Mẹ Thiên-Chúa

Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa đã được tối đặt ra từ 2007 và đã được gửi tới một số Linh-mục là những chuyên gia về Thần-học, nhưng những câu trả lời chưa thể đáp ứng mà cón gây tranh cãi, cuối cùng nó đã rơi vào quyên lãng.

Trong khoang thời gian từ 2007 đến 2011, tôi vẫn còn theo đuổi vấn vấn đề và có thêm một số kiến thức, nhưng cũng chưa lên tiếng vì chưa có cơ hội, nay Anh Đinh đông Phương muốn đặt lại vấn đề, nên tôi mới có dịp nói thêm về những gì đã nói trong bài trước đề rộng đường dư luận.

Tôi luôn luôn tôn trọng luật chơi dân chủ: tiểu số phục tùng đa số. Cũng vậy, trong lãnh vực Giáo-hội, tôi tin vào Tín-điều Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa, nhưng trong tâm-tư, tôi vẫn còn thắc-mắc, tại sao một nữ tỳ của Thiên-chúa lại có thể là Mẹ Thiên-chúa? Tôi có quyền thắc-mắc vì đó là quyền tự-do mà Thiên chúa đã trao ban cho mỗi người chúng ta, không ai có thể bắt tôi TIN một điều gì mà vi phạm quyền tự do của tôi, ngay cả Giao-hội (tôi sẽ nói rõ vấn đề ở những trang sau).

Đây cũng là quan điểm của Tổng giám-mục Charles J. Chaput khi viết trong Render Unto Caesar về John C. Murray, trang 153 “He built his life’s work on the importance of the church recognizing religious liberty as a “most basic human right.”và về lương tâm, trang 130 “the doctrine of the Church that no one is to be coerced into faith has always stood firm”.

Vấn đề Đức Maria là Mẹ Thiên -chúa dựa vào đâu để tuyên xưng như vậy: Vào Kinh-thánh và Thần-học?

1.Thánh-kinh

Có nhiều vị Linh-mục nói là Danh từ "Mẹ Thiên Chúa" không có trong Tân Ước củaThánh Kinh. Danh từ ấy lần đầu tiên được nói lên do thánh Hippolytus ở Rôma năm235. xin xem http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/maria2/methien1.htm

Có linh mục khác lại nói, Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã được nhắc nhở tới tới trong Thánh Kinh. . Khi Đức Ma-ri-a đến thăm bà chị họ là Ê-li-sa-bét, và bà được đầy tràn Thánh Thần liền kêu lớn tiếng rằng: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?” (Lc 1, 43). http://dcctvn.net/news.php?cid=36

Ngay chính Đức Mẹ, trong Tân-ước, Ngài đả hai lần thừa nhận mình là nữ tỳ của Thiên-chúa, Lk 1. 38 và 48, nhất là trong bài ngợi khen Chúa (Magnificat), Mẹ đã dung 8 danh-từ nói về chúa và 3 đại từ nói về Ngài, có nơi nào trong Tân-ước mà Mẹ cho mình là Mẹ Thiên-chúa đâu. Vậy có thể nào một người vừa là nữ tỳ của Chúa, lại vừa là Mẹ Chúa?

Từ Chúa trong 1.38 của Luca, ngay từ năm 2007, tôi đã có suy nghĩ là từ chúa này không phải là Thiên-chúa vì trong ngôn-ngữ VN, đã có những thành ngữ như VUA CHÚA; CON VUA, CHÁU CHÚA, LÀM VUA , LÀM CHÚA. Trong khi đó, chúa Gie-su thuộc giòng dõi vua David, vậy từ chúa ở Luca là cháu, là chặt, là chút, là chít, của vua david, không thể là chúa là Thiên-chúa.

Sau này, khi đọc bài viết của Mục-sư (?) Huỳnh Christrian Timothy, tôi thấy tôi không cô đơn trong luận lý của mình, tôi cũng đã có được “đồng chí” vì ông cũng có nhận định gần như của tôi, nhung phân tích sâu rộng hơn. Xin trích

Ý nghĩa của Lu-ca 1:43

Dẫn nhập

Người Công Giáo thường dựa vào câu Thánh Kinh trong Lu-ca, Luke 1:43 để thần học hóa danh xưng "Mẹ của ThiÊn Chúa" mà họ áp đặt cho bà Ma-ri, người mẹ phần xác của Đức Chúa Jesus. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và tìm hiểu ý nghĩa lời ca tụng được thần cảm của bà Ê-li-sa-bét:

Bản dịch Phan Khôi:
"Nhơn đâu ta được sự vẻ vang này, là mẹ Chúa ta đến thăm ta."

Bản dịch King James với mã số Strong:
And2532 whence4159 is this5124 to me,3427 that2443 the3588 mother3384 of my3450 Lord2962 should come2064 to4314 me?3165

NguyÊn tác tiếng Hy-lạp với mã số Strong:
και2532 CONJ ποθεν4159 ADV-I μοι3427 P-1DS τουτο5124 D-NSN ινα2443 CONJ ελθη2064 V-2AAS-3S η3588 T-NSF μητηρ3384 N-NSF του3588 T-GSM κυριου2962 N-GSM μου3450 P-1GS προς4314 PREP με3165 P-1AS

Mã số Strong trong nguyÊn tác và trong bản dịch King James giúp việc tra cứu từ điển những từ ngữ Hebrew hoặc Greek đứng trước mã số được thuận tiện, nhanh chóng.

I. Ý nghĩa của danh từ "Chúa" trong nguyÊn ngữ Hy-lạp (Greek)

Dưới đây là định nghĩa danh từ "Chúa" (Kurios) của "Thayer's Greek Definitions" [1]:

G2962

κύριος

kurios

Thayer Definition:

1) he to whom a person or thing belongs, about which he has power of deciding; master, lord

1a) the possessor and disposer of a thing

1a1) the owner; one who has control of the person, the master

1a2) in the state: the sovereign, prince, chief, the Roman emperor

1b) is a title of honour expressive of respect and reverence, with which servants greet their master

1c) this title is given to: God, the Messiah

Part of Speech: noun masculine

Tạm dịch:

1) Kurios là người sở hữu một người hay vật mà người ấy có toàn quyền định đoạt; chủ, chúa

1a1) sở hữu chủ; người nắm quyền kiểm soát một người, chủ nhân

1a2) trong quốc gia: vua, vương tử, thủ lãnh, hoàng đế La-mã

1b) là một tước hiệu danh dự tỏ lòng tôn kính mà tôi tớ dùng gọi chủ của họ.

1c) danh hiệu này được dùng để gọi Đức Chúa Trời, Đấng Christ.

Như vậy, cùng một danh từ kurios, khi dùng trong quan hệ chủ tớ thì được dịch là "chủ", trong quan hệ vua tôi thì được dịch là "chúa", trong quan hệ Đấng Christ với Hội Thánh và quan hệ ThiÊn Chúa với loài người thì được dịch là "Chúa" (viết hoa).

II. Danh từ "Chúa" (Kurios) trong Thánh Kinh Tân Ước

Thánh Kinh Tân Ước dùng kurios với các ý nghĩa nÊu trÊn, nghĩa là kurios có khi được dùng cho loài người, có khi được dùng cho Đức Chúa Cha, và phần lớn được dùng cho Đấng Christ:

- Chủ (trong quan hệ chủ tớ):

(Ma-thi-ơ - Matthew 6:24) Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yÊu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa.

(Ma-thi-ơ - Matthew 18:25) Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ.

- Chúa (thủ lãnh):

(Khải Huyền - Revelation 17:14) Chúng chiến tranh cùng ChiÊn Con, ChiÊn Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua; và những kẻ được kÊu gọi, những kẻ được chọn cùng những kẻ trung tín đều ở với ChiÊn Con, cũng thắng được chúng nữa.

(Khải Huyền - Revelation 19:16) TrÊn áo tơi và trÊn đùi Ngài, có đề một danh là Vua Của Các Vua Và Chúa Của Các Chúa.

- Chúa (trong sự tôn kính):

(Khải Huyền - Revelation 7:14) Tôi thưa rằng: Lạy chúa, chúa biết điều đó. Người lại phán cùng tôi rằng: Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết ChiÊn Con.

- Chúa (Đức Chúa Cha):

(Ma-thi-ơ - Matthew 1:20) Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiÊn sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiÊm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh.

(Ma-thi-ơ - Matthew 11:25) Lúc đó, Đức Chúa JÊsus nói rằng: Hỡi Cha! là Chúa của trời đất, tôi ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay.

(Công Vụ - Acts 3:23) Môi-se có nói rằng: Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lÊn trong anh em các ngươi một Đấng tiÊn tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn.

- Chúa (Đấng Christ):

(Ma-thi-ơ - Matthew 7:22) Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiÊn tri sao? nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao?

(Lu-ca - Luke 1:43) Nhơn đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta?

(Công Vụ - Acts 2:36) Vậy, cả nhà Y-sơ-a-Ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn JÊsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trÊn thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ.

III. Ý nghĩa đích thật của Lu-ca 1:43

Qua các chi tiết được trình bày trÊn đây, chúng ta thấy rõ danh từ Chúa (Kurios) được bà Ê-li-sa-bét dùng để chúc tụng ghi lại trong Lu-ca 1:43 chỉ bao gồm ý nghĩa: Vì sao ta được vinh dự mẹ của chủ ta, mẹ của vua ta, mẹ của Đấng cứu chuộc ta, mẹ của một Đấng tôn kính đến thăm viếng ta? Danh từ Chúa dùng để gọi Đấng Christ không bao giờ mang ý nghĩa ThiÊn Chúa (God). Ngay cả khi dùng để gọi Đức Chúa Cha, danh từ Chúa cũng không bao giờ mang ý nghĩa ThiÊn Chúa, vì Chúa (Kurios) không có nghĩa là ThiÊn Chúa mà chỉ đơn giản là một tước hiệu danh dự dùng cho bậc tôn kính như bậc trưởng thượng, chủ nhân, vua, người lãnh đạo... Hết trích http://tinlanhbiengiao.net/?q=node/170.

2. thần-học

Về thần-học, cũng không êm ả gì vì có những bất đồng dưới đây đã đưa đến những hành động đáng tiếc cùa Giao-hội mà tôi sẽ nói sau

Theo cha Hồng Phúc, thì danh từ "Mẹ Thiên Chúa" không có trong Tân Ước của Thánh Kinh. Danh từ ấy lần đầu tiên được nói lên do thánh Hippolytus ở Rôma năm 235. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/maria2/methien1.htm

Giám Mục Nestorius, Giáo Chủ Constantinople (năm 428) đã phản đối việc áp dụng danh từ ấy cho Ðức Mẹ. Ông phản đối vì ông có một quan niệm rằng Con Thiên Chúa là một đơn vị và con Bà Maria là một đơn vị khác. Nói một cách khác, Chúa Kitô có hai ngôi vị, là Ngôi Thiên Chúa (Ngôi Lời - Logos) và ngôi vị một người là Giêsu. Hiệu quả là, theo Nestorius, không thể gọi Ðức Mẹ là "Theotokos", Mẹ Thiên Chúa được.

Như vậy, Nestorius đâu có cô đơn trong nhận định về vai trò của Đức Mẹ vì Ngài đã có 68 giám mục tán đồng quan điểm. Nestorius và 68 vị giam-muc không phải là những giao-dân bình thường, được đào tạo đầy đủ và có chức sắc trong giao-hội, vậy mà còn bất đồng với Giáo-hôi trong tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa, huống hồ là ke hèn mọn này.

Công đồng Êphêsô năm 431 đã khẳng định lại giáo lý của Giáo Hội dạy rằng Chúa Giêsu có hai bản tính: Một là bản tính Ðức Chúa Trời, hai là bản tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp trong một Ngôi duy nhất là Ngôi thứ hai Ðức Chúa Trời.

Công Ðồng kết án Nestorius và những người theo ông. Ðồng thời các nghị phụ đồng thanh chấp nhận nội dung của bức thư thứ hai của Thánh Cyrilô gửi Giám Mục Nestorius và chính thức công nhận tước hiệu Mẹ Thiên Chúa dành cho Ðức Mẹ.

Quyết định quan trọng ấy của Công Ðồng Êphêsô lại được tuyên bố minh bạch thành Tín Ðiều do Công Ðồng Calceđônia năm 451.

Cha Trần xuân Lãm, cho chúng ta biết, Con Thiên Chúa nhập thể không có nghĩa một phần là Thiên Chúa, một phần là người. Nếu hiểu như vậy thì hoá ra một nửa Chúa Giêsu là Chúa, một nửa kia là người pha trộn với nhau. Thế nhưng Chúa Giêsu không phải là sự pha trộn giữa hai bản tính thần linh và nhân loại. (Sách GLCG số 464 a). Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật trong một ngôi duy nhất là ngôi thư hai. http://tinhthan.tripod.com/ducme/ducme_methienchua.html

Còn Cha Hồng Phúc, thì Maria là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta phải thêm: Maria là Mẹ Thiên Chúa về tính nhân loại. Mẹ không sinh ra bản tính ThiênChúa. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/maria2/methien1.htm

Và cả cha Hoàng đắc Ánh, Ngài nói “cần phải nói rõ thêm rằng, Đức Maria là Mẹ Thien-chúa theo nhân tính, Người không sinh ra mộ Thiên-chúa theo nghĩa thuần túy thần linh”. (Thần học về Đức Maria, trang 76 của LM Hoàng đắc Ánh).

Nói như Cha Phúc và Cha Ánh, thì Chúa Giê-su có hai bản thề, một nhân tinh và một thành linh, giống như Nestorius, vậy mà Ngài đã bị kết án và bây giở cha Phúc và cha Ánh lại còn giám nói “Đức Mẹ chỉ là Mẹ Thiên-chúa theo nhân tính, không phải của Thiên-chúa thần linh”. Như vậy, sao là Mẹ Thiên-chúa đuọc khi chỉ là Mẹ theo nhân tính, cũng như các bà mẹ bình thuong khác, cũng chì sinh ra nhân tính của con minh.

3. Nhận-định

Về Ơn Cứu độ

Sau khi tìm hiểu Tín-điều Đúc Maria là Mẹ Thiên-chúa qua Tân-ước và thần học, tôi tự hỏi, Tín-điều đó có thực sự cần thiết cho giáo-dân để được ơn cứu độ không? Thưa không vì Chính Đức Kito, đã nhiều lần trong tân-ước, đã khẳng định một điều, ai tin vào Ngài, sẽ có ơn cứu độ. Xin đan cử


Viên cai ngục bảo lấy đèn, nhảy bổ vào, run rẩy sấp mình dưới chân ông Phaolô và ông Xila, (30) rồi đưa hai ông ra ngoài và nói: "Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ?" (31) Hai ông đáp: "Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ." CV 16.30-31


“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Jn 3.16

Ai tin vào người Con, thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy. Jn 3.36


Vì bà tự nhủ: "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu." Rồi Người nói với bà ta: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Mk 5. 28,34


Trong chuyến đi Mỹ năm 2009, sau bữa ăn tôi anh em PH ở Santa Anna khoản đãi, tôi và Nguyễn văn Ánh ra ngoài sân nói chuyện mọt chút về thần-hoc mà tôi biết Ánh đang theo học môn này. Sau khi hàn huyên và trước khi chia tay, chúng tôi đều kết luận rằng, “cuối cùng để được cứu độ, chỉ cần tin vào Chúa kito là đủ”


Sự áp đặt

Hơn nữa, ngay với Đúc-tin, cũng không có vấn đề áp đặt mà con người tự do đón nhận hay không như Lời chúa trong




Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Ðức Kitô. Rm 10.17


Hòa bình, tình yêu và đức tin đền từ Thiên-chúa, Ep 6.23 và Ân sủng, đức tin và tình yêu ở trong Đức Kito. 1 Tim 1.14

Hòa bình, đức tin, ân sung va tình yêu đến từ Thiên-chúa một cách nhung không, vô điều kiện, vây mà một tin-điều của Giao-hội,một sản phẩm của con người mà lại bắt ngưới ta tin.

Công Ðồng Ephêsô năm 431đã hình sự hóa một tín-điều mà chính Thiên-chúa đã chưa một một làm như vậy khi tuyên bố: Nếu ai không tuyên xưng rằng Thiên Chúa chính là Emmanuel và vì thế, Ðức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, kẻ ấy bị vạ tuyệt thông.

Không ai có quyền bắt người khác phải tin, phải yêu, ngay cả chính Thiên-chúa. Thiên-chúa ban cho con người tự do, ngay cả tự do chống lại Ngài, để giết hại Ngài.

Và để cho con người tin Đức kito là con Thiên-chúa, trong suốt lịch-sử thơi Cựu-ước, các tiên tri đã tiên báo về một đáng Messiah sẽ đến trong thê-gian và sau này, trong Tân-ước, chính đức Kito trong Tân-ước, muốn các tông-đồ vá quần chúng tin Ngài là con Thiên-chúa, nhập thể để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã phải làm biết bao nhiêu phép lạ để chuẩn bị niềm tin cho họ. Còn giào-hội đã làm gì để chuẩn bị cho con cái của mình tin vào Tín-điều Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa? Chắc chắn không bằng sự chuẩn bị của Chúa trong Cựu và Tân Ước về chúa Kito.

Và những người Công-giáo, trong quá khứ và hiện tại, đã biết sống đạo theo lương tâm, thì có thể nói rằng, Giao-hội không có quyền tuyên bố những ngưới như Nestorius, Luther là Lạc giáo, là Dị-giáo vì các Ngài đã sống và chết cho điều mình tin theo lương tâm của mình và trường hợp của Nestorius là một điển hình: Ngài tù nhân lương tâm và chết theo lương tâm khi Ngài bị đày vào đan viện Euprépia gần Antiôkia, rồi tại một ốc đảo bắc Aicập cho tới chết trong sự cố chấp và buồn bực.

Về Mẹ Maria

Đức Mẹ chắc cũng chẳng cần Giáo-hội phải tôn vinh mình bằng những Tín-điều vì Mẹ đang ở cùng Thiên-chúa Cha và con của minh là đức Kito, Mẹ có tất cả và chẳng cần bất cứ một chức vị mà Giáo-hội phong tặng Ngài

Và cả chúng tôi nữa, chỉ cần Mẹ là Mẹ đức Kito , con Thiên-chúa, là quá đủ, với tước hiệu đó, Mẹ là Mẹ trên cả tuyệt vời, những tuyệt vời đó chính Mẹ đã nói trong Magnificat, Lk 1. 48-56.

Từ khi tôi thắc mắc về tin-điều Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa, khi cầu nguyện với Mẹ, tôi thường thưa với Ngài rằng, “Lạy Mẹ, con yêu Mẹ theo tâm thức của con. Với con, Mẹ là Mẹ chúa Kito là quá đủ”, không cần là Mẹ của Thiên-chúa.

Chính vì Tín-điều này đã gây chia rẽ trong giáo-hội và đã đẩy Giam-mục Nestorius và 68 giám mục khác vào vòng lao-lý, và sau này, gây bất hòa với anh em Tin-lành. Các cụ ta thướng nói, phúc chưa thấy, mà chỉ thậy tội.

Chúng ta chắc chúa ai quên Chân-phước Gio-an Phao-lô đã nói về 7 núi tội của Giáo-hội. Bây giờ ngồi nghĩ lại những tội mà Giao-hội đã vấp phạm, tôi còn thấy rùng mình, ghê sợ, tai sao một giáo-hội đi rao giảng Tin-mừng mà có thế sát nhân như trường hợp giáo-hội xử tử Jan Hus và thiêu xác John Wiclif như là kẻ dị giáo. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tin_L%C3%A0nh

Viết đên đây, tôi lại nhớ đến câu nói của Voltaire, khủng khiếp thay khi con người lại xét xử con người.

Kết-luận

Vấn đề cón lại bây giờ, là vẫn tồn tại một mâu thuẫn giữa hai cách nhìn khác về một vấn đề dưới, và nếu mẫu thuẫn này chưa được giải đáp, thì vần đề vẫn còn nguyên là vấn đề.

(i) Nhân và thần tính không tách rời nhau:Công đồng Êphêsô năm 431 đã khẳng định lại giáo lý của Giáo Hội dạy rằng Chúa Giêsu có hai bản tính: Một là bản tính Ðức Chúa Trời, hai là bản tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp trong một Ngôi duy nhất là Ngôi thứ hai Ðức Chúa Trời.

(ii) Nhân và thần tính tách rời nhau:Quan điểm của cha Hồng Phúc, thì Maria là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta phải thêm: Maria là Mẹ Thiên Chúa về tính nhân loại. Mẹ không sinh ra bản tínhThiênChúa. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/maria2/methien1.htm .


Và cả cha Hoàng đắc Ánh, thì “cần phải nói rõ thêm rằng, Đức Maria là Mẹ Thiên-chúa theo nhân tính, Người không sinh ra mộ Thiên-chúa theo nghĩa thuần túy thần linh”. (Thần học về Đức Maria, trang 76 của LM Hoàng đắc Ánh).


Nói như hai Cha, thì có khác gì quan điểm Giam-mục Nestorius. Đúc Mẹ chỉ làm mẹ về phần nhân tính của Chúa Giê-su mà không là mẹ phần thần tính, vậy sao là Mẹ Thiên-chúa được khi không làm mẹ cả phần thần tính?


Vậy người viết chỉ xin đặt vần đề, còn giải đề xin nhường cho các vị Linh-hướng, các anh, chị trong T&S


Phạm văn Khôi