo sĩ tại Giáo triều, Đức Cha Phanxicô Xaviê đã nói với các Giáo sĩ về đề tài ‘Nền tảng đời sống Kitô hữu’ :
« Trong chín năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không có cửa sổ. Có khi đèn điện bật sáng từ ngày này qua ngày nọ. Có lúc lại ở trong bóng tối từ tuần này qua tuần khác. Tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một Giám mục trẻ, với tám năm kinh nghiệm mục vụ. Tôi không thể ngủ nổi. Tôi bị dằn vặt bởi ý nghĩ phải bỏ Giáo phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy một sự phẩn uất nổi lên trong tôi. Một đêm kia, từ trong thâm tâm có một tiếng nói với tôi ‘Tại sao con day dứt như thế? Con phải phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì ngươi đã làm và muốn tiếp tục làm, như các cuộc viếng thăm mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, các cư xá sinh viên, cứ điểm truyền giáo... đều là việc rất tốt và đúng là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa! Nếu Chúa muốn con rời bỏ tất cả những việc đó. Hãy bỏ ngay, và hãy tín thác nơi Ngài! Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa, chứ không phải những công việc của Chúa!

Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn cách suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảnh khắc hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý. Từ đó, một sự an lành tràn ngập tâm hồn tôi và lưu lại trong tôi suốt 13 năm tù đày. Tôi cảm thấy sự yếu đuối của con người mình, nhưng tôi luôn nhắc lại điều đã quyết định khi phải đối diện với nghịch cảnh. Nhờ thế tôi không bao giờ mất sự bình an. Chọn Chúa, chứ không phải chọn những công việc của Chúa. Đó chính là nền tảng đời sống Kitô trong mọi thời đại. Và đồng thời đó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho thế giới ngày nay. Đó cũng là con đường để thực hiện những dự định của Chúa Cha đối với chúng ta, đối với Giáo Hội và nhân loại ngày nay ».

Nếu lời thuyết giảng của Kitô hữu, ngày nay, mang tước thánh ‘Hồng Y Tôi tớ Chúa’ được lắng nghe, cha Huỳnh Công Minh không phải vượt thẩm quyền của một linh mục và đã không cần có dịp được Bề trên dẫn đi Vatican để được cám ơn.

Ngày 22.01.2002, nhân dịp Ad Limina, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã tiếp và đề nghị với các Giám mục Việt Nam về ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ : « Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam. Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào Ừ. Bởi thế, ề cộng đồng chánh trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ».

Ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với 29 Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina kế tiếp, cách 7 năm rưỡi sau : « Thư Chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 nhấn mạnh về ‘Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc’. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô -, Giáo Hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, và cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo Hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế. Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29) ».

Thật đáng tiếc, từ Ad Limina năm 2002 đến nay, hơn 14 năm đã trôi qua, đảng Cộng sản, vừa độc tài và ngu dốt, vẫn từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ để phát triển toàn diện con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Nhờ thế, và chỉ nhờ thế, toàn dân Việt Nam mới có thể chống ngoại xâm. Do làm trái lại, Việt Nam hiện đang thua kém hơn cả Cam bốt và Ai lao.

II.- NHÀ NƯỚC CHÍNH DANH.

A. Tổ chức đúng đắn cần cho Nhà Nước.

Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’ được ban hành ngày 25.12.2005, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã minh xác mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công bằng và thừa tác vụ bác ái nơi số 28: « Tổ chức đúng đắn cho Quốc gia là trách nhiệm chính yếu của giới chính trị. Một Quốc gia không được cai trị theo công bằng chỉ có thể là một bầy trộm cướp như thánh Augustinô đã nói. Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng, đối với Kitô giáo, cho sự phân biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế. Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, mà phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Giáo Hội, như một sự biểu hiện về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau.

Công bằng vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của quyền lực chính trị. Chính trị là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công bằng, và thuộc về lãnh vực đạo đức. Chính quyền phải đáp ứng câu hỏi: làm thế nào để công bằng có thể được thực hiện tại đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công bằng là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và quyền lợi.

Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo huấn xã hội Công Giáo đặt mình vào chỗ ấy là không tạo cho Giáo Hội một quyền trên Chính quyền, lại càng không muốn áp đặt lên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Giáo huấn này chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, tại đây và bây giờ.

Giáo huấn xã hội Công Giáo biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, tức trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính nhân loại. Giáo Hội không có trách nhiệm làm cho Giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Giáo Hội muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và góp phần gia tăng sự hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi đích thực của sự công bằng cũng như sự sẵn sàng để hành động cho phù hợp, dù phải gặp sự đối kháng của những người có quyền lợi riêng tư. Xây dựng một xã hội công bằng và trật tự dân sự, trong đó mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hội. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Giáo Hội buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công bằng trong lãnh vực chính trị.

Giáo Hội không thể và không phải gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Giáo Hội không thể và không phải thay thế Chính quyền, nhưng cũng không thể và không phải ở bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo Hội cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội . Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa.

B. Bưng bít thông tin.

Hôm nay, ngày 21.05.2016, việc cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đã được một tháng rưỡi, và tình trạng đó vẫn còn tiêáp diễn tại đó. Nhà chức trách Việt Nam vẫn đang trong tình trạng được họ gọi là ‘điều tra tìm hiểu nguyên nhân’. Ngày 04.05.2016, trong phiên họp thường kỳ chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ vẫn đang tích cực điều tra và đã chỉ đạo thêm phần việc mới : giao bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung điều tra, làm rõ các vi phạm về môi trường tại khu vực miền Trung; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xác định các đối tượng tung tin xuyên tạc, lợi dụng để kích động phá hoại, gây rối an ninh trật tự, chống Đảng, Nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kế đến, chính phủ đổ lỗi quanh co, họ cáo buộc do các địa phương chậm trễ và thụ động khi báo tin lên chính phủ, còn phía chính phủ đã rất quyết liệt. Do có sự đồng loã dây dưa với kẻ phá hoại môi trường, chớ làm sao địa phương chống lệnh của thủ tướng chính phủ?

Cũng trong phiên họp này, bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết đã có những cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, giúp cơ quan hữu trách kịp thời thông báo cho người dân. Nhưng cũng có những báo đưa tin thổi phồng, suy diễn thủ phạm. Điều này cho thấy dã tâm bưng bít thông tin của Đảng cộng sản. Trách nhiệm sớm làm rõ sự thật là của báo chí. Trách nhiệm sớm trả lời là của cơ quan chức năng. Lỗi ở đây là do cơ quan chức năng không tìm được ra nguyên nhân hoặc không công bố nguyên nhân thật sự, khiến dư luận hoang mang chứ không phải báo chí là nguyên nhân.

Hiện nay, nghi vấn Vũng Áng là nơi mà Formosa tập trung và đổ chất thải mà chúng chở từ các nhà máy khắp thế giới về đó hoàn toàn có cơ cở. Nhất là khi nền kinh tế Việt Nam nguy ngập, tài nguyên cạn kiệt, nguồn vay từ ngân hàng thế giới bị cắt đứt, nợ lãi phải trả ngày càng tăng. Ngân sách quốc gia khiếm hụt, quỹ bảo hiểm xã hội sắp cạn kiệtõ. Do đó, Đảng cộng sản phải chọn biện pháp để cho các nhà đầu tư ngoại quốc biến Việt Nam thành nơi chứa và đổ chất thải để lấy tiền cho ngân sách. Bởi vậy, chúng phải tìm mọi cách để bưng bít thông tin thảm hoạ môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung. Nếu cứ tiếp tục, việc xả chất thải độc vẫn sẽ còn diễn ra dài dài, ở mức độ phù hợp với sự đề kháng của sinh vật và con người Việt Nam.

III. BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIV.

Chúa Nhật ngày 22.05.2016, nhà nước cộng sản sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 14. Đây là lần đầu tiên sau 70 năm diễn trò này, ngày 18.05.2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, đã đưa ra lời cảnh cáo ‘không để thế lực thù nghịch phá hoại bầu cử’. ‘Thế lực thù nghịch’, họ là ai ? Tàu hay Việt và Tại sao ?

1. Điều 4 Hiến pháp được ghi vào Hiến pháp do Đảng cộng sản sai các đại biểu Quốc hội khóa 13 để tịch thu quyền làm chủ của toàn dân để Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hậu quả, người dân còn quyền gì đâu nữa mà đi bầu với cử…

2. Từ đầu năm đến nay, nhiều lần Đảng làm cho toàn dân khiếp sợ :
- Đại hội Đảng kỳ 12 đã chi tiêu không tiếc tiền của ngân sách chỉ để ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư ‘Dân chủ đến thế là cùng’ và loại đồng chí của ông là Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường ;
- Sau đó, để Nguyễn Tấn Dũng không được bắt tay Tổng thống Obama (tư bản Mỹ), Đảng đã cho ông nghỉ hưu. Ngoài ông Dũng, còn có các đồng chí (của ông Trọng) Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cũng cùng chung số phận. Tin giờ chót, nữ đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có dịp hội kiến với ông Obama.

3. Vì vụ ‘Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch’ từ ngày 06.04.2016, khi cá đua nhau chết vì uống nước được cho là độc do Formosa đổ ra biển, nhưng nhà nước thì không cho người dân biết, nên họ đòi ‘Tẩy chay đảng cử, dân bầu’. Không m ột đại biểu Quốc hội nào lên tiếng về thãm họa này.

4. Người dân, do muốn tham gia bầu cử Quốc hội khoá 14 lần này, nhưng vì từ chối trò có từ 70 năm nay ‘đảng cử, dân bầu’, đã khuyến khích dân mình tự ứng cử để đồng tự do để tuyển chọn theo thể thức ‘dân cử, dân bầu’. Vốn có bản tính độc tài, đảng sợ bể ‘jeu’, nên tổ chức các vụ đấu tố để loại các ứng cử viên can đảm này. Thật sự, Đảng rất khôn khi ‘cơ cấu’ thành phần đại biểu Quốc hội với 90% đảng viên cộng sản và 10% không đảng. Với lối 50 đại biểu so với 450 thì nghĩa lý gì, chưa đủ để là ‘hoa lá cành’. Trong số 500 đại biểu khóa 14, do ‘cơ cấu’, cũng sẽ có những sư, cha, mục sư… Trong danh sách 870 ứng cử viên cho khóa này có 2 linh mục phạm Giáo luật là :
- Nguyễn Văn Riễn, sinh năm 1955 tại Thái bình, Hạt trưởng Phước thành, Giáo phận Phú cường, ứng cử tại Bình dương ;
- Trần Quang Vinh, sinh năm 1974 tại Thái bình, Chính xứ Thuận Phát, ứng cử tại TP. Hồ Chí Minh.

V. NGƯỜI DÂN VÀ NHÀ NƯỚC.

‘Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người và được cứu chuộc bởi Máu Thánh Chúa Giêsu’ (Thông điệp ‘Quan tâm đến Vấn đề Xã hội’ số 29).

Quan niệm đó đòi buộc mọi hành xử do con người, tư nhân hay cơ quan công quyền, phải là những cách hành vi chính đáng với bổn phận phải tôn trọng phẩm giá con người. Và cũng từ đó, Giáo huấn Xã hội Công giáo phát họa ra ơn gọi con người như là :
- ơn gọi trở nên trọn hảo, giống như Thiên Chúa
- và bằng cách thực hiện điều Chúa Giêsu đã làm.

‘Con người trọn hảo toàn diện’ là nguyên lý nền tảng trong Thông Điệp ‘Rerum Novarum’, Tân Sự, Đức Thánh Cha Léon XIII, 15.05.1891) đúc kết các liên hệ chính trị về phẩm giá con người như sau: « Con người có trước nhà nước. Giá trị của con người là khuôn mẫu mà các cơ chế chính trị và luật pháp phải dựa vào đó để định chuẩn. Chính trị và pháp luật phải phục vụ con người vì con người có một giá trị thượng đẳng không thể tùy thuộc vào một mục đích nào khác. Từ đó, giá trị thượng đẳng của con người chống lại bất cứ chế độ tuyệt lực nào ».

Ngày nay, người Công giáo cũng như những người thiện chí khác có diễm phúc tham khảo Chương 8 ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ có tựa đề ‘Cộng đồng chính trị’ giúp chúng ta hiểu thêm về ‘Quyền Hành Chánh Trị’ :

a. Nền tảng của quyền hành chính trị.

Giáo hội luôn xem xét những cách khác nhau để hiểu quyền hành, đồng thời cố gắng đưa ra và bênh vực một mô hình quyền hành dựa trên bản tính xã hội của con người. Chính vì thế, quyền hành chính trị rất cần thiết vì những trọng trách được giao cho quyền hành ấy. Quyền hành chính trị vốn là và phải là một nhân tố tích cực tới mức không thể thay thế được làm nên đời sống dân sự (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 393).

Quyền này phải bảo đảm một đời sống cộng đồng trật tự và ngay thẳng, không tước đoạt sự hoạt động tự do của các cá nhân và tập thể, nhưng phải điều tiết và định hướng cho sự tự do ấy bằng cách tôn trọng và bảo vệ sự độc lập của các cá nhân và chủ thể xã hội hầu đạt được Công ích. Đây là một công cụ để phối hợp và điều khiển, nhờ đó nhiều cá nhân và đoàn thể trung gian sẽ tiến tới một trật tự, trong đó mọi mối quan hệ, mọi định chế và mọi tiến trình làm việc đều nhằm giúp con người phát triển toàn diện. Quyền này phải được thi hành trong khuôn khổ luân lý và nhân danh công ích theo đúng trật tự pháp lý được luật pháp công nhận. Khi thực hiện được như thế, các công dân bị buộc tự trong lương tâm phải tuân hành’ (số 394).

Chủ thể của quyền hành chính trị là chính nhân dân, được nhìn một cách tổng quát như những người đang nắm chủ quyền. Nhân dân chuyển việc thi hành chủ quyền đó cho những người được họ tự do bầu chọn làm đại biểu của mình, nhưng vẫn giữ đặc quyền là bày tỏ chủ quyền của mình mỗi khi đánh giá công việc của những người có trách nhiệm cai trị, đồng thời thay thế những người ấy nếu họ không chu toàn thoả đáng vai trò được giao phó. Dù đây là quyền đang được thi hành trong mọi quốc gia dưới mọi chế độ chính trị, nhưng quyền ấy sẽ được thi hành một cách bảo đảm và đầy đủ nhất bởi một chính phủ theo một hình thức dân chủ nào đó, nhờ các thủ tục kiểm tra của thể chế dân chủ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sự ưng thuận của nhân dân mà thôi thì chưa đủ để đánh giá các phương cách thực thi quyền hành chính trị là ‘công bằng’ (số 395).

b. Quyền hành xét như một sức mạnh luân lý.

Quyền hành phải được hướng dẫn bởi luật luân lý, nên có phẩm giá nhờ được thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý, ‘trật tự này lại do Thiên Chúa làm nguồn gốc đầu tiên và làm mục tiêu cuối cùng của mình’. Vì quy chiếu về trật tự luân lý, như một trật tự vừa có trước vừa là nền tảng, và vì mục tiêu của quyền hành và vì nhân dân mà quyền hành này hướng tới, nên quyền hành không thể được hiểu là một sức mạnh chỉ được đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính xã hội hay lịch sử. Trật tự này không thể có ở ngoài Thiên Chúa nên, khi dựa vào nó, nhà cầm quyền mới có uy lực để đề ra các nghĩa vụ, có tính hợp pháp luân lý, không phải nhờ vào một ý muốn tuỳ tiện của ai hay do sự khao khát quyền lực, mà chỉ nhằm những hành vi cụ thể để đem lại công ích (số 396).

Chính quyền phải nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu. Đó là những giá trị bẩm sinh, ‘phát xuất từ chính sự thật của con người, phản ánh và bảo vệ phẩm giá con người; là những giá trị mà không cá nhân, tập thể hay Nhà Nước nào có thể tạo ra, sửa đổi hay huỷ bỏ’.

Các giá trị này được nhìn nhận, tôn trọng và phát huy như những yếu tố làm nên trật tự luân lý khách quan, làm nên luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm hồn con người (x. Rm 2,15) và được coi là điểm tham chiếu chuẩn mực cho các luật lệ dân sự (số 397).

Chính quyền phải ban hành các luật công bằng, tức là những luật phù hợp với phẩm giá con người và phù hợp với những gì lý trí đúng đắn đòi hỏi. ‘Luật con người chỉ là luật bao lâu nó phù hợp với lý trí đúng đắn, và bởi đó, luật ấy được rút ra từ luật vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi luật đi ngược lại lý trí, nó được xem là luật bất công; trong trường hợp ấy, nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực’ (số 398). Sự cai trị theo lý trí đặt công dân vào một mối quan hệ, không phải lệ thuộc người kia nhưng là mối quan hệ mà mọi người tùng phục trật tự luân lý, tức tùng phục Thiên Chúa, nguồn gốc tối hậu của trật tự luân lý. Khi chính quyền, vốn có nền tảng nơi bản tính con người và thuộc về một trật tự do Thiên Chúa quy định trước, không chịu theo đuổi công ích, tức đã bỏ qua mục tiêu riêng của mình, và như thế đã vô tình biến mình thành bất hợp pháp (số 398).

VI. TẬN DỤNG LÝ TRÍ VÀ TỰ DO BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ.

Chúa Nhật ngày 16.09.2012, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã chủ tọa Thánh Lễ tại Beirut, thủ đô Liban. Trong phần cuối bài giảng, Người loan báo Năm Đức Tin từ ngày 11.10.2012 và mời : « Mỗi tín hữu hãy có một Đức Tin đầy ý thức và thăng tiến trong sự trung tín với Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài. Chúa Giêsu dẫn chúng ta theo một con đường hy vọng cho tất cả mọi người. Vinh quang Chúa, một nhục thể treo trên thập tự, là cách Ngài tỏ lòng yêu thương, trở thành tôi tớ và thí mạng cho chúng ta… Nhiệm vụ cấp bách Giáo hội là phục vụ và nhiệm vụ các Kitô hữu là phải thực sự trở nên những người tôi tớ tự do và tự nguyện theo hình ảnh Ngài. Phục vụ là một yếu tố nền tảng trong bản sắc những người theo Chúa Kitô (x. Ga 13:15-17) trong một thế giới đầy bạo lực liên tục để lại đằng sau dấu vết nghiệt ngã của cái chết và sự hủy diệt, phục vụ công lý và hòa bình thật cần thiết để xây dựng một xã hội huynh đệ và bằng hữu. Mọi thừa tác vụ có trách nhiệm trong Giáo hội là để phục vụ cho Thiên Chúa và cho anh chị em, được thể hiện cụ thể trong dấn thân phục vụ người nghèo, bị bỏ rơi và đau khổ, để phẩm giá bất khả xâm phạm mỗi người có thể được bảo vệ… Anh chị em đang đau khổ về thể chất hay tinh thần, Đức Kitô muốn luôn được gần gũi các bạn. Ước mong, các bạn luôn gặp những đồng bào như là những dấu chỉ cụ thể cho sự yêu thương không bao giờ từ bỏ anh chị em của Ngài! »

Người cộng sản thiết lập trên Quê hương một nhà nước tàn bạo nhằm tê liệt ‘lý trí và tự do’ của đồng bào và, do đó, gây ra sự chia rẽ những giới chức đồng vị nhau. Giữa Linh mục Nguyễn Văn Lý (Tổng Giáo phận Huế) và Huỳnh Công Minh (Tổng Giáo phận Sài gòn), ai gây thiệt hại cho Giáo hội?

Ngày 13.02.2001, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã gởi, theo yêu cầu của Quốc hội Hoa kỳ, câu trả lời của Cha về việc Cơ quan lập pháp này có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại Song phương với Việt Nam vào mùa xuân 2001 không ? Việc nầy sẽ ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam ? Cha viết (xin tóm lược) : « Việt Nam rất cần Hiệp ước này để nước tôi được sớm giàu mạnh, dân tộc được no ấm hạnh phúc. Nhưng nếu CSVN vẫn còn tiếp tục duy trì chế độ toàn trị độc đoán, mà Hoa kỳ và các nước khác tạo thêm điều kiện thuận lợi cho CSVN duy trì việc cai trị này, thì Hoa kỳ và các nước khác chỉ giúp cho thiểu số đang cầm quyền thêm thuận lợi, kéo dài đau khổ cho Dân tộc chúng tôi. CSVN đã ký rất nhiều Hiệp ước về Nhân quyền, nhưng không thực tâm tuân giữ, chỉ muốn ký để lừa gạt cộng đồng quốc tế mà thôi. Nếu chính phủ dễ dàng chấp thuận cho CSVN ký kết thì tạo nên 3 hậu quả tai hại : Thứ nhất, làm cớ cho CSVN rêu rao rằng họ tôn trọng nhân quyền. Thứ hai, làm giảm uy tín quý quốc vì quý vị tỏ ra quá ngây ngô nhẹ dạ, bị CSVN dễ dàng lừa gạtù. Thứ ba, có tội lớn với nhân dân Việt Nam vì tiếp tay cho CSVN tiếp tục cai trị dân chúng VN trong độc đoán áp bức, biết đến bao giờ mới chấm dứt. VN đã ký tên xin gia nhập Công Ước Quốc Tế Về các quyền Dân sự và Chính trị ngày 24.09.1982, nhưng những điều 18, 19 về quyền tự do tư tưởng, tôn giáo và ngôn luận, họ không bao giờ tuân thủ.

Ngày 10.12.2001, Thương ước có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng hơn 1.200%, từ 1,5 tỉ lên hơn 20 tỉ mỹ kim vào cuối năm 2011.

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho thấy, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên một triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000 đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị.

Sự bất công về thu nhập lẫn tài sản đang đe dọa đến an ninh kinh tế và xã hội cũng như cản trở quá trình cải cách ở Việt Nam. Tại các khu đô thị rực rỡ ánh đèn, người ta vẫn bắt gặp những chiếc xe hơi đắt tiền nối đuôi nhau đậu trước các cao lâu tửu quán hay trung tâm yến tiệc. Cùng lúc đó, vẫn có những người không đủ để hai bửa cơm khi no, lúc đói.

Chị Huỳnh thục Vy, một Kitô hữu mới, viết : « … Một hình ảnh rất cảm động, rất đẹp đối với con là hình ảnh một vị linh mục dòng Chúa cứu thế đứng cạnh một vị hòa thượng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong lễ tang bà cụ Liêng. Bất kể bạn thuộc tôn giáo nào, nếu bạn có tâm và có đủ dũng cảm để đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp cho đất nước, bạn xứng đáng được mọi người vinh danh ».

Chúng tôi rất tán đồng ý kiến chị Vy. Ngày 30.07.2012, bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu trong đau đớn, tức tưởi và buồn phiền. Bà là mẹ chị Tạ Phong Tần, đã là đảng viên cộâng sản và Đại úy công an cơ quan điều tra Bạc Liêu. Sau những bài viết gởi cho Đài BBC, chị rời công an, chị học Luật để trở thành luật sư. Ngày 08.12.2008, với tư cách trợ tá luật sư Lê Trần Luật biện hộ tám giáo dân Thái Hà bị truy tố oan. Ngày 16.06.2009, chị đã nhận bí tích Rửa Tội tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn. Khi chị Tần bị bắt, công an với đài truyền hình đến gặp bà Liêng để yêu cầu bà lên án con gái mình, bà từ chối. Do đó, chẳng những chúng không cho phép bà gặp mặt chị Tần mà bà và các con khác còn bị chúng sách nhiễu.

Chị Tần do Cha dòng Chúa cứu thế Rửa Tội và là giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thì một Linh mục dòng Chúa cứu thế đến dự An táng là điều vừa hợp tình và họp lý lẫn hợp đạo (Thương người có 14 mối) và hợp đời. Khoảng 50 an ninh, trong đó có 5 công an phòng PA88 TP.HCM được điều động bao vây đám tang và hù dọa thân nhân tham dự. Ngoài ra và trên hết, đây là một hình ảnh liên tôn phi quốc doanh. Các Cha chỉ làm sứ vụ của một Đức Kitô Thứ Hai. Do đó, giới truyền thông nhà nước cộng sản không ngừng lên án oan trái các giáo sĩ Công giáo này.

Ngày 24.09.2012, Tòa án nhân dân TPHCM mới tuyên phạt chị Tạ Phong Tần 10 năm tù giam vì vi phạm Điều 88 Luật Hình sự ‘tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam’, với các bloggers Nguyễn Văn Hải (12 năm) và Phan Thanh Hải (4 năm).

Bản án thật vô lý vì anh Nguyễn Văn Hải và chị Tần đâu có điên để chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã chiến thắng Pháp và Mỹ. Nếu họ không nói Sự Thật thì ai tin họ để Nhà nước phải sợ mà phải họ vào tù để thế giới phải lên tiếng chống.

Bản án thật bất công cho cả ba bloggers so với bản án tuyên 4 năm tù cho trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã hành hạ ông Trịnh Xuân Tùng, từ ngày 28.02, cho đến khi qua đời ngày 08.03.2011.

Tân Hoa xã ngày 24.10.2012 cho biết khi Bộ trưởng Công an Trung quốc gặp người đồng nhiệm Việt Nam, hôm nay, có nói : « từ năm 2008 tới nay, cơ chế hợp tác song phương trong công tác chống tội phạm đã giúp củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa Bộ Công an hai nước, đề ra các kế hoạch hợp tác khả thi thúc đẩy đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung ». Đó là lý do những bản án nặng cho họ.

Cũng bị ghép phạm Điều 88 Luật Hình sự, ngày 14.10.2012, cô Nguyễn Phương Uyên, nữ sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, đã bị công an bắt tại nhà trọ ở Sài Gòn, cùng với 3 bạn cùng trọ, để điều tra về truyền đơn chống Trung quốc xâm lược. Sau đó, ba bạn này được thả ra, nhưng Phương Uyên thì bị giam biệt tích cho đến nay, khiến gia đình của cô rất lo lắng trong những ngày qua. Gia đình Phương Uyên sinh sống ở tỉnh Bình Thuận, nhưng không hiểu sao bị đưa về tạm giam ở tỉnh Long An.

Sáng ngày 23.10.2012, mẹ của Phương Uyên, sau những ngày khóc vì nhớ con, đã đến phố Tân An, tỉnh Long An để tìm con. Đến nơi giam lúc 11 giờ 5 phút, nhưng họ nói là hết giờ làm việc. Phải đợi đến 13 giờ rưỡi mới được vào. Họ không cho gặp, chỉ cho gởi chăn màn với một ít quần áo thôi, với lại gởi ít tiền. Nhưng họ không cấp biên lai lẫn cấm ghi ‘Mẹ yêu con’ viết trên bao đ ồ g ởi cho con.

Các bạn cùng lớp Mẹ yêu con đã viết thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin can thiệp cho Phương Uyên. Đây là lần đầu tiên, các em đã có hành động can đảm như vậy. Thật đáng hoan nghinh. Đang chờ hành động của ông Sang, nhất là sau cuộc đảo chính ‘hụt’ ngày 14.10.2012, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trên các phương tiện truyền thông là ‘nghiêm chỉnh tự kiểm điểm và thừa nhận những sai phạm đã gây ra’, nhưng Hội nghị Trung ương không áp dụng biện pháp kỷ luật đối với toàn thể bộ chính trị và một thành viên của Bộ chính trị’.