Chữ Quốc Ngữ Ngày Xưa

Thưa Qúy Vị,

Giáo Sĩ Đắc Lộ đã dùng 23 mẫu tự Latin để làm thành chử Quốc Ngữ gồm A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V X Y, không có chử J W Z.

Sau nầy các nhà điều chỉnh đã loại bỏ thêm chử F.

Ngoài ra còn thêm mẫu tự Đ và 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng; như vậy trong chử Quốc Ngử có 29 mẫu tự: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.

Xin trích một đoạn trong quyển sách Giáo Lý (Catechism) do Giáo Sĩ Đắc Lộ biên soạn được ấn loát vào năm 1651 tại Rome dày 324 trang. Đây là cuốn sách văn xuôi đầu tiên của nền văn hoá Việt Nam và là nền móng cho sự điều chỉnh để trở nên hoàn hảo sau nầy:

"Dies Primus (Tiếng Latin) - Ngày Thứ Nhít.

Ta cầu cù đức Chúa blời giúp ức cho ta biết tỏ tuàng đạo Chúa là nhưàng nào, vì bậy ta phải...ở thế nầy chẳng có ai foú lâu, vì chưng kẻ đến bảy tám mươi tuổi chẳng có nhèo, vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được foú lâu, là kiếm ... foú bậy, thật là viẹ người cuến tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú qúi... chẳng làm được cho ta ngày fau."

Phần có 3 dấu chấm... là chử qúa mờ, không thể đọc được.

Qua đoạn văn trên, chúng ta thấy có sự khác biệt khi Giáo Sĩ bắt đầu viết chử Quốc Ngử và bây giờ.

Thứ Nhít - Thứ Nhứt

Cù - Cùng

Ức - Sức

Blời - Trời

Tỏ Tuầng - Tỏ Tường

Bậy - Vậy

Việ - Việc

Cuên Tử - Quân Tử

Foú - Sống

Ngày Fau - Ngày Sau

Về sau, Giám Mục Taberd, Linh Mục Ravier, Grenibrel, Cordier, Ông Huỳnh Tịnh Của và Pétrus Trương Vĩnh Ký đã điều chỉnh lại cho hoàn hảo.

Năm 1838, Giám Mục Taberd đã soạn quyễn tự điển Việt -La và La-Việt gồm 732 trang.

Năm 1888, ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người rành tiếng Latinh, Hy Lạp, Pháp, Anh, Tàu, Nhật Bản đã cổ vũ cho việc dùng chử Quốc Ngử thay tiếng Nôm vì rất khó viết, khó học, chỉ có 5% người dân biết viết, biết đọc !

Năm 1898, Linh Mục Genibrel soạn quyễn tự điển Pháp-Việt.

Ông Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) đã soạn quyển tự điển Việt đầu tiên, đây là nền móng cho những loại tự điển nầy về sau

Vào năm 1931, nhà sách Khai Trí đã cho phát hành cuốn tự điển La-Việt gồm 1272 trang, đây là cuốn đầy đủ nhất từ trước đến nay.

Năm 1934, Giáo Sĩ Cordier cũng đã ấn hành cuốn tự điển Pháp-Việt.

Chử Quốc Ngữ có những ưu điểm mà tiếng Anh không có; mổi chử, dù dài, vẫn phát 1 âm, ví dụ chử "khuyếch" có tới 7 mẩu tự, nhưng chỉ phát 1 âm và người nghe hiểu và viết lại được liền, không như tiếng Anh, mỗi lần xưng tên, phải đánh vần, người kia mới biết, rất bất tiện, nhất là khi nói trên điện thoại.

Về cách phát âm 5 dấu sắc huyền hỏi ngã nặng thì với người ngoại quốc rất khó, khó như người Việt đã trên 18 tuổi sang Hoa Kỳ, lưởi đã cứng, dù nói tiếng Pháp lưu loát, khi nói chuyện với Mỹ, đôi khi phải dùng động từ quơ, quơ cả hai tay !

Cô Ỷ Lan làm việc tại Phòng Thông Tin Phật Giáo thuộc GHPGVNTN Văn Phòng II Viện Hoá Đạo Hải Ngoại tại Paris đã đưa ra nhận xét trong tiếng Việt có những cái thật vô lý:

Anh Không Quân bay giữa bầu trời thì lại không có quần (Không Quần).

Trái lại anh Hải Quân ở ngoài biển khơi phải ăn mặc cho thoáng hơn để bơi khi hữu sự, thì lại mặc hai quần (Hải Quân).

Điều nầy chứng tỏ cách phát âm 5 dấu của tiếng Việt rất khó đối với người ngoại quốc và các cháu người Việt ở thế hệ một tại Hoa Kỳ khi nói tiếng Việt, đôi khi người nghe không thể hiểu được vì bị trở ngại lúc phát âm 5 dấu nầy không chỉnh!

Trong tiếng Anh và Tiếng Việt có sự trùng hợp lý thú, đó là động từ cắt,cut; đồng nghĩa, đồng âm và chử dài nhất trong tiếng Anh cũng chỉ phát ra 1 âm, chử smiles, những nụ cười, dài hơn 1 mile !

Năm 1627 Giáo sĩ Đắc Lộ là người đã tặng đồng hồ qủa quýt và cuốn hình học cho Chúa Trinh Tráng ở Đàng Ngoài.

Vào năm 1642, Chúa Nguyễn Phúc Lan ở Đàng Trong (lúc đó bản đồ Việt Nam mới đến Phú Yên) mời Giáo Sĩ vào cung điện dạy môn đại số, sau khi Giáo Sĩ tặng Chúa vài đồng hồ qủa quýt, nhưng ban đêm lại giảng đạo, bị Chúa đuổi ra khỏi thành phố Huế, phải chạy vào Đànẳng.

Giáo Sỉ là con người thông minh, đẹp trai mà chẳng được Công Chúa nào tỏ tình như Công Chúa Hoa Mai dưới thời Hậu Lê đã ngỏ ý muốn cầu hôn với Linh Mục Ordonez de Cevallos và Chúa Trịnh Tráng cũng đã mời Giáo Sĩ Baldinotti thuộc Dòng Tên định cư luôn !

Có người hỏi thời Vua Tự Đức, Giám Mục nào đã xây dựng trại cùi để cứu giúp kẻ cùng khổ bị xã hội ruồng bỏ !

Xin thưa đó là Giám Mục Retord thuộc giáo phận Hànội, Ngài đã xây cất 20 căn nhà tại Vĩnh Trì vào năm 1851, bốn năm sau khi Vua Tự Đức lên ngôi (1847-1883) để làm bệnh viện cho người cùi xấu số !

Đến năm 1930, Cha Jean Cassaigne đã thành lập trại cùi tại Di Linh, Lâm Đồng. Ngài bị lây bệnh và mất tại đó sau khi làm Giám Mục Địa Phận Sàigòn.

Trong năm 1971 đã có tới 6189 Nữ Tu phục vụ tại 41 bệnh viện với 7000 bệnh nhân, 239 trạm phát thuốc miển phí, 36 nhà bảo sanh, 9 trại cùi với 2500 bệnh nhân, 82 cô nhi viện với 11.000 em và 29 nhà dưởng lảo.

Các Nử Tu dòng Thánh Phao Lô đã lăn xả vào phục vụ tại các Viện Bào Lao.

Các Sư Huynh dòng Lasan đã giáo dục, đào tạo nhiều thanh niên ưu tú, nhiều nhân tài, các vị lãnh đạo nhiệt tâm phục vụ cho quê hương, dân tộc.

Tất cả đều nằm trong chính sách cứu nhân, độ thế của Vatican.

Trân Trọng,

Hoàng Hoa Triều