Ngậm hạt thị ăn…cá chết

Từ ngày 06 tháng 4-2016, khi ngư-dân huyện Kỳ-anh thuộc tỉnh Hà-tĩnh, phát-hiện ra tình-trạng cá chết trong vùng biển họ đang hành nghề để sinh sống, đến nay đã là tháng rưỡi rồi. Trong khoảng thời-gian này, hiện-tượng cá chết đã tiếp diễn tại tỉnh Quảng-bình, sau đó liên-tục lan vào vùng biển các tỉnh Quảngtrị, Huế...Và nếu không kịp có giải-pháp nào cụ-thể ngăn chặn thì chắc-chắn vấn-đề sẽ cũng nhanh chóng lan đi khắp cùng các vùng biển xa hơn.

Theo một số chuyên-gia khoa-học trong lãnh-vực môi-trường của Việt- Nam nhận-định thì việc cá chết nhanh và chết hàng loạt như thế chỉ có thể là do đã nhiễm một loại hoá chất nào đó có độ độc rất mạnh. Và từ kiến-thức chuyênmôn này đã bắt buộc các người có ý-thức, có đầu óc suy nghĩ cũng như dư-luận nhậy cảm đã phải nghĩ ngay đến vùng biển Vũng Áng, vùng biển đang bị gây hại. Đây là nơi mà lâu nay đã có các sinh-hoạt biệt-lập với người Việt-Nam trong vùng. Nhất là sau khi nhà nước cộng-sản Việt-Nam thiết-lập hải-cảng Vũng Áng vào năm 1997 thì từng bước đã được nhà cầm quyền công-bố là để trở thành khu công-nghiệp đa-ngành cho vùng kinh-tế bắc Quảng-bình và nam Hà-tĩnh. Tiếp đến, theo tiến-trình phát-triển, Thủ-tướng Chính-phủ lại ký quyết-định số 72/2006/QĐ-TTg vào ngày 03-4-2006, chính-thức mở rộng một vùng đất 22.781 mẫu tây (227,810 ngàn mét vuông) thành khu kinh-tế Vũng Áng. Song thực-tế thì đây chỉ là hành-vi tiếp-tục dâng cúng thêm đất và biển cho Trungcộng, cho nước lân-bang này được toàn quyền thao-túng một đặc-khu kinh-tế trên đất nước Việt-Nam. Bởi vì, mọi công-trình thiết-kế và xây-dựng đều do Trung-cộng thầu và đem công-nhân từ Hoa-lục sang. Tiếp đến là một công-ty kỹ-nghệ nặng gốc Đài-loan nhưng lại liên-hệ nhiều đến Trung-cộng đã xuất-hiện tại Vũng Áng với tên được biết là công-ty gang thép Formosa và đối-tác của nó chính là đảng cộng-sản Việt-Nam.

Công-ty Formosa này chính-thức khởi-sự thiết-lập nhà máy gang thép trong đặc-khu Vũng Áng vào tháng 12 năm 2012, trên một diện-tích rộng 3.300 mẫu tây (33 ngàn mét vuông). Ngoài những đặc-quyền được đảng cộng-sản và nhà nước Việt-Nam bảo-kê cho như cả trong lẫn ngoài được canh phòng cẩn-mật kiểu "nội bất xuất ngoại bất nhập", không chỉ người bình thường bị cấm lai vãng mà ngay cả phóng-viên báo-chí truyền-thông của nhà nước cũng không được vào để làm phóng-sự...Công-ty Formosa còn được đặt bên ngoài sự chế-tài về luật đất đai, nghĩa là không có ngày thu hồi. Có điều ngay cả những người cấp cao trong tập-đoàn lãnh-đạo Hà-nội cũng chẳng ai có thể biết bên trong khu vực này đang diễn ra các sự việc gì...Vì vậy, ngay từ năm 2012, báo-chí và dư-luận trong nước cũng đã đặt nhiều nghi-vấn về bên trong dự-án chính của Formosa là gì. Và vì đã có cả một tập-đoàn lãnh-đạo của nhà cầm quyền Hà-nội chống lưng cho nên công-ty Formosa dù trong quá-trình hoạt-động đã xẩy ra nhiều vấn-đề viphạm nghiêm-trọng về an-toàn lao-động đưa đến tử-vong cho công-nhân thì cũng vẫn bằng chân như vại. Nói chung, đảng cộng-sản Việt-Nam thay vì bảo-vệ quyền-lợi và an-ninh quốc-gia thì lại viện-dẫn lý-do phải bảo-vệ cho nước ngoài đầu-tư nên đã để cho Formosa nhiều quyền-hạn kiểu như "bất-khả xâm-phạm" trên đất nước mình.

Giờ đây, việc cá chết hàng loạt xuất-hiện tại Vũng Áng chứng-tỏ vùng biển này đã "có vấn-đề". Và vấn-đề này đã có nhiều bằng chứng cụ-thể là do công-ty Formosa gây ra khi các chất thải từ lò luyện gang thép được xả trực-tiếp ra biển.

Theo Sở Tài-nguyên và Môi-trường tỉnh Thừa-thiên - Huế thì tình trạng cá chết bất thường ở vùng ven biển và khu vực đầm phá của tỉnh là do chất độc trong môi-trường nước. Rồi vào ngày 24 tháng 4-2016, ông Lê Huy Bá, tiến-sĩ khoa-học và nguyên Viện-trưởng viện Khoa-học Công-nghệ và Quản-l ý Môitrường thuộc Đại-học Công-nghiệp Thành-phố Hồ chí Minh đã công-bố với đài BBC là những loại có thể làm cho cá chết, thủy sản ven biển chết nhanh và nhiều như vậy chỉ có thể là chất độc và cực độc....Các chất này phải hòa tan được trong nước và di chuyển nhanh, khả năng lắng tụ kém nên hòa tan, di chuyển và gây ảnh hưởng trong cả vùng lớn, nhờ có dòng chảy hải lưu đưa chất độc từ Hà Tĩnh về Quảng Bình, Quảng Trị, Huế lan tỏa nhanh như vậy...

Cùng trong ngày 22 tháng 4-2016, báo Thanh Niên cho tin một người dân lặn biển tên là Nguyễn Xuân Thành, đã tìm thấy đường ống xả thải hóa-chất dưới đáy biển thuật rằng tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi thì cảm thấy rất ngạt thở...

Ngày 24 tháng 4-2016, báo Tuổi Trẻ lại cho biết Tổng-cục Môi-trường xác nhận sự việc nhà máy Formosa súc xả đường ống nhưng không thông-báo cho địa phương, nhưng sau đó một viên chức cấp thứ-trưởng lại khẳng-định trên Vietnamnet rằng Formosa được phép xả thải trực tiếp...

Như vậy có nghĩa là nhà cầm quyền cộng-sản Hà-nội chỉ vì lợi đã dungtúng cho đối-tác làm ăn Formosa hoặc vì quyền mà "cả nể" với thế-lực đứng sau công-ty này, bất chấp sự an-toàn về môi-trường của dân chúng.

Cũng theo tin từ BBC, giáo-sư Lê Huy Bá khi phân-tích danh-sách các hóa-chất mà Formosa mua để súc xả đường ống xả thải, có nói ...Nhìn vào danh sách, tôi thấy những hóa chất này nếu dùng trực tiếp thì gây độc ngay. Tất cả các hóa chất này, chỉ trừ một số chất làm sạch nước, chống khuẩn, còn lại chất chống gỉ, chống ăn mòn, khử trùng, trung hòa... đều gây độc. Thành phần rất giàu kim loại nặng, rất giàu hóa chất mạch vòng và chất điện tử tự do, gây độc kinh khủng. Nó có thể tạo ra các hợp chất cơ kim rất bền trong nước và rất khó giải độc...

Cụ-thể nhất là chính Chu Xuân Phàm - người giữ chức giám-đốc đốingoại của công-ty gang thép Formosa Hà-tĩnh - đã công-khai trả lời đài truyền hình VTC News rằng Hà-tĩnh chỉ có thể chọn lựa hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm...

Thái-độ gì đây...

Chỉ bằng vào câu nói của người đại-diện Formosa vừa nêu trên cũng đủ hiểu đầu dây mối nhợ chuyện cá chết ở Vũng Áng có thể xem như đã năm tỏ rõ mười rồi. Thế nhưng cho đến nay, nhà cầm quyền Hà-nội vẫn chưa có một tiếng nói chính-thức nào trả lời thoả-đáng cho dân chúng hay có một giải-pháp nào thích-ứng tại chỗ, vừa ngăn chặn việc làm bừa-bãi của công-ty Formosa, vừa giúp người dân trong hoàn-cảnh khó-khăn và nguy-hiểm. Rồi chính vì người dân trên cả nước đã ý-thức được thảm-hoạ Vũng Áng – Formosa với những hoá-chất đã và đang gây ô-nhiễm vùng biển Miền Trung mà theo giáo-sư Lê Huy Bá đánh giá là có tác-dụng gây độc kinh khủng và rất nguy hiểm nếu ăn phải sẽ tiếptục theo dòng chảy của biển mà lan toả rộng thêm mãi nên họ phải đòi hỏi nhà cầm quyền một sự minh-bạch.

Sự đòi hỏi này không chỉ vì vấn-đề thiết-thân cụ-thể trong cuộc sống thường-nhật của họ mà còn vì nghĩ xa đến môi-trường sinh-thái toàn miền, đến nền kinh-tế chung của xã-hội, đến sự tồn-vong của dân-tộc...nên không thể không phản-ứng; không thể không đứng lên bằng những cuộc biểu-tình ôn-hoà. Vậy tại sao tập-đoàn lãnh-đạo nhà nước cộng-sản Việt-Nam lại im-lặng? Tại sao thay vì phải truy xét và nghiệm-chứng cho ra căn để của vấn-đề thì lại chỉ vì bảo-vệ một công-ty nước ngoài đang gây hoạ mà đảng và nhà nước cộng-sản Việt-Nam lại tận sức đem quân-đội "nhân-dân" đi bảo-vệ đặc-khu Vũng Áng. Tung lực-lượng công-an "nhân-dân" đi đàn-áp, đi cấm cản dân mình biểu-tình. Tại sao công-an nhân dân lại đánh dân bằng tác-phong như quân Nam Hán đánh quân của Ngô Quyền; như quân Đông Hán đánh quân của Hai Bà Trưng; như quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh đi xâm lấn...Tất cả là sao đây? Chẳng lẽ chín chục triệu người Việt-Nam không phải là đồng-bào ruột thịt của những người đang lãnh-đạo đất nước này, mà những người đang chủ-trì, đang hoạtđộng, đang bành-trướng đặc-khu Vũng Áng mới phải?

Đến giờ này vẫn chưa biết ăn nói

Khi nêu lên sự im-lặng của đám lãnh-đạo nhà nước cộng-sản, người viết muốn là để đặc-biệt gửi đến những người trẻ Việt-Nam sinh sau ngày 30-4-1975, trong nước cũng như hải-ngoại, có ý-niệm về một tập-đoàn lãnh-đạo tham-tàn, gian-manh và vô-trách-nhiệm. Từ khi họ có mặt trên dải đất chữ S cho đến nay cũng già ba phần tư thế-kỷ rồi, họ đã làm được gì cho dân cho nước đâu mà ngược lại, thành-tích của họ chỉ toàn các việc bán nước, buôn dân và tiêu-diệt những người quốc-gia và ái-quốc chân-chính. Bao nhiêu sách sử đã ghi nên gần như bất kỳ người Việt-Nam nào đã được gọi là có ăn có học và có ý-thức dân-tộc đều đã đọc, đều đã biết...Bây giờ, những gì mọi người Việt-Nam đã thấy và đồng-bào trong nước đang làm về vụ Formosa cũng chỉ là giọt nước nhỏ thêm vào cái ly đã gần tràn. Cái chính yếu chúng ta phải nhận ra là nếu hơn chín mươi triệu dân vẫn tiếp-tục cam lòng để họ cưỡi đầu cưỡi cổ thì chẳng riêng gì Vũng Áng mà cả nước sẽ thành đặc-khu của Tầu và Hà-nội là Formosa.

Như vậy, sự im-lặng của nhà nước cộng-sản Việt-Nam cũng dễ hiểu vì bản-chất vong-nô vô-cảm của họ với đất nước, với dân-tộc và với đồng-bào. Song le, thái-độ của những người đang trên các ngai toà cao ngất-ngưởng của Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam vẫn điềm-nhiên toạ-thị trước sự việc cá chết, trước dân đau ngắc-ngoải và tình-trạng nước mất từng vùng, từng ngày, mới là sự khó hiểu. Ngày trước, chỉ mới thấy đám đông đi theo cả ngày không có gì ăn mà Đức Ki-tô đã vội thắc-mắc chạnh lòng, đã vội ban phép thiêng cho họ no đủ từ năm chiếc bánh và hai con cá. Điều này nói lên rõ-ràng là Thiên Chúa đến với nhân-loại không chỉ để rao giảng bằng miệng mà còn quan-tâm đến nhu-cầu vậtchất của đám đông, của xã-hội.

Hãy tính lại xem. Ngày cá bắt đầu chết là 06-4-2016. Phải chờ gần một tháng sau và chọn đúng vào ngày đau thương của nửa miền đất nước tự-do thì giám-mục Bùi Văn Đọc mới ra được cái thông-báo mang nội-dung công-khai bênh-vực cho nhà nước cộng-sản. Khi ông viết ...Nhà Nước và những cơ quan trách nhiệm vẫn chưa tìm ra rõ ràng nguyên nhân của sự kiện này...cũng lo lắng khi suy nghĩ về tương lai môi trường sống trên quê hương Việt-Nam... thì có khác gì luận-điệu giải-thích lấp-lửng của các viên-chức cộng-sản. Chẳng hạn như phó giám-đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà-tĩnh tuyên-bố ...Nói chung, các thông số, chỉ tiêu của nguồn nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa vượt ngưỡng đến mức ô nhiễm. Chính vì thế, chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra kết luận cá chết hàng loạt là do nguồn nước...Rồi chỉ mới hơn hai tuần sau khi cá bắt đầu chết, phó chủ-tịch Ủy-ban Nhân-dân tỉnh Hà-tĩnh đã phủ-dụ dân chúng...hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này....Đúng là kẻ chan người húp.

Nhớ lại vào giữa năm 2009, giám-mục Bùi Văn Đọc đã vì muốn để lấp-liếm (chữ của Hồng-y Joseph Ratzinger khi chưa làm Giáo-hoàng dùng trả lời nhà báo Peter Seewald) sự im-lặng của các giám-mục Việt-Nam trước các biến-cố thời-sự lúc đó mà trích nửa vời một câu Kinh Thánh, mượn lời ngôn-sứ Giê-rêmi- a rằng...con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói.... Bây giờ trong thôngbáo về một tình-trạng sinh-tử của người dân, ông lại trích dẫn câu 61 trong Thông-điệp Laudato Si, nói về nguyên-tắc tổng-quát trước vấn-nạn chung-chung của nhân-loại để áp-dụng cho một việc cụ-thể là hàng chục, hàng trăm tấn cá chết đang phơi xác trước mắt toàn dân Việt-Nam. Song vào ngày 11-5-2016 mới đây, tác-giả Hoàng Gia Bảo trong bài viết "Phân-tích Laudato Si" đã chứngminh Tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc lần này không trích dẫn nửa vời mà lại là cắt xén như sau..."Trở lại với thông báo, đoạn trích dẫn trên nằm ở mục 61, cuối Chương I "Điều gì đang xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta?" (WHAT IS HAPPENING TO OUR COMMON HOME) nói về sự khác biệt quan điểm (A VARIETY OF OPINIONS. Nguyên văn đầy đủ của nó bằng Anh ngữ như sau:

On many concrete questions, the Church has no reason to offer a definitive opinion; she knows that honest debate must be encouraged among experts, while respecting divergent views. But we need only take a frank look at the facts to see that our common home is falling into serious disrepair. Hope would have us recognize that there is always a way out, that we can always redirect our steps, that we can always do something to solve our problems.

Xin tạm dịch:

Trước các vấn nạn cụ thể Giáo Hội không nhất thiết phải bày tỏ một quan điểm dứt khoát, nhưng biết rằng việc tranh luận trung thực trong giới chuyên gia cần được khuyến khích trong sự tôn trọng các quan điểm khác biệt nhau. Nhưng chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế để thấy rằng, ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Sự hy vọng sẽ luôn giúp chúng ta tìm ra lối thoát, chúng ta có thể sẽ phải thường xuyên thay đổi cách làm, và luôn phải làm điều gì đó để giải quyết những vấn nạn này.

Lại nữa, huấn-giáo của Hội-thánh nhiều lắm, còn có những hướng-dẫn cụ- thể và chuyên-biệt hơn, như Hiến-chế Mục-vụ của Công-đồng Vatican II, có câu 74, dạy chúng ta về thái-độ đối với quyền-bính: "Trong trường hợp chính quyền vượt quá phạm-vi của mình mà đàn áp dân chúng, thì dân chúng vẫn được phép bênh vực quyền lợi của mình và của đồng bào mình, chống lại những lạm dụng của chính quyền. Tuy phải tôn trọng giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Phúc-âm nhưng cũng không được từ chối những việc xét thấy cần cho công ích". Và trong Tông-thư Mầu-Nhiệm Nhập-thể (Incarnationis Mysterium), nơi câu 13, Đức Thánh-Cha Gio-an Phao-lô II đã nói.. Những con người thuộc mọi tầng lớp xã-hội đã chịu đau khổ vì niềm tin của mình, đem máu đào trả giá cho sự gắn bó của họ với Đức Ki-tô và Giáo-hội; hoặc đã can-đảm chịu đựng nhiều năm tù đầy và bị tước-đoạt đủ mọi thứ bởi vì họ không muốn nhượng-bộ trước một ý-thức-hệ đã chuyển hóa thành một chế-độ độc-tài, tàn-bạo... Thành vậy, người viết trộm nghĩ, cho đến giờ này, khi tuổi đời đã thêm được gần một thậpniên nữa rồi và lại còn giữ ngôi cao chức trọng hơn lúc ở Mỹ-tho mà xem ra giám-mục Bùi Văn Đọc vẫn chưa biết ăn nói. Nếu thực như vậy thì xin ông đừng nói để thà rằng như Hồng-y Joseph Ratzinger... kết án nặng nề những mục tử nào làm chó câm...vẫn còn có thể xem như một thái-độ chọn lựa hơn là nói nhảm. Các viên-chức cộng-sản họ phải nói quanh bằng lý-do chưa rõ nguyênnhân để câu giờ với dân chúng, nhưng còn Tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc thì ông phải biết suy nghĩ và nhận-định chứ, hà cớ gì lại đi làm cái việc mà như ông bà mình đã gọi là "ăn theo và nói leo" như vậy.

Tiếng "xèng-xèng" inh-ỏi của phèng-la

Thời gian này, không riêng gì giới Công-giáo mà người Việt-Nam ở khắp đó đây vẫn chưa ngớt bàn ra tán vào về hai "sứ điệp" gây nhiều "ấn tượng" của hai giám-mục Việt-Nam. Một là thông-báo cá chết gửi đi ngày 30-4-2016 của Tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc và cũng là đương-kim chủ-tịch Hội-đồng Giámmục Việt-Nam và hai là thư ngày 10-5-2016 của giám-mục Đinh Đức Đạo gửi linh-mục, tu-sĩ và giáo-dân Xuân-lộc về việc đi bầu. Nhiều người cho rằng việc giám-mục Đinh Đức Đạo đang lúc này mà không quan-tâm gì đến cá chết do độc hại môi-trường, lại đi mẫn-cán khua mõ "nhắc" những người thuộc bản-quyền của mình ...tích cực tham gia việc bầu cử... có thể là ông muốn dâng đảng một "đoá hoa tâm-tư". Bởi vì ông vừa thế chỗ người tiền-nhiệm thì cũng sẽ thừa-kế di-sản Núi Cúi còn đang chưa đâu vào đâu. Song phần người viết lại nghĩ ngay đến hai chữ tượng-thanh của giám-mục Vinh-sơn Nguyễn Văn Long đã dùng khi nói chuyện tại buổi sinh-hoạt với Hội-đồng Liên-tôn Việt-Nam bên Hoa-kỳ vào buổi tối ngày 28-4-2016, như sau: Nếu Giáo-hội chưa dấn thân vào việc phục hồi nhân phẩm con người, lợi ích chung và các giá trị nhân bản, nhất là trong một xã hội không tôn trọng nhân quyền như Việt-Nam thì có phải chúng ta, Giáo-hội chúng ta chỉ là tiếng xèng-xèng kêu inh ỏi.... Mà đã là tiếng xèng-xèng thì làm gì có âm-luật, có tiết điệu ra hồn mà chỉ là rách việc.

Cái tiếng phèng-la xèng-xèng này thật sự làm khổ tai bất kể là ai nghe được. Nó làm những người có đức tin, có lương-tri và ý-thức phải cúi mặt ngậmngùi tự hỏi tương-lai Giáo-hội Việt-Nam đang đi về đâu. Nó cũng là tiếng thở dài thất-vọng của anh em trong cộng-đồng dân-tộc xưa nay vẫn tin-tưởng rằng tiếng nói của lương-tâm Công-giáo thực-sự là công-bằng xã-hội.

Từ khu kinh-tế-mới Núi Cúi đến đặc-khu Vũng Áng

Nhà xã-hội Pháp, Émile Durkheim, nói khi lương-tâm lên tiếng chính là xã-hội lên tiếng trong ta. Còn hiện-tại ở đất nước tang-thương này, xã-hội không phải chỉ lên tiếng mà đã cất lên những tiếng gào thét, tiếng kêu bi-ai đến lạc-giọng nhưng hình như những người "làm lớn" cả Đạo lẫn đời đã mất hết lương-tâm. Đã đành là nhà nuớc cộng-sản không lên tiếng, vì họ là vậy; nhưng hàng mục-tử của Nhà Đạo cũng thờ-ơ lạnh-lùng không kém mới là điều đáng nói và phải nói. Nếu đếm chính-xác từ ngày đầu tiên xẩy ra việc cá chết cho đến ngày Ban Công-lý và Hoà-bình của giáo phận Vinh, chính nơi xảy ra vụ Formosa, có văn-thư lên tiếng là 21 ngày và 24 ngày sau mới đến Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam. Sự chậm-chạp này tất phải có nguyên-nhân và tính-toán. Song nguyên-nhân nào, tính toán gì chẳng qua cũng chỉ là không vượt nổi được nỗi sợ-hãi nên đành để lương-tâm ngủ yên trong sự nhát-đảm, một thái-độ không nên có theo vị-thế của mình.

Nhà nuớc ngậm miệng vì Formosa là đối-tác của họ. Còn Nhà Đạo câm nín chẳng lẽ vì những củ cà-rốt như tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc đã từng khoe với đài RFA là sắp được mở "đại học Công giáo". Cái chữ "được " hí-hửng của Tổng-giám-mục làm người nghe bực-bội. Trước 1975, ông đã chẳng từng được nhiều thứ sao? Một củ cà-rốt nữa là khu đất hoang Núi Cúi mà các vị đã dùng cái bóng của mũ gậy, của phẩm-phục xênh-xang để vâng theo sự sắp xếp nào đó mà cưỡng gán vào đấy một danh xưng của Đức Mẹ. Hoặc như nhiều người đã nửa đùa nửa thật bảo rằng Miền Nam đã mất 40 năm rồi mà đến bây giờ Đức Mẹ vẫn còn bị các giám-mục Việt-Nam khua phèng-la, chũm-chọe "xèng-xèng" đưa đi kinh-tế-mới. Xin ngừng lại lối suy nghĩ mị giáo-dân như đã có thông-tin rằng khi các chị Mến-thánh-giá Thủ-thiêm lên toà Tổng-giám-mục Sài-gòn cầu cứu thì được một quan-chức tại đó căn dặn là đừng làm ầm-ĩ kẻo phương-hại đến hai việc lớn đang lo là xây-dựng Núi Cúi và trùng-tu nhà thờ chính-toà Sài-gòn. Thêm nữa, trong dân-gian thì bàn tán việc một giám-mục nào đó tuyên-bố xâydựng Núi Cúi là để có nơi nghênh đón Đức Giáo Hoàng vào năm 2017. Nếu tất cả các điều này là sự thực thì cũng đâu phải là việc chính yếu của những người mang sứ-vụ đi loan-báo Tin Mừng theo tinh-thần của (Lc 4, 18-19) mà chỉ là cái bệnh thành-tích hời-hợt của chế-độ đã lấn-lướt sứ-mạng tông-đồ, đã làm người theo Chúa bị lạc tín-hiệu.

Núi Cúi là cái bánh nhà nước đã vẽ cho để đi vào ngõ cụt. Đổi một Thủ- thiêm có chiều dầy gần hai thế kỷ về cả lịch-sử lẫn giáo-sử, có ảnh-hưởng sâusắc trong vùng để lấy một vùng đất rừng-rú phải khai-hoang cho nhà nước có đáng chăng? Với diện-tích 45 mẫu tây đất, nếu là mua thì cũng khó ăn nói cho một Giáo-hội nghèo và xây cất rềnh-rang thì đúng là biểu-chứng của tự-do tôngiáo. Còn nếu là xin - cho hay giúp đỡ thì lại càng tiếng dữ đồn xa. Nhất là ai biết được ma nào ăn cỗ nào. Vậy mong đừng dùng chiêu-bài đón Đức Thánh Cha để bắt giáo dân tận sức, tận lực đóng góp làm cho đẹp, cho "hoành-tráng" một khu mà chỉ để xong thì sẽ không mấy khi sinh-hoạt. Rồi cũng nên nghĩ đến một ngày khu kinh-tế-mới này lại thành đặc-khu nào đó để mọi sự chỉ còn lại như những đống gạch vụn ở Dòng Kín Ca-mê-lô hay xây bệnh-viện như Thái-hà và hết công-viên lại chuyển sang siêu-thị như Toà Khâm-sứ....

Giấc mơ của Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam

Về chuyện mời Đức Thánh Cha sang thăm cho đến giờ này xem ra vẫn còn giữ nguyên-trạng là một giấc mơ. Giấc mơ này có thể khởi đi do ảo-tưởng của một số giám-mục vai vế trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam tin vào lời hứa hão-huyền của vài ba lãnh-đạo nào đó trong lúc "trà dư tửu hậu". Từ đó sinh lòng hy-vọng trong nhiệm-kỳ chủ-tịch Hội-đồng Giám-mục của mình sẽ được đón ngài giáo-chủ của mình đến thăm. Có điều, từ xưa đến nay, những cuộc đi đây đi đó của các vị Giáo-hoàng, được gọi là những chuyến tông-du, thường hoặc là đặt trên quan-hệ ngoại-giao giữa hai nguyên-thủ quốc-gia hoặc do lời mời của Giáo-hội điạ-phương kết-hợp với chính-quyền sở-tại tiếp đón làm thượng-khách danh-dự cho một sinh-hoạt tôn-giáo mang tầm vóc quốc-tế. Ở đây, tất cả còn tuỳ vào "ân huệ"; còn phải se-sẽ bảo nhau không nên thế này hay thế khác trong thời gian đang "xin" và chờ được "cho". Tại sao khi chính vị-thế của Đức Thánh Cha đã là thượng-khách tinh-thần của thế-giới rồi mà còn phải xin...

Nay Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam phải vận-dụng hết sở-đoản, sở- trường; phải luồn lọt nhịn nhục bên này, chiều chuộng bên nọ theo cơ chế xin – cho để mời và cứ giả dụ như Đức Thánh Cha nhận lời đến thì liệu mọi sự có khá hơn chuyến viếng thăm của hồng-y Reinhard Marx vào tháng 01-2016 chút nào không? Hồng-y Reinhard Marx là cố-vấn của Đức Thánh Cha, nên chắc chắn trong chuyến đi vừa qua có nhiệm-vụ tìm hiểu về Giáo-hội Việt-Nam và nghe đâu còn là để chuẩn-bị cho chuyến viếng thăm của Quốc-vụ-khanh Toàthánh được dự kiến vào tháng 4-2016; vậy mà còn bị giới hạn trong lệnh cấm đi nơi này hay chỉ cho đến nơi kia. Không chừng cái lộ-trình của Đức Thánh Cha còn tệ hơn vậy nữa, thì thử hỏi các giám-mục Việt-Nam định đưa Đức Thánh Cha ra bôi-bác hay làm trò cười cho thế giới đây?

Bây giờ đã gần hết tháng 5-2016 vẫn chưa thấy Quốc-vụ-khanh Tòathánh. Giữa Việt-Nam và Vatican cũng chưa có bang-giao. Và cứ như sự thường đang thấy thì làm sao ước mơ thành hiện-thực được vào năm 2017? Đồng thời, nếu Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam mơ ước năm tới được đón Đức Thánh Cha mà năm nay vẫn còn chưa chịu đứng về phía người nghèo, người bị áp-bức, bị bóc lột; vẫn còn trưng dẫn huấn-giáo của Công-đồng để viết những thông-báo, những bức thư xu-nịnh quyền-thế kiểu như dùng chai dầu cù-là rẻ tiền bôi trét lên những phần thân-thể người dân vừa bị lột da còn đang rướm máu thì mong ngài đến làm gì.

Người dân biểu-tình là họ muốn tỏ bày nguyện-vọng, muốn...do something to solve our problems... như "Laudato Si" nói chứ không phải chống đối. Thế tại sao trong thông-báo lại phải thòng thêm câu ... xin quý cha và anh chị em giáo dân, khi diễn tả những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật...Phải chăng là muốn tiếp tay giúp nhà cầm quyền cấm dân đi biểu-tình chống Formosa?

Đức Ki-tô đã nói Không phải cứ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà vào được Nuớc Trời. Tiêu-chuẩn vào Nước Trời không xét-duyệt theo đẳng cấp, theo phẩm-trật, theo danh-hiệu tu-sĩ, linh-mục hay giám-mục và cũng không đặt ưutiên cho người "có công với nhà nước cách mạng". Vậy thì thay vì mong được đón Đức Thành Cha bằng cách phải chịu ép mình theo bạo-quyền mà chờ được ban cho ân-huệ thì sao lại không theo ngài đi con đường của Đức Ki-tô là đến với người nghèo, người bị áp-bức và cụ-thể hơn nữa là lên tiếng bênh-vực những người đang đấu-tranh cho quyền làm người, cho con cháu mai này không còn phải ăn cá chết, có phải là tốt đời mình và đẹp Ý Chúa hơn không.

Cuối cùng, xin nhớ lại thư chung 1980 của Hội-đồng Giám-mục Việt- Nam. Thư chung này đã một thời không chỉ các giám mục mà nhiều người đã lấy làm hãnh diện rồi so với bản thông-báo cá chết do tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc dùng danh nghĩa Chủ-tịch Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam để ký thay thì không phải công-luận cũng như dư-luận nhận-định thiên lệch mà chính quý-vị hãy thử hỏi xem Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang đồng-hành với ai.

Tháng 5-2016