Fake Theory, Hay Chuyện Dài Quả Địa Cầu Bị Hâm Nóng

Chuyện đã quá cũ, nhưng Đảng Dân Chủ và Cấp Tiến cứ đặt vấn đề hoài, cho nên những người bàng quan, hiểu biết, cực chẳng đã phải lên tiếng bàn mãi.

Sáng thứ hai 19/2/2018, trời Lập Xuân từ hai tuần rồi. Thức dậy sớm để đưa bà xã đi làm, tiện nhân thấy tuyết rơi đầy Portland từ đêm qua, phủ kín vườn trước vườn sau và các lối ngõ. Có thể chỉ là những sợi tuyết còn sót lại, tiếc nuối và vấn vương mùa Đông vừa mới từ biệt ra đi. Tuy không dữ dằn như trong đêm White Christmas cuối năm qua, nhưng vợ chồng tiện nhân phải mất mười lăm phút để cào sơ một đống tuyết dày đặc trên mui, kính và cửa sổ xe, chưa kể lối đi trơn như thoa mỡ.

Tuyết tiếp tục rơi suốt ngày thứ ba 20/2, khiến các trường học đóng cửa. Đến 8 giờ tối thì đường phố như phủ một lớp vải trắng. TV local còn dọa, đêm nay, thứ tư 21/2, tuyết sẽ rơi nhiều hơn nữa.

Quả vậy, theo tin tức từ báo chí và TV, kể cả bọn Fake News thổ tả, CNN chẳng hạn, không hiểu tại sao, năm nay, do nhiệt độ xuống thấp tại Bắc Cực, một số nước, ví dụ Pháp, Thụy Sĩ, hay Canada, Trung Cộng, và nghe nói có cả Việt Nam (Hà Nội), và toàn lãnh thổ Mỹ quốc bỗng trở lạnh, ít nhiều thấu xương, một cách kỳ lạ, khủng khiếp. Trong số có tiểu bang Oregon nhà quê, thuộc vùng Tây Bắc, của NLGO tui –mà khí hậu quanh năm được mô tả giống như Đà Lạt êm mát, thơ mộng, trữ tình, hồi cái thằng VC rừng rú, răng đen mã tấu còn đu dây rừng, chưa vào cướp Miền Nam ta. Theo National Weather Service, có những tiểu bang Miền Đông, Trung Tây, Đông Nam, Mid-Atlantic, từ thung lũng Missouri Valley đến Ohio,

Tennessee, qua những thành phố Chicago, New York, DC, Atlanta,

Cleveland… lạnh dưới âm độ, và bị tuyết phủ đầy, và đường đông đá. Các phi trường tê liệt vì bão tuyết, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ. Thác Niagara, ở New York, đóng băng.

Cũng theo tin báo chí, Cơ quan Khí tượng Nga, hôm 4/2/2018, cho biết tuyết rơi dày trên thủ đô Moscow, chỉ trong một ngày, và lượng tuyết đổ xuống nhiều bằng phân nửa lượng tuyết của cả tháng ở đó, trong cùng thời điểm vào những năm trước, khiến một người chết và năm người bị thương. Và trước đó hai hôm, thứ sáu 2/2, tại Akron, Ohio, một bé gái hai tuổi chơi trước cửa nhà đã bị chết cóng, vì nhiệt độ xuống thấp đột ngột, vào khoảng 12-19. Khiến tiện nhân chợt nhớ câu thơ quen thuộc của Xuân Diệu, thời tiền chiến: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo / Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da.” Tiện nhân hiểu ngầm, ở Việt Nam, làm gì có tuyết, nên ông thi sĩ nhà ta dùng chữ “giá băng” để tả một cái lạnh ghê gớm, ngoài trời và, nhất là, trong lòng nàng kỹ nữ. Ở Mỹ, mùa tuyết này, những tài xế, trong số có tiện nhân, tuổi già hạt lệ như sương ( cf. Nguyễn Khuyến), cũng bảo “anh sợ lắm”, không phải cô đơn gì ráo, mà vì đường trơn trượt, lạng quạng xe lật, chết bỏ bu.

1. Trump rút khỏi Hiệp Ước Paris 2015:

Trước cái lạnh tê người “đột xuất” ấy, phe Cực Tả (Far-Left) và Cực Phóng (Ultra-Liberal), Cực Kỳ Cục (Archi-Ridiculous) ở Mỹ, cũng như trên thế giới, cậu nào cũng im re, câm mõm ếch. Vì biết nói làm sao đây, hả trời?

Bình thường, các cậu phùng mang trợn mắt, hò hét, kinh lắm, hãy bảo vệ quả địa cầu, trước nguy cơ bị hâm nóng. Ví dụ, cậu Al Gore, thất cử tổng thống năm 2000 và thất nghiệp, bèn xoay qua cái nghề nói phét kiếm ăn bằng cách bày ra Fake Theory và cuốn phim về global warming vớ vẩn, láo toét, cốt hù thiên hạ, nhất là các bố ngây thơ, nhát như thỏ đế, trong Ủy Ban Nobel, để rồi sau đó ẵm về ngon lành cái giải Hòa Bình (địa cầu hâm nóng có dính líu gì với hòa bình, hay chiến tranh cơ chứ?) trị giá một triệu đô thơm phức. Ví dụ, cậu Macron, chủ nhân của thành phố Paris, nơi mà, năm 2015, Hiệp định về khí hậu, hay môi trường, gì đó được Fake United Nations (FUN), tức Liên Hiệp Quốc, tổ chức một cách “hoành tráng”, với sự

ban phép lành đặc biệt của Vatican, mang ra thảo luận và tất cả các nước ký kết một cách hồ hởi phấn khởi. Con vịt què Obozo đã ứng trước một tỉ đô la, lấy từ quỹ đóng thuế của dân Mỹ, trước khi về vườn, và hứa sẽ đóng tiếp, cốt kiếm tiếng thơm và gây khó khăn cho người kế vị, nhưng không dám trình Quốc Hội phê chuẩn. Có ba nước lớn ký cả hai tay, và hai chân, vì được miễn đóng niên liễm: Nga, Trung Cộng và Ấn Độ –mà các thành viên trong Nhóm Global Warming ngu ngốc, thiên vị, và khiếp nhược cho là các nước đang phát triển (developing) về kỹ nghệ. Chưa kể các nước tép riu, ở Phi

Châu và Á Châu, đã không góp một xu, lại còn xúm vào ăn có và ăn chùa, nghĩa là được chia cho tiền của bá tánh Mỹ để bảo vệ và làm sạch môi trường của nước... mình.

Khi Tổng thống Trump, nhận thấy sự bất công đó và nhất là mưu đồ ngăn chận sự phát triển của nền kỹ nghệ Hoa Kỳ, đồng thời moi đô la của đế quốc Mỹ giàu mạnh nhất thế giới, đã đơn phương rút ra khỏi Hiệp định, thì lập tức tất cả lãnh tụ các nước, trong cái gọi là Fake UN, các khoa học gia-thất-nghiệp-đói-rách-nay-bỗng-trở-thành-những-nhà-nghiên-kíu-khí-hậu-bá-láp để kiếm tí tiền còm, cậu Al Gore, cái đám Dân Chủ Cấp Tiến, bọn Fake News, Nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace và Sierra Club, các báo động viênAlarmists, và các ngài chủ trương Địa Cầu Hâm Nóng, tức những Warmists… hùa sủa cắn ông tận tình, kết án ông chỉ biết tiền, không biết tí gì về khoa học, và thiên nhiên. Cậu nhóc Macron còn nhún vai, một cách rất Tây, tuyên bố một câu xanh dờn, đại khái (không nguyên văn): “Trump rút, tant pis, mặc kệ thằng chả. Nay mai, thằng chả đổi ý, năn nỉ xin vào lại, ta hổng thèm cho đâu.” Dóc tổ. Từ trước đến nay, Mỹ đã đóng 22 tỷ cho vụ địa cầu hâm nóng này rồi. Hổng thèm cho Mỹ vào lại, thì lấy tiền ở đâu, nội chỉ để mua giấy kleenex cho các bố (hội) nghị viên chùi bọt mép trong lúc tranh luận đây? Vô lẽ móc túi Putin, hay Tập Cận Bình, lãnh tụ mặt dày của hai nước được xếp vào loại đang developing, nhưng khổng lồ, giàu có?

Những cha nội này không biết, hay không nhớ, rằng nước Mỹ của Trump, tuy rút khỏi Hiệp Định Paris, vẫn kiểm soát và bảo vệ môi trường tối đa song song với sự phát triển kỹ nghệ, cũng như nước Mỹ dưới đời các tổng thống khác. Một ví dụ nhỏ, hằng năm, cứ đem chiếc xe cũ mèm trên dưới 100 ngàn miles, đi DEQ (kiểm khói) thì biết chính phủ Mỹ quan tâm đến môi trường như thế nào. Pass được DEQ không dễ đâu, mấy cha! Chưa nói, đường xá lúc nào cũng sạch bong, không một cọng rác (và không ai xả rác bừa bãi), và nhà vệ sinh công cộng chỗ nào cũng có, rất sạch, và miễn phí… khác với nhiều nước được gọi là tân tiến trên thế giới, trong đó có Pháp. Kinh nghiệm cá nhân cho phép tiện nhân khẳng định điều đó.

2. Global Warming và Kinh Thánh:

Để biện minh cho việc Vatican và Giáo Hoàng ủng hộ Hiệp định Global Warming Paris 2015, một chức sắc trong giáo hội, có vẻ cuồng tín, bảo hoàng hơn vua, một hôm, trả lời câu hỏi của tiện nhân rằng thì là trong Kinh Thánh cũng có đoạn Chúa nói về điều này. Hỏi “chỗ mô?” thì ông phán với giọng khinh khỉnh, coi tiện nhân như một di dân Lậu từ Mễ mới tới Mỹ: “Ông về tự tìm lấy”. Tuy bực mình, tiện nhân cơn giận, và cũng mất nửa ngày mở Kinh Thánh tìm kiếm. Gặp Second Peter 3: 7-10, nhắc tới sự hủy hoại kinh khủng của thế giới, Genesis (Sáng thế) 1:26-28, Revelations (Mặc Khải) 16: 8-9, King James Version v.v... Tất cả nói về lửa, lửa, lửa, tức sức nóng, trong ngày Tận Thế, thiêu đốt quả địa cầu. Nhưng không chỗ nào nhắc tới khí CO2, hay fossil fuel. Mà Tận Thế là biến cố xảy ra do bàn tay toàn năng của Thiên Chúa, không thể do con người, xe hơi, phi cơ, máy lạnh, nhiên liệu, hay ống khói từ các nhà máy. Xem Young, Davis A., The biblical Flood: a case study of the Church's response to extrabiblical evidence, 1995, Grand Rapids, Michigan.

3. Global Warming từ thời Thượng Cổ:

a. Thời Thượng Cổ, người ta nghi rằng khí hậu của một vùng đất nào đó có thể đã thay đổi qua hàng thế kỷ. Ví dụ, triết gia Hy Lạp Theophrastus (Théophraste, 372-287BC), đệ tử của Aristote, phỏng đoán rằng nếu tát cạn nước đầm lầy, nhiều vùng đất trở thành băng giá, hoặc ngược lại, nếu chặt hết cây rừng thì nhiều vùng không chống nổi ánh mặt trời, và sẽ nóng lên.

Tại Rome, có Pliny the Elder (23AD - 79AD), tác giả Naturalis Historia (Lịch sử thiên nhiên), một tác phẩm bách khoa đồ sộ gồm sáu quyển, bàn về thực vật, động vật, thiên văn, khoáng chất, những hiện tượng thiên nhiên (quyển I-II), và địa lý các nước vào thời bấy giờ (quyển III-VI). Ông cũng là người đầu tiên đề nghị sử dụng cối xay bằng nước (water mills) để giã gạo.

Cũng vậy, thời Phục Hưng và kế tiếp, các học giả cho rằng khí hậu thay đổi do sự can thiệp của con người: phá rừng (deforestation), dẫn thủy nhập điền (irrigation), cho súc vật gặm cỏ (grazing), chẳng hạn, đã làm biến đổi những vùng đất Địa Trung Hải, từ thời Thượng Cổ lận. Khác với thời hiện đại, cứ đổ tội cho khí CO2 và xăng, dầu, xe hơi, máy bay.

Trong khi đó, các cơ quan khí tượng quốc gia bắt đầu làm những cuộc quan sát khả tín về nhiệt độ, và lượng mưa, hoặc đại khái như thế. Kết quả được phân tích cho thấy có lúc nhiệt độ và nước lên cao và có lúc xuống thấp, nhưng sự thay đổi không cố định, thường trực. Vào cuối thế kỷ XIX, các khoa học gia không tin con người, dù sao, có thể thay đổi khí hậu trên quả địa cầu như là một tổng thể. Xem Neumann, J. (1985), “Climatic Change as a Topic in the Classical Greek and Roman Literature”. cf Climatic Change, 7: 441–454.

b. Văn chương thời Thượng Cổ Hy Lạp và Latin cũng nhắc đến biển động và nước dâng, báo hiệu một hiện tượng, hay biểu tượng, tiêu cực do thần thánh hay một thế lực siêu hình (Evil, Jupiter) làm nên. Kịch tác gia vĩ đại Sophocle, trong vở bi kịch Antigone (442BC), đã viết: “Evil strikes at it down the generations wave after wave, like seas that batter a headland...” (Ác quỷ trù dập qua các thế hệ theo từng đợt sóng tiếp nối, như biển vỗ vào bờ đất cao...” Và thi hào Latin Horace (65BC), trong Ode 11, còn có tựa “Carpe diem” (Hãy hái ngày đi):

“seu pluris hiemes seu tribuit Iuppiter ultimam,

quae nunc oppositis debilitat pumicibus mare”

(dù thần Jupiter cho ta thêm những mùa đông hay đây là mùa đông cuối bây giờ làm suy yếu biển Tyrrhenian đang vỗ bờ đá ong).

4. Global Warming ngày nay: chỉ là trò lừa phỉnh (hoax):

Vì mưu đồ chính trị cũng như kinh tế, và nhất là vì ghét Trump, hay nước Mỹ của Trump, thiên hạ bày ra, hoặc lấy cớ, chuyện địa cầu hâm nóng, để chỉ trích ông đã lơ là trong việc bảo vệ môi trường. Thực ra, trái đất đã có hàng triệu, nếu không nói hàng tỷ, năm rồi. Chuyện hâm nóng địa cầu là chuyện tuần hoàn tự nhiên của trời đất, do Thiên Chúa Quan Phòng dựng nên: hết lạnh rồi đến nóng, bốn mùa phân chia rõ rệt, mà quả địa cầu có sứt mẻ gì đâu? Kỹ nghệ tân tiến và con người chỉ góp phần quá nhỏ, không đáng kể, trong việc thải carbon dioxide phá hủy môi trường, đối với vũ trụ bao la. Có gì phải la hoảng lên như vậy? Trò bịp bợm này được minh chứng bởi những sự việc sau đây:

a. Phải kiểm soát dân số toàn cầu! FUN và cựu Tổng Thư Ký Ban Ki Moon chủ trương, với lập luận dị kỳ, nếu không muốn nói điên rồ, là để bảo vệ hữu hiệu môi trường, phải hạn chế sinh đẻ. Quả vậy, Jeffrey Sachs, cố vấn môi trường cho FUN và cho Giáo Hoàng Francis, đã tuyên bố: phá thai là “a lower-risk and lower-cost option than population growth” (một chọn lựa ít rủi ro và ít tốn kém hơn sự gia tăng dân số) (cf. Neumayr, The Political Pope, New York, 2017, trang 102, và Steffano Gennarini, “Who is Jeffrey Sachs and why was he at the Vatican?” in LifeSiteNews, March 14, 2015). Năm 2016, chính tay Sachs này đã hướng dẫn ứng cử viên Bernie Sanders, Dân Chủ Thân Cộng, vào gặp Giáo Hoàng. Coi chừng, hỡi mấy cha nội Warmists: Hạn chế sinh đẻ là việc làm trái với lời Chúa dạy đó đa! Trong Genesis, khi dựng nên loài người hoàn hảo, xinh đẹp, theo hình ảnh của Ngài, Chúa hài lòng, phán: Hãy sinh sôi, nẩy nở, cf. “3.27: And God created man in his own image, in the image of God created he him; male and female created he them”. “3.28: And God blessed them: and God said unto them, Be fruitful, and multiply, and replenish the earth, and subdue it; and have dominion over the fish of the sea, and over the birds of the heavens, and over every living thing that moveth upon the earth.” v.v...

b. Gieo sợ hãi cho bá tánh. William Ruckelshaus, 85 tuổi, bộ trưởng EPA (Environmental Protection Agency, Bảo Vệ Môi Trường) dưới thời Nixon, mới đây, lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump và bộ trưởng EPA Scott Pruitt không biết lo cho thế giới và nước Mỹ, và nay mai, những thế hệ con cháu sẽ tử vong vì sự sơ xuất của họ (Fox News, 28/1/2018).

c. Chưa hết. Đám Warmists nhìn đâu cũng thấy khí CO2. Cũng như thằng VC nhìn gốc cây nào cũng thấy phản động Mỹ và Ngụy. Mới đây, những khoa học gia (học quá hóa khùng) Anh quốc của University of Manchester đã phát giác “dấu vết khí CO2 trong bánh sandwich”. Ô hô! Vì, họ lý luận, loại bánh này kẹp thịt heo (bacon, ham, sausage), phô-mát, và tôm lớn (prawn), là những thành phần (ingredients) chứa đầy CO2. Cũng xin mở ngoặc, sandwich là món ăn bình dân, rất phổ biến, của người Anh, được đầu bếp của John Montagu (1718-1782), tức bá tước (earl) thứ tư của dòng họ Sandwich, chế riêng cho ông. Do đó, tiện nhân đoán, mấy cha nội Warmists này chắc có hợp đồng quảng cáo cho các nhà chế biến những món ăn nhanh khác chăng, ví dụ Mac Donald, hoặc Burger King, chứ họ đâu ngớ ngẩn đến độ mất thì giờ nghiên cứu vấn đề rất cóc nhái, tào lao này? Cứ cái đà này, tiện nhân nghĩ, nay mai có thể có một ông khoa học gia ngớ ngẩn khác, chủ trương hạn chế sanh đẻ, cũng kết án việc làm tình gây nên khí CO2, từ hai thân thể nóng hổi, hừng hực lửa, có hại cho địa cầu. Giống như khi ai đó, ông Trump chẳng hạn, lỡ đánh một phát trung tiện (fart) vậy.

d. Thứ hai Feb. 5, mợ Hilly tái xuất hiện, mặt chai mày đá, đến

Georgetown University (Washington DC) để thuyết trình tại Institute For Women, than phiền rằng mợ thua bởi vì nước Mỹ sexist, không coi trọng đàn bà, rập khuôn theo lời tuyên bố của mụ già giết giặc Ruth Ginsburg tại Tối Cao Pháp Viện (do Bill Clinton đề cử). Và đồng thời, quan trọng hơn, mợ Hilly báo động, một cách kỳ lạ, vô nghĩa, rằng khí hậu thay đổi sẽ khiến đàn bà (không phải đàn ông, và mợ không nói tại sao, có lẽ vì muốn o bế phái nữ?) phải lo đi tìm thức ăn, vì cái nóng sẽ làm cỏ cây chết, mùa màng thất thu, và tất cả sẽ thành sa mạc hết ráo, kể cả Montana hay New York, và con người phải di tản về hướng Nam. Thua cay cú quá hóa khùng chăng?

e. Những người có một chút hiểu biết và lương tri (bon sens) đều thấy sự hâm nóng địa cầu quả là một trò lừa bịp. Từ năm 2012 (Nov. 6), khi chưa ra ứng cử, Trump đã lên twitter: “Global warming was created by China and for the Chinese in order to make US manufacturing non-competitive…” (Hâm nóng địa cầu được tạo ra bởi Tàu và cho người Tàu để làm sản phẩm kỹ nghệ của Hoa Kỳ mất tính cạnh tranh). John Coleman, đồng sáng lập viên Weather Channel, tuyên bố rằng “Global Warming is the greatest scam in history” (cf. Jason, “Express News”, 2015).

f. Theo Washington Post, ngày Feb. 7, bộ trưởng EPA Scott Pruitt tuyên bố không tin cái vụ địa cầu bị hâm nóng. Nhưng, ông nói tiếp, như Rick Perry, bộ trưởng Energy (năng lượng), rằng nếu có, thì CO2 trong không khí cũng có lợi cho nông dân và mùa màng.

g. Năm 2014, Brian Adams đã viết một quyển tiểu thuyết có tựa Love in the time of Climate Change (Tình yêu trong thời Thay Đổi Khí Hậu), bắt chước tựa đề nổi tiếng, Love in the time of Cholera (1988, Tình yêu trong thời Dịch Tả) của văn hào nước Colombia, Gabriel Garcia Márquez. Đây là một tiểu thuyết trào lộng, mà nhân vật chính, Casey, bị ám ảnh bởi vấn đề địa cầu bị hâm nóng. Casey tự trao cho mình một lúc hai nhiệm vụ song song, và khó khăn ngang nhau: cứu vãn thế giới và tìm kiếm một tình yêu đích thực. Truyện có nhiều đoạn mỉa mai, châm biếm, rất tếu, khiến độc giả

cười rung cả… giường.

h. Năm 2014, các tay tổ Warmists cũng tiên đoán cảnh báo rằng quả địa cầu cũng sẽ bị hâm nóng “cực kỳ” vì khí CO2. Thực tế cho thấy, năm ấy, ngược lại, băng giá đạt mức kỷ lục tại vùng Antarctica (Nam Cực), tuyết rơi khắp chốn, và giá băng tràn mọi nẻo (cf. Xuân Diệu), cũng như năm nay. Và theo nghiên cứu của NASA, khí CO2 tạo thành do những rừng già nhiệt đới quanh năm xanh biếc với lượng nước mưa trung bình thường niên là 100 inches, tại Nam Phi Châu, Á Châu, và Tàu Cộng.

k. Sau hết, theo Horace Cooper, trong bài “California cities and crazy climate change lawsuits”, Feb.19, Fox News, những thành phố tại Cali, trước đây, kiện hãng Exxon và những công ty năng lượng khác đã giấu không thông báo cho những nhà đầu tư và khách hàng của mình biết thiệt hại do khí hậu thay đổi, ví dụ, nước biển dâng cao làm giảm giá trị của nhà cửa. Bây giờ, lại chính những thành phố ấy tự phản cung, thú nhận họ không biết khí hậu có thay đổi hay không. Chuyện kiện tụng này quả là ruồi bu, tào lao.

Y chang chuyện Hâm Nóng Địa Cầu trên cửa miệng của những bố Alarmists và Warmists Cực Tả, Cực Phóng, Cực Kỳ Cục.

Portland, Wed. 2/21/2018

NLGO