Trịnh Xuân Thuận, Nhà Nghiên Cứu Vũ Trụ Đoạt Giải Kalinga Của UNESCO

trinhxuanthuan.com

Cùng với các nhà thiên văn học trên thế giới đang ngày đêm miệt mài với ống kính thiên văn, một giáo sư tiến sĩ người Việt, ông Trịnh Xuân Thuận, hiện đang dậy tại đại học Virginia, cũng say mê nghiên cứu vũ trụ không kém. Ông vừa được Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO quyết định trao giải Kalinga 2009 cho ông.

Ngày đêm miệt mài với ống kính thiên văn, một giáo sư tiến sĩ người Việt, ông Trịnh Xuân Thuận, hiện đang dậy tại đại học Virginia, cũng say mê nghiên cứu vũ trụ không kém. Ông vừa được Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO quyết định trao giải Kalinga 2009 cho ông.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Giải Kalinga là một giải thưởng dành cho những nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học hữu ích đóng góp cho nhân loại. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên đã đuợc vinh dự nhận giải thửơng này. Được biết, ông sinh năm 1948 tại Hà Nội rồi theo học các trường Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Thuận đã luôn ngắm nhìn bầu trời bao la với muôn vàn tinh tú, những vì sao đổi ngôi, những biến chuyển không ngừng trong vũ trụ và tự đặt cho mình vô số câu hỏi. Từ thành phố Charlotville, bang Virginia, giáo sư Thuận kể lại:

Từ nhỏ, bao giờ tôi cũng tự hỏi các câu hỏi về thiên nhiên, thắc mắc và muốn tìm hiểu tại sao vũ trụ lại có hiện tượng thế này thế kia, tôi rất để ý đến vật lý mặc dù tôi rất giỏi về văn chương, triết học, tôi giỏi về những cái đó, nhưng tôi lại đi về khoa học vì tôi muốn tìm hiểu. Bố mẹ tôi bao giờ cũng hửơng ứng. Tôi đam mê vì tôi nghĩ là làm một chuyện gì thì phải đam mê, thì mình mới giỏi được, chứ còn làm một cái gì để kiếm tiền không thì cái đó không phải theo đường lối của tôi.

Từ nhỏ, bao giờ tôi cũng tự hỏi các câu hỏi về thiên nhiên, thắc mắc và muốn tìm hiểu tại sao vũ trụ lại có hiện tượng thế này thế kia, tôi rất để ý đến vật lý mặc dù tôi rất giỏi về văn chương, triết học, tôi giỏi về những cái đó, nhưng tôi lại đi về khoa học vì tôi muốn tìm hiểu.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Sau khi đỗ tú tài rồi đựơc sang Thụy Sĩ du học vào năm 18 tuổi, chàng sinh viên Thuận quyết định chọn ngành vật lý. Với khả năng học tập xuất sắc cộng với niềm đam mê mãnh liệt về vật lý thiên nhiên, chỉ sau một năm học tập, Trịnh Xuân Thuận đã đựơc học bổng của các trường đại học danh tiếng nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Vì muốn được học hỏi từ các bậc thầy đã từng đoạt giải Nobel, nhất là trong lãnh vực vật lý thiên nhiên, ông quyết định theo học tại California Institute of Technology.

Theo lời ông kể lại, lúc đầu, ông gặp muôn vàn khó khăn vì bị trở ngại về ngôn ngữ cũng như văn hoá khác biệt, một thân một mình, không hề có chỗ dựa về tinh thần. Nhưng với ý chí và lòng quỵết tâm theo đuổi mơ ước của mình, ông đã hoàn tất bằng tiến sĩ xuất sắc tại đại học Princeton. Ông kể lại những ngày đầu làm quen với vũ trụ:

Lúc đó, ở trong campus có kính thiên văn lớn nhất ở trên thế giới, đường kính 5 thước, nhìn xa nhất về vũ trụ, xa nhất về quá khứ của vũ trụ nữa thành ra bắt đầu tôi để ý đến thiên văn. Lúc tôi đang học là 18 tuổi, cuối các năm 1960, ngành vật lý thiên văn khám phá ra rất nhiều chuyện như ánh sáng còn lại của vụ nổ vũ trụ, Big Bang, các hiện tượng rất hào hứng, tôi nghĩ là nếu mình khám phá ra những cái gì trong vũ trụ bao la thì rất là hay, chính vì thế tôi mới đi vào ngành vật lý thiên nhiên.

Lúc đầu, ông gặp muôn vàn khó khăn vì bị trở ngại về ngôn ngữ cũng như văn hoá khác biệt, một thân một mình, không hề có chỗ dựa về tinh thần. Nhưng với ý chí và lòng quỵết tâm theo đuổi mơ ước của mình, ông đã hoàn tất bằng tiến sĩ xuất sắc tại đại học Princeton

Từ năm 1976 đến nay, ông là giáo sư ngành vật lý thiên văn tại đại học Virginia. Ông cho biết vể công việc hiện nay của mình:

Hoạt động của tôi trong 3 lãnh vực, một là dậy học , truyền bá những điều đã học hỏi cho những người trẻ, thứ nhì là khảo cứu vì tôi hay dùng kính thiên văn như kính thiên văn Hebble chẳng hạn để tìm hiểu về vũ trụ. Tôi làm việc với những thiên hà li ti, rất trẻ, Mấy năm trước, tôi cũng khám phá ra thiên hà li ti trẻ nhất trong vũ trụ, tức là mới sinh ra kém một tỷ năm, rất là trẻ vì thông thường mấy thiên hà li ti là 14 tỉ năm về trước. Thứ ba là tôi viết sách vì tôi nghĩ rằng, vật lý thiên văn cho biết trước nguồn gốc của con người trong vũ trụ, cho biết lịch sử của con người, tôi muốn giảng giải điều đó cho mọi người vì thế tôi viết sách là như vậy.

Nhiều công trình nghiên cứu giá trị

Thực vậy, không chỉ nổi tiếng là một trong những nhà vật lý thiên văn hàng đầu trên thế giới với nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị, giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là tác giả của hàng trăm bài tiểu luận và những cuốn sách về sự hình thành vũ trụ, với những thiên hà và sự phát triển của chúng. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, có cuốn đã dịch sang 20 thứ tiếng. Tuy sinh sống và dậy học ở Hoa Kỳ, viết các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh, nhưng các tác phẩm của ông đều được viết bằng tiếng Pháp và được độc giả khắp nơi rất ưa chuộng. Mới đây nhất, ông đã soạn ra cuốn từ điển về vũ trụ. Ông cho hay:

Cuốn tự điển đó tôi vừa xuất bản ở Paris, bây giờ cũng đựơc xếp vào danh sách sách bán chạy nhất, best seller, ở nước Pháp, tôi cũng có rất nhiều độc giả bên Pháp mến chuộng sách của tôi.

Cuốn tự điển đó tôi vừa xuất bản ở Paris, bây giờ cũng đựơc xếp vào danh sách sách bán chạy nhất, best seller, ở nước Pháp, tôi cũng có rất nhiều độc giả bên Pháp mến chuộng sách của tôi.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Cái quỵển đó tôi tìm những mục nào tôi thích như là Big Bang, ngôi sao này ngôi sao kia, tôi viết độ chừng một hai trang về cái đó thôi, người nào mở mục nào thích ra coi thì người ta đọc chừng một hai trang là thích rồi, có những thần tượng của tôi chẳng hạn như ông Einstein, ông Einstein là người khi tôi còn ở Việt Nam, bắt đầu đọc sách của ông Einstein thì sách ông đã hướng tôi về vật lý thiên nhiên, rồi Hubble là người kiếm ra vụ nổ của vũ trụ, tôi viết về mấy người đó, rồi tôi cũng nói về sự liên hệ giữa khoa học và đạo Phật chẳng hạn, vì tôi có viết một cuốn sách đã dịch sang tiếng Việt Nam tựa đề là Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay, trong đó tôi nói chuyện với một nhà sư người Pháp, về những liên hệ giữa khoa học và đạo Phật, những lối đạo Phật nhìn vũ trụ khác hay không khác, hay nó giống lối nhìn của khoa học, liên hệ giữa khoa học với các nhà thơ, các họa sĩ, cái lối nhìn của mỗi người về vũ trụ đều tăng cường sự hiểu biết của mình về vũ trụ.

Vũ trụ được sắp xếp một cách rất trật tự như một qui luật

Theo ông, sự kết cấu hoàn hảo và hài hoà rất tuyệt vời của vũ trụ không phải ngẫu nhiên mà phải có một cái gì đó đã sắp xếp tất cả một cách rất trật tự như một qui luật mà không ai có thể chứng minh được. Ông nói:

Khoa học không thể chứng minh điều đó . Tôi nghĩ là có cái gì đưa các luật lệ về vũ trụ. Mỗi lần tôi nhìn về vũ trụ, tôi thấy nó rất hài hoà, rất điều hoà, tôi nghĩ là đối với một người khoa học có physical law, khoa học không thể chứng minh đựơc điều đó, mình không thể nhìn qua một cái kính thiên văn chẳng hạn, mình chỉ biết là trong vũ trụ, nó rất hài hoà, nó có những cái luật lệ, ai làm ra những cái luật lệ đó thì đó là một câu hỏi , vì nó không phải hỗn độn.

Được biết, giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng từng được mời về Việt Nam để giảng dậy cho các sinh viên tại Hà Nội và thành phố HCM, cùng thuyết trình về vũ trụ và vật lý thiên văn tại các trường đại học. Nhân đây, khi hỏi về ngành vât lý thiên văn trong nước, ông phát biểu:

Khoa học không thể chứng minh điều đó . Tôi nghĩ là có cái gì đưa các luật lệ về vũ trụ. Mỗi lần tôi nhìn về vũ trụ, tôi thấy nó rất hài hoà, rất điều hoà, tôi nghĩ là đối với một người khoa học có physical law, khoa học không thể chứng minh đựơc điều đó, mình chỉ biết là trong vũ trụ, nó rất hài hoà, nó có những cái luật lệ, ai làm ra những cái luật lệ đó thì đó là một câu hỏi

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Hiện giờ Việt Nam chưa có vật lý thiên văn, chỉ có vật lý thôi,. Lúc tôi về Việt Nam để giảng cho các sinh viên ưu tú ở các trường đại học ở Việt Nam thì phần đông các sinh viên trong môn Vật Lý, chưa có thiên văn. Tôi nghĩ là đầu tiên cần phải bành trướng môn vật lý trước cho vững chắc vì giáo dục rất cần thiết, cái đó là tương lai của nước ta, những người trẻ ,nếu một ngày kia muốn Việt Nam vào những nước tân tiến thì phải có nền giáo dục rất mạnh, khoa học cũng phải mạnh và vật lý là đầu tiên, một ngày kia tôi cũng mong vật lý thiên văn bành trướng ở Việt Nam.

Lúc đó cũng phải bỏ nhiều phương tiện vào cái đó, thí dụ như vật lý thiên văn thì phải có kính thiên văn, cả trăm triệu đô la hay là lên không trung. Mấy chuyện đó tốn rất nhiều tiền, tôi mong là Việt Nam sẽ đến cái mức đó như nước Tàu chẳng hạn, mấy chục năm trước, họ nghèo nàn, bây giờ đã lên không gian, rồi họ đang làm mấy cái kính thiên văn lớn ngang hàng với Mỹ, với Nhật.

Tôi mong là Việt Nam sẽ đến mức đó, sau kinh tế thì phải lo về giáo dục, khảo cứu là chuyện thứ ba. Tôi nghĩ là nếu những người lãnh đạo có đường lối, nhìn xa cho nước. Có người nào nhìn xa , có quyền hành nhìn xa vào tương lai của nước ta thì sẽ đạt tới đó được.

Với niềm đam mê vũ trụ và dành cả đời mình để nghiên cứu thiên văn hầu cống hiến cho nhân loại những công trình khoa học của mình, giáo sư Trịnh Xuân Thuận sẽ đựơc tổ chức UNESCO trao giải Kalinga 2009 vào ngày 5 tháng 11 sắp tới tại Diễn Đàn Khoa Học Thế Giới ở Budapest, Hungary. Thật là một niềm tự hào cho người Việt của chúng ta. Mục ĐSNVKN xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị vào kỳ sau.