Tuần vừa qua, có tin cộng đồng Kitô hữu tại Giải Gaza gồm chừng 3,000 người trong tổng số 1 triệu 700 ngàn dân đang gặp một đe dọa mới: chính phủ Hamas vừa ra lệnh cấm các trường hỗn hợp nam nữ. Điều này có nghĩa: năm trường Kitô Giáo tại Giải, trong đó, 2 trường là Công Giáo và 3 trường là Thệ Phản, sẽ bị đóng cửa. Các viên chức nhấn mạnh rằng quyết định này không nhằm chống các Kitô hữu, nhưng trên thực tế các định chế giáo dục của họ là những định chế duy nhất tại đây dạy cả nam sinh lẫn nữ sinh.
Thượng phụ Latinh của Giêrusalem là Fouad Twal dự tính gặp thủ tướng của Gaza để xin duyệt lại động thái này. Cùng với nhiều vấn đề khác, ngài sẽ nhấn mạnh tới sự kiện: các trường Kitô Giáo này phần lớn phục vụ dân chúng Hồi Giáo.
Chính phủ Do Thái vội vàng lên tiếng cho rằng động thái trên rất đáng chú ý. Điều ấy dễ hiểu, vì bất cứ điều gì khiến người ta nghĩ xấu về chính phủ Hamas đều có lợi cho phía Do Thái. Bình tâm mà xét, phía Do Thái cũng đối xử với Kitô Giáo tương tự không kém phía Hamas.
Trong khi đó, nhiều Kitô hữu gốc Ảrập, phụ họa với các thiện cảm viên cấp tiến của họ tại Phương Tây, thường hay nhấn mạnh tới tác động tiêu cực của chính sách an ninh Do Thái và hạ thấp vai trò của phe quá khích Hồi Giáo. Ngược lại, người Do Thái và các đồng minh của họ luôn hô hoán rằng số dân Kitô Giáo tại Do Thái hiện đang gia tăng đáng kể trong khi ấy nhấn mạnh tới những điều họ coi là tội ác của người Palestine.
Thực tế ra, các Kitô hữu gặp nhiều khó khăn từ cả hai phía, và thường vì những lý do rất tương tự nhau. Dù sao, họ cũng là thiểu số trong các xã hội phần lớn được định nghĩa bằng tôn giáo, nơi sự ngờ vực “người khác” được thổi phồng bằng sợ sệt. Nói không sợ ngoa rằng ở cả hai nơi ấy, Kitô hữu đều cảm thấy khá bất an.
Phía Do Thái
Ở Do Thái, Kitô hữu được hưởng nhiều an ninh và tự do hành động hơn phần lớn các nơi khác tại Trung Đông. Thí dụ, vùng phía bắc Galilê hiện là nơi sinh sống rất an toàn cho Kitô hữu. Tại Nadarét, vị thị trưởng ba nhiệm kỳ là một Kitô hữu Chính Thống Hy Lạp, dù đến 2/3 dân chúng trong thành phố theo Hồi Giáo.
Điều cũng đúng là dân số Kitô Giáo tại Do Thái quả có gia tăng. Khoảng 50,000 Kitô hữu mới đã định cư gần đây tại Do Thái từ các lãnh thổ trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết. Thêm vào đó, còn có các di dân từ Balkan và từ Á Châu, nhất là Phi Luật Tân. Ấy thế nhưng, nhiều Kitô hữu tại Do Thái, nhất là các tín hữu gốc Ảrập, không mô tả tình huống của họ bằng các hạn từ tươi rói.
Bêlem cho ta lý do tại sao. Năm 1947, Kitô hữu tại đó chiếm từ 70 tới 85 phần trăm dân số, nay thì người ta tin họ chỉ chiếm không hơn 15 phần trăm. Cuộc thăm dò Zogby năm 2006 cho thấy 78 phần trăm Kitô hữu của Bêlem cho hay họ rời cư vì sự chiếm đóng của Do Thái trong khi chỉ có 3.2 phần trăm rời cư vì các phong trào duy Hồi Giáo.
Một khó khăn thường được trích dẫn là việc tới lui các địa điểm thánh. Người Palestine sống tại West Bank và tại Đông Giêrusalem được cấp các thẻ cư trú khác nhau, và họ không được phép di chuyển từ nơi này tới nơi khác nếu không có phép đặc biệt. Thành thử, các Kitô hữu tại Bêlem gần như không thể tới Giêrusalem để thờ phượng tại Nhà Thờ Mộ Thánh. Điều này đúng cho cả dịp Phục Sinh dù được cấp giấy phép, vì Lễ Phục Sinh trùng với Lễ Pesach của Do Thái, lúc lệnh cấm ra vào vì an ninh được áp dụng.
Chính sách cư trú cũng có thể ảnh hưởng tai hại đối với các gia đình. Theo báo cáo, có khoảng 200 gia đình Kitô hữu trong vùng phải sống xa nhau, các thành viên phải chia nhau sống giữa West Bank và Giêrusalem. Một số làng trong vùng sống dưới quyền kiểm soát quân sự, do đó, các thành viên của gia đình cũng khó có thể di chuyển tới lui.
Các khó khăn khác bao gồm việc Kitô hữu mất đất đai cho việc xây dựng các tường ngăn an ninh của Do Thái hay cho việc mở rộng các khu định cư của Do Thái. Năm 2012, chẳng hạn, 3,000 mẫu Anh của các gia đình Kitô hữu ở Beit Jala đã bị trưng thu để tiếp tục mở rộng khu định cư Gilo và các tường phân cách.
Hana Bendcowsky, thuộc Trung Tâm Liên Hệ Kitô Giáo và Do Thái Giáo tại Giêrusalem, cảnh báo về các thái độ cứng rắn của người Do Thái đối với Kitô Giáo. Bà cho hay một cuộc thăm dò vào năm 2009 cho thấy người Do Thái cỡ tuổi từ 18 tới 29 có những quan điểm tiêu cực đối với Kitô hữu hơn các thế hệ đàn anh đàn chị của họ. Họ có khuynh hướng coi các Kitô hữu sống giữa họ như “đa số đe dọa tới hai lần”: lần thuộc thế giới Ảrập lần thuộc thế giới Tây Phương Kitô Giáo.
Riêng đối với người Công Giáo, họ cũng khá thất vọng đối với những cuộc thương thuyết dai dẳng từ năm 1993 về Thoả Hiệp Căn Bản (Fundamental Agreement) giữa Do Thái và Tòa Thánh, chủ yếu nhằm qui định tư cách thuế khóa và luật lệ cho các tài sản của Giáo Hội. Trong khi các cuộc đàm phán vẫn dậm chân tại chỗ, thì phía Do Thái lại đơn phương công bố các địa điểm quan trọng của Kitô Giáo như Núi Tabor và Capernaum là các công viên quốc gia, bất chấp quyền kiểm soát của tôn giáo này.
Bernard Sabellah, một nhà khoa bảng Kitô Giáo và là thành viên của Hội Đồng Lập Pháp Palestine, nhấn mạnh rằng một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 26 phần trăm thanh niên Kitô Giáo tại Do Thái muốn rời cư, một phần trăm y hệt đối với các thanh niên Kitô Giáo tại các lãnh thổ Palestine.
Các nhà thờ Kitô Giáo và các thánh điểm khác cũng đã trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công trả đũa, do các người Do Thái mới định cư và các thiện cảm viên của họ thực hiện chống lại các nhóm bị họ coi là chống đối các khu định cư này. Tháng 12 vừa qua, quân phá hoại đã phun sơn lên Đan Viện Thánh Giá, một nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem, với những hàng chữ như “Giêsu là con trai một con điếm” và “Giêsu là một con vượn”.
Một cuộc tấn công tương tự khác vừa xẩy ra ngày 13 tháng 6 vừa qua, khi một nghĩa trang Chính Thống Giáo ở Jaffa đã bị phạm thánh với những từ ngữ như “trả thù” phun sơn lên trên các nấm mồ. Các nhà cổ vũ nhân quyền đã lên tiếng yêu cầu chính phủ phản ứng chống lại các vụ khiêu khích này giống như cách họ phản ứng chống lại các vụ bài Do Thái xưa nay. Nhưng nhà cầm quyền Do Thái chỉ ra thông báo lên án các vụ phạm thánh ấy mà thôi.
Phía Palestine
Việc cấm các trường hỗn hợp nam nữ công bố vào đầu tháng 6 này chỉ là thử thách mới nhất đối với các Kitô hữu tại Giải Gaza. Năm 2007, tiệm sách Kitô Giáo duy nhất tại đây đã bị ném bom và chủ nhân của nó, Rami Ayyad, bị bắt cóc và hạ sát. Trước đó, tiệm sách từng bị ném bom hai lần, vào tháng 2 năm 2006 và tháng 4 năm 2007.
Nhân chứng cho hay Ayyad bị đánh trước khi bị các tên cuồng tín Hồi Giáo giết chết. Họ tố cáo anh âm mưu truyền bá Kitô Giáo. Với tên Tiệm Sách Thầy Giáo, tiệm được Hội Thánh Kinh Palestine, một chi nhánh của Giáo Hội Baptist ở Gaza, thiết lập năm 1998.
Sau cuộc tấn công trên, Sheik Abu Saqer, lãnh tụ nhóm duy Hồi Giáo Jihadia Salafiya, nhóm bị tình nghi chủ mưu vụ ném bom tiệm sách năm 2007, đã chối băng mình không can dự gì vào việc sát hại Ayyad nhưng tố cáo các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Gaza mưu toan “cải đạo và khuyến dụ người Hồi Giáo trở lại bằng tài khoản của người tin lành Mỹ”. Dù các viên chức Hamas lên án vụ tấn công và thề sẽ bảo vệ các Kitô hữu, tiệm sách không còn là mối quan tâm của họ nữa.
West Bank cũng không thiếu nguy hiểm, bất chấp các cố gắng liên tiếp của chính phủ Fatah nhằm rao hàng thiểu số Kitô Giáo như một bằng chứng của chính sách cởi mở và xứng đáng trở thành một nhà nước của họ.
Năm 2011, nhà báo Ý Francesca Paci tường trình rằng áp lực xã hội đang gia tăng nhanh chóng nhằm chống lại các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Điều này có nghĩa những cặp không kết hôn nhưng có con càng ngày càng có khả thể bỏ rơi những đứa con này. Bà cũng cho biết: chủ nhân các xưởng rượu nho, những người xưa nay vốn sản xuất rượu nho cả hàng mấy thế hệ, đang phải đương đầu với nhiều áp lực gia tăng phải đổi qua việc kinh doanh trồng ôliu, là ngành được chấp nhận hơn về luân lý nhưng ít lợi nhuận hơn nhiều.
Và sau đây là một số điển hình khác:
Năm 2003, một thiếu nữ Kitô Giáo 17 tuổi tên là Rawan William Mansour đã bị hiếp ở West Bank, mà người ta cho rằng bởi hai thành viên của Fatah. Những người này không bao giờ bị truy tố, còn Mansour thì bị buộc phải trốn qua Jordan vì sợ trở thành nạn nhân của một vụ giết người để bảo vệ danh dự.
Năm 2005, hai thiếu nữ Kitô Giáo nữa, vốn là hai chị em ruột, đã bị hiếp và bị giết. Tháng 9 năm 2006, 7 nhà thờ Kitô Giáo bị ném bom nhân những cuộc biểu tình để phản đối các nhận định gây tranh cãi của Đức Bênêđíctô XVI về Hồi Giáo. Năm 2010, viện mồ côi Kitô Giáo duy nhất tại West Bank bị đóng cửa vì áp lực của Bộ Xã Hội Palestine.
Các phúc trình cho hay: áp lực chống Kitô hữu mỗi ngày một gia tăng, nhất là liên quan tới các biến cố chống lại tín hữu Hồi Giáo. Các người trở lại Kitô Giáo luôn luôn bị khối đa số kỳ thị, thậm chí các thành viên của chính gia đình họ cũng bách hại họ nữa, nếu tôn giáo của họ bị bại lộ.
Bất cứ ai công khai tự nhận là Kitô hữu đều gặp nguy hiểm. Tháng 2 năm 2011, một y sĩ giải phẫu Kitô Giáo tên là Maher Ayyad bị tấn công khi xe ông bị ném bom. Dù Ayyad không bị thương, nhưng chiếc xe bị hư hại nặng. Ayyard nói rằng sau vụ tấn công, ông bắt đầu nhận được những tin nhắn cảnh cáo ông phải ngưng không được cải đạo nữa, dù ông chối mình không theo đuổi bất cứ công việc truyền giáo nào.
Majed El Shafie, chủ tịch Một Thế Giới Tự Do Quốc Tế, cho hay: những cuộc tấn công như trên càng ngày càng trở nên thông thường hơn. Ông bảo “Các Kitô hữu ở Palestine đang phải đương đầu với nhiều cuộc bách hại. Nhà cửa, thánh đường của họ bị tấn công hầu như mỗi ngày”.
Nói cách khác, ít nhất trong các hoàn cảnh hiện nay, việc đạt được tư cách nhà nước đi chăng nữa cũng khó có thể chấm dứt được các khó khăn mà các Kitô hữu Palestine hiện đang phải chịu đựng. Ngoại trừ bị áp lực của Phương tây ra, tình thế chỉ càng ngày càng tệ hại hơn.
Tóm lại, cả phía Do Thái lẫn phía Palestine đều cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiều số, nhất là các Kitô hữu. Nhấn mạnh tới thiếu sót của bên này hơn bên kia chỉ là chuyện chính trị, chứ không hề là phân tích nghiêm túc.
Thượng phụ Latinh của Giêrusalem là Fouad Twal dự tính gặp thủ tướng của Gaza để xin duyệt lại động thái này. Cùng với nhiều vấn đề khác, ngài sẽ nhấn mạnh tới sự kiện: các trường Kitô Giáo này phần lớn phục vụ dân chúng Hồi Giáo.
Chính phủ Do Thái vội vàng lên tiếng cho rằng động thái trên rất đáng chú ý. Điều ấy dễ hiểu, vì bất cứ điều gì khiến người ta nghĩ xấu về chính phủ Hamas đều có lợi cho phía Do Thái. Bình tâm mà xét, phía Do Thái cũng đối xử với Kitô Giáo tương tự không kém phía Hamas.
Trong khi đó, nhiều Kitô hữu gốc Ảrập, phụ họa với các thiện cảm viên cấp tiến của họ tại Phương Tây, thường hay nhấn mạnh tới tác động tiêu cực của chính sách an ninh Do Thái và hạ thấp vai trò của phe quá khích Hồi Giáo. Ngược lại, người Do Thái và các đồng minh của họ luôn hô hoán rằng số dân Kitô Giáo tại Do Thái hiện đang gia tăng đáng kể trong khi ấy nhấn mạnh tới những điều họ coi là tội ác của người Palestine.
Thực tế ra, các Kitô hữu gặp nhiều khó khăn từ cả hai phía, và thường vì những lý do rất tương tự nhau. Dù sao, họ cũng là thiểu số trong các xã hội phần lớn được định nghĩa bằng tôn giáo, nơi sự ngờ vực “người khác” được thổi phồng bằng sợ sệt. Nói không sợ ngoa rằng ở cả hai nơi ấy, Kitô hữu đều cảm thấy khá bất an.
Phía Do Thái
Ở Do Thái, Kitô hữu được hưởng nhiều an ninh và tự do hành động hơn phần lớn các nơi khác tại Trung Đông. Thí dụ, vùng phía bắc Galilê hiện là nơi sinh sống rất an toàn cho Kitô hữu. Tại Nadarét, vị thị trưởng ba nhiệm kỳ là một Kitô hữu Chính Thống Hy Lạp, dù đến 2/3 dân chúng trong thành phố theo Hồi Giáo.
Điều cũng đúng là dân số Kitô Giáo tại Do Thái quả có gia tăng. Khoảng 50,000 Kitô hữu mới đã định cư gần đây tại Do Thái từ các lãnh thổ trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết. Thêm vào đó, còn có các di dân từ Balkan và từ Á Châu, nhất là Phi Luật Tân. Ấy thế nhưng, nhiều Kitô hữu tại Do Thái, nhất là các tín hữu gốc Ảrập, không mô tả tình huống của họ bằng các hạn từ tươi rói.
Bêlem cho ta lý do tại sao. Năm 1947, Kitô hữu tại đó chiếm từ 70 tới 85 phần trăm dân số, nay thì người ta tin họ chỉ chiếm không hơn 15 phần trăm. Cuộc thăm dò Zogby năm 2006 cho thấy 78 phần trăm Kitô hữu của Bêlem cho hay họ rời cư vì sự chiếm đóng của Do Thái trong khi chỉ có 3.2 phần trăm rời cư vì các phong trào duy Hồi Giáo.
Một khó khăn thường được trích dẫn là việc tới lui các địa điểm thánh. Người Palestine sống tại West Bank và tại Đông Giêrusalem được cấp các thẻ cư trú khác nhau, và họ không được phép di chuyển từ nơi này tới nơi khác nếu không có phép đặc biệt. Thành thử, các Kitô hữu tại Bêlem gần như không thể tới Giêrusalem để thờ phượng tại Nhà Thờ Mộ Thánh. Điều này đúng cho cả dịp Phục Sinh dù được cấp giấy phép, vì Lễ Phục Sinh trùng với Lễ Pesach của Do Thái, lúc lệnh cấm ra vào vì an ninh được áp dụng.
Chính sách cư trú cũng có thể ảnh hưởng tai hại đối với các gia đình. Theo báo cáo, có khoảng 200 gia đình Kitô hữu trong vùng phải sống xa nhau, các thành viên phải chia nhau sống giữa West Bank và Giêrusalem. Một số làng trong vùng sống dưới quyền kiểm soát quân sự, do đó, các thành viên của gia đình cũng khó có thể di chuyển tới lui.
Các khó khăn khác bao gồm việc Kitô hữu mất đất đai cho việc xây dựng các tường ngăn an ninh của Do Thái hay cho việc mở rộng các khu định cư của Do Thái. Năm 2012, chẳng hạn, 3,000 mẫu Anh của các gia đình Kitô hữu ở Beit Jala đã bị trưng thu để tiếp tục mở rộng khu định cư Gilo và các tường phân cách.
Hana Bendcowsky, thuộc Trung Tâm Liên Hệ Kitô Giáo và Do Thái Giáo tại Giêrusalem, cảnh báo về các thái độ cứng rắn của người Do Thái đối với Kitô Giáo. Bà cho hay một cuộc thăm dò vào năm 2009 cho thấy người Do Thái cỡ tuổi từ 18 tới 29 có những quan điểm tiêu cực đối với Kitô hữu hơn các thế hệ đàn anh đàn chị của họ. Họ có khuynh hướng coi các Kitô hữu sống giữa họ như “đa số đe dọa tới hai lần”: lần thuộc thế giới Ảrập lần thuộc thế giới Tây Phương Kitô Giáo.
Riêng đối với người Công Giáo, họ cũng khá thất vọng đối với những cuộc thương thuyết dai dẳng từ năm 1993 về Thoả Hiệp Căn Bản (Fundamental Agreement) giữa Do Thái và Tòa Thánh, chủ yếu nhằm qui định tư cách thuế khóa và luật lệ cho các tài sản của Giáo Hội. Trong khi các cuộc đàm phán vẫn dậm chân tại chỗ, thì phía Do Thái lại đơn phương công bố các địa điểm quan trọng của Kitô Giáo như Núi Tabor và Capernaum là các công viên quốc gia, bất chấp quyền kiểm soát của tôn giáo này.
Bernard Sabellah, một nhà khoa bảng Kitô Giáo và là thành viên của Hội Đồng Lập Pháp Palestine, nhấn mạnh rằng một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 26 phần trăm thanh niên Kitô Giáo tại Do Thái muốn rời cư, một phần trăm y hệt đối với các thanh niên Kitô Giáo tại các lãnh thổ Palestine.
Các nhà thờ Kitô Giáo và các thánh điểm khác cũng đã trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công trả đũa, do các người Do Thái mới định cư và các thiện cảm viên của họ thực hiện chống lại các nhóm bị họ coi là chống đối các khu định cư này. Tháng 12 vừa qua, quân phá hoại đã phun sơn lên Đan Viện Thánh Giá, một nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem, với những hàng chữ như “Giêsu là con trai một con điếm” và “Giêsu là một con vượn”.
Một cuộc tấn công tương tự khác vừa xẩy ra ngày 13 tháng 6 vừa qua, khi một nghĩa trang Chính Thống Giáo ở Jaffa đã bị phạm thánh với những từ ngữ như “trả thù” phun sơn lên trên các nấm mồ. Các nhà cổ vũ nhân quyền đã lên tiếng yêu cầu chính phủ phản ứng chống lại các vụ khiêu khích này giống như cách họ phản ứng chống lại các vụ bài Do Thái xưa nay. Nhưng nhà cầm quyền Do Thái chỉ ra thông báo lên án các vụ phạm thánh ấy mà thôi.
Phía Palestine
Việc cấm các trường hỗn hợp nam nữ công bố vào đầu tháng 6 này chỉ là thử thách mới nhất đối với các Kitô hữu tại Giải Gaza. Năm 2007, tiệm sách Kitô Giáo duy nhất tại đây đã bị ném bom và chủ nhân của nó, Rami Ayyad, bị bắt cóc và hạ sát. Trước đó, tiệm sách từng bị ném bom hai lần, vào tháng 2 năm 2006 và tháng 4 năm 2007.
Nhân chứng cho hay Ayyad bị đánh trước khi bị các tên cuồng tín Hồi Giáo giết chết. Họ tố cáo anh âm mưu truyền bá Kitô Giáo. Với tên Tiệm Sách Thầy Giáo, tiệm được Hội Thánh Kinh Palestine, một chi nhánh của Giáo Hội Baptist ở Gaza, thiết lập năm 1998.
Sau cuộc tấn công trên, Sheik Abu Saqer, lãnh tụ nhóm duy Hồi Giáo Jihadia Salafiya, nhóm bị tình nghi chủ mưu vụ ném bom tiệm sách năm 2007, đã chối băng mình không can dự gì vào việc sát hại Ayyad nhưng tố cáo các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Gaza mưu toan “cải đạo và khuyến dụ người Hồi Giáo trở lại bằng tài khoản của người tin lành Mỹ”. Dù các viên chức Hamas lên án vụ tấn công và thề sẽ bảo vệ các Kitô hữu, tiệm sách không còn là mối quan tâm của họ nữa.
West Bank cũng không thiếu nguy hiểm, bất chấp các cố gắng liên tiếp của chính phủ Fatah nhằm rao hàng thiểu số Kitô Giáo như một bằng chứng của chính sách cởi mở và xứng đáng trở thành một nhà nước của họ.
Năm 2011, nhà báo Ý Francesca Paci tường trình rằng áp lực xã hội đang gia tăng nhanh chóng nhằm chống lại các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo. Điều này có nghĩa những cặp không kết hôn nhưng có con càng ngày càng có khả thể bỏ rơi những đứa con này. Bà cũng cho biết: chủ nhân các xưởng rượu nho, những người xưa nay vốn sản xuất rượu nho cả hàng mấy thế hệ, đang phải đương đầu với nhiều áp lực gia tăng phải đổi qua việc kinh doanh trồng ôliu, là ngành được chấp nhận hơn về luân lý nhưng ít lợi nhuận hơn nhiều.
Và sau đây là một số điển hình khác:
Năm 2003, một thiếu nữ Kitô Giáo 17 tuổi tên là Rawan William Mansour đã bị hiếp ở West Bank, mà người ta cho rằng bởi hai thành viên của Fatah. Những người này không bao giờ bị truy tố, còn Mansour thì bị buộc phải trốn qua Jordan vì sợ trở thành nạn nhân của một vụ giết người để bảo vệ danh dự.
Năm 2005, hai thiếu nữ Kitô Giáo nữa, vốn là hai chị em ruột, đã bị hiếp và bị giết. Tháng 9 năm 2006, 7 nhà thờ Kitô Giáo bị ném bom nhân những cuộc biểu tình để phản đối các nhận định gây tranh cãi của Đức Bênêđíctô XVI về Hồi Giáo. Năm 2010, viện mồ côi Kitô Giáo duy nhất tại West Bank bị đóng cửa vì áp lực của Bộ Xã Hội Palestine.
Các phúc trình cho hay: áp lực chống Kitô hữu mỗi ngày một gia tăng, nhất là liên quan tới các biến cố chống lại tín hữu Hồi Giáo. Các người trở lại Kitô Giáo luôn luôn bị khối đa số kỳ thị, thậm chí các thành viên của chính gia đình họ cũng bách hại họ nữa, nếu tôn giáo của họ bị bại lộ.
Bất cứ ai công khai tự nhận là Kitô hữu đều gặp nguy hiểm. Tháng 2 năm 2011, một y sĩ giải phẫu Kitô Giáo tên là Maher Ayyad bị tấn công khi xe ông bị ném bom. Dù Ayyad không bị thương, nhưng chiếc xe bị hư hại nặng. Ayyard nói rằng sau vụ tấn công, ông bắt đầu nhận được những tin nhắn cảnh cáo ông phải ngưng không được cải đạo nữa, dù ông chối mình không theo đuổi bất cứ công việc truyền giáo nào.
Majed El Shafie, chủ tịch Một Thế Giới Tự Do Quốc Tế, cho hay: những cuộc tấn công như trên càng ngày càng trở nên thông thường hơn. Ông bảo “Các Kitô hữu ở Palestine đang phải đương đầu với nhiều cuộc bách hại. Nhà cửa, thánh đường của họ bị tấn công hầu như mỗi ngày”.
Nói cách khác, ít nhất trong các hoàn cảnh hiện nay, việc đạt được tư cách nhà nước đi chăng nữa cũng khó có thể chấm dứt được các khó khăn mà các Kitô hữu Palestine hiện đang phải chịu đựng. Ngoại trừ bị áp lực của Phương tây ra, tình thế chỉ càng ngày càng tệ hại hơn.
Tóm lại, cả phía Do Thái lẫn phía Palestine đều cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiều số, nhất là các Kitô hữu. Nhấn mạnh tới thiếu sót của bên này hơn bên kia chỉ là chuyện chính trị, chứ không hề là phân tích nghiêm túc.