Hành Hương Thăm Đất Thánh

Do Thái & Ai Cập

Ước mơ đi thăm Đất Thánh (Holy Land) đã ấp ủ trong tôi từ hơn 10 năm trước, đến nay mới có cơ duyên thưc hiện. Khi đọc được thông báo trên tờ Hiệp Thông, tôi đã điện thọai liên lac ghi danh, rồi gọi điện thoại rủ Phụng (học cùng trường Gia Long với tôi, nhưng sau vài lớp) ở Virginia, cùng đi. Vì tôi muốn có bạn quen cùng đi và ở cùng phòng cho vui.Tôi gọi Đ.T. cho Phụng rủ đi, nhưng cũng không hy vọng lắm, vì Phụng đã đi thăm Đất Thánh mấy lần rồi. Tạ ơn chúa! cuối cùng Phụng đã nhận lời và ghi danh để cùng đi với tôi. Còn mấy tháng nữa mới tới ngày đi, nhưng ghi danh và đóng tiền xong, chị em tôi đều háo hức chờ đợi chuyến đi 17 ngày thăm Đất Thánh và Ai Cập.

Buổi tối trước ngày đi Phụng gọi cho tôi dặn dò kinh nghiệm về chuyến đi và nhắc tôi chương trình có vài ngày không có ăn trưa, nên nhớ đem mì gói theo. Tôi chỉ còn kịp tìm trong nhà mấy gói mì để bỏ vào vali. Ngoài ra vì máy bay Mỹ không cho ăn,nên tôi phải thủ thêm một túi bánh mì sandwich với cheese.

Tới ngày đi, ông xã tôi chở ra phi trường John Way sớm 3 giờ (dù là bay trong nội địa qua Atlanta).. Đến nơi, tôi định vào quầy Delta check in, thì có tiếng mây bà gọi (vì nhìn thấy dây hoa buộc ở vali, biết là bạn cùng nhóm đi). Bà Hoa cho biết ông Đại gọi điện thoại bảo đợi cả nhóm đền đầy đủ rồi cùng check in một lần cho tiện. Thế là 4,5 người ngồi lại “ngóng” bạn đồng hành, ½ giờ sau thì thêm cặp a/c Trang- Hồng đến. Đợi mãi đến gần 12 giờ trưa, vẫn không thấy thêm ai?? Anh Trang cầm theo danh sách và gọi cell cho mấy người còn lại trong nhóm, nhưng không ai trả lờI ??. Chúng tôi thắc mắc lo lắng không biết có tai nạn hay sự cố gì vào giờ chót xảy ra cho họ??. Mỗi lần có xe ngừng bên ngoài là bọn tôi lại chạy ra xem..Cuối cùng đợi mãi không được chúng tôi đành check in, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc không yên! Ai dè khi chúng tôi vào đến chỗ cổng lên máy bay, thì mới bật ngửa ra, vì nhóm đó đã vào trước, ngồi đợi sẳn từ lúc nào rồi,(có lẽ vì háo hức qúa nên đã đi sớm qúa) trong khi bọn tôi cứ “dài cổ” đợi họ ngoài kia! Sự đời nhiều khi thật tréo ngoe! Và sự suy diễn nhiều khi thật trớt quớt!

Sau chuyến bay dài hơn 4giờ, chúng tôi dến phi truờng Alanta, để dổi chuyến bay đến Tel Avi (Israel), vì phi trường quá rộng nên di chuyển từ cổng này đến cổng kia phải đi bằng xe điện (may là tôi đã từng đi phi trường này 2 lần rồi nên có kinh nghiệm để hướng dẫn mọi ngườI). Khi nhóm đầu tiên bước xuống xe điên để tới cổng lên chuyến bay kế tiếp, thì đã thấy anh Đại đứng chờ sẳn, tới cổng lên máy bay thì gặp cha tuyên úy đang cầm danh sách trong tay để điểm danh xem ai đã có mặt. Tôi nghe chị Trang gọi để nhận họ hàng cùng giáo xứ Bắc Hà bên Việt Nam, mừng qúa vì đi xa có thêm người quen. Quay lại thì gặp Phụng đang đứng chờ sẳn, hai chị em mừng rỡ ôm nhau, chưa kịp hàn huyên thì Phụng cho biết chỗ ngồi trên chuyến bay bị trục trặc!. Họ đổi chỗ ngồi cả hai xuống cuối máy bay, nhưng vẫn “hai nơi cáchbiệt”. Thế là phải đi khiếu nại, họ không chịu giải quyết, may qúa nhìn lên màn hình computer, thấy còn 2 chỗ trống ở khúc giữa, chỉ vào đó, họ mới chịu giải quyết cho chúng tôi. Tạ ơn Chúa, mọi chuyện cuối cùng đều ổn thòa

Chuyến bay từ Atlanta đến Tel Aviv dài hơn 12 giờ, có lẽ cũng dài gần bằng đi VN, nhưng vì có bạn đi cùng và có nhóm đi chung nên thời gian trôi qua đỡ mệt mỏi hơn. Thế mới biết cái gì có người cùng chia xẻ với mình thì mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn…Đó là kinh nghiệm để nhớ ” Đừng ôm trong lòng một mình” bất cứ chuyện gì mà hãy chia xẻ thì mọi chuyện sẽ vơi đi ít nhiều. Đến phi trường Tel Aviv, chúng tôi gặp Mr Sam là tour guide ra đón. Mọi người xúm xít đến chụp hình truớc hàng chữ lớn“Welcome to Israel”, sau đó theo sự hướng dẫn của Mr Sam chúng tôi lên xe bus đợi sẳn để chạy thêm 2 giờ nữa tới khách sạn Sheraton (vùng Galilee). Đường phố, xa lộ ở Tel Aviv cũng gần giống như ở Mỹ, cũng bảng xanh lá cây, chữ trắng để tên đường và các exit.với tiếng Anh và tiếng Israel (Chữ Do Thái ngoằn nghoèo như chữ Thái, Campuchia). Đến hotel Sheraton là chúng tôi đói và mệt nhoài, nên bữa ăn tốibuffet đầu tiên ở đây thật ấn tượng và ngon miệng, không biết vì có nhiều món ăn ngon lạ miệng, hay vì đói qúa, nên dù “cháo mầm đá” cũng thấy ngon! Đây là hotel 5 sao nên cái gì cũng tính gía trên mây, nên chúng tôi vào phòng ở, ngay thấy chai nước lọc trên bàn, cũng không dám rờ, vì nghe nói giá tới 5 đô, thôi chịu khát để ngày mai mua nước của bác Tài xe bus: 2 chai/1 đô. Sau này mới biết mỗi phòng được free 1 chai nước/1ngày, thật là tiếc vì đã nhịn khát không dám uống!

Đêm đầu tiên trên Đất Thánh, có người ngủ ngon, vì qúa mệt mỏi! nhưng có người lại không ngủ đươc vì lạ chỗ, chưa quen vụ giờ bị thay đổi, có người lại thấy nôn nao trong lòng vì bây giờ mình đã thực sự được đặt chân lên Đất thánh (như sau này có người đã nói, mình thật là có phúc lắm, chứ ngày xưa ở VN làm gì dám mơ có ngày được đến Đất Thánh!),có người lại thầm lo lắng trong lòng, không biết xứ này có an toàn không? vì thấy tin tức xung đột liên miên, giữa các phe nhóm? Đúng là cùng ở trong một hoàn cảnh hiện tại giống nhau, nhưng mỗi người lại có tâm trạng và cảm tưởng khác nhau. Do đó trong cuộc sống để có an vui và hòa đồng, chúng ta nên học thông cảm, chấp nhận và tôn trọng những ý kiến và cảm tưởng khác nhau.

Sáng hôm sau, khi ăn điểm tâm, mọi người bắt đầu giới thiệu với nhau những món ăn ngon, mình phát hiện. Tôi thích ăn cá, nhưng nhìn cá có vẽ sống nên không dám ăn, nhưng nghe giới thiệu cá ngon lắm, nên mạnh dạn ăn thử, thì ra đây là loại cá hun khói (có lẽ đặc sản của vùng này), ăn đậm đà, ăn quen sẽ thấy ngon miệng. Ăn sáng xong, chúng tôi lên xe khởi đầu chuyến hành hương đất Thánh. Trên đường đi tour guide đã giới thiệu vài nét sơ luợc về Holly land: rộng 17,300 miles (nhỏ hơn tiểu bang New Yersey của Mỹ) nhưng lại có lịch sử sâu xa (8500 năm truớc TC), nối liền 3 châu: Âu, Á, Phi, có nhiều địa danh liên quan đến Cựu ước và Tân ước.Hiện nay trên vùng đất này có 2 dân tộc sinh sống: Israel (8 triệu người, 81% theo đạo Do Thái) và Palestine (4 triệu người, 98% theo đạo Hồi giáo) Chúng ta sẽ viếng thăm cả 2 phía, người ta sẽ nồng nhiệt chào đón người hành hương, vì mang lại lợi ích kinh tế cho họ. mỗi năm có khoảng 2,5 triệu người hành hương. Chúng ta không cần đổi tiền vì họ vẫn dùng dollar.

Nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là Giếng Đức Mẹ Truyền Tin, theo truyền thuyết người Hy Lạp tin rằng Thiên thần Gabriel đã hiện ra và truyên tin cho Đức Mẹ nơi đây. Ngày xưa thành phố Nazareth rất nhỏ,ở phía nam của Galilee, chỉ có khoảng 700 dân sinh sống, nơi người ta thường gặp gỡ tụ họp là ở giếng nước. Nơi thành phố Narareth nhỏ bé này, chúa Jesus dã sống 30 năm trong mái ấm gia đình với mẹ Maria và Thánh Giuse. Sau đó chúng tôi đến viếng thăm Đại Thánh Đường Truyền Tin, nơi Đức Bà Maria đươc chọn là Mẹ Thiên Chúa. Thánh Đường có 2 tầng, tầng hầm là nơi đoàn chúng tôi đươc cử hành thánh lễ, vì đã có đăng ký trước(nơi mà theo các nhà nghiên cứu cho là chỗ Đức Mẹ nhận lời truyền tin từ thiên thần Gabriel). Khi chúng tôi đến thì đang có một đoàn khác, hình nhu chính thống giáo sắp hoàn tất phần nghi lễ. Trong phần chia xẻ lời Chúa, cha Tuyên Úy đã nhắc nhở; mọi người hãy bắt chước Đức Me luôn biết XIN VÂNG và một niềm tín thác vào Chúa, dâng những khó khăn trong cuộc sống với những điều chúng ta không thể hiểu được? như Đức Mẹ mang thai khi chưa cưới hỏi. Học chấp nhận mọi hoàn cảnh khó khăn để dâng lên cho Chúa..

Ở phía ngoài đền thờ là tranh họa cảnh Đức Mẹ Truyền Tin từ khắp các nước trên thế giới : Philippine, Vatican, Dominican, Singapore, Italy, China, Korea, Spain, Thailand…..và cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy đươc Đức Mẹ Lavang của VN.. Sau đó chúng tôi lên thăm tầng trên của Đền Thờ, nơi có bức hình minh họa cảnh Chúa đi tìm con chiên lạc và để đó 99 con chiên còn lại, nói lên tình thương bao la, tha thứ của Chúa đối với những kẻ lầm lạc. Chúng tôi ra sân chụp hình chung và gặp gỡ Soeur Quy là người VN duy nhất tu và làm việc ở đây từ trước 1975, tuy xa quê hương đã lâu nhưng soeur vẫn nói tiêng VN trôi chảy như mọi người.Trong khi chờ đợi mọi người chụp hình, chúng tôi ngồi trò chuyện với cha Tuyên úy Anthony Nguyễn Duy Tân và được biết đôi điều thú vị về tiểu sử của ngài. Cha vào chủng viện năm 33 tuổi, sau 1 biến cố Chúa gọi đặc biệt suýt chết.(từ nhỏ cha đã có ơn gọi muốn đi tu, nhưng cứ trì hoãn mãi) Trước đó cha đã phục vụ trong ngành Cảnh sát hình sự ở San Diego 7 năm, hèn gì trông cha vừa to con vừa cao ráo. Cha chịu chức năm 39 tuổi (mới được 6 tháng, nên cha còn mới toanh do đó còn cả một bầu nhiệt huyết phục vụ tràn đầy ) Điều thú vị cha là người trẻ nhất trong đoàn hành hương, nhưngcó “chức vụ” cao nhất, nên được mọi người trong đoàn từ bà cụ 8o tuổ trở xuống xưng con gọi Cha ngọt xớt

Sau khi chụp hình đã đời chúng tôi được hướng dẫn sang khu bên cạnh để thăm nhà thờ Thánh Giuse, nơi ngày xưa thánh Giuse đã ở và làm việc (contruction),thánh Giuse không phải là người ở Nazareth, nhưng đã đến đây sinh sống. Chúng tôi xuống tầng hầm để xem một số di tích Thánh gia đã sinh sống ngày xưa.Nơi đây chúa Jesus đã sống đúng vai trò của người con, vâng lời cha mẹ và phụ giúp song thân, me Maria đã đảm nhận tốt vai trò người mẹ, người vợ: lo lắng chăm sóc gia đình và vâng phục thánh Giuse; Riêng thánh Giuse xứng đáng là người gia trưởng gương mẫu: hiền lành, khiêm nhường, tận tụy phục vụ gia đình. Nếu mỗi thành viên trong gia đình chúng ta đều sống noi gương thánh gia, thì cuộc sống gia đình chúng ta sẽ êm đềm và hạnh phúc biết bao!

Rời thánh đường Giuse, chúng tôi theo tour guide đi qua một con hẽm nhỏ, người ta họp chợ và buôn bán hai bên, như những con đường hẽm nhỏ họp chợ ở VN để đến thăm Hội Đường, nơi ngày xưa Chúa thường hay ngồi giảng dạy. Qua hẽm chợ, chúng tôi thấy 2 món đặc sản là những con trừu bị lột da treo từng mãnh ½ con như thịt heo ở VN và rất nhiều trái Olive..Sau đó chúng tôi theo con đường nhỏ khác để đến nhà hàng Do Thái ăn trưa. Đường nhỏ, chật, nhiều xe hơi, nên cứ phải tránh né nhau cẩn thận.. Lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức món ăn và cách phục vụ của nhà hàng Do Thái. Món ăn đầu tiên là Súp và bánh mì túi (bánh hình tròn và rỗng bên trong) Đây có lẽ là món ăn chính của người Israel, vì sau này đi đâu chúng tôi cũng đều thấy loại bánh mì này, và đươc bán ở khắp nơi. Cha Tuyên úy bổ sung thêm đó là bánh không men, có lẽ đây là bánh mà ngày xưa Chúa đã dùng để lập Phép Thánh Thể.

Món tiếp theo là Sapaghetti và thịt bò (hay Trừu??). Người phục vụbưng thức ăn tới rồi múc hoặc gắp thức ăn bỏ vô chén hay dĩa cho chúng ta, thức ăn còn đang nóng hổi, chứ không theo kiểu thức ăn dọn trên bàn, rồi chúng ta tùy nghi sử dụng.

Sau bữa ăn trưa, chúng tôi lên đường đi thăm hải cảng Haifa,với gần 1 giờ xe chạy để được ngăm biển Địa Trung Hải và núi Camel,trên núi có dòng Camelo, mà người Việt Nam chúng ta thường nhớ tới với chiếc áo Đức bà Camelo, nếu ai mặc trong người thì dược đức Mẹ hứa sẽ cứu khỏi lữa hỏa ngục đời đời Dòng Camelo đặc biệt tôn kính 2 vị thánh: Đức Mẹ Maria, và Tiên tri Eliah, nơi đây chúng tôi cũng được chiêm ngắm hang động mà ngày xưa Tiên tri Elias đã sống ở đó


Thăm Bethelem

Hôm nay chúng tôi sẽ đi viếng Bêlem là nơi được chọn để Chúa sinh ra. Về phương diện lịch sử trước kia Bêlem cũng là nơi David, tổ phụ lập quốc của Do Thái, đã sinh ra và đươc xức dầu phong vương. Bêlem là một thành phố nhỏ hiện có khoảng 40,000 dân ( 35% Công giáo; 65% Hồi giáo)

Hiện nay Jerusalem thuộc Do Thái, nhưng Bêlem lại thuộc Palestine, nên từ Jerusalem đến Bêlem, xe phải dừng lại ở trạm kiểm soát quân sự để chờ kiểm soát, có lính kiểm soát giấy tờ và có camera theo dõi. Thời gian chờ đợi khá lâu, gần 2 tiếng.Chúng tôi phải bày trò ra chơi, ca hát,và kể chuyện vui cho quên thời gian chờ đợi. Người Do Thái xây tường bao quanh khu người Palestine ở, để cô lập kinh tế, khíến cảnh sống người dân Palestine rất khốn khó, nghèo khổ. Bởi thế, trước đó trong suốt chuyến đi chúng tôi luôn được nhắc nhở, muốn mua qùa lưu niệm hay ảnh tượng…xin hãy đợi để mua ở Bêlem, như là một cách giúp đở những cư dân Palestine nghèo khổ ở Bêlem, nhưng vì chờ đợi lâu quá mới đến Bêlem, nên chúng tôi “ cầm lòng không đặng” nên cũng đã mua khá nhiểu..

Đến nơi đây, tôi mới cảm nghiệm được bầu không khí chiến tranh căng thẳng với những tường cao, rào kẽm gai, cổng sắt, lính bồng súng gác, lính đi lại kiểm soát. Hèn gì trong chuyến đi thỉnh thoảng tôi lại nghe các bà lo lắng kể chuyện con cháu dặn dò phải cẩn thận,nên làm gì, lỡ khi gặp giao tranh hay súng nổ xảy ra. Tôi thì cứ tỉnh bơ, vì nghĩ rằng đi hành hương thăm Đất Thánh mọi sự giao cho Chúa lo, mình khỏi phải lo cho mệt, mà có lo cũng chẳng giải quyết được gì!. Chỉ có điều bầu không khí chiến tranh ở đây đã khiến tôi nhớ lại bầu khí chiến tranh VN ngày xưa:Lúc nào chúng tôi cũng sống trong sự hồi họp và lo sợ cho sự an nguy của mình và người thân trong quân đội Niềm mong ước lớn nhất của chúng tôi thời bấy giờ là “ chỉ mong Hòa Bình” Lớp trẻ bây giờ hưởng Hòa Bình nhưng không ý thức được giá trị cao quý và lớn lao của Hòa Bình. Không biết đến bao giờ thế giới sẽ có Hòa Bình thật sự ở khắp nơi?? Khi mà ngay đất cực thánh, nơi Chúa sinh ra vẫn chưa có bầu khí Hoà bình, yêu thưong!!

Ngoài ra khi đến viếng vùng Đất thánh tôi mới có dịp mở rộng tầm nhìn bao quát hơn, tôi mới nhận ra rằng người tin Chúa qúa đông, ai cũng xưng mình là con cái Chúa, nhưng sao chia 5, xẻ 7 với qúa nhiều nhóm, với nhiều đền thờ khác nhau: Do Thái giáo, Hồi giáo, Tin Lành ( quá nhiều nhóm), Chính Thống Giáo ( ít ra có 4 nhóm khác nhau), riêng Công Giáo ( ít ra Latin cũng chia Armenia, Syria )…Chúa ở trên cao nhìn xuống đám con cái Chúa chiạ ra quá nhiều nhóm,nhiều thế lực tranh giành và kình chống nhau, chắc Chúa cũng buồn lắm!! Nhóm nào cũng tự nghĩ mình là con cái tốt của Chúa, luôn lắng nghe và thực hành lời người dạy. Nhưng điều răn lớn nhất và quan trọng nhất Chúa nhắn nhủ mọi người trước khi từ biệt là “ Hãy Yêu Thương nhau..”, người ta không thể thực hiện được, không thể Hiệp Nhất với nhau được, dù cùng đều kính thờ một Thiên Chúa ( Thiên Chúa giáo gọi là Chúa Cha; Do Thái giáo gọi là Giavê; Hồi Giáo gọi là Ala ) Ứơc mơ có một ngày nào đó, tất cả con cái Chúa có thể Hiệp Nhất với nhau để cùng thờ phượng Chúa trong tình Yêu thương nhau chắc ngày đó Chúa sẽ rất vui!

Chúng tôi đến viếng Đền thờ Giáng Sinh, là thánh đường cổ nhất ( thế kỷ thứ 4) của vùng đất thánh, còn sót lại sau những thế kỷ chiến tranh tàn phá, ghi dấu nơi Chúa sinh ra. Đền thờ được xây đi xây lại nhiều lần gồm hiện nay do Chính Thống giáo quản lý, thảo nào cách bài trí và các đèn treo trong đền thờ thấy khác hẳn.

Đền thờ nhìn từ bên ngoài có vẽ to lớn nhưng trông thô sơ, đặc biệt là cổng vào trông thật “ thấp bé” (1m20) như lối vào một hầm trú ẩn thì đúng hơn. Nghe nói ngày xưa có 3 cổng chính, hai cửa kia đã bị xây tường bịt kín và cửa duy nhất còn lại cũng bị xây bịt lại cho nhỏ hơn. Nghe nói lý do là để binh lính không thể cưỡi ngựa vào đền thờ. Ngày nay khách hành hương muốn vào thì phải khom lưng chui qua mà vào để viếng nơi cực thánh này. Tôi nghĩ người ta có thể sửa chữa đươc, nhưng có thể Chúa muốn để vậy, để bất kỳ ai muốn đến viếng nơi đây đều phải khiêm nhường cúi mình xuống mà chui vào, hầu nhắc nhở mọi người nhớ rằng ngày xưa Chúa đã sinh ra trong hang đá chuồng bò khốn khó nghèo hèn. Muốn vào hang đá, người ta cũng phải khom lưng cúi xuống mới vào được

Giữa gian cung thánh của đền thờ, ngay dưới bàn thờ chính, nằm sâu dưới lòng đất là nơi Chúa sinh ra. Có lối đi nhỏ hẹp, vừa đủ cho một người, với những bậc thang nhỏ dẫn từ trên nền đền thờ xuống Hang Đá; Nơi Chúa sinh ra được đánh dấu bằng ngôi sao bạc 14 cánh trên nền đá Cẩm thạch. Con số 14 tượng trưng như PhúcÂm thánh Mathêu diễn tả: “Từ tổ phụ Abraham đến vua David là 14 đời.; từ vua David đến thời luư đày ở Babylon là 14 đời; và từ thời lưư đày ở Babylon đền Đức Kitô cũng là 14 đời. Trên ngôi sao là hàng chữ khắc bằng tiếng Latin (NƠI NÀY ĐỨC TRINH NỮ MARIA ĐÃ HẠ SINH CHÚA GIÊSU KITÔ).

Mọi người xếp hàng lần lượt tới phiên để quỳ phủ phục xuống,( vì trần hang đá thấp ) rồi chui đầu vào bên trong hang đá để có thể cúi đầu xuống hôn lên Ngôi sao bạc, nơi cực thánh Chúa đã sinh ra! Có một chị trong đoàn chúng tôi, hôm nay lại mặc mini jupe, nên lúc vào đền thờ, người ta đã định ngăn không cho vào, vì y phục không phù hợp, nhưng nhờ hướng dẫn viên ( người Do Thái) can thiệp cho biết đây là phái đoàn từ Mỹ qua không biết luật ở đền thờ, nên người ta mới chiếu cố cho vào! Trong đoàn có người xầm xì, có người chê trách “đi hành hương viếng nơi cực thánh mà mặc mini jupe…” có người thì liếc qua với đôi mắt xoi mói, tuy không nói gì ra miệng…Có lẽ chị ấy cũng rất bối rối với trang phục không đúng chỗ của mình! Một lúc sau nhìn lại, tôi thấy chị đã có một khăn quàng màu đen rộng quấn chung quanh eo làm thành một cái sàrông dài gần đến gót chân, trông rất trang nhã và lịch sự! Tôi hỏi thăm chị mới mua khăn quàng đen đó ở đâu vậy?mà quấn vào trông rất lịch sự! Giọng xúc động, chị kể lại: Trong đền thờ làm gì có chỗ nào bán để em mua! Có một chị, có lẽ người Trung Đông, nhìn thấy hoàn cảnh lúng túng khổ sở của em, khi đứng trước hang đá, chị bèn tháo cái khăn quàng của chị ra, đưa cho em và bảo em quấn vào người. Em mừng qúa vì như vậy thì em mới dám qùy xuống, rồi chổng mông chui đầu vào hang đá mà hôn ngôi sao Giáng Sinh.bởi đã đến dược đây rồi mà không được hôn ngôi sao Giáng Sinh thì em rất tiếc và ấm ức lắm! Xong việc em định tháo khăn ra để trả lại chị ấy với lòng biết ơn chân thành. Ôi! thật ngạc nhiên chị ấy xua tay bảo em cứ giữ lấy, đừng tháo ra,chị ấy tặng em luôn, vì có lẽ trong đền thờ này, hiện nay em đang cần tấm khăn ấy hơn chị! Em thật xúc động và không ngờ trước sự đồng cảm và chia xẻ của chị ấy, dù chúng em không đồng ngôn ngữ, chủng tộc và có thể là không cùng tôn giáo nữa! Em sẽ giữ mãi tấm khăn này như một kỷ niệm vô gía về Tình Người mà em đã gặp nơi đền Thánh này.

Nghe chị kể xong, tôi cảm thấy tự xấu hổ, vì chị là người VN đi chung đoàn với mình, trước “khó khăn” của chị, mình thấy nhưng đã làm ngơ, may là không xầm xì, chê trách.., nhưng không hề có ý nghĩ tìm cách giúp đở!. Cách cư xử của tôi thật qúa tệ, nếu so với người phụ nữ ngoại quốc kia! Điều này khiến tôi liên tưởng tới dụ ngôn Chúa kể về Người Samari nhân từ: Một người đi đường bi quân cướp lấy hết của cải và đánh trọng thương rồi bỏ bên đường. Những người đồng hương, đồng đạo đi ngang thấy thế đều né tránh và làm ngơ, cuối cùng chỉ có một người ngoại quốc và ngoại đạo đã dừng chân lại chăm sóc và giúp đở tận tình. Lạy Chúa xin giúp con mỗi lần đọc Phúc Âm, biết tự liên hệ để nhìn ra những thiếu sót của mình hầu kịp thời sửa chữa, thay vì chỉ lo liên hệ tới những khuyết điểm của người khác. Xin Chúa cũng giúp con biết nhạy bén trước nhu cầu cần giúp đở của những người chung quanh con, dù là việc rất nhỏ,( nhưng đôi khi lại mang ý nghĩa lớn). Lạy Chúa xin giúp con biết “ Đừng làm Ngơ” trong những việc cần bày tỏ tình liên đới và cảm thông với người khác đang trong hoàn cảnh khó khăn. Mới đây trong một lần tĩnh tâm, tôi đã nghe cha giảng phòng nhắc đến “Mỗi khi đi xưng tội,”Tội l;àm Ngơ” là tội lớn nhất và nhiều nhất cần phải nhớ để xưng ( thay vì cứ lo xưng những tội “vớ vẫn” như lo ra trong khi đọc kinh, dâng lễ, quên đọc kinh sáng ,tối…) . Bao nhiêu lần tôi đã làm ngơ không giúp đở những người đang cần sự giúp đở của tôi vì thấy mất công, sợ phiền hà hoặc vì muốn an thân, vì hà tiện…nhất là làm ngơ vì không muốn lên tiếng bênh vực cho lẽ phải…Nếu chỉ chú ý giảm bớt đi “ Tội Làm Ngơ”, có lẽ cuộc sống chúng ta sẽ tiến triễn nhiều hơn trong đời sống đức tin.

Chúng tôi theo sự hướng dẫn của tour guide đi qua các ngỏ ngách của tầng hầm, để thăm các nhà nguyện nhỏ rồi đến một phòng ở tầng hầm để dâng thánh lễ tại đây. Trong thánh lễ cha linh hướng đã kể lại câu chuyện về vị vua thứ 4 ( vì ai trong chúng ta cũng đều biết nhiều về 3 vua) tìm viếng Chúa Jesus sau 3 vua. Ông mang theo nhiều vàng bạc châu báu, nhưng dọc đường hễ gặp những người nghèo khó, ông lại dừng chân nhiều lần để lo giúp đở họ. Cuối cùng khi ông đến được Bêlem thì Chúa đã trốn sang Ai Cập. Trong nhiều năm,ông lại tiếp tục đi tìm Chúa và lo giúp đở người khốn khổ cho tới viên ngọc cuối cùng còn lại trong túi. Ông gìa yếu, bệnh tật và sắp chết mà vẫn chưa được gặp Chúa, nhưng Chúa đã hiện ra với ông trong giấc mơ Chúa nói với ông Chúa đã biết hết những việc ông đã làm, và qua những việc làm đó , ông đã GẶP CHÚA thực sự ( như lời Chúa nói sau này” Ta đói con đã cho ta ăn, ta khát con đã cho ta uống, ta trần truồng con đã cho ta mặc…. Bất cứ diều gì dù nhò nhất con làm cho một người anh em bé mọn là chính con đã làm cho ta vậy!”).Lạy Chúa xin cho con biết tìm gặp Chúa qua việc giúp đõ những người anh em chung quanh con, thay vi chỉ lo gặp Chúa trong nhà thờ.! Trong chương trình hành hương tôi thích nhất là việc dâng thánh lễ mỗi ngày trong bầu không khí linh thiêng của nơi đất thánh đang viếng, hòa với bầu khí thân tình của mọi người trong nhóm, như anh em trong một gia đình.Nơi mà mọi người có thể chia xẻ tâm tình, nguyện vọng , ước muốn của mình rồi dâng lên lời cầu nguyện tự phát từ trái tim của mình để cả nhóm cùng hiệp thông cầu nguyên chung. Bài giảng của cha linh hướng luôn là những câu chuyện kể sâu sắc, ý nghĩa và phù hợp với nơi thăm viếng hoặc bài phúc âm hôm đó. Điều này giúp mọi người tư liện hệ sâu sắc với bản thân và cuộc sống của riêng mình để nâng cao dần cuộc sống tâm linh trong chuyến hành hương.Thánh lễ luôn được dâng lên trong tâm tình hướng về Chúa, về nơi Thánh, hướng về gia đình và cầu nguyện cho những người thân yêu của mình đang ở nhà. Bầu khí thánh lễ sốt sắng, ấm cúng thân tình đó, tôi chỉ cảm nhận được trong chuyến hành hương này. Nó hoàn toàn đúng nghĩa với chữ “Tham Dự và Hiệp Thông” chứ không phải là “xem lễ” như tôi vẫn thường cảm thấy từ trước tới nay.

Bên cạnh dính liền với đền thờ Giáng Sinh ( do Chính Thống Giáo quản nhiệm) là đền thờ thánh Catarina do các thầy Phanxicô trông coi.Đêm Giáng Sinh Công Giáo dâng lễ tại đền thờ này. Đây cũng là một hiểu biết mới mẽ đối với tôi, trước đây tôi cứ tưởng các nơi Đất Thánh đều là do giáo hội Công Giáo quản lý, đến đây mới biết đa số những nơi cực thánh đều do Chính Thống Giáo quản lý. Đúng là cái nhìn của “ Êch ngồi đáy giếng”, cái gì cũng tưởng “đạo mình là trung tâm vũ trụ”, bây giờ mới “ ngộ “ ra thục tế không phải là vậy! Lại thêm một bài học về đức khiêm nhường, nhất là dạo này khi tin tức phổ biến dồn dập về những sai phạm trong hàng ngũ giáo sĩ Công giáo khắp nơi,lại thêm một cơ hội cho chúng ta khiêm tốn xét lại mình, và bớt tính tự mãn, tự kiêu.

Đến nơi đây, lần đầu tiên tôi mới biết biểu tượng của Jerusalem là hình thập tự lớn, với 4 thập tự nhỏ ở 4 góc. Đi nơi đâu ở vùng Belem này, chúng tôi cũng gặp rất nhiều dân Palestine ( cả người lớn và trẻ em) rao mời mua những vật lưu niệm về Bêlem và Jerusalem, với gía rẻ hơn những nơi trước, đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trong tiệm. Đó là kinh nghiệm khá muộn màng, đôi khi chúng tôi đã mua rồi, nhưng họ cứ đi theo năn nĩ mãi, lại phải mua thêm

Rời nơi đây chúng tôi lên xe đi thăm cánh đồng Bêlem, nơi ngày xưa các mục đồng đã được các thiên thần hiện ra báo tin Chúa giáng sinh. Từ đó các mục đồng đã theo dấu ngôi sao lạ, tìm đến nơi hang đá thờ lạy Chúa Hài Đồng mới sinh ra Người ta ước tính thời đó đi bộ cũng phải mất gần 3 giờ. Nơi đây còn giữ lại di tích hang bò lừa, nơi mục đồng trú ngụ ngày xưa, bên trong có trưng bày hình vẽ khá lớn minh họa cảnh thiên thần hiện ra báo tin cho các mục đồng. Phía trên là một ngôi thánh đường khá lớn được xây lên để đánh dấu địa điểm các mục đồng được thiên thần hiện ra báo tin.

Sau đó chúng tôi đến viếng nhà thờ, nơi ngày xưa Chúa đã dạy các môn đệ Kinh Lạy Cha. Trong và ngoài nhà thờ, có nhiều bia đá khắc Kinh Lạy Cha với các thứ tiếng khác nhau trên thế giới. dĩ nhiên chúng tôi lo đi kiếm bia đá Kinh Lạy Cha bằng tiếng Việt, để thấy rằng ngôn ngữ Việt Nam cũng được xem là một trong nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới dùng để thờ phụng Chúa. Nơi tiếp theo, chúng tôi thăm viếng là vườn cây Dầu, nơi ngày xưa Giuda đã phản bội, bán Chúa cho quân dữ. Có nhiều cây Olive sống đến cả ngàn năm, gốc rễ xù xì như những cây đa gìa đầu làng VN. ngày xưa. Tiếp đến , chúng tôi thăm nơi Đức Mẹ yên nghĩ, vì người ta không tin là Đức Mẹ chết. Bên trong có trưng bày tượng Đức Mẹ nằm yên nghĩ, to hơn người thật trong lồng kiếng.. Ở đây có luật cấm chụp hình, dân du lịch mà không cho chụp hình, chịu sao nỗi, nên rán chụp lén, liền bị người quản lý nhắc nhở và đòi giữ máy. Ông hướng dẫn viên thấy vậy bèn dúi vào tay ông ta tờ 20 đô, thế là sau đó chúng tôi tha hồ chụp hình thoải mái. Chúng tôi cũng được đưa đi thăm nhà tiệc ly, nơi ngày xưa Chúa đã ăn bữa tối cuối cùng với các môn đệ, rồi rữa chân cho các ông. Trên tường ở giữa phòng có bức tranh lớn vẽ cảnh Chúa ngồi ăn với các tông đồ…

Kết thúc một ngày được đi thăm nhiều nơi cực thánh, mà ngày xưa khi còn ở Việt Nam, tôi không bao giờ dám mơ có một ngày nào đó mình sẽ được đến viếng những nơi cực thánh này. Lạy Chúa xin cho những nơi thánh con viếng thăm hôm nay sẽ góp phần củng cố đức tin con được mạnh mẽ hơn, hầu con sẽ cố gắng sống mỗi ngày một đẹp lòng Chúa hơn. Amen