Từ mấy năm gần đây, tôi đã viết nhiều bài liên quan đến vấn đề tôn giáo dấn thân nhập cuộc với xã hội, điển hình như các bài “Tôn giáo là lòng nhân aí vị tha”, “Tôn giáo dậy chúng ta sự khiêm cung”, “Tôn giáo và Xã hội Dân sự” v.v...Trong các bài viết này, tôi chú trọng đến khiá cạnh tích cực trong vai trò cuả tôn giáo đối với đời sống con người trong xã hội hiện đại. Tuyệt nhiên tôi tránh lối chỉ trích mạt sát, chế diễu những sai lầm nơi bất kỳ các tổ chức tôn giáo nào khác với tôn giáo cuả mình. Như dân gian thường nói : “Tin đạo, chứ không nên rắp mắt tin người có đạo”, tôi xác tín rằng tôn giáo nào cũng chủ yếu là một con đường dẫn đưa con người tới neỏ Chân, Thiện, Mỹ mà thôi, danh từ Đạo có nghiã là con đường mà! Nhưng vì là con người vốn luôn luôn có những sai sót, bất toàn, cho nên bất kỳ mỗi tín đồ cuả một tôn giáo nào, thì đều có thể phạm những lổi lầm vô tình hay cố ý, phát xuất từ sự yếu đuối thường tình cuả con người sống trên thế gian vốn đày dãy những cạm bãy cám dỗ này. Do vậy mà ta không nên “vơ đuã cả nắm” để mà xác quyết được rằng tôn giáo này, tôn giáo kia chỉ là một thứ xằng bậy, là thứ phản tiến bộ, lạc hậu, hoặc như người cộng sản quá khích cực đoan, vốn xưa nay vẫn coi “tôn giáo là thứ á phiện làm mê hoặc quần chúng”, nên cần phải thẳng tay triệt hạ, không thương tiếc.
Chúng ta đều biết rằng trong lịch sử cuả nhiều dân tộc trên thế giới đã xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc phát xuất vì lý do tôn giáo. Và chỉ trong vài thế kỷ gần đây, nhân loại đã rút ra được một bài học khôn ngoan là phải đề cao sự bao dung, chấp nhận sự khác biệt cuả con người trong vấn đề niềm tin tôn giáo. Ngày nay con người đã hiểu biết và thông cảm với nhau nhiều hơn, nên đã thể hiện được tình trạng “ đa dạng / đa nguyên về văn hoá, về tôn giáo “ (cultural,religious diversity/ pluralism).
Cụ thể điển hình là Liên Hiệp Quốc đã phát động cả một chương trình hành động nhằm ngăn cản và chấm dứt sự “bất bao dung, sự kỳ thị về tôn giáo” ( Religious Intolerance / Discrimination ). Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành năm 1948 cũng đã xác định trong điều 18 : “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo...” Đó là sự tiến bộ dứt khoát và rõ ràng cuả nhân loại từ giưã thế kỷ XX cho đến đầu thế kỷ XXI cuả chúng ta hiện nay.
Là người có một niềm tin tôn giáo sâu sắc thừa hưởng được từ truyền thống gia đình ngay từ tuổi ấu thơ, rồi sau này khi trưởng thành, tôi lại có duyên được sát cánh gần gũi thân thương với nhiều vị tu sĩ và tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, thông qua những công tác từ thiện nhân đạo, nên tôi tiếp thu được một tinh thần bao dung, thông thoáng cởi mở trong các sinh hoạt văn hoá xã hội và tâm linh cuả các cộng đồng tôn giáo ở Việt nam cũng như ở ngoại quốc. Cụ thể, vào các năm 1972-74 tôi đã được mời cộng tác với Hội đồng Tôn giáo Thế giới (WCC = World Council of Churches) có trụ sở chính tại Geneva, Thuỵ sĩ. Và nhất là trong mười năm gần đây, tôi luôn sát cánh với Viện Xây dựng Hoà bình Muà hè thuộc trường Đại học Eastern Mennonite University tại Virginia (Summer Peacebuilding Institute SPI/ EMU). Cũng như tham gia sinh hoạt thường xuyên với các nhóm tôn giáo dấn thân hoạt động cho Hoà bình tại thành phố Knoxville tiểu bang Tennessee trong khuôn khổ cuả tổ chức Viện Xây dựng Hoà bình Miền Đông Tennessee (Peacebuilding Institute of East Tennessee PIET). Có thể nói các tổ chức xây dựng Hoà bình này là kết quả cuả sự hợp tác chặt chẽ giưã giới lãnh đạo Tôn giáo và giới Đại học hàn lâm (Cooperation between Churches and Academy) trong ý hướng góp phần vào công cuộc giải quyết những tranh chấp cuả con người tại khắp nơi trong xã hội ngày nay.
Nhưng cái kinh nghiệm sâu sắc và bền bỉ nhất cuả tôi sau nhiều năm tháng tiếp cận và làm việc chung với môi trường tôn giáo nhập cuộc với xã hội như đã ghi sơ lược ở trên, thì chính là chiều sâu tâm linh trong đời sống (spiritual life) cuả những vị hoạt động tích cực nhất nơi những tổ chức này. Họ đều có một lối sống thanh thoát, không chút bận tâm vướng víu đến những chuyện nhỏ nhen, tầm thường cuả thế gian thường tình. Tâm hồn họ như bay bổng lâng lâng trong tình yêu thương gắn bó với mọi người trong cõi nhân sinh, và luôn sẵn sàng hy sinh để tạo dựng hạnh phúc cho đồng loại. Rõ ràng là họ đối xử với mọi người như là anh chị em ruột thịt, vì quan niệm rằng tất cả đều cùng là con cuả một người cha chung, một Thượng Đế vốn hết lòng yêu thương loài người. Họ vừa có trí tuệ sáng suốt, vừa có tâm hồn nhân hậu, sống và làm việc với lý tưởng thanh cao, nhiệt thành. Cái ngọn lửa yêu thương trong sâu thẳm tâm hồn cuả họ luôn tỏa chiếu lan rộng ra nơi môi trường xunh quanh họ (transfer of the flame), và có sức chuyển giao đến tâm hồn cuả quần chúng mà họ có duyên tiếp cận. Vì thế, tôi có thể nói được rằng những vị này rõ ràng là đã đạt tới được “ cái tâm Bồ Tát” theo ngôn ngữ cuả Phật giáo. Mà theo ngôn ngữ cuả Thiên chuá giáo, thì họ đang ấp ủ “ Chuá ở trong lòng mình”.
Đó là lý do tại sao tôi đã chọn nhan đề cho bài viết này được soạn thảo vào cuối năm 2009, nhằm giãi bày tâm sự cuả một người đã tham gia lâu năm với loại “ hoạt động xã hội dưạ vào niềm tin” (faith-based social action) cùng chung với nhiều tín đồ thuộc các khuynh hướng tôn giáo khác nhau.
Nói về chữ Tâm, thì dân gian ta từ xa xưa vẫn trao đổi truyền khẩu với nhau qua mấy từ ngữ đã thành ước lệ (conventional language) như : “ cái tâm thiện hảo”, “ cái tâm trong sáng”, “cái tâm thanh cao “ v.v... Ngược lại là các chữ : “cái tâm đen tối”, “cái dã tâm”, “cái tâm điạ độc ác” v.v... Văn hào Nguyễn Du đã phát biểu trong câu thơ ở đoạn kết cuả tác phẩm bất hủ Truyện Kiều như sau : “ Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài “.
Đây quả là một lời khuyến thiện tuyệt diệu và có tác dụng hết sức sâu sắc, mà lâu dài đối với quảng đại quần chúng, mà ngay cả các vị tu hành lâu năm cũng không thể nào kêu gọi tín đồ hay hơn như thế được. Chính vì chú trọng đến cái phần cao quý trong nhân cách cuả mỗi người như vậy, cho nên cha ông ta mới thường hay nhắc nhủ con cháu là phải cố gắng miệt mài “rèn tâm luyện chí”, để sau này trở thành con người hưũ dụng cho xã hội, làm rạng danh cho dòng giống nhà mình (ích nhà, lợi nước) vậy.
Tại miền Nam Việt nam, ngay từ thập niên 1950 các ấn phẩm trong tủ sách “Học làm người” rất được công chúng tìm đọc, và một trong những tác giả loại sách này mà được nhiều người mến chuộng, đó chính là học giả Nguyễn Hiến Lê. Cụ là người tinh thông cả cổ học lẫn tân học, nên văn phong cuả cụ rất đơn giản sáng suả, mà về nội dung thì lại rất phong phú đề cao sự rèn luyện nhân cách, khai mở trí tuệ. Cụ tham khảo chọn lọc những sách nổi danh ở Âu Mỹ và tìm cách dịch ra Việt ngữ để phổ biến sâu rộng cho số đông độc giả có trình độ học vấn phổ thông. Sau năm 1975, tôi có duyên được gần gũi tiếp cận khá thường xuyên với cụ và được cụ tâm sự nhắn nhủ với tôi nhiều chuyện, mà tôi xin ghi lại ở đây một điều cốt yếu như sau : “ Tôi đã cố gắng đóng góp hết sức mình vào việc” nâng cao dân trí “ qua những sách báo tôi viết suốt mấy chục năm nay. Nhưng cái việc “chấn hưng dân khí” như cụ Phan Châu Trinh kêu gọi, thì còn phải trông chờ nơi nhiều người khác cùng tiếp tay vào nưã, thì mới thực hiện được. Đó là làm sao chuyền được cái ngọn lưả cho thế hệ tương lai con cháu mình, cho nên vấn đề là chính chúng ta phải có được cái ngọn lưả nồng nàn trong tâm hồn cuả mình, thì mới có thể lan truyền sức nóng ấy sang cho thế hệ sau kế tiếp được. Tuổi trẻ cuả các ông còn có nhiều cơ hội để mà làm được cái việc “ dĩ tâm truyền tâm “ như thế đó...” Tâm sự tha thiết này cuả cụ cũng tương tự như cuả nhiều người bạn quen biết khác, mà tôi đã ghi lại ở trên. Thành ra rõ ràng là những con người có trí lớn thì đều gặp gỡ nhau, như ngưới Pháp vẫn nói : “les grands esprits se rencontrent”.
Tôi không phải là một Phật tử, nhưng do tham gia công tác xã hội nhiều, nên có cái duyên được quen biết và sát cánh với nhiều vị tu sĩ và các tín đồ Phật giáo thuần thành. Điển hình như với các thành viên cuả Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội thuộc Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất trước năm 1975, thì chúng tôi làm việc chung với nhau trong nhiều dự án, cụ thể là trong việc cứu trợ các nạn nhân chiến cuộc hồi Muà hè Đỏ lưả năm 1972 tại miền Bắc Trung Phần từ Quảng Trị vào đến Quảng Ngãi, Bình Định. Tôi rất tâm đắc với khẩu hiệu “ Hiểu và Thương “ cuả tổ chức thiện nguyện này. Anh chị em đã sống chung với bà con tại miền nông thôn ngheò túng và mất an ninh để cùng chia sẻ với mọi người những khó khăn cực nhọc cuả họ. (Nhiều người trong tổ chức này đã bị giết hại trong những vụ tàn sát bí hiểm, mà vì trong thời chiến tranh, nên đã không tìm ra manh mối đích xác ai là thủ phạm. Dầu vậy, họ vẫn tiếp tục công việc phục vụ đồng bào, và chỉ ngưng công tác vì bị giải thể sau năm 1975.) Và càng hiểu nhiều về lớp quần chúng kém may mắn ở vùng quê, anh chị em càng thương mến họ sâu sắc, chân tình hơn. Và qua những việc làm cụ thể, thiết thực để giúp đỡ bà con, anh chị em càng thấy tâm hồn mình như được liên kết, hoà nhập vào với tập thể số đông quần chúng đó. Và như vậy, thì tình yêu thương với cộng đồng điạ phương lại càng bền vững, thắm thiết hơn.
Một vị Đại Đức trẻ đã nói với tôi là : Người tu sĩ Phật giáo chúng tôi luôn áp dụng lời giáo huấn trong đạo” Tự giác để giác tha “, “Tự độ để độ tha”, “Tu là phải chứng”, tức là phải thể hiện cuộc sống tu hành cuả mình bằng những hành động cụ thể phục vụ đồng bào, phục vụ tha nhân. Điều này cũng giống hệt như bên Công giáo, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cái rằng : “Đức tin phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể, sống động (Living Faith), chứ nếu không có hành động đi kèm, thì đó sẽ chỉ là Đức tin chết...” Người công giáo còn hay nói : Đền thờ đích thực cuả Thiên chuá là “ở trong tâm hồn cuả mỗi người” chứ không phải tại nơi cơ sở vật chất cuả giáo đường, dù có nguy nga sang trọng đẹp đẽ đến đâu chăng nưã. Họ còn hay trích dẫn lời cuả vị Tông đồ Phaolô rằng : “Tôi sống không phải là chính tôi sống, mà đích thực là Chuá Kitô đang sống trong tôi”.
Như vậy, tôi thấy có sự tương đồng giưã ý niệm “Phật tại tâm” cuả người Phật tử và quan niệm “ Chuá ở trong lòng” cuả người Công giáo. Điều này rõ rệt xác nhận cái thực trạng xã hội mà cha ông ta từ xưa vẫn nói rằng : “Nhân sinh tiểu dị đại đồng”, tức là sự khác biệt giưã con người với nhau thì ít oi, nhỏ bé thôi; mà cái sự giống nhau, đồng lòng hợp ý với nhau trong nhân loại thì thật là lớn lao và nhiều hơn gấp bội sự dị biệt, xa cách giưã nhóm người này với nhóm người khác vậy.
Vì hiểu như vậy, nên tôi luôn cố gắng giữ được thái độ trân trọng, lịch duyệt đối với mọi người và tôn trọng sự khác biệt về niềm tin tôn giáo, về chính kiến cũng như về sở thích cuả mọi người bạn, mà mình có duyên gặp gỡ hay làm việc chung với nhau. Người Âu Mỹ đã khá tiến bộ khi công nhận “cái quyền được khác biệt” (the right to be different) cuả bất cứ con người nào mà cùng sinh sống bên cạnh mình. Thái độ “cởi mở và biết điều” như vậy mới chính là cơ sở tinh thần vững vàng, nhân ái và an hoà cho đời sống cuả mỗi tập thể con người, mà cùng chia sẻ cái “không gian xã hội” cuả bất kỳ một cộng đồng điạ phương nào trong cõi nhân sinh trên trái đất này.
Bài viết này được rút ra từ những suy nghĩ nung nấu và trải nghiệm lâu năm, qua sự tiếp cận gặp gỡ thân thương với bao nhiêu người ở Việt nam cũng như ở nước ngoài, bất kể họ thuộc một tôn giáo nào, dân tộc nào, hay theo đuổi một lý tưởng, một học thuyết nào. Tôi vẫn theo lời chỉ bảo cuả cha ông xưa cuả mình rằng : “Quân tử hoà nhi bất đồng”, tức là dù có sự khác biệt, bất đồng ý kiến thế nào đi nưã, thì mình vẫn phải giữ được sự hoà nhã với tinh thần bao dung thông cảm và quý trọng lẫn nhau.
Cuộc sống con người đã có quá nhiều rủi ro bất trắc, với quá nhiều đau khổ đoạ đày rồi, chúng ta mỗi người cần phải giúp đỡ, liên đới thuận thảo với nhau để mà cùng tạo dựng được một xã hội thịnh vượng, an vui và nhân ái, góp phần làm tăng thêm hạnh phúc cho bản thân cũng như cho tất cả bà con, bạn hữu thân thương cuả mình. Có làm được như thế, thì chúng ta mới hoàn thành được cái sứ mệnh cao quý cuả người sĩ phu quân tử đối với bản thân gia đình, và đối với quê hương dân tộc thân yêu cuả chính mình vậy./
California, cuối năm Kỷ sửu 2009
Đoàn Thanh Liêm