Phép Lạ Thánh Thể khắp nơi trên thế giới

Phép Lạ Thánh Thể khắp nơi trên thế giới
Những điểm nào cần phải chú trọng đến trong
Giáo lý về các Phép Lạ Thánh Thể?
Đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh vào môt vài giới hạn chúng ta nên nhắc đến trong Giáo lý về Phép lạ Thánh Thể. Dựa theo đó, tôi sẽ đưa ra những khía cạnh tích cực các phép lạ này có thể cống hiến cho giáo lý nói trên.
1/ CÁC GIỚI HẠN:
Đức tin của chúng ta không đặt trên Phép lạ Thánh Thể, nhưng vào việc rao truyền những lời của Chúa Giêsu, mà chúng ta đã nhận lãnh với đức tin qua tác động của Chúa Thánh Linh. Chúng ta tin, vì đã tin vào những lời giảng dạy (xem Galát 3:5); "fides ex auditu, auditus autem per verbum Christi" (Rôma 10:17: "Có đức tin nhờ được nghe giảng, và nghe giảng là nghe công bố lời của Đức Kitô; là theo đó, việc giảng dạy cũng dựa vào lời của Chúa. Tin là một hành vi thông thái, dưới ảnh hưởng của ý chí tác động do ơn thánh của Chúa, dẫn đưa chúng ta đến sự thật thần thiêng" (Thánh Thomas, Summa Theologiae, II-II, q.2, a.9, c).

Đức tin của chúng ta đặt vào Thánh Thể mà trọng tâm là Chúa Kitô, trong khi đi giảng đạo Chúa đã báo trước về việc lập nên Bí tích Thánh Thể, và Ngài đã cử hành Bí tích mầu nhiệm này trong bữa Tiệc Ly với các Môn đệ Chúa, trong ngày Thứ Năm Thánh.

Kể từ lúc ấy, Giáo hội đã ngoan ngùy vâng theo lời Chúa phán dạy, "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1 Corintô 11:24), Giáo hội luôn bền đỗ với một niềm tin sắt son - trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể nhất là vào ngày Chủ nhật, ngày Đức Chúa Giêsu sống lại, và Giáo hội sẽ vẫn tiếp tục cử hành "cho đến khi Chúa lại đến" (1 Corintô 11:26).
Người Kitô hữu không bắt buộc phải tin vào Phép lạ Thánh Thể. Những phép lạ này không buộc các tín hữu phải tin, mặc dù đã được chuẩn nhận một cách chính thức bởi Giáo hội. Mỗi người tín hữu chúng ta đều có quyền quyết định về niềm tin của mình. Không ai bị bắt buộc phải tin vào những mạc khải riêng tư, ngay cả khi những mạc khải riêng tư ấy được Giáo hội công nhận.
Theo nguyên tắc thì ngươì tín hữu không được quên là Chúa có thể đến một cách thần diệu bất cứ trong lúc nào, bất cứ nơi nào, hoàn cảnh, hoặc qua cá nhân nào. Trong trường hợp của cá nhân, thật khó có thể phân định được là mạc khải riêng tư có thực sự thuộc về Chúa hay không.
Giáo hội có thái dộ rất thận trọng, đối với những hiện tượng thần bí (chẳng hạn như trường hợp của các Phép lạ Thánh thể), và sự thận trọng này được minh chứng, vì những nguy cơ có thể xảy đến với chúng ta cùng với những việc khác, như là:
Nghĩ rằng Chúa có điều gì quên nhắn nhủ chúng ta trong khi Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể
Khiến việc Rước Lễ ngày Chủ Nhật trở nên việc thứ yếu
Chỉ chú trọng quá đáng đến những hiện tượng lạ lùng kỳ diệu, và kết quả là đánh giá thấp đối với những “chiều kích hàng ngày” trong đời sống thiêng liêng của người tín hữu và trong đời sống của Giáo hội
Dễ dàng tin tưởng cách thái quá vào những điềm thiêng dấu lạ được đề xướng, hoặc vào các ảo tưởng
Giáo hội chỉ chấp nhận một phép lạ Thánh Thể có hội đủ những yếu tố sau đây:
Biến cố đang được xem xét không đi ngược lại đức tin và đạo đức
Có đủ điều kiện hợp lệ khi phổ biến trong quần chúng
Người tín hữu được chỉ thị phải thận trọng khi nhìn nhận và tin vào phép lạ ấy
Mặc dù không ai bị bắt buộc là phải tin vào những phép lạ, người đã tin nên tỏ thái độ kính trọng đối với những phép lạ Thánh Thể đã được Giáo hội chuẩn nhận là có thực.

2/ NHỮNG KHÍA CẠNH TÍCH CỰC:

Các phép lạ Thánh thể có thể đem lại ích lợi và hoa trái đức tin đến cho chúng ta, chẳng hạn như:
Giúp ta nhận biết những giá trị thiêng liêng vượt qua tầm hiểu biết và những gì có thể nhìn thấy, giúp chúng ta cảm nhận được một sự việc siêu việt đã xảy ra. Vì phép lạ Thánh thể được chấp nhận dưới hình thức thần bí, nên không thể giải thích bằng các dữ kiện khoa học hay các nguyên lý. Phép lạ vượt quá lý lẽ của con người và thách đố chúng ta ‘vượt qua’ những gì chúng ta có thể hiểu, nhìn thấy, những gì thuộc về con người; có nghĩa là, giúp con người chúng ta chấp nhận những điều mà khoa học không thể cắt nghĩa được.
Cho chúng ta cơ hội – trong khi dạy Giáo lý - để nói về những Mạc khải chung và tầm quan trọng đem đến cho Gíao hội và các tín hữu Kitô.  Các phép lạ Thánh thể đều toàn là những biến cố kỳ diệu đã xảy đến, sau khi Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, sau khi Tân ước kết thúc, và ở phần cuối cùng của Mạc khải chung.
Mạc khải chung có nghĩa là gì?

Mạc khải chung là những sự việc:
do chính Chúa ban cho, bắt đầu từ tổ phụ Abraham và qua các tiên tri, cho đến thời Chúa Giêsu
được chứng minh trong cả hai phần Cựu ước và Tân ước trong Thánh Kinh.
đến cho mọi người và tất cả con người ở vào các thời gian và các nơi khác nhau
hoàn toàn khác với những gì được gọi là mạc khải riêng, trên bản chất cũng như trên mức độ
kết thúc qua Đức Kitô, và cái chết của Môn đệ cuối cùng của Chúa trong Tân ước, như Giáo hội đã cho thấy.
Tại sao Mạc khải chung kết thúc với Đức Kitô và cái chết của Mộn đệ cuối cùng của Chúa?
Bởi vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian và là Đấng Trọn Hảo của Mạc khải.
“Bởi vì Người, Con Một duy nhất của Thiên Chúa đã làm Người, Người là Ngôi Lời trọn lành và tuyệt đối của Thiên Chúa Cha. Qua việc Thiên Chúa cho Con của Ngài xuống thế làm Người và việc Chúa trao ban ân huệ của Chúa Thánh Thần, Mạc khải dựa vào đó đã hoàn tất; mặc dù đức tin của Giáo hội phải từ từ đạt tới ý nghĩa trọn vẹn của nó trải qua nhiều thế kỷ.” (Compendium – Giáo lý Công giáo, n. 9)
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Do Thái 1:1-2)
Nói cách khác là Đức Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm Người, là Ngôi Lời Độc Đáo, Trọn Hảo và Tối hậu của Thiên Chúa Cha, nhờ Người mà Thiên Chúa đã phán dạy và tạo dựng muôn loài, và sẽ không có Ngôi Lời nào khác.
“Từ khi Thiên Chúa ban Con Một của Ngài cho chúng ta, Đấng Duy nhất và cũng là Ngôi Lời Tối hậu, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta tất cả trong một lúc và không còn gì khác để nói nữa” (Thánh Gioan Thánh Giá)
“Vì thế cho nên cơ cấu tổ chức Kitô – vì tính chất mới lạ và là sự giao hòa tối hậu, nên không bao giờ chấm dứt. Chúng ta không bao giờ có mạc khải chung nào trước khi Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô đến trong vinh quang” (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Dei verbum, 4)
Như thế kết luận về mạc khải chung là gì?
Sau đây là một vài kết luận:
Thiên Chúa của các Kitô hữu là Đấng đáng được trông cậy và tín thác. Mạc khải dựa trên nền tảng Kinh Thánh, không phải dựa vào những lời truyền tụng từ những người tin.
Chúng ta không thể trông đợi ở Chúa mạc khải mới nào khác ngoài việc Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang, Đấng sẽ tạo ra “Trời mới Đất mới” (2 Phêrô 3;13); hầu Thiên Chúa Cha có thể “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Côrintô 15:28)
Giáo hội luôn dựa trên những sự kiện thánh sử độc đáo và theo lời trong Sách Thánh, với sứ vụ là xác quyết, giải thích, đạt đến một sự thông hiểu tường tận hơn, và minh chứng cho Mạc khải chung. Việc này đã có là nhờ vào sự hướng dẫn của Thần Khí, Đấng Dẫn dắt và Phù trợ cho Giáo hội có thể hiểu rõ hơn về Kho Báu của Giáo hội là Chúa Giêsu Kitô.
Mạc khải chung đòi hỏi chúng ta phải có đức tin: “Qua mạc khải, bằng lời nói của con người và qua sự trung gian của cộng đoàn sống động của Giáo hội, chính Thiên Chúa đã nói với từng người chúng ta không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia, thời gian hoặc nơi chốn. Việc Chúa đã phán dạy chúng ta rất rõ ràng, đã khẳng định cho tôi thấy tôi đang đối diện với sự thật, và vì thế tôi đã xác quyết qua điều không nằm trong sự hiểu biết của con người. Đây là sự xác quyết mà dựa vào đó tôi sống, và chết trong niềm tín thác vào chân lý ấy” ỦY BAN TÍN LÝ, Thông điệp Fatima, trang 34)
Tuy nhiên cho dù Mạc khải đã hoàn tất, không có nghĩa là mạc khải này hoàn toàn minh bạch. Nhờ vào đức tin Công giáo giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa một cách thẳm sâu hơn, suy đi gẫm lại về việc ấy, và phổ biến đến cho mọi người một cách liên lỉ với lòng can đảm. Qua cách ấy, chúng ta có thể đạt đến ý nghĩa trọng yếu của mạc khải, trải qua nhiều thời gian.
Phép lạ Thánh Thể giúp chúng ta thông hiểu và sống đức tin có Chúa Kitô và Thánh Thể Chúa là trọng tâm. Những Phép lạ này rất hữu ích nếu chỉ chú trọng vào Đức Kitô và không đứng ra một cách độc lập. Phép lạ có thể tăng cường đức tin khách quan của người tin và của cả những người không tin. Chính vì thế chúng có thể giúp ích cho lòng tin của họ, nếu hướng dẫn mọi người đến phép Thánh Thể lập nên bởi Chúa Kitô và cử hành vào mỗi ngày Chủ nhật. Các phép lạ phải dùng cho việc phục vụ đức tin. Chúng không được thêm điều gì khác vào món quà độc nhất vô nhị là Thánh Thể Đức Kitô, mà chỉ có thể dùng để nhắc nhở chúng ta nhận biết và cảm nhận rõ ràng hơn về quà tặng của Chúa. Phép lạ có thể trợ giúp chúng ta, nhưng không là món quà mà ta bị bắt buộc phải dùng.
Phép Lạ Thánh Thể có thể giúp chúng ta cảm nhận, trân quý và yêu mến Thánh Thể.
Phép lạ có thể giúp khám phá ra mầu nhiệm, sự đẹp đẽ phong phú của Thánh Thể. Trong Hiến chế Tín lý của Giáo hội Công giáo, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chuẩn nhận và phát hành tháng 6 vừa qua có nhắc đến:
“Thánh Thể là nguồn mạch và là đỉnh cao của đời sống người Kitô hữu. Qua Thánh Thể, hành động thánh hóa của Chúa đối với việc chúng ta tôn kính và thờ phượng lên đến đỉnh cao nhất của những việc ấy. Hành động này bao hàm tất cả những sự trọn hảo thiêng liêng của Giáo hội, tức là Chúa Kitô, Vượt Qua của chúng ta. Sự hiệp thông với đời sống thần thiêng và sự liên kết của Cộng đoàn dân Chúa đều thể hiện qua Thánh Thể và chịu ảnh hưởng bởi Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh Lễ chúng ta được kết hợp với Thánh Lễ trên thiên quốc, và nhờ đó nếm trước được mùi vị của đời sống vĩnh hằng” (số. 274)
Chúng ta không bao giờ được quên nói đến việc Thánh Thể là phép lạ hàng ngày đích thực và phong phú vô cùng.
Đây là một Bí tích: “Các phép Bí tích do Chúa Kitô lập ra cho Giáo hội, là những dấu hiệu ân sủng Chúa rõ rệt mà các giác quan có thể nhận biết. Qua các Bí tích chúng ta được ban cho đời sống thiêng liêng.(…) Các Bí tích là những ex opere operato (‘qua việc cử hành các phép Bí tích’), vì chính Chúa Kitô làm việc qua các Bí tích và trao ban các ân sủng của Ngài cho chúng ta. Ơn ích của các Bí tích không dựa vào đạo đức cá nhân của người cử hành” (Hiến chế Tín Lý Giáo Hội Công giáo, số 224 và 229).
Đây là Bí tích cực trọng cử hành ngày Chủ nhật. Chúng ta phải nhấn mạnh vào phép lạ phổ thông và hiện đến nhiều nhất cho tất cả mọi người, là phép lạ xảy ra trong các nhà thờ bất cứ lúc nào Thánh Lễ được cử hành.
“Thánh Thể là hy lễ hiến tế do Mình và Máu Chúa Giêsu để làm cho hy sinh của Chúa trên thập giá qua các thời đại trở nên thường hằng, cho đến khi Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã phó thác cho Giáo hội của Ngài việc tưởng niệm về cái chết và sự Phục Sinh của Chúa. Đây cũng là dấu chỉ của hiệp nhất, là mối dây bác ái, là bàn tiệc thánh trong đó Chúa Kitô cho ta rước, tâm trí ta sẽ tràn đầy ơn Chúa, và lời nài xin cho chúng ta được hưởng vinh quang đời sau” (Hiến chế Compendium, 271).
Thực sự thì phép lạ cực trọng và huyền nhiệm trên hết là phép lạ xảy ra trong bất cứ khi nào có cử hành Thánh Lễ, trong khi Chúa Kitô hiện diện “một cách thật độc đáo vô song”. Chúa hiện diện một cách xác thực, với chính Mình và Máu của Ngài, với Linh hồn và Thần Tính của Ngài. Vì thế trong Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện qua hình Bánh và Rượu, với toàn thể những gì thuộc về Ngài, Thiên Chúa và Con Người” (Hiến chế, số 282). Để cho Hy lễ Hiến tế trên thập giá được trở thành xác thực, Chúa trở nên của ăn thức uống của chúng ta, với Mình và Máu của Ngài, để kếp hợp chúng ta với Chúa và với nhau, và trở nên của ăn đàng cho chúng ta trên đường về nhà Cha.
Đây chính là mầu nhiệm phép lạ cao trọng nhất, mà chúng ta được mời gọi để cùng cử hành, đặc biệt nhất là vào ngày Chủ nhật với toàn thể Giáo hội, để cùng bẻ tấm bánh – mà theo lời thánh Ignatius ở Antioch gọi là, “liều thuốc trường sinh, phương thuốc thần dược gìn giữ cho chúng ta khỏi bị chết đi, và giúp ta có cuộc sống đời đời trong Đức Kitô.”
Nên dùng những Đền thờ tôn kính Các Phép Lạ Thánh Thể mà giáo hội chấp nhận, để làm nơi cử hành phụng vụ (nhất là nơi cử hành Bí Tích Hòa giải), cũng như những nơi dùng để cầu nguyện và thờ phượng, để dạy giáo lý và thực hành đức ái.
Phép lạ Thánh Thể tác động và liên quan với lòng mến mộ của mọi người

Phép lạ Thánh Thể thường phát xuất từ lòng mến mộ của mọi người, và phản ảnh qua sự mến mộ này. Các phép lạ đem lại năng động mớí và biểu hiện năng động ấy qua những hình thức mới lạ. Việc này không có nghĩa là phép lạ tự nó không tạo nên ảnh hưởng nào ngay cả trên việc phụng vụ, chẳng hạn như lễ Mình Máu Thánh Chúa đã chứng tỏ. Phụng vụ Thánh Lễ là nền tảng căn bản, là biểu hiện sống động của toàn Giáo hội được nuôi dưỡng bằng Phúc Âm.

Đức Ông Rafaello Martinelli
Viện trưởng Thần học viện Công giáo Quốc tế St. Charles
Chủ tịch Ủy ban Tín Lý


http://www.therealpresence.org/eucharst/mir/viet_present.htm