Trong đoạn nói là xe chở xác TT NĐD vào BTTM lúc 8 giờ sáng là sai 100% vì chính tôi là người cho xe chở xác vào.Hãy đọc bài tôi viết dưới đây
Ngày nhớ mãi
Hàng năm,cứ vào ngày 2 tháng 11 Dương lịch thì hình ảnh chiếc thiết vận xa M113 và hai xác người nằm dưới sàn xe lại hiện ra trong trí nhớ của tôi và sống lại trước mắt tôi mỗi khi tôi nghĩ tới hình ảnh đó mặc dầu hôm nay thời gian đã trôi qua thấm thoát 43 năm rồi.
Mấy vần thơ mở đầu cho tác phẩm truyện KIỀU cuả cụ Nguyễn Du thật là tuyệt vời:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chũ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Bốn mươi ba năm trội qua,có lẽ năm nay là năm đầu tiên công lao cùa cố Tổng thống Ngô đình Diệm được đem ra bàn thảo một cách tích cực hơn cả thật đáng hoan nghêng các tổ chức đã làm việc này và cần được phổ biến rộng rãi ngõ hầu làm sáng tỏ những uẩn khúc mà chế độ của VIỆT NAM CỘNG HÒA dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ngô đình Diệm bị bôi nhọ cho thế hệ sau này biết được âm mưu thâm độc của những bàn tay lông lá ngoài nước cũng như bọn tay sai trong nước phối hợp hành động nhằm triệt hạ một nhà lãnh đao yêu nước,bất khuất không chịu thỏa mãn ý đồ của chúng.
Thói đời ta có câu châm ngôn :”DẬU ĐỔ BÌM LEO”,khi có quyền hành trong tay thì ta thường thấy xấu cũng hóa tốt và ngược lại sau khi bị hạ bệ vì áp lực.
Suốt thời kỳ Tổng thống còn sống tôi chưa bao giờ có dịp đến gần Ông,nhưng sau khi hai anh em ông bị thảm sát và dược chở vào Bộ Tổng Tham Mưu thì tội có thể nói tôi là ngươì đầu tiên chứng kiến nay kể lại duyên do từ kiếp nào mà hình ảnh của CỤ NGÔ không phai mờ trong trí nhớ tôi.
Đường lối,chính sách của Cụ thì tôi xin miễn góp ý nhưng muốn kể lại những gì tôi nhìn thấy về đời sống vật chất cũa gia đình Cụ tại dinh Gia Long mà thời đó người ta cho là cung vàng điện ngọc nhưng thực tế rất là môc mạc giản dị mà tôi chưa thấy ai nói đến cả.
Vảo khoảng trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963 các đơn vị trong Bộ Tổng Tham Mưu nhận được lệnh tập trung tất cả tại sân chào cờ của trại TRẦN HƯNG ĐẠO,tai đây nhân viên các phòng sở được phối trí thành các đại đội và giao phó nhiệm vụ bảo vệ BỘ TTM,tôi được giao phó chỉ huy đơn vị có nhiệm vụ trấn giữ khu vực từ cổng số 5 (KHU CƯ XÁ SĨ QUAN CAO CẤP) đến cổng số 1 (cổng ra vào chính của trại IRẦN HƯNH ĐẠO),và không cho bất cứ ai ra cũng như vào trại ngoại trừ trường hơp có lệnh từ Bộ TTM..Thế là chúng tôi tự nhiên trổ thành lực lượng đảo chánh,suốt chiều 1-11-63 trừ mấy anh đứng gác thành phần còn lại quây quần theo dõi diễn tiến thông tin tren đài phát thanh nội dung đáng lưu ý lúc bấy guờ là kêu gọi Tổng Thống và ông Cố vấn đang ở đâu thì cho biết để xe của tòa Đại sứ Hoa Kỳ tới đón chở ra phi trường có máy bay chở đi ngoại quốc.Tình hình lê thê hết ngày 1 qua trưa ngày 2-11-63 chưa thấy có gì biến chuyển,tới khoảng 5 giở chiều ngày 2-11-63 có mấy cái xe thiết giáp tới đậu ngoài hang rào cản trước cổng số 1 , sau đó có một quân nhân không mang vũ khí xuống xe và xin vào gặp cấp chỉ huy,tôi ra lệnh mở hé hang rào cản cho anh này vào,anh này là một trung sĩ,một mình vào phía trong cổng thấy mọi người trong tư thế ứng chiến vì mấy xe thiết giáp tới mà không được thông báo trước nên anh trung sĩ này tỏ vẻ mất bình tĩnh khi đến gặp tôi.
Anh nghẹn ngào nó với tôi:”Thưa Đại uý,em xin chở Tổng Thống vào “.
Tôi sửng sốt,mất bình tĩnh thốt lên “Đài phát thanh nói xe của toà đai sứ Mỹ đưa Tổng thống ra phi trường sao giờ lại chở ông vào đây”Thực ra, tôi thầm nghĩ như vậy nhưng chẩng hiểu sao tôi lại lẩm nhẩm nói ra miệng nên anh Trung sĩ nghe thấy bèn nój xen vào “Thưa Đại uý Tổng thống chết rồi”.
Nghe thấy vậy,tôi vô cùng xúc động,một lát sau mới lấy lại được sự bình tĩnh và hỏi anh Trung sĩ về diễn tiến cuộc thảm sát này,các điều anh kể với tôi đúng như những người khác kể lại là lên xe từ nhà thờ Cha TAM, Tổng thống bị giết từ buổi sáng, khi Đại úy NHUNG hành động giết Tổng thống và ông Cố vấn thì các quân nhân thiết giáp lúc đó phải rời khỏi xe đứng xa chỗ đó nên không ai nhìn thấy bên trong xe xảy ra như thế nào cả.** ĂN MẶN THÌ KHÁT NƯỚC,NHÂN QUẢ THẤY NGAY,DẠI UÝ NHUNG CHƯA KỊP HƯỞNG LƯƠNG THIẾU TÁ THÌ ĐÃ ÂM THẦM CHẾT TRONG TRẠI CỦA MỘT ĐON VỊ NHẢY DÙ MỘT CÁCH BÍ MẬT…HỠI ÔI! ĐỜI LÀ THẾ!! XA HƠN NỮA NHỮNG KÊ GÂY RA THẢM KỊCH NÀY CŨNG GIEO HẠT NÀO THÌ HƯỞNG TRÁI ĐÓ THÔI **
Lúc này các quân nhân trực thuộc tôi chưa hay biết gì cả,tôi và anh Trung sĩ lủi thủi ra chỗ chiếc thiết vận xa M113 đậu,lặng lẽ nhìn hai xác chết co quắp trên sàn xe M113 mà trong hai người có một người một chân không có giầy.
Tôi bảo anh Trung sĩ chờ lệnh, và trở vào trong trại lien lạc báo cáo sự việc,sau đó tôi nhận lệnh cho mở hang rào cản cho xe chở xác vào trại.
Vở bi kịch kết thúc nền Đệ nhất VIỆT NAM CỘNG HÒA kể từ ngày này và diễn tiến tình hình từ âm u dãn tới đen tối cho miền nam VIỆT NAM khiến cho mấy triệu người phải sống xa rời đất mẹ như hiện nay.
Sáng sớm ngày 3-11-63 vưà hết giờ giới nghiêm, ngoài đường chưa có sự lưu thông nào,tình hình trong thành phố Sài gòn hoàn toàn yên tĩnh nên tôi muôn ra ngoài trai tìm hiểu tình hình ra sao nên giao công việc cho sĩ quan phụ tá rồi tôi và tài xế cùng hai người nữa lên xe ra ngoài trại với ý định đi trong khu vực gần thôi nhưng vì cả con đường Công Lý có một cái xe của mình nên anh tài xế trẻ cho xe chạy hết ga nên thoáng chốc đã qua cầu Công Lý,tiện đường tôi bảo tài xế ghé qua Dinh Gia Long xem sao. Đến đây,rất may là tôi gặp vị chỉ huy là bạn tôi nên tôi được dẫn đi coi tất cả các nơi trong đó.Nói chung khi tôi đến chỗ mà Tổng thống và gia đình ông bà Ngô đình Nhu trú ngụ thì không thấy có các đồ trang trí gì có thể xếp vào hang xa hoa quí báu cả mà chỉ còn thấy các tiện nghi mà gia đình Tông thống dùng hang ngày cũng chẳng có gì là đặc biệt ngoại trừ bộ tràng kỷ bằng gõ khảm xà cừ thật tinh vi là đáng quí thôi.Ngắm nghiá bộ tràng kỷ,tôi nói: “Ước gì mình có bộ tràng kỷ này” nhưng rồi lại nói với anh bạn “Ước vậy thôi chứ nếu có bà tiên hóa phép cho thật thì để vào đâu vì bộ này chiếm một nửa diện tích nhà mình rồi”.
Dứt câu nói trên tôi ngỏ lơì cảm ơn và chào anh bạn rồi ra về,anh này vội hỏi tôi “Sao không lấy cái gì kỷ niệm à? “.
Tôi đáp: “Có cái quái gì đâu mà lấy”,nói xong tôi ra về.
Anh bạn tiễn tôi ra chỗ đâu xe và rút trong áo ra trao cho tôi cái gậy chỉ huy và bảo tôi cầm lấy làm kỷ niệm.Tôi nhận cây gậy này và còn giữ đén ngày nay.
Nhân bài viết này tôi xin kể them là mấy TƯỚNG đảo chánh đối xủ với hai xác chết này,tôi cho xe chở xác hai ông vào đậu trước cửa văn phòng TỔNG CỤC TIẾP VẬN, để đó đến xẩm tối thì đem đến bỏ ở hội trưong của ĐẠI ĐỘI TỎNG HÀNH DINH,sau đó được bỏ vào quan tài và có nhiều dự tính về đia điểm chôn cất nên hai cỗ quan tài này chở đi rồi lại mang trở lại chỗ để cũ mấy lần suốt mấy ngày sau khi chết nên nhựa gắn nắp quan tài bị long khiến mùi hôi xì ra ngoài.Cuối cùng vào đúng ngày tôi là sĩ quan trực cuả Bộ TỔNG THAM MƯU nên biết đia điểm và giờ toán lính công binh đem chôn hai ông ở cạnh chùa của Bộ TTM,khi chôn có người than nhân duy nhất của hai ông là bà Trần trung Dung.Sau khi chôn hai ông ở đó thì có sụ chỉnh lý nhiều lần xảy ra nên mấy ông đi coi bói,thầy bói nói sao không rõ nhưng Cục Công binh phải sửa xoay hướng mái của TÒA NHÀ CHÍNH VĂN PHÒNG BỘ TTM và TRUNG TÂM HÀNH QUÂN BỘ TTM vì cho là động mạch vì chôn hai ông ở đó.Có lẽ cũng vì thế mà hai ông chết rồi mà cũng không yên thân,mấy năm sau mồ hai ông lại bị đào lên đem ra chôn tại nghĩa trang MẠC ĐĨNH CHI thấp lè thè vô danh bên cạnh vô kể những nấm mồ vỉ đai của mấy ông Tướng ,Tá dưới quyền trước đây hay bỏ hoang nhưng đều có tên tuổi cả .
Đáng tiếc thay! Ai tạo ra thảm cảnh này!?.
Vẫn chưa yên thân dưói lòng đất,nhưng lần này là quốc nạn đối với những mồ ma,Việt Cộng muốn xoá hết di tích văn hóa ở miền Nam nên bắt di chuyển tất cả các mồ mả ra khu vực chúng chỉ đinh thế là hai anh em ông lúc này cùng chung số phận với hàng triệu nấm mồ khác được than nhân đưa đi nơi khác hay đốt ra tro gởi cốt ở chùa hay đem vãi xuông sông , xuống biển cho cát bụi lại trở về với cát bụi thì hai ông một lần nưả lại được mang đi và chôn tại nghĩa trang Lái thiêu thuộc tỉnh Binh dương ,
(Trước tháng 9 năm1990 tôi có dip ghé thăm do họ chỉ cho biết thì hai mộ này cũng không ghi tên.
Rồi một sự bất ngờ đến với tôi :
| Vào một buổi chiều khoảng đầu tháng 8 năm 1990,không phải bà tiên mà tôi ước vào sang ngày 3-11-63 mà là một thiếu nữ,nhân viên của HỢP TÁC XÃ TIẾT KIỆM, mang bộ tràng kỷ để ở Dinh Gia Long trước đây bày ra chật ních sân trước cửa nhà tôi để thế vào số tiền HỢP TÁC TIẾT KIỆM còn nợ tôi.
Như phép lạ đến với tôi, trong cái không may có cái may,nếu tôi không bị uống thuốc lao phổi thì gia đình tôi qua Mỹ mấy tháng trước rồi nhưng tôi phải ở lại trị bệnh nên mới có cơ hội nhận bộ bàn ghế này.
Thúy Kiều trong truyện trải qua 15 năm song gió thì Thúy Kiều mà nhà điêu khắc nào đó đã chạm trổ trên kỷ vật này cũng bị làm ô uế bẩn thỉu,loang lổ do váng nước chè và bã thuốc lào suốt 15 năm trường dưói sự xử dụng của Việt cộng .
Có lẽ đây là duyên nợ, ngay sau khi tôi nhận thì lại gặp ông hang xóm có nghề chạm trổ và dát xà cừ nên tôi nhờ ông tổng vệ sinh và đánh bóng lại, ông vừa làm vừa ngắm nghiá một cách say sưa cả tuần lễ mới xong. Sau khi hoàn tất, ông hỏi tôi nguồn gốc của bộ này thì tôi trả lời cho qua câu chuyện là chắc nó ở nhà ông lớn nào trước kia đó. tỏ vẻ mình là người rành thạo về loại đồ này,tiếp theo ông giải thích cho tôi những nét tinh vi tuyệt tác trên các tác phẩm của bộ tràng kỷ này.
Xét ra ông này ở miền Bắc vào nhưng thực thà,thấy gia đình tôi đang chuẩn bị qua Mỹ, ông khuyên tôi là tìm cách mang theo đi chứ thời buổi này không có ai làm được như vậy đâu,hơn nữa xà cừ mất giống rồi bây giờ còn khảm trai thôi. Ông ấy chỉ tôi cách tháo rời ra ,thấy ông này nói hữu lý nên tôi thuê dịch vụ lo các thủ tục giấy tờ và đóng gói cùng vận chuyển cho nó lên máy bay đi theo diện HO cùng gia đình tôi qua Mỹ dù nó nặng khoảng 500 kí lô.
Chứng kiến sự thăng trầm của gia đình họ NGÔ,sự trôi dạt của kỷ vật này khắp đó đây rồi cuối cùng nó đến với tôi như có phép lạ linh ứng vào điều ước của tôi sáng ngày 3-11-1963 nên tôi dành cho nó một chỗ trang nghiêm và giữ gìn,săn sóc nó như món đồ thờ trong nhà ,
Bộ tràng kỷ này được mô tả bằng khảm xà cừ nội dung gồm niên kỷ, biểu tượng của thời kỳ VNCH do Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM lãnh đạo và trích đoạn trong truyện Kiều mà có các cu nhà nho sau khi nghiên cứu đã phát biểu là nhà diêu khắc có thể là nhà tiên tri về sự thăng trầm của VIỆT NAM CỘNG HÒA ví như cuộc đời củaThúy Kiều.
Nếu quả thực đây là lời tiên tri như trích đoạn tái hồi Kim Trọng thì chúng ta có thể tin vào diễn biến tình hình đấu tranh của đồng bào trong nước cũng như hải ngoại và sự quan tâm hỗ trợ của các nước dân chủ, tự do trên thế giới thì sớm hay muộn cuộc đấu tranh này cũng thành công.
Nhân ngày giỗ thứ 43 của cố TT Ngô đình Diệm tôi muốn nói lên những gì mà tôi biết 100% sự thực về NGƯỜI sau khi bị sát hại.
Qua trang web này nhờ các bạn đoc giúp tôi dịch ra tiếng việt những chữ HÁN khắc ở mặt sau cái tràng kỷ, kỷ vật của nền ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA mà hơn 16 năm qua tôi đã nhờ rất nhiều người HOA cũng như VIỆT biết chữ NHO mà chưa ai dịch được.
Santa ana ngày 02-11-2006
Oakland, CA Tue Oct 6, 2009 ĐHN