Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491 bis 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng
Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ
Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh
Bảo, Hải Phòng) Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn
Văn Định, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt
trong đường khoa cử. Thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục,
con gái út của Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan triều Lê
Thánh Tông. Quê ông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh,
phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã
Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo tài liệu để lại bà Nhữ
Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa giỏi văn chương và
tài học về lý số. Biết trước những gì có thể xảy
ra và mộng lớn con cái nên danh phận. Nguyễn Bỉnh Khiêm
lúc trẻ học với Lương Ðắc Bằng từng là đại thần
giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ, ông dâng những
điều trần nhằm ổn định triều chính không được vua
Lê thi hành, Lương Đắc Bằng cáo quan về quê sống đời
dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh chăm chỉ
trở thành học trò xuất sắc. Bởi vậy trước khi qua
đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng trao cho Nguyễn Bỉnh
Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất
thần kinh, từ đó ông tinh thông về lý học và tướng
số, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông”
có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần
giao cách cảm, Nguyễn Bỉnh Khiêm bỏ qua 9 kỳ đại khoa
(trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi
nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn
định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng
thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều
Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái
Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều
Mạc (1527-1592), ông quyết định đi thi và đậu ngay Trạng
Nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. được bổ nhiệm làm
Đông Các hiệu thư rồi sau giữ nhiều chức vụ khác
nhau như Tả Thị Lang Bộ Hình, Tả Thị Lang Bộ Lại,
kiêm Đông Các Đại Học, làm quan được 8 năm, ông dâng
sớ hạch tội 18 lộng thần vua không nghe. Ông cáo quan
năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân
Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn Giang còn có
tên Tuyết Giang, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu
tử”. môn sinh của ông có nhiều người hiển đạt sau
này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời
Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính
(con trai cả của ông)… thơ Trạng Trình với triết lý
của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời
sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn
gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý nhân.
Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên
khách
Khởi thức hưng vong thế cổ
kim
Nhàn trung hoa thảo túc cung
xuân
Tà dương độc lập đô vô sự
Ta dại ta tìm
nơi vắng vẻ
Người khôn
người đến chốn lao xao
Thu ăn măng
trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ
sen, hạ tắm ao…
Dù Nguyễn Bỉnh
Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho
ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ
ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, sau đó
được thăng chức Thượng Thư Bộ Lại, tước hiệu
Trình Quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng
Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái Ất, tiên đoán
được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa
khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An
Nam lý học hữu Trình Tuyền”.
Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất
truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu
thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử
tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất
không có con nối nghiệp. Trịnh Kiểm muốn làm vua nhưng
còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý
khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không chỉ bảo
người giúp việc ngụ ý: “năm
nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm
giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản..
“ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê lên làm vua.
Dù Trạng Trình ở
ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, chúa Nguyễn có
việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông
thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để
nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu
Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn
tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng
Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài.
Ông tính số Thái Ất, biết nhà Lê lại khôi phục được
và làm bài thơ:
Non sông nào
phải buổi bình thời
Thú đánh nhau
chi khéo nực cười
Cá vực, chim
rừng, ai khiến đuổỉ
Núi xương sông
tuyết, thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc
có hồi quay cổ (1)
Thú dữ nên
phòng lúc cắn người (2)
Ngán ngẫm việc
đời chi nói nữa
Bên đầm say
hát, nhởn nhơ chơi
Sau khi nhà Lê bị
Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng
triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua
Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh
Thanh Hóa. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua
Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông. Để mưu đồ
đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở
tỉnh Thanh Hóa là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn
Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm
Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hóa. Nhưng bỗng dưng
Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về
tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ
Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ
Thanh Hóa trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam
Triều.
Nguyễn Kim mất,
để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn
Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ
tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm lo sợ cả
hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên
ngấm ngầm ngăn trở dù Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi
nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép
gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt
mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình.
Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn
kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và nói một câu:
Hoành sơn nhất
đái, vạn đại dung thân.
Nghĩa là từ núi
đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn
đời. Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng
Trình bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm
1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là
bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm
Mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho
Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, phía Nam dãy Hoành
Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở
Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
Nguyễn Hoàng là
người khôn ngoan, có lòng nhân đức thu dụng hào kiệt
giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ
đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ
từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày
nay. Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua
dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau như câu: ”
Cẩu vĩtrư đầu, xuất thánh nhân ”
ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819)
thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải
qua 13 triều đại. Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị
vì từ 1929 và thoái vị năm 1945.
Tương truyền
Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, ông đọc hai câu
thơ: “Cao Bằng tàng tại-
tam đại tồn cô” (nghĩa rằng
rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời
nữa) con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng
được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc
Kinh Vũ. Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người
đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống.
Trạng Trình có 3
người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều
có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Đinh
dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng
thọ 94 tuổi. Theo sử sách Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
là người có công lớn đối với triều đình nhà Mạc
nên sau khi mất (1585) vua Mạc Mậu Hợp ứng cử Ứng
Vương Mạc Đôn Nhượng, phụ chính triều đình làm khâm
sai cùng với văn võ bá quan về dự lễ tang. Tháng Giêng
năm sau (1586), vua Mạc ban cho làng Trung Am 3.000 quan tiền
để lập đền thờ ông và cấp 100 mẫu ruộng để lấy
hoa lợi dùng vào việc thờ cúng. Đền thờ được dựng
trên nền Giảng học – Am Bạch Vân và tự tay nhà vua đề
biển ngạch: “Mạc Triều
Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” (Đền
thờ Tể tướng Trạng nguyên Triều Mạc). Trải qua những
biến cố lịch sử ngôi đền được trùng tu, xây dựng
lại nhiều lần vào các năm: Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất
Mão 1735, đời vua Lê Ý Tông); Minh Mạng thập tứ (1833).
Ngôi đền hiện nay được dựng lại vào năm Mậu Thìn
(1928) đời vua Bảo Đại. Đến năm 1985, nhân kỷ niệm
400 năm ngày mất của ông, một lần nữa đền lại được
trùng tu làm thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường
bao, đường vào đền…
Trước khi qua
đời, Trạng trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu
rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi
ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá
ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới
viếng mộ và nói rằng: “Thánh
nhân mắt mù” thì phải lập
tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng
lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ
suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã
dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người
khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: Cái huyệt ở
đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem
để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng
là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy
về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người
khách Tàu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó
là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc.
Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu
ông ta đã nghe tiếng đồn. Khi nghe vị trưởng tộc nói,
ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi
hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu
xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là
được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa
thầy địa lý Tàu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến
tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những
gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy
câu thơ hiện ra, tạm dịch nghĩa:
Ngày nay mạch
lộn xuống chân
Năm mươi năm
trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì những
kẻ sinh sau?
Thánh nhân mắt
có mù đâu bao giờ?
Đọc tới đâu
vị khách Tàu phải khâm phục Trạng Trình mà ông ta nghe
đồn là giỏi thật. Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng
lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng
khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh: Yên Bái,
Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị
Pháp điên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo An để trả
thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán:
Kìa kìa gió
thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất
nước
Xác xơ cổ thụ
sạch am cây
Lâm giang nổi
gió mù thao cát
Hưng địa tràn
dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai
sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh
bảo cho hay „
Thoát nạn sập nhà
Trạng Trình giao cho con cháu một
ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn
đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy
vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái
ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình.
Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào
cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được
mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ
quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống
vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy
mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ
đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ
Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc
nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng
thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.
Quan Tổng đốc vừa bước khỏi
giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái,
chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ,
rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen
hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng,
thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở
ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề
hai câu thơ:
Ngã giải nhĩ thượng lương
chi ách,
Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
Nghiã là
Cứu người thoát nạn đổ
nhà,
Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi
nghèo
Chưa hết kinh hoàng vì chuyện
chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy
lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng Trạng Trình cứu ông
thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu Trạng Trình về
tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền
giúp khỏi cảnh nghèo đói.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá
đền
Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ
14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở
vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần
phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu
phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào
mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát
hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn
Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền
nhà bay
Nguyễn Công Trứ lập tức viết
sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người
sửa sang lại đền Trạng Trình khang trang hơn. Từ đó
ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông
nữa.
Cha con thằng Khả
Tục truyền trong làng có cha con
ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ
Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm
bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính Trạng Trình, nên khi
thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con,
kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ
xuống thấy có hàng chữ ở sau:
Cha con thằng Khả.
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền quan tám
Cha con ông Khả chịu nộp phạt,
nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ
tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con
ông Khả ngẫm nghĩ phải nói với dân làng: Cha con tôi bị
Trạng Trình bắt phạt có quan tám, “Tam quán” nói lái
lại thành quan tám.
Thời gian và thế sự xoay
vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm
chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Những điều tiên đoán trên,
liên quan với hiện tình đất nước Việt Nam. Hy vọng
năm 2013 Qúy Tỵ cầm tinh con rắn Việt Nam bước vào giai
đoạn lịch sử mới mẻ hơn, người dân biết những gì
xảy ra tại các nước khác, giới trẻ ra nước ngoài học
và trở về. Tôi hy vọng toàn dân cùng đoàn kết hổ trợ
và tiếp tay với những người yêu nước giải thể đảng
CSVN để canh tân đất nước đem lại tự do, dân chủ
đưa VN đến phú cường và thịnh vượng. Đảng cộng
sản Việt Nam hãy thức dậy! mở to đôi mắt nhìn xa hơn,
bài học lớn nhất trong lịch sử, Thiên đường cộng
sản Liên Sô (Soviet Union) sụp đổ kéo theo các nước
trong các nước Đông Âu: Poland, Romania, Hungary, Bulgaria,
Czechoslovakia (Slovakia/ Slovenia) bỏ chế độ cộng sản để
có tự do, độc lập và nhân quyền được tôn trọng .
Noi gương nước láng giềng Miến Điện cởi mở, trả tự
do cho những tù nhân chính trị, chấm dứt chính sách đàn
áp, kiểm duyệt truyền thông báo chí, cho bầu cử tự
do…
Những người cầm quyền đã quá
giàu rồi nên thức tỉnh để hưởng phúc, đừng tham
quyền cố vị, không có khả năng đưa đất nước phục
hưng về kinh tế, chính trị giữ vững bờ cõi nên từ
chức cho người tài giỏi hơn lãnh đạo. Những nhà độc
tài giàu sang hàng trăm tỷ USD như Saddam Hussein, (Iraq)
Gadhafi, (Lybia) N. Ceausescu (Romania) người đời nguyền rủa
và bị giết kéo xác trên đường phố như một con chó,
con cháu họ cũng bị giết hay bị tù tội, gia đình ly
tán tài sản bị tịch thu.
Thơ văn của Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập,
được dịch ra chữ quốc ngữ, thơ mang nặng tình người,
khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn
một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…và những
lời sấm ký có giá trị. Đời sống của tiên sinh thật
xứng đáng với câu đối ở đền thờ tại Bạch Vân
Am: “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng – Tri lai,
tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã
đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng. Tìm
hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu
Nghiên Phu). Nhà thờ ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, có
bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ “An
Nam lý học” từ câu “An Nam lý học hữu trình
tuyền” có nghĩa là am hiểu về lý học ở nước An
Nam có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh
Khiêm), Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính
kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức
của ông.
Nguyễn Qúy Đại
1/ ứng nghiệm về sau nhà Lê
khôi phục
2/ ứng nghiệm nhà Trịnh giữ
nhà Lê
Tài liệu tham khảo
Việt Nam Sử lược: Trần Trọng
Kim
Tự Ðiển nhân vật lịch sử:
Nguyễn Quyết Thắng
Những câu chuyện lịch sử tập
3: Trần Gia Phụng
Thái Ất Thần Kinh nhà xuất bàn
văn Hóa
Trang Wikipedia. hình trên Intern