Phần 1. Ý kiến của Olavo de Carvalho.
Theo Carvalho, định nghĩa và mục đích của chủ thuyết hoàn cầu hóa (globalism) là một chủ thuyết phóng khoáng trong dự phóng nhằm thiết lập trên toàn thế giới một "xã hội rộng mở" (open society), mà trên đường đi buộc phải phá hủy mọi chủ quyền quốc gia và mọi nguyên tắc siêu hình hay luân lý, những nguyên tắc hướng dẫn giúp thăng hoa cao hơn trí luận cá nhân của từng người. Nó chấm dứt biên cương các quốc gia và các giá trị tinh thần truyền thống. Các quốc gia được thay thế bằng một ngành hành pháp khoa học kĩ thuật, và giá trị tình thần sẽ là hỗn hợp giữa chủ nghĩa khoa học (scientism), duy vật (materialism) và chủ quan tương đối luận ( relativistic subjectivism), hiện tại đang làm hưng phấn những người theo chủ thuyết hoàn vũ đại đồng ở phương tây (globalists of the West). Hiện thời những tinh hoa của chủ thuyết toàn cầu hóa (globalist elites)đang kiểm soát Hoa Kỳ và đưa ra những chính sách bắt Hoa Kỳ phải qùy gối quy phục.
Hoa kỳ không phải là trung tâm điều hành chủ trương đại đồng hóa toàn cầu, trái lại, Hoa Kỳ là nạn nhân đầu tiên mà tinh hoa chủ thuyết hoàn cầu hóa nhắm giết chết. Họ không coi Nga-Tầu hay khối Ả Rập là kẻ thù, ngược lại, họ coi là những cộng sự viên đồng loã trong nỗ lực hủy diệt chủ quyền quốc gia, sức mạnh chính trị quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ. Họ (globalist elites) nhằm đánh chết Hoa Kỳ chỉ vì dân chúng Hoa Kỳ là những người yêu nước và là những Kitô hữu, đó chính là chướng ngại vật cuối cùng để họ đặt thế giới dưới quyền điều khiển của nhóm tinh hoa vô tổ quốc (state-less elites) mà kiểm soát cả ba dạng thức cai trị do tài quyền (the merchant) của Âu Mỹ, lực quyền (the warrior) của Nga-Tầu và thần quyền (the priest) của khối Ả Rập.
Phần 2. Ý kiến cứa Aleksandr Dugin
Dugin dựng nên giả thuyết là Nga đã thành con chốt thí của nhóm theo chủ thuyết hoàn vũ đại đồng khi bị dùng làm khí cụ để hạ Hoa Kỳ xuống. Thực ra, Dugin không cho là có Trật Tự Thế Giới, mà chỉ có Tối Thượng Quyền Mỹ (American Hegemony) mà thôi.
Dugin nói: hiện thời không có trật tự thế giới đúng nghĩa mà chỉ có sự chuyển biến từ trật tự thế giới thế kỷ 20 qua một dạng thức khác chưa thể chuẩn định. Thật sự, hoàn vũ đại đồng hay khuynh hướng vùng miền sẽ thắng cuộc? Chỉ có một Trật Tự Duy Nhất hay có nhiều phân cực trật tự địa phương? Hoặc giả, chúng ta bước vào thời kỳ nhiều hỗn loạn thế giới? Mọi chuyện chưa rõ ràng vì chúng ta đang sống giữa tiến trình chuyển biến.
Dugin cho rằng chuyển biến sẽ qua một trong ba tiến trình:
1) Có một Căn Cơ Đế Quốc (Imperial Core) đưa ra chính sách tạo hỗn loạn gây thương tích khắp thế giới, mục đích để kiểm soát các quốc gia.
2) Cộng tác với các thế lực bạn trong khi tạo áp lực trên các quốc gia cứng đầu. 3) Hoàn tất việc hoàn cầu hóa bằng cách thay chủ quyền quốc gia bằng một chính phủ quốc tế.
Hình như Hoa Kỳ đang cố đi theo cả ba tiến trình này cùng một lúc. Ba chiều hướng khác nhau này của Hoa Kỳ tạo cho thế giới một văn bản trong cơ quan tương quan quốc tế mà hoa kỳ đóng vai trò chính yếu trên cán cân toàn cầu.
Francis Fukuyama, bình luận gia của nhóm toàn cầu hóa, viết trong quyển The End Of History And The Last Man: nền "dân chủ phóng khoáng" (liberal democracy) - chủ trương của thuyết toàn cầu hoá - là hệ thống chính trị tốt nhất từng được khai sinh. Đó là hệ thống sẽ chấm dứt những trào lưu lịch sử và cách mạng, và nó chỉ cho phép thế giới phát triển qua việc "xuất cảng dân chủ " như một uyển khúc dễ tiêu cho việc lật đổ quyền lực qua tuyên truyền, qua hoạt động ngầm của CIA hoặc qua một chiến dịch quân sự ( chiến tranh).
Đó là hoặc đi theo cách thức Hoa Kỳ hoặc là chết, như Dugin viết: lịch sử được coi là một tiến trình đều đều không biến hóa của kĩ thuật và xã hội, là con đường giải phóng cá nhân tách rời khỏi mọi loại căn tính tổng hợp. Hoa Kỳ là thành lũy của tiến trình lịch sử này, nên có quyền và bị bó buộc như một sứ mệnh để đẩy lịch sử xa hơn nữa. Lịch sử Hoa Kỳ đồng hiện hữu với dòng lịch sử nhân loại nên "Mỹ cũng nghĩa là toàn cầu"(American means Universal). Những văn hóa khác sẽ hoặc chỉ là văn hóa Mỹ hoặc không còn văn hóa nữa.
Dugin nói : tư duy hợp lý (rational thinking) đang thay chỗ Thượng Đế (là Đấng phải bị khai trừ) khi lý lẽ trong đầu được định hình qua những chuyên gia khoa học, những nhà chính trị và giới khoa bảng, là những người đang bị nhóm tinh hoa kia điều khiển. Khoa học kĩ thuật bao quanh cá nhân con người hòng đẩy tới nhu cầu cá nhân thay cho nhu cầu của gia đình, dòng tộc hay quốc gia. Mục đích của chủ thuyết vượt nhân linh (trans humanism) là tạo nên cái gì tốt hơn bản tính con người, hay là không ngừng tiến tới hoàn thiện việc ổn định và trật tự cho nhóm tối đại thiểu số 0.01%.
'Dân chủ phóng khoáng' (liberal democracy) thực sự là một xã hội phân hóa của các cá nhân hoặc bị triệt sản (sterile) về cả văn hóa lẫn sinh học (các nước da trắng) hoặc bị hoảng loạn trường kỳ (các nước da màu). Xã hội các quốc gia tự mình phải trở nên dễ dãi để Tối Thượng Quyền Mỹ kiểm soát và kiềm chế. Nếu quốc gia nào không để 'dân chủ phóng khoáng' thẩm nhập êm ả thì sẽ thành mục tiêu cho sự hỗn loạn. Nếu là người Syria, Iraq, Nga, Ấn hay Phi Châu, khi nghe tổng thống Mỹ rót lời êm dịu vào tai rằng bạn cần và đáng được hưởng nền 'dân chủ phóng khoáng', thì hãy sẵn sàng để, nhẹ thì chính quyền bị lật đổ, tệ hơn thì cả nước sẽ bị rơi vào chiến tranh. Để phản bác ý kiến của Cavarlho, Dugin cho rằng:
Hoàn cầu hóa thế giới và thiết lập hệ thống kiểm soát của Mỹ ở khắp nơi, kể cả việc xâm nhập chủ quyền quốc gia các nước, là cổ võ lối sống Mỹ và đồng hóa các xã hội con người khác nhau thành một, hiện đang được Hoa Kỳ thực hiện. Làm vẩn đục xã hội Nga bằng mẫu mã tiêu thụ suy đồi cá nhân, và chống lưng những chế độ chống Nga của Mỹ, chẳng lẽ những chuyện đó không nghĩa lý gì và đáng bỏ sọt rác hay sao?
Hoa Kỳ là bệnh dịch di hại tuyệt đối cho nhân loại vì nhóm tinh hoa của chủ thuyết toàn cầu hóa là nguyên tố chủ lực điều hành nước Mỹ, và qua nước Mỹ, điều hành thế giới. Vì thế, nhóm tinh hoa của chủ thuyết toàn cầu hóa chính là kẻ thù tuyệt đối của Nga - Tầu và của các nước Ả Rập vì nó làm băng hoại tinh hoa chính trị xã hội và ngay cả tinh chất của những quốc gia đó. Chủ quyền, sức mạnh chính trị quân sự và kinh tế của Hoa kỳ không khác gì công cụ trong tay nhóm tinh hoa của chủ thuyết toàn cầu hóa, dù là tự nguyện hay miễn cưởng.
Như thế, câu hỏi được gợi ra: có phải nước Nga là một thành tố của hệ thống hoàn cầu hóa hay không? Carvalho cho rằng xã hội Nga bị vẩn đục bắt nguồn từ cách mạng Bolshevik trong khi Dugin cho là nhóm tinh hoa hoàn cầu hóa dùng thuyết âm mưu (conspiracy theory) trong trò chơi mắt đền mắt (tit for tat) qua giới truyền thông dòng chính và không hề có nhóm tinh hoa xuyên quốc gia ( no transnational elites) nào gặp nhau tại Davo hay Brussels.
Phân tích khác biệt giữa hai vị trên rất quan trọng, vì nếu như Nga và Mỹ chỉ là hai đối lực biện chứng (dialectical forces) dưới cùng một chủ quyền kiểm soát thì mối căng thẳng Nga - Mỹ chỉ là màn kịch để tạo sự chính danh cho cuộc chiến tranh mà kẻ chiến thắng đã được định sẵn từ trước. Còn nếu như Nga - Mỹ là hai thực thể độc lập thì Mỹ đã vo ve nói tới thế chiến thứ ba bằng cách chọc giận Nga ( ít là cho tới ngày Trump làm tổng thống) qua những lầm lẫn khi muốn tái cơ cấu quyền lực tại Đông Âu và Á Châu.
Phần 3. Xã hội chủ nghĩa.
Xã hội chủ nghĩa chỉ là công cụ cho nhóm tinh hoa tóm gọn quyền lực trong tay bằng cách chiếm chính quyền và làm suy yếu xã hội bằng hơi độc Marxist. Chủ thuyết Tuyệt Đối thời Trung cổ kéo dài ba thế kỷ là tương đối ngắn so với hơn 10 thế kỷ của quyền lực bảo hoàng trưởng giả. Trong khi đó, chỉ cần một thế kỷ tự do kinh tế và chính trị đã dư đủ để các nhà tư bản làm giầu cách khủng khiếp, đến độ họ không còn sợ sự chao đảo bất thường của thị trường. Họ kiểm soát được thị trường nhờ ba khí cụ dựa vào sự độc đoán quốc gia.
Một là đưa ra những chính sách cần thiết để tạo nên những đầu sỏ chính trị lâu dài.
Hai là khởi động các phong trào xã hội và cộng sản tùy thuộc vào biến động trong sự lớn mạnh của quyền lực từng quốc gia.
Ba là động viên một đạo quân trí thức để họ chuẩn bị tư tưởng dân chúng dẹp bỏ nnền tự do trưởng giả mà vui vẻ bước vào thế giới luôn bị ám ảnh bởi sự hiện hữu của trấn áp. Ở đó con người tìm thấy thiên đàng với sự dư giả của chủ nghĩa tư bản hòa lẫn công lý xã hội của chủ nghĩa cộng sản.
Carvalho nói về khía cạnh triết học, là làm sao một thực thể có thể là thành tố chuyển hoán và thay đổi mà chúng ta gọi là "lịch sử". Chúng ta thường nghĩ rằng các quốc gia là động lực vận chuyển lịch sử, nhưng thực sự chỉ là một nhóm nắm quyền trong các quốc gia ấy mới thật sự là tài công lèo lái lịch sử. Những thực thể này là kết tinh của những tranh giành quyền lực tối thượng từ bên trong. Họ không có chủ hướng của riêng mình, nhưng họ phản ánh theo từng giai đoạn, theo từng ý hướng của tập thể mạnh nhất lúc bấy giờ. Để là thành tố lịch sử, nhóm thực thể ấy phải:
1. Trường kỳ nuôi dưỡng mục tiêu.
2. Đủ khả năng tiếp tục theo đuổi mục tiêu vượt quá đời người, vượt qua mọi biến cố mà quốc gia hay đế quốc tham dự vào.
3. Có thể sản sinh những thành tựu mới qua nhiều thế kỷ trong việc biết áp dụng chương trình nguyên thủy vào hoàn cảnh khác nhau mà không mất căn tính mục tiêu ban đầu.
Chỉ những thực thể sau đây đạt đầy đủ những điều kiện nêu trên:
1. Những tôn giáo phổ quát.
2. Những tổ chức bí mật có thủ pháp nhập môn.
3. Những triều đại quân chủ vương quyền và quý tộc.
4. Những phong tràobcách mạng Ý thức hệ và đảng phái.
5. Những thành tố thiêng liêng như Thượng Đế, Thiên Thần hay Ác Quỉ.
Tất cả mọi chuyện xảy ra trong dòng lịch sử đều phát sinh từ một trong những động lực trên, hoặc là kết quả của sự pha trộn không kiểm soát được giữa những động lực trên một cách bất thể khả trừ.
Ý tưởng không thể hiện hữu trong lịch sử nếu không được một trong những nhóm trên sử dụng, nếu không, ý tưởng chỉ là hoang tưởng và sẽ chết lịm, rồi quyền hành lại trở về tay một trong những thành tố đích thực nêu trên.
Thí dụ, Donald Trump đã thắng cử làm tổng thống, bây giờ là lúc tùy thuộc vào ông và nhóm thân cận, để tạo nên một phong trào lâu bền mang chủ thuyết quốc gia vượt quá thời ông, nếu không, chủ thuyết quốc gia sẽ bị đập bể mặt cách kinh hoàng và chết lịm trong nhiều thế hệ mai sau. Chỉ cần nhìn vào Adolf Hitler để thấy sự thất bại của chủ thuyết quốc gia. Nó như là "manna" từ trời rơi xuống cho nhóm lợi ích toàn cầu, bởi vì khi chiến tranh bỗng nhanh chóng kết thúc, cũng là lúc giúp cho một trật tự thế giới đã được manh nhà từ lâu, phát triển hết sức mau lẹ.
Đối lại với ý của Carvalho, Dugin hiểu rõ sự suy đồi của tây phương mà cho rằng cần phải tìm về cội nguồn giá trị của truyền thống khi ông ta nói:
Tây Phương một thời đã có truyền thống cá biệt cho riêng mình, nhưng giờ đây, một phần nào đã bị mai một, phần còn lại của truyền thống ấy lại bị quăng vào đống vi khuẩn độc hại. Tây Phương nên tìm về cội nguồn cổ truyền sâu thẳm của mình, cội nguồn của thời quá khứ Á Âu, một quá khứ huy hoàng của các chủng tộc như Schyths, Celts, Sarmats, Germans, Slavs, Hindus, Persians, Greeks và Ronans, cùng những xã hội thánh thiêng khác hoặc những nền văn hóa giai cấp quần chúng và những giá trị linh thiêng huyền bí.
Muốn trở về với Truyền Thống thì phải chống lại thế giới văn minh tây phương hiện đại bằng một cuộc cách mạng tinh thần (spiritual) theo chủ thuyết truyền thống (traditionist) cùng với cách mạng xã hội theo chủ nghĩa xã hội (socialist). Và căn bản truyền thống chỉ được bảo toàn khi phá hết đi tính chất hiện đại trên hoàn cầu.
Nhưng Dugin có sai lầm không khi ông đặt nặng sự quan trọng của nền văn minh đế quốc Á Âu ngang bằng với chủ thuyết hoàn cầu của Tây Phương dưới dạng thức được ngụy trang bằng truyền thống và luân lý?
Chính Karl Marx định nghĩa: Ý thức hệ chỉ là áo khoác ngoài của tư duy che đậy một mưu đồ quyền lực chính trị. Mưu đồ quyền lực chính trị ở Nga hiện thời, dù đã thay chiếc áo chàng mới, nhưng nội tình vẫn y nguyên, vì vẫn cùng một số người, cùng một loại hành động và cùng một tham vọng chuyên chế như thuở nào.
Triết gia Nietzsche đã từng nói: người ta không thể tiêu hủy hoàn toàn bất cứ cái gì nếu không thay thế nó bằng một cái gì khác. Như thế, tức là Dugin muốn chặt đứt văn minh hiện tại tây phương và thay vào bằng một văn mình truyền thống Á Âu cổ thời theo mẫu xã hội chủ nghĩa Nga, nhưng mẫu Nga hiện thời của Putin cũng vẫn thuộc hạng thức toàn cầu hóa như của tây phương!!!
Phần 4. Kết luận
Dugin nói: chúng ta đang sống dưới sự thống trị độc đoán toàn cầu nên bó buộc chúng ta phải chống lại. Ai lấy mất đi sự tự do của chúng ta, chúng ta buộc phải đòi lại, và chúng ta sẽ đòi lại bằng cách hủy diệt đế quốc Mỹ một ngày nào đó.
Dù Mỹ bị hủy diệt vì những biến động nội tại hay do Nga tấn công bằng nguyên tử, thì liệu sau đó, lúc nào là lúc áp đặt thể chế truyền thống toàn cầu theo hình thái của đế chế Á Âu (Eurasian Empire) bằng một chủ nghĩa hội? Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội cũng lại là một chủ thuyết đại đồng thế giới hiện tại nhưng lại có thêm độc chất duy vật. Như thế, kết luận sẽ là: giữa hai quyền lực: Tối Thượng Quyền Mỹ (American Hegemony) và Chủ Nghĩa Xã Hội Nga (Russian Socialism) chúng ta phải chọn một, dù cả hai đều phục vụ cho Trật Tự Thế Giới Mới.